Mở cửa du lịch nhưng thưa khách quốc tế

May 3, 2022 By Blog, Tin Tức Comments Off

“Chúng tôi chiều chuộng từng khách quốc tế và yêu thương khách Việt Nam trong mùa hè này” chủ tịch kiêm CEO Lux Cruises chia sẻ quan điểm

Thật vậy trong khi thị trường khách du lịch nội địa “bùng nổ”, ngay trong tháng 4, trong khi khách du lịch quốc tế lại có phần “im ắng”, không được như kỳ vọng ban đầu mà nhiều người nghĩ họ ngay bên ngoài Việt Nam chỉ chờ mở cửa là ùa vào du lịch Việt Nam như lò so bị nén.

Hơn một tháng sau mở cửa thị trường du lịch quốc tế, chúng tôi có chừng 100 đoàn khách quốc tế đi theo nhóm nhỏ, chủ yếu là khách đã đặt cọc tour phải rời lại từ 2 năm trước và đến từ Châu Âu ở những thị trường được miễn visa là chính như Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha.

Mùa lữ hành quốc tế thông thường rơi vào thời điểm khoảng từ tháng 9 cho đến hết tháng 4 hàng năm, tức là chỉ còn đúng hơn 1 tháng là hết mùa kể từ thời gian mở cửa thị trường. Một nguyên nhân quan trọng nữa là một số nước, nhất là các nước Đông Bắc Á, thị trường chiếm tới gần 70% lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam hiện vẫn đang trong tình trạng “đóng băng”, xung đột Nga-Ukraina ít nhiều ảnh hưởng tới luồng khách khu vực này tới các tỉnh Khánh Hoà. Du thuyền Emperor Cruises Nha Trang của chúng tôi chưa biết khi nào mới đón khách Nga trở lại và cả năm nay sẽ vắng bóng khách Trung Quốc và Đông Bắc Á.

Du khách Singapore trở lại thăm Việt Nam sau khi mở cửa du lịch hậu Covid-19

Lý do chính là chúng ta lỡ nhịp thông tin mở cửa du lịch để truyền thông tốt, đúng như tôi nói là Việt Nam chúng ta mở cửa 15 tháng 3 không có khách. Phần lớn khách quốc tế như khách Đức đã lập kế hoạch trước đó. Nhìn chung là không phải mùa mùa lữ hành quốc tế, phần vì chuyến bay quốc tế vào Việt Nam ít, giá vé máy bay quá cao. Đó là những khó khăn hiện hữu, xa hơn lại chính là chính sách về visa.

Tôi kinh doanh du lịch từ hơn 20 năm nay, phiền hà và mệt cho doanh nghiệp và khách du lịch vẫn là vấn đề visa. Ngay đợt khách vào đầu tiên sau 15 tháng 3, khách được điện miễn visa 15 ngày vào ra một lần, sau khi kết hợp thăm quan Campuchia và quay lại Việt Nam nghỉ biển tại Vũng Tàu vẫn phải xin visa lần nữa vì họ chỉ được lưu trú 15 ngày tại Việt Nam và chỉ được vào ra một lần cho diện miễn visa đơn phương.

Chính sách visa cho khách du lịch thể hiện sự coi trọng kinh tế du lịch và du khách. Chính sách visa thân thiện đồng nghĩa du khách cảm thấy được chào đón và muốn đến quốc gia đó. Chính sách visa chúng ta chậm một nhịp so với mở cửa du lịch ngày 15 tháng 3 và sau ngày đó do cần hướng dẫn nên du khách không thuộc các 13 quốc gia miễn visa rất khó khăn lấy visa tại đại sứ quán. E-visa thì mẫu và giao diện không thân thiện mobile, chỉ mỗi tiếng Anh và Tiếng Việt, giao diện website không chuyên nghiệp, cũng khó lấy visa và trả tiền như Thái lan.

Visa on arrival gần đây mới lấy được sau mở cửa du lịch khá lâu, rõ ràng chúng ta mở cửa chưa hoàn toàn dẫn đến vẫn đếm từng du khách như hiện nay, đây là nút thắt thể chế chính sách trong đó có visa. Chính sách visa VN chúng ta chưa thân thiện và cạnh tranh so với các nước trong khu vực đối thủ cạnh tranh trực triếp với chúng ta như Thái Lan. Ngay cả những du khách thị trường mục tiêu Tây Âu, Lux Group chúng tôi khó khăn việc khách ở quá 15 ngày, khi sang thăm Campuchia rồi nghỉ biển Việt Nam lại phải xin visa lại làm khó du khách, doanh nghiệp và mất doanh thu cho DLVN chỉ vì vấn đề visa, nhiều du khách đành cắt ngắn chuyến đi vì ngại làm visa.

Việt Nam đang không cạnh tranh với các nước, tự làm khó mình, vì cái nhỏ mà mất đi cái lớn, lợi ích nhóm, chưa vì khách du lịch sự hài lòng của họ và vì sự phát triển kinh tế nói chung. Khách đến dễ dàng hơn sẽ tiêu nhiều hơn 25 usd phí visa thu được. Chúng ta muốn cạnh tranh với Thailand, Malaysia, Indonesia, Singapore hãy thực hiện chính sách visa thân thiện, miễn visa như họ hoặc mở rộng hơn nếu muốn cạnh tranh hơn. Cụ thể visa miễn 13 nước nên miễn 30 ngày, vào ra nhiều lần. Tiến tới mở rộng diện miễn visa các thị trường mục tiêu Châu Âu, Úc New Zeland, Bắc Mỹ và Châu Á như Ấn Độ.

Chúng ta miễn visa không làm gì cũng có thêm khách quốc tế đến từ các hub trong khu vực như BKK, Kualumpur hay Singapore cho những kỳ nghỉ phút chót, khách nghỉ hè muốn đi nhiều nước, vui đâu ở đấy và chơi đấy. Thu hút khách xa kết hợp nhiều nước 1 hành trình DNA. Thực hiện visa thân thiện, lấy visa dễ dàng online, đơn giản hơn VOA visa on arrival các sân bay thực hiện đón tiếp vip cho khách mua dịch vụ cao cấp visa fast track. Du khách cảm thấy chào đón và trả tiền khi xứng đáng.

Cần chính sách visa đột phá để phát triển du lịch trong bình mới. Ngay trước mắt 13 nước đã miễn visa 15 ngày /1 lần nên mở rộng ra 30 ngày, vào ra nhiều lần. Miễn visa cho các thị trường mục tiêu như đã nêu trên. Việt Nam cần chính sách Visa du lịch 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm để du khách hưu trí muốn an nhàn nghỉ ngơi tại Việt Nam!, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và sống trọn vẹn tại Việt Nam.

Làng Chài Nổi Cái Bèo

Tương lai miễn đơn phương tất cả những ai muốn đến thăm Việt Nam vì chúng ta coi trọng kinh tế du lịch, khách du lịch. Chính sách visa là đầu tiên và cụ thể nhất của kinh tế mũi nhọn du lịch nếu Việt Nam muốn thành quốc gia du lịch. Các vấn đề thể chế chính sách, hoàn thuế VAT khách du lịch, mở toang cho việc tạo sản phẩm du lịch mới, đa dạng sản phẩm, phát triển những sản phẩm đặc trưng như ngủ đêm trên du thuyền vịnh HL, du ngoạn sông Hồng, Mekong làm du khách nhắc đến là nhớ.

Tránh phục thuộc vào một vài nguồn khách như trước khia. Chú trọng nhân lực DLVN có chất lượng, truyền thông xúc tiến hiệu quả. Khách đến Việt Nam dễ dàng, đến vui hơn, giầu cảm xúc, hài lòng hơn, đáng nhớ khách sẽ đến nhiều hơn, quay lại thường xuyên hơn, đấy là marketing đỉnh của chóp mà Việt Nam đang chưa tận dụng tốt.

Sau 2 năm Covid-19, du khách đang cần những điểm đến giàu cảm xúc tốt cho thân-tâm-tuệ, những điểm đến gần gũi thiên nhiên. Xu hướng này cho thấy doanh nghiệp phải tập trung làm mới mình, đáp ứng yêu cầu du khách theo từng mùa, từng thị trường. Hai năm qua cũng là thời điểm doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi cung ứng, nhân lực nhiều nơi cũng đã chuyển đổi sang lĩnh vực khác. Vì vậy, thời điểm này, các địa phương cần tập trung nối lại chuỗi cung ứng, tìm tòi sản phẩm du lịch mới và chăm sóc khách trong điều kiện bình thường mới”.

Hai năm ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng “dạy” cho DLVN và doanh nghiệp du lịch như Lux Group bài học “không nên bỏ trứng vào 1 giỏ”, không phụ thuộc vào một thị trường, ngay cả khi thị trường này chiếm tới 70% cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam. Tư duy “đếm khách” để đo mức độ thành công trong thu hút khách quốc tế giờ đã không còn phù hợp mà phải làm sao tạo ra một môi trường hấp dẫn thu hút khách cao cấp để khách đến Việt Nam dễ dàng hơn, đến rồi vui hơi và chi tiêu nhiều hơn. Du lịch Việt Nam cần chất hơn lượng hậu Covid 19.