Bạn không thể kinh doanh với một cái tên thương hiệu xấu

June 25, 2022 By Uncategorized Comments Off

Bất cứ điều gì bạn làm hôm nay thì đối thủ có thể sao chép ngày mai. Thứ duy nhất giúp bạn có sự khác biệt đó là cái tên, xây dựng lên thành thương hiệu, cái hiệu được thương, tài sản vô hình giá trị bậc nhất của doanh nghiệp. Kỳ tài của Vua Tàu Thuỷ Bạch Thái Bưởi không chỉ tạo ra thương hiệu Bạch Thái Công Ty “cờ vàng mỏ neo”, nhân hiệu Tàu Bưởi, mà tạo ra phong trào “người Việt giúp người Việt” và “người Ta đi tàu Ta”.

Thật tình cờ đúng dịp tháng 7, tròn 90 năm ngày mất của vua tàu thuỷ Việt Nam, Bạch Thái Bưởi (8/7/1874-22/7/1932), tôi lại sưu tập được không những một mà là hai bức tranh mới của hoạ sĩ trẻ Lê Nguyên Vũ, ngưỡng mộ “Vua Tàu Thủy” mà vẽ. Tôi nói chuyện bạn ấy về nhân hiệu tức thương hiệu cá nhân và về tài đặt tên thương hiệu thời của doanh chủ dân tộc thời 1.0. Bức tranh chân dung vẽ theo lối hiện thực rất quý tộc và một bức lối pop art, khi cụ Bưởi khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp trong quá trình thực nghiệp, đang lúc tâm tuyệt, khí tuyệt, đầy hoài bão và khát vọng lớn dân quốc phú cường. Bức ảnh cổ ấy được chụp ngay khi cụ Bạch Thái Bưởi bầu chi hội phó hội Khai Trí Tiến Đức, có chuyến Pháp du lần thứ 2, có bài báo “Pháp du hành trình nhật ký” đăng trên báo Nam Phong năm 1922..

Quá trình tìm tòi, đặt tên và xây dựng nhiều thương hiệu cho các công ty tí hon vĩ đại của Lux Group, đặc biệt dự án Heritage Bình Chuẩn, cảm hứng từ vua tàu thuỷ Việt Nam: Bạch Thái Bưởi thì tôi học được ngay thời 1.0 cụ đã rất chú trọng việc “kinh doanh không thể tốt với một cái tên thương hiệu xấu”. Cụ thể như cụ đặt tên tứ linh cho những con tàu xuôi ngược ngọn nguồn các con sông Bắc Kỳ, như Phi Long, Phi Phượng, Phi Lân, Phi Hổ mà không có Phi Quy (có lẽ vì thành ngữ chậm như rùa) mà thay vào đó là tàu Phi Hổ. “Phi” chỉ tính nữ giống cái của con tàu, kết hợp tên rất vần điệu, độc lạ và dễ nhớ cho cả người Việt và Người Khách (Người Hoa).

Cụ Bạch Thái Bưởi giữ lại tên tàu tiếng Pháp để cho Người Pháp dễ nhớ tên tàu (Dragon, Phénix, Licorne, Tigre) sau đó đặt tên thuần Việt, để người Việt dễ nhớ những tên thân thuộc như tứ linh, các anh hùng dân tộc hay các bậc đế vương trong lịch sử như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đinh Tiên Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức…, hay tên tuyến tàu gắn tên địa danh mà tàu chạy theo tuyến lên thượng du Bắc Kỳ như Chợ Bờ, Phố Lu, Yên Bái, Việt Trì, Tuyên Quang… Thương hiệu là cái hiệu được thương, không chỉ là cái tên, logo, câu khẩu hiệu hay mà còn là triết lý kinh doanh tử tế, chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ, hơn thế nữa vượt qua mong đợi để ủng hộ và là người kể chuyện, đại sứ thương hiệu mọi lúc mọi nơi bằng truyền miệng về tàu Bưởi.

Cắt nghĩa Bình Chuẩn

Cụ thể và đặc biệt nhất tên tàu Bình Chuẩn đầy ý nghĩa sâu sắc, kể chuyện, đậm chất truyền thông, niềm tự hào dân tộc, tàu đầu tiên do người Việt tự thiết kế, đóng mới, hạ thuỷ thành công ngày 7 tháng 9 năm 1919 tại Hải Phòng. Tàu Việt lớn nhất thời bấy giờ do chủ Bắc Kỳ đóng mới, vận hành và chạy thành công ven biển Việt Nam, cập cảng Sài Gòn chuyển đầu tiên ngày 17 tháng 9 năm 1920, trong sự hân hoan của giới công thương thời bấy giờ xứ Nam Kỳ, tầu Annam đầu tiên cập cảng Sài Gòn. Cả cuộc đời cụ gắn với số 7 kỳ diệu, thể hiện bản lĩnh lãnh tụ, luôn đổi mới sáng tạo, thành công và có lẽ cụ chọn các mốc sự kiện gắn với số 7 cũng không phải tình cờ.

Về việc đặt tên tàu sao cho đúng tầm cỡ và ý nghĩa lớn lao, cụ Bạch đã băn khoăn và suy nghĩ nhiều lắm. Theo chị Bạch Quế Hương, chả lẽ lại lấy tên mình Bạch Thái Bưởi đặt tên cho tàu mới đóng thì kỳ lắm, sau nhiều đêm suy tính cùng các thành viên gia đình và tâm phúc của mình thì cụ Bạch Thái Bưởi đã quyết định chọn “tàu Bình Chuẩn”. Vậy Bình Chuẩn có ý nghĩa gì?  Theo thiển ý người viết, bình chuẩn là từ Hán Việt có ý nghĩa bình đẳng, bằng nhau, ngang bằng nhau, danh từ này dịch sang Tiếng Anh Equality, Tiếng Pháp Égalité.

Tên tàu Bình Chuẩn thế kỷ 20

Tên tàu Bình Chuẩn thế kỷ 20 tiếp theo tinh thần canh tân đất nước, bình đẳng nội ngoại thương ty Bình Chuẩn triều Nguyễn (1802-1945), truyền nhân tiếp nối Tây học và Nho học, đưa công nghệ, khoa học, cách quản trị doanh nghiệp Tây phương vào thực nghiệp tại Việt Nam được nhà nho cấp tiến Đặng Huy Trứ (1825-1874) khởi xướng hồi cuối thế kỷ 19, cụ đã đưa nhiếp ảnh, công nghệ đóng tàu tân tiến Tây phương, máy móc hiện đại, kiểu dáng tàu Tây vào Việt Nam, đóng tàu mới để giao thông vùng miền và cả nước dễ dàng hơn vì “ngày đàng, gang nước”.

Nhà cải cách, tiến sĩ Đặng Huy Trứ cũng muốn xóa bỏ thói cũ, lối tư du thủ cựu triều đình nhà Nguyễn “trọng nông, ức thương”, mà phải đối sử bình đẳng mọi thành phần kinh tế, buôn bán thuận lợi, phát triển kinh tế nội thương và ngoại thương, bỏ lối “tầm chương trích cú” nho học, hãy tập trung vào “cổ động thực nghiệp” để dân quốc phú cường. Cụ Bạch Thái Bưởi sinh đúng năm mất của nhà nho cải cách Đặng Huy Trứ, và tiếp nối tư tưởng và tinh thần Ty Bình Chuẩn phát triển nội ngoại thương của Việt Nam mà đặt tên tàu Bình Chuẩn với ý nghĩa sâu sắc “chấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp” và tự hào dân tộc tiếp nối, khẳng định “phi thương bất phú”.

Cái tên “tàu Bình Chuẩn” mà cụ Bạch Thái Bưởi chọn khái quát được toàn bộ ý nguyện chấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp, phát triển công thương nghiệp của Bạch Thái Bưởi theo phong trào Duy Tân, theo gương cụ Phan, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, cải cách, đấu tranh bất bạo động, dân quốc phú cường giành độc lập thống nhất ba miền. Cụ mong muốn quốc gia hưng thịnh và thống nhất bằng tinh thần dân tộc và quý tộc Việt: thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm.

Giới nghiên cứu nêu một phát hiện thật có ý nghĩa rằng là dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng “cội nguồn dân tộc” và “tinh thần dân quốc phú cường dành độc lập”, “canh tân đất nước” trong cụ Bạch Thái Bưởi lúc nào cũng cháy bỏng và luôn trân trọng và tiếp nối tinh thần cải cách của tiền nhân theo xu thế thời đại, chú trọng thực nghiệp và giao thương buôn bán, đề cao thể hiện qua việc đặt tên Bình Chuẩn.

Thương hiệu mạnh

Thương hiệu mạnh không thể không gắn liền với sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh chủ và Cty có tinh thần dân tộc và xây dựng từ sự tử tế, “người Việt giúp người Việt”, “Người Việt đi tàu Việt”. Tinh thần quý tộc thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm được của doanh chủ tinh thần dân tộc, truyền cảm hứng cho các quản lý chi nhánh, các lãnh đạo các công ty thành viên và gần 1500 người Việt, cả quản lý nước ngoài khắp cả nước, giờ đây người ta gọi là Tập Đoàn kinh tế, có bộ nhận diện thương hiệu “cờ vàng mỏ neo”, cho thấy một thương hiệu và nhân hiệu và tinh thần kinh doanh mạnh mẽ tầm quốc gia dân tộc, rạng danh đất nước và con người Việt Nam ngay đầu thế kỷ 20 khi mà người Hoa có tiền, người Pháp có quyền, chèn ép tư sản bản địa như cụ Bạch Thái Bưởi dám cạnh tranh trực tiếp với họ.

Giấc mơ càng lớn thì kết nối càng được nhiều người. Tôi vinh hạnh được kết nối với gia đình chị Bạch Quế Hương và nghiên cứu, viết sách về tiền nhân Bạch Thái Bưởi. Cụ Bạch Thái Bưởi là một bậc thầy về xây dựng thương hiệu và cả nhân hiệu tàu Bưởi. Thương hiệu Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công Ty, gọi tắt là Bạch Thái Công Ty với mỏ neo là ngành tàu thuyền chính, cờ vàng thể hiện máu đỏ da vàng của người Việt Nam ta, 3 ngôi sao tượng trung 3 miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, khát vọng kết nối giao thương, thống nhất đất nước khi kinh tế đủ mạnh, tầng lớp quý tộc đủ phú cường, Nam Phong tạp chí nhận xét cụ Bạch Thái Bưởi là “kỳ tài kiệt xuất”, “một cái gương to cho thương giới nước ta”. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố – Một bậc túc nho trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ viết về Bạch Thái Bưởi trong tạp chí Đông Thanh là: “Bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà”.

Đặt tên thương hiệu

Doanh chủ thời 4.0 như tôi, được nghiên cứu về cụ, tôi lựa chọn thương hiệu dựa tên dựa trên 10 nguyên tắc của đặt tên thương hiệu để trở thành thương hiệu mạnh: Tên phải dễ đọc. Tên phải dễ nhớ. Tên phải có âm sắc tiếng Anh (thời thuộc địa tiếng Pháp thịnh hành). Tên phải ngắn gọn. Tên phải độc nhất. Tên không có từ chung. Tên không có chữ cái viết tắt. Bạn cần có hai cái tên: thương hiệu và ngành. Phải có tên miền .com trên Internet. Tên thương hiệu phải trung tính về ngôn ngữ, không có nghĩa xấu trong các ngôn ngữ khác.

Thương hiệu là ý tưởng kinh doanh của bạn được găm vào đầu khách hàng mục tiêu khi họ cần dịch vụ của bạn. Thương hiệu mạnh: Ý tưởng lớn trong trong tâm trí khách hàng, đi đầu thị trường, khác biệt hóa cao hoặc đứng đầu lĩnh vực. Thương hiệu mạnh phải có chất liệu truyền thông, dễ thuyết phục khách hàng, giữu chân khách hàng, thuận lợi tuyển dụng nhân tài, và thương hiệu mạnh dẫn dắt được văn hóa doanh nghiệp. Tên thương hiệu có câu chuyện riêng và lời hứa với khách hàng mục tiêu.

Thương hiệu mạnh có hiệu quả tài chính tốt hơn và dễ kêu gọi vốn đầu tư. Thương hiệu là cái hiệu được thương, là tài sản vô hình có giá trị, giúp tăng tổng giá trị doanh nghiệp. Đối thủ phải cân nhắc trước khi tuyên chiến. Khi bạn có một sản phẩm dịch vụ tốt, tên hay của một thương hiệu mạnh, khách hàng sẽ tìm đến, bạn chỉ cần giúp khách hàng mua.

 

YÊU CÁI ĐẸP LÀ THƯỞNG THỨC, TẠO RA CÁI ĐẸP LÀ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT. CON TÀU KHÔNG CHỈ LÀ MỘT SẢN PHẨM THỰC DỤNG MÀ CÒN LÀ MỘT SẢN PHẨM TINH THẦN PHẢN ÁNH NHU CẦU THẨM MỸ CAO CỦA CON NGƯỜI. TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP, Ở MỘT MỨC ĐỘ NÀO ĐÓ, CÁI NHU CẦU TINH THẦN CÒN VƯỢT XA CÁI THỰC DỤNG. CON TÀU ĐƯỢC ĐÓNG MỚI NGÀY NAY ĐANG LÀ MỘT SỰ KẾT HỢP GIỮA THỰC TIỄN KỸ THUẬT ĐÓNG TÀU TÂN TIẾN, MỸ HỌC TÀU THUYỀN, KHOA HỌC KIẾN TRÚC, THẨM MỸ, VỚI CÁC THUỘC TÍNH CHUNG CỦA VẺ ĐẸP TỰ NHIÊN, VẺ ĐẸP XÃ HỘI VÀ VẺ ĐẸP NGHỆ THUẬT.

Mẹ đỡ đầu du thuyền Heritage Bình Chuẩn thế kỷ 21, chị Bạch Quế Hương (cháu cụ Bạch Thái Bưởi) gọi tôi là truyền nhân Bạch Thái Hà, tôi giật mình nhận ra hình như cụ chọn mình thật thì phải, chị Hương cũng nói tôi là truyền nhân, gọi tôi là “cậu em”. Chị nói tôi mới nhận ra rằng mình sinh ra sau cụ đúng 100 năm, khởi nghiệp từ tay trắng, bắt đầu kinh doanh với 3 chiếc tàu đầu tiên, cũng nói tiếng Pháp như ngoại ngữ đầu tiên, làm việc với người Pháp, đi Pháp khi 21 tuổi sau chuyến đi của cụ đúng 100 năm trước, tôi đi Pháp chuyến đi đầu đời năm 1995, tàu Heritage Bình Chuẩn hạ thuỷ tại vùng nước Hải Phòng sau đúng 100 năm lịch sử đều là tầu lớn của cuộc đời mình, đều tự tay thiết kế, đóng mới , hạ thuỷ thành công đều ở tuổi 45…

 

Từ tên đến hiệu.

Thương hiệu Heritage Cruises, ý nghĩa và câu chuyện thương hiệu. Chữ cái “H” thành biểu tượng logo, là sự kết hợp hoàn hảo cho thương hiệu mới Heritage Cruises, dịch vụ đến từ trái tim (heart)  chạm vào cảm xúc: Hạnh Phúc (Happiness). Logo đơn giản, thanh lịch và bắt mắt cho những du khách cao cấp. Nó kích động sự tò mò và mong muốn khám phá văn hóa, lịch sử và văn minh của sông Hồng bắt nguồn từ những ngọn núi cao và đổ ra Biển Đông.

Đặt bên trong một vòng tròn màu đỏ, chữ H màu trắng được lấy cảm hứng từ trang phục của những người đồng bằng Bắc bộ, có những điệu hát Xoan, là đi sản thế giới. Logo có hình trong và vuông, trời tròn và trái đất vuông theo quan niệm của người Việt. Bốn điểm của biểu tượng logo diễn tả bốn mùa ở miền Bắc Việt Nam và sự biến đổi không ngừng của vũ trụ, không có điểm khởi đầu và kết thúc, luôn tiếp nối qua các thế kỷ như Bình Chuẩn.

H cách điệu, mầu trắng trong vòng tròn màu đỏ cũng đề cập đến phù sa của sông Hồng, cũng như các yếu tố của nước. Năm năng lượng nguyên tố cho thấy các hoạt động hữu hình của âm và dương thể hiện trong những thay đổi tuần hoàn của tự nhiên, điều chỉnh sự sống trên trái đất. Nó cũng là một tham chiếu đến Hồng Hà, một trong những cái tên của sông Hồng, với màu sắc được cho là mang lại may mắn.

Chữ Heritage lớn hơn và trang nhã. Phông chữ đậm và trung tâm, đứng vững và tạo niềm tin. Màu sắc chủ đạo của nó là màu đỏ và màu xám. Heritage Cruises đã được thiết kế và biểu tượng một cách cẩn thận, đảm bảo nó trông hoàn hảo ở mọi kích cỡ, và thậm chí là đen và trắng. Đây là du thuyền đầu tiên của Việt Nam trên sông Hồng và kết nối Vịnh Bắc Bộ, kiểu dáng du thuyền, biểu tượng logo, thương hiệu và khẩu hiệu của nó đã được đăng ký bảo hộ với Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Tại Heritage Cruises, chúng tôi cam kết cung cấp trải nghiệm đích thực cho du khách hàng tinh tế nhất của chúng tôi trên hành trình khám phá từ vùng cao nguyên đến Hà Nội kết nối với Vịnh Bắc Bộ. Khẩu hiệu “lưu giữ ký ức” phù hợp hoàn hảo với di sản và phong cách, cung cấp thông điệp cốt lõi của chúng tôi cho tất cả khách du lịch. Hãy khám phá, học hỏi, tôn trọng, ăn mừng và tận hưởng di sản văn hoá giữa kỳ quan thiên nhiên vịnh Hạ Long và Lan Hạ.

Câu chuyện thương hiệu về du thuyền di sản Heritage Bình Chuẩn thế kỷ 21, hồi sinh và tiếp nối câu chuyện di sản Bình Chuẩn thế kỷ 19 và 20.

Nhắm mắt lại và tưởng tượng ra một thế giới về miền ký ức nơi thiên đường giữa hạ giới.

Những con người mà bạn sẽ gặp thật tuyệt vời như những kho báu di sản mà bạn nhìn thấy mỗi điểm chạm xung quanh.

Cùng chúng tôi trên hành trình khám phá những chân trời mới, nơi mạo hiểm gặp gỡ sang trọng đang đón chờ bạn.

Tìm tòi, mộng mơ và khám phá những điểm đến tuyệt vời nhất thế giới tại Việt Nam mà thế giới ngưỡng mộ.

Trải nghiệm cuộc sống đẳng cấp chốn nhân gian, đến để chạm vào di sản, thưởng thức một thế giới ẩm thực hoàn hảo, được chăm chút đến từng chi tiết với khát khao nâng tầm ẩm thực Việt Nam.

Hãy để truyền thống ngàn năm đưa bạn đến những trải nghiệm, khoảnh khắc thành kỷ niệm đáng nhớ suốt đời.

Đắm chìm vào miền ký ức trên hành trình về miền di sản trên một tuyệt tác giữa kỳ quan.

Lưu khoảnh khắc, giữ ký ức cùng Heritage Cruises!

 Số 7 kỳ diệu

Gắn liền với nhân hiệu và thương hiệu Chúa Sông Bắc Kỳ, Vua Tàu Thuỷ Việt Nam.

Nhiều người Việt chúng ta tin vào phong thuỷ và ý nghĩa của các con số, giờ đẹp, ngày lành, tháng tốt cho những sự kiện quan trọng. Ý nghĩa của số 7, vía nam bảy vía, tuần 7 ngày, đức Phật đi bảy bước, mỗi bước nở ra bảy đài sen, luyện đơn các vị tiên được tiến hành 7*7 = 49 ngày, số 7 mang nguồn năng lượng có tính sáng tạo, đột phá, vươn lên không ngừng, khai mở thịnh thế, nhờ vậy mà xã hội ngày càng phát triển, đi lên. Hơn nữa số 7 còn chủ về gia đạo, tình duyên với mỗi con người.

Cụ Bạch Thái Bưởi không thể chọn ngày sinh và chọn ngày mất, trời định cụ sinh và mất đều trong tháng 7, (sinh 8 tháng 7 năm 1874, mất 22 tháng 7 năm 1932) cụ thọ 58 tuổi. Theo ý bà Bạch Quế Hương cháu cụ và tính theo năm sinh được ghi theo huân chương cao quý Bắc Đẩu Bội Tinh mà chính phủ bảo hộ Pháp trao tặng cho cụ nhân ngày quốc khánh Pháp 14 tháng 7 năm 1922, trên đó ghi tặng chủ tàu, nhà buôn Bạch Thái Bưởi sinh 8 tháng 7 năm 1875, tức cụ chỉ thọ 57 tuổi.

Sau 7 năm kinh doanh trên sông nước từ 1909, cụ Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi, sau khi thâu tóm được hãng đóng tàu đầu tiên trên đất Việt Nam là hãng Marty d’Abbadie vào năm 1915.

Hai năm sau, 1917, hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, cụ Bạch Thái Bưởi mua lại sáu chiếc tàu khác của hãng này tại Hải Phòng. Tổng 30 tàu chạy trên 17 tuyến đường thủy hạ lưu sông Hồng từ Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng cho đến Việt Trì, Tuyên Quang, Thác Bờ – Hòa Bình vùng thượng du Bắc Kỳ và chạy các tuyến dọc bờ biển Việt Nam. Số 7 thể hiện người tài giỏi và bản lĩnh.

Những con số 7 ý nghĩa khác, số 7 là một số dương, tượng trưng cho sự biến động tích cực mang lại triển vọng tiến bộ, phát triển và vươn lên. Theo ngũ hành thì số 7 thuộc hành Kim, liên quan đến kim khí, công cụ sản xuất kim khí nâng cao năng xuất lao động, ở đây là phát triển đóng tàu, sáng tạo, đột phá, thay đổi toàn diện. Đấy có thể là lý do cụ chọn hạ thủy tàu Bình Chuẩn 7 tháng 9 năm 1919, cập cảng Sài Gòn ngày 17 tháng 9 năm 1920 với sứ mệnh trấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp, tạo thế và lực mới của tầng lớp quý tộc đủ mạnh để canh tân đất nước.

Trộm nghĩ cụ Bưởi đã thực sự chọn những số 7 không phải tình cờ. Hội Hợp Thiện của cụ cũng sáng lập ngày 9 tháng 7 năm 1905, di tích là nhà tang lễ Phùng Hưng ngày nay. Cụ cho phát hành Khai Hoá nhật báo số 1 ngày 15/07/1921, toà soạn và trị sự ở 82 phố Hàng Gai (Hà Nội), phát hành được 1.751 số và đình bản ngày 31 tháng 8 năm 1927. Đây là một trong năm tờ báo phát hành hàng ngày cùng với Thực nghiệp dân báo, Hà Thành ngọ báo, Đông Pháp, Nông-công-thương báo.

Du thuyền di sản Heritage Bình Chuẩn (www.heritagecruises.com) dài 75m, tôi lấy cảm hứng tàu Bình Chuẩn của Bạch Thái Bưởi sau nhiều trì hoãn phần lớn là do khách quan, cũng đã chạy chuyến đầu ngày 17 tháng 8 và chính thức khai trương ngày 7 tháng 9 năm 2019 tại vùng nước lịch Hải Phòng, sau đúng 100 năm tàu Bình Chuẩn hạ thủy. Một tuyệt tác giữa kỳ quan, Heritage Cruises Binh Chuan Cat Ba Archipelago, một câu chuyện di sản văn hóa trên một di sản thiên nhiên, một sự trùng lặp hy hữu hiếm có như thể cụ Bưởi muốn như vậy.

Tìm hiểu 10 cái độc lạ của du thuyền Heritage Bình Chuẩn vừa được TripAdvisor vinh danh du thuyền tốt nhất 2022.

June 18, 2022 By Uncategorized Comments Off

Lần đầu tiên du thuyền lịch sử Heritage Bình Chuẩn nhận Giải thưởng danh giá nhất TripAdvisor 2022 Travellers’ Choice Awards “Best of The Best”. Đây là du thuyền Việt Nam duy nhất đoạt giải thưởng này cho năm nay.
Du thuyền được đóng mới dựa trên cảm hứng lấy từ con tàu Bình Chuẩn do vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi, người Việt Nam đầu tiên hạ thủy con tàu chạy từ Hải Phòng vào Sài Gòn. Từ điểm khởi hành của 100 năm trước, du thuyền Heritage Bình Chuẩn ngày nay đưa du khách lên hành trình khám phá vịnh Lan Hạ, một khu vực biển có hàng trăm đảo và bãi biển lớn nhỏ, nơi được Leonardo DiCaprio ca ngợi vẻ đẹp tựa ‘thiên đường’.
Lưu khoảnh khắc, giữ kỷ niệm trên một tuyệt tác độc bản giữa kỳ quan. Mỗi khoảnh khắc của đời sống là độc nhất vô nhị và không bao giờ trở lại. Hãy trải nghiệm từng khoảnh khắc!
Đây là 10 cái nhất và đầu tiên xứng danh Heritage Cruises Binh Chuan Cat Ba Archipelago có thể bạn chưa biết về một tuyệt tác giữa kỳ quan, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài này.


1. Du thuyền boutique đầu tiên làm sống lại lịch sử tàu Bình Chuẩn của Vua Tàu Thuỷ Bạch Thái Bưởi, trên du thuyền có tượng đồng đúc tổ nghề ngủ đêm trên du thuyền của Việt Nam.
2. Du thuyền có bể bơi bốn mùa đầu tiên và lớn nhất trên vịnh Bắc Bộ. Heritage Bình Chuẩn được thiết kế riêng, khác biệt độc đáo và du thuyền duy nhất tất cả vì trải nghiệm của khách hàng.
3. Chỉ có 20 phòng với 1000m2 mỗi tầng, du thuyền Heritage Bình Chuẩn có diện tích bình quân trên số khách lớn nhất vịnh Bắc Bộ với hai nhà hàng, 3 phòng lounge trong và ngoài trời, có piano và guitar cho khách giải trí.


4. Tất cả các phòng đều là phòng suite rộng nhất vịnh Bắc Bộ, view toàn cảnh đẹp vịnh từ bất kỳ chỗ nào trong phòng, ban công riêng và không có tivi. Du thuyền đầu tiên có điều hoà tổng trên vịnh Bắc Bộ.
5. Du thuyền đầu tiên và duy nhất có phòng tranh Gallery nghệ thuật, được thiết kế riêng để trưng bày tranh của một họa sĩ.
6. Du thuyền đầu tiên đưa vào khai thác trải nghiệm viễn thám 4 ngày và 3 đêm trên vịnh Bắc Bộ. Khám phá và hòa mình với cuộc sống, thiên nhiên và văn hóa địa phương cũng như phiêu lưu khám phá trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên của quần đảo Cát Bà.


7. Du thuyền có kiến trúc nội thất Đông Dương tinh tế những năm 30, giếng trời đầu tiên trên du thuyền ấn tượng nhất, có nhiều không gian chung và nhiều tiện ích nhất tính trên đầu khách.
8. Heritage Bình Chuẩn có 2 tầu cao tốc nhanh nhất vịnh Bắc Bộ, có thể về bờ bất kỳ lúc nào sau 30 phút, từ bất kỳ vị trí nào trong vịnh.
9. Du thuyền đầu tiên có bếp bánh riêng, có máy làm kem tươi rất ngon và hai bếp mở tại hai nhà hàng Le Tonkin và L’Indochine. Với 3 quầy bar, Heritage Bình Chuẩn là du thuyền có nhiều quầy bar để chill nhất vịnh Bắc Bộ.
10. Du thuyền độc đáo nhất chứa đựng nhiều yếu tố văn hoá, di sản, lịch sử, mỹ thuật, thời trang, ẩm thực và tự hào dân tộc nhất Việt Nam. Bản thân du thuyền là một điểm đến thú vị, 100 góc ảnh Instagram.

Heritage Bình Chuẩn ẵm giải du thuyền tốt nhất 2022

June 14, 2022 By Uncategorized Comments Off

Trên trang mạng lớn nhất toàn cầu Trip Advisor vừa thông báo du thuyền Heritage Bình Chuẩn (www.heritagecruises.com) được nhận được giải thưởng danh giá TripAdvisor 2022 Travellers’ Choice, dựa trên hàng ngàn bình luận và ý kiến đánh giá của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Heritage Cruises là một trong top 10 du thuyền tốt nhất tại Việt Nam nhận được giải thưởng danh giá này.

Travelers’ Choice Awards https://www.tripadvisor.com/Attraction_Review-g293924-d15122257-Reviews-Heritage_Cruises-Hanoi.html là giải thưởng cao quý nhất của TripAdvisor. Dựa trên hàng triệu bình luận và ý kiến của lữ khách toàn thế giới về khách sạn, điểm đến, danh thắng và cả các thương hiệu và sản phẩm, giải thưởng thường niên này vinh danh những cái “tốt nhất của tốt nhất” (“the best of the best”) trên các tiêu chí dịch vụ, chất lượng và sự hài lòng của du khách.

Theo thông báo của trang mạng nổi tiếng này cho biết “Mỗi năm, chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả đánh giá, xếp hạng và nội dung lưu trữ mà khách du lịch trên toàn cầu chia sẻ — rồi sử dụng thông tin đó để tìm ra những địa điểm tốt nhất. Tất cả sẽ được giải thưởng Best of the Best của Travellers’ Choice tôn vinh.” “Tripadvisor trao giải thưởng Travellers’ Choice cho các nhà nghỉ, điểm du lịch và nhà hàng liên tục nhận được đánh giá tuyệt vời từ khách du lịch và được xếp hạng trong top 10% cơ sở kinh doanh trên Tripadvisor.”

Du thuyền sang trọng nhất Việt Nam mang nhiều nét văn hóa, mang trong mình những câu chuyện di sản văn hóa lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc, thời trang và tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Du thuyền được đóng mới dựa trên con tàu Bình Chuẩn do ông vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi, người Việt Nam đầu tiên hạ thủy con tàu chạy từ Hải Phòng vào Sài Gòn. Từ điểm khởi hành của 100 năm trước, Du thuyền Heritage Bình Chuẩn ngày nay đưa du khách lên hành trình khám phá Vịnh Lan Hạ, một khu vực biển mênh mông rộng lớn với hàng trăm đảo và bãi biển lớn nhỏ, một trải nghiệm được Kenh 14 mô tả đẹp như mơ và Leonardo DiCaprio ca ngợi vẻ đẹp tựa ‘thiên đường’ của vịnh Lan Hạ.

Trên trang TripAdvisor nói về giải thưởng: “Năm nay, chúng ta đã tận dụng tối đa mọi chuyến đi—dù lớn hay nhỏ. Chúng ta đã trở thành chuyên gia khám phá khu vực lân cận, bậc thầy về hoạt động ngoài trời và nhà thám hiểm đặt chân đến nơi chưa ai từng đến và thực hiện những việc chưa ai từng làm. Thông qua tất cả các đánh giá, đề xuất và câu chuyện, chúng ta đã trợ giúp lẫn nhau trên khắp thế giới. Chính bạn là người quyết định địa điểm đạt Giải thưởng Best of the Best của Traveller’s Choice: các khách du lịch bằng xương bằng thịt đã đến, thử và chia sẻ trải nghiệm của bạn. Đây chính là những địa điểm tuyệt nhất trên thế giới theo cộng đồng khách du lịch tuyệt vời ở khắp mọi nơi.

Trên hành trình lênh đênh ngắm nhìn Vịnh Lan Hạ, Du thuyền Heritage Bình Chuẩn sẽ đưa du khách vào một không gian văn hóa truyền thống, huyền thoại vẻ vang của di sản phi vật thể, tận hưởng vẻ đẹp di sản thiên nhiên của non nước Việt Nam. Du thuyền Heritage Bình Chuẩn sẽ mang tới những trải nghiệm chân thực nhất tối thiểu 40 khách, tối đa 60 hành khách trên du thuyền tráng lệ và tinh tế hoạt động trên vịnh Bắc Bộ. Du khách sẽ cảm được văn hóa, lịch sử, mỹ thuật và con người Việt nam khi du ngoạn trên du thuyền độc bản giữa kỳ quan thiên nhiên. Trên con du thuyền di sản này, lữ khách sành du lịch có thể ngược dòng lịch sử-văn hóa để tìm hiểu câu chuyện kinh doanh của ‘ông vua tàu thủy Việt Nam’ Bạch Thái Bưởi và cuộc đời người được mệnh “Picasso Việt Nam” Phạm Lực qua bộ sưu tập 100 tác phẩm của ông được chủ nhân sưu tầm và giới thiệu trên không gian du thuyền.

“Chúng tôi hoạt động liên tục suốt 2 năm Covid, một trong những du thuyền được yêu thích nhất vịnh Bắc Bộ và thành trào lưu “người Việt đi du thuyền”. Toàn thể đội ngũ và cá nhân tôi rất tự hào về thương hiệu di sản 100 năm Heritage Bình Chuẩn, chúng tôi rất vinh hạnh được nhận được giải thưởng TripAdvisor 2022 Travellers’ Choice sau 3 năm hoạt động trên vịnh Lan Hạ, thành phố cảng Hải Phòng. Chúng tôi cám ơn những du khách đã du ngoạn nghệ thuật cùng chúng tôi và góp phần vào lựa chọn của lữ khách về du thuyền tốt nhất 2022”. Chủ Đầu tư kiêm CEO Phạm Hà cho biết:

“Chúng tôi tự hào tiên phong về trải nghiệm du lịch và du lịch di sản, kinh doanh du lịch du thuyền sang trọng, kết hợp mạo hiểm tại những vịnh đẹp nhất Việt Nam như vịnh Hạ Long và Quần Đảo Cát Bà trên một hải trình viễn thảm 4 ngày và 3 đêm đễ du khách tìm tòi, mộng mơ, khám phá, thư giãn, trải nghiệm và hòa mình vào di sản thiên nhiên trên vùng vịnh này. Chúng tôi tự hào về đội ngũ đầy đam mê, nhiệt huyết luôn lấy sự thỏa mãn khách hàng làm trung tâm và tuyên bố quyền khách hàng 100% hài lòng. Thật tuyệt với lần đầu tiên chúng tôi nhận giải thưởng danh giá này do chính khách hàng của chúng tôi bầu chọn trên mạng xã hội lớn nhất toàn cầu TripAdvisor. Chúng tôi thêm tự tin mở rộng thương hiệu ra Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc tỉnh Kiên Giang và quần đảo Cát Bà thành phố Hải Phòng những trải nghiệm du thuyền độc đáo trong năm tới.”

Du ngoạn giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Sau 3 năm hoạt động, Heritage Cruises liên tục nhận được nhiều giải thưởng danh giá của Việt Nam và thế giới như The Guide Awards, Booking.com, du thuyền tốt nhất Việt Nam của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, TripAdvisor’s Certificate Excellence 2020 và gần đây nhất là giải thưởng du thuyền nhỏ thuê riêng tốt nhất Việt Nam do Luxury Lifestyle Awards 2021 của Mỹ trao tặng và Travel and Leisure giới thiệu du thuyền boutique này như một tuyệt tác giữa kỳ quan, cho các gia đình tới thăm quan và trải nghiệm khám phá vùng biển đẹp nhất thế giới Châu Á. www.heritagecruises.com

Heritage Bình Chuẩn: Hải trình đẹp đẽ của những ký ức di sản Việt Nam

Du khách sẽ có một trải nghiệm thú vị trên hải trình khám phá không gian di sản thu nhỏ của Heritage Bình Chuẩn – du thuyền 5 sao được thiết kế theo cảm hứng Đông Dương, chạy dọc tuyến vịnh Lan Hạ, Cát Bà, Hải Phòng. Trên con tàu này, hành khách có thể ngược dòng lịch sử-văn hóa để tìm hiểu câu chuyện kinh doanh của ‘ông vua tàu thủy Việt Nam’ Bạch Thái Bưởi và cuộc đời người được mệnh “Picasso Việt Nam” Phạm Lực qua bộ sưu tập 100 tác phẩm của ông.

Thị trường du lịch: “Không nên để trứng vào cùng một giỏ”

Xuất thân từ giảng viên tiếng Pháp, với đam mê lịch sử, ngưỡng mộ những di sản của đất nước, ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group quyết định rẽ hướng sang làm du lịch vì theo ông đây là nghề hạnh phúc, làm cho người khác vui, làm cho người khác nhớ.

Từ giảng viên đến nay Lux Group của doanh nhân Phạm Hà đã có hệ sinh thái xe vận tải hành khách Luxtrans Limousine, lữ hành Lux Travel DMC, Luxury Travel, khu nghỉ núi Secret Hideaways Pù Luông, đội du thuyền Emperor Cruises Phú Quốc, Nha Trang và Hạ Long, Heritage Bình Chuẩn trên quần đảo Cát Bà,…

Bước ngoặt vào cuối năm 2019, ông cho ra mắt Du thuyền Heritage Cruises Bình Chuẩn tại Cát Bà (Hải Phòng) với kỳ vọng sống dậy con tàu Bình Chuẩn của doanh nhân Bạch Thái Bưởi từ thế kỷ 20, gửi gắm mong muốn người Việt đi tàu Việt.

Gặp bão lớn cần người thuyền trưởng giỏi

Người Đưa tin (NĐT): Suốt 2 năm thị trường đóng cửa, nhiều doanh nghiệp giải thể, Lux Group đã có những hướng đi nào để chèo lái vượt qua khủng hoảng ?

Ông Phạm Hà: Khi bão lớn chúng ta không thay đổi được hướng gió nhưng sẽ thay đổi được cánh buồm để đưa mọi người về bờ an toàn.
Trước Covid-19, Lux Group là tập hợp của những tí hon vĩ đại, chúng tôi tập trung 100% vào khách du lịch nước ngoài.
Nhưng khi nguồn khách này không còn nữa, con thuyền đã nhanh chóng chuyển sang phục vụ khách nội địa nhằm duy trì dòng tiền cho doanh nghiệp.
Không phải là người duy nhất lựa chọn con đường này, tuy nhiên điểm khác biệt là khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuẩn châu Âu, biết đến những dịch vụ sang trọng mà trước kia chỉ dành cho khách nước ngoài.

Chưa dừng lại ở đó, đây là cơ hội khởi nguồn cho thói quen người Việt Nam đi tàu Việt Nam, viết tiếp câu chuyện cụ Bạch Thái Bưởi năm xưa. Chính việc lấy cảm hứng từ di sản giúp Lux Group không chỉ bán kỳ nghỉ trên du thuyền mà còn bán câu chuyện, bán sự trải nghiệm.

Khi chuyển sang khách nội địa, tôi cũng nhận thấy đây là thị trường lớn với gần 1 trăm triệu dân, nhóm người giàu và cận giàu ngày càng tăng. Thời điểm đó chúng tôi đã nhanh chóng tìm hiểu và xây dựng chân dung khách hàng, thay đổi menu và trải nghiệm mới, phong cách mới phù hợp với người Việt và kỳ vọng những gì mang lại sẽ vượt qua kỳ vọng của khách hàng.

Doanh Nhân Phạm Hà – Chủ Tịch Tập Đoàn Lux Group

NĐT: Các doanh nghiệp hiện nay có đang bỏ qua tiềm năng của thị trường trong nước ?

Ông Phạm Hà: Đển phục vụ thị trường Việt Nam, cần có một tư duy khác và doanh nghiệp chỉ làm cái mình giỏi và thích nhất.
Covid -19 tác động lớn vào hành vi tiêu dùng của du khách. Khi không thể đi du lịch nước ngoài, các khách hàng tầm trung và cao cấp lại có nhu cầu tìm kiếm những trải nghiệm mới ở trong nước.

Cũng nhờ đó, chính người Việt Nam mới thấy được vẻ đẹp di sản của nước mình, chúng ta vẫn có những dịch vụ đẳng cấp quốc tế – những thứ mà khách nước ngoài phải bay hàng nghìn cây số mới thấy được trong khi chúng ta lại rất dễ dàng chiêm ngưỡng.

Trong kinh doanh, đã là tiềm năng thì không thể bỏ qua mà cần tập trung đúng lúc, đúng thời điểm. Thực tế khách quốc tế không thể thay thế khách nội địa và ngược lại, mỗi một thị phần đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển bền vững. Chúng ta không nên quá phụ thuộc vào một thị trường mà cần bay lên bằng đôi cánh.

NĐT: Lux Group có đang rơi vào tình trạng thiếu người làm ?

Ông Phạm Hà: Ngành du lịch đang đối mặt với việc chảy máu nguồn nhân lực, phần lớn đã chuyển đổi sang ngành nghề khác và không có ý định quay trở lại. Hiện tại chúng tôi cũng đẩy mạnh tuyển dụng, chào đón lại những nhân sự đã nghỉ trong thời gian dịch bệnh.

Ngoài ra vẫn cần tiếp tục đào tạo nhân lực mới, tạo nguồn từ những trường đại học, kết hợp các trường nghề, sao cho nguồn nhân lực, đầu ra của nhà trường sẽ là đầu vào của doanh nghiệp.

Mặc dù Lux Group vẫn hoạt động liên tục trong suốt hai năm qua, nhưng vẫn phải đối mặt với việc những doanh nghiệp đóng cửa khi quay trở lại sẽ lấy cắp nhân sự, thay vì đào tạo họ sẽ trả lương cao hơn, lôi kéo nhân sự đang làm việc, sống xót tại các công ty trong Covid-19.

NĐT: Bài học rút ra cho doanh nghiệp sau khi chuyển hướng là gì ?

Ông Phạm Hà: Với câu chuyện nguồn khách quy tắc “không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ” là bài học thể hiện rõ nhất, khi phải đa dạng hóa thị trường nhưng nên chú trọng khách nội địa. Đơn giản, vì đây là hoạt động kinh doanh trên đất nước mình, nói tiếng Việt và chúng ta hiểu người Việt hơn bất kỳ ai.

Để đảm bảo duy trì hoạt động cho doanh nghiệp cần có dòng tiền, nguồn tài chính phải chuyển đổi nhanh nhất thành dòng tiền trong mọi điều kiện như chiến tranh, dịch bệnh. Có những tài sản chuyển đổi nhanh chóng thành tiền là điều rất quan trọng.

Và sau tất cả, nhân sự là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp được thực sự phát huy khi gặp khó khăn. Những người ở được với công ty là người đồng hành trong bão lớn cùng chèo lái con thuyền về bờ.

Trong mọi hoàn cảnh, cần suy nghĩ chậm lại để thành công bởi đi nhanh chưa chắc đã đúng nhưng đi đúng chắc chắn sẽ nhanh.

Trăn trở mang văn hóa vào trải nghiệm của du khách

NĐT: Ông có những ý tưởng gì cho Lux Group sau phục hồi ?

Ông Phạm Hà: Một trong những khác biệt độc đáo của Lux Group luôn tạo ra, đầu tư vào những sản phẩm hướng đến câu chuyện văn hóa, lịch sử, mỹ thuật và ẩm thực của Việt Nam.

Di sản của Việt Nam rất giàu có, sứ mệnh của người làm du lịch là đưa được trải nghiệm của du khách gắn với câu chuyện văn hóa. Kể lại lịch sử bằng ngôn ngữ du lịch.

Sau đại dịch khách hàng quan tâm đến những trải nghiệm xanh, giúp con người khỏe mạnh, giàu có về mặt trí tuệ và cảm xúc. Chính những yêu cầu đó nên những sản phẩm của Lux Group đều nhắm tới tâm-thân-tuệ của du khách.

Nha Trang và Phú Quốc sẽ là điểm đến tiếp theo của con tàu Bình Chuẩn. Bước tiến xa hơi của Lux Group sẽ là khu vực Tây Bắc những địa điểm gắn với tựa thơ “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy” trong bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Chúng tôi muốn biến các điểm đến trở thành câu chuyện ký ức, để lúc về du khách có thứ nhớ về chuyến đi, sau tất cả mọi thứ sẽ quên chỉ có những câu chuyện còn lại.

NĐT: Theo ông cơ quan báo chí/ truyền thông nên làm gì để đồng hành cùng doanh nghiệp quảng bá du lịch Việt Nam ?

Ông Phạm Hà: Điều đáng buồn là Việt Nam chưa có định vị thương hiệu quốc gia, từ đó làm cho chúng ta không biết nói gì, thông điệp như thế nào đến với bạn bè quốc tế.

Hiện nay vẫn mạnh ai người nấy làm, các địa phương không có sự thống nhất trong việc làm truyền thông. Chúng ta vẫn đang loay hoay chưa biết định vị thương hiệu, các sản phẩm, hình ảnh quảng bá chất lượng chưa được như kỳ vọng.

Để làm tốt hơn cần định vị lại thương hiệu quốc gia, hiểu rõ thế mạnh, tìm ra cái mới, độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh như văn hóa, ẩm thực, con người và các di sản đấy sẽ là thứ định vị thương hiệu Việt Nam.

Từ đó mới có những chiến dịch theo chủ đề, điều quan trọng cần tất cả mọi người cùng nói một ngôn ngữ truyền thông, thông điệp thì mới có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Không thể phủ nhận truyền thông là một kênh hiệu quả. Nhưng người dùng thay đổi, cách quảng bá cũng phải thay đổi. Cần sử dụng đa dạng các kênh mạng xã hội khác nhau, chia nhỏ từng phân khúc thị trường theo ngôn ngữ, địa lý, sẽ có những chiến lược khác nhau, nói ngôn ngữ khách hàng muốn nghe.

Đối với khách trong nước mặc dù đã có “gu” nhưng văn minh du lịch còn kém, cần có truyền thông để cải thiện điều này, để người Việt hiểu đi du lịch cần phải có ứng xử văn minh với điểm đến, con người, di sản, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

NĐT: Là một trong những doanh nghiệp đã vượt qua khủng hoảng, ông có những lời khuyên nào cho những startup trong ngành ?

Ông Phạm Hà: Thực tế, ngành du lịch của Việt Nam chỉ mới bắt đầu so với các nước trong khu vực. Năm 2019, chúng ta mới đón được 18 triệu lượt khách quốc tế, vẫn là con số nhỏ so với các nước. Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du lịch Việt Nam cần có những doanh nghiệp mạnh dạn tạo ra những thương hiệu mới cạnh tranh với thế giới.

Covid-19 làm cho các hoạt động chậm lại chứ không phải là sự khó khăn của ngành. Mặc dù có một số những công ty truyền thống biến mất, một số hình thức kinh doanh, cách thức đi du lịch sẽ biến mất, nhưng đấy sẽ là cơ hội cho nhiều công ty khởi nghiệp tạo ra những xu hướng mới, trải nghiệm mới những cách tiêu dùng mới.

Đặc biệt, nên tập trung vào những nhóm gen Z, những khách hàng có tư duy khác, hướng tới cho những người dùng mới nổi, sẽ là mảnh đất nhiều cơ hội để khởi nghiệp.

NĐT: Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông !

Thực hiện: Hoa Trà
Ảnh: Hữu Thắng

Nam Phong Tạp Chí – Khát vọng giáo dục quốc dân của lớp trí thức Việt nam những năm đầu thế kỷ 20

June 6, 2022 By Uncategorized Comments Off

Số báo đầu tiên của Nam Phong được phát hành vào ngày 01/07/1917 và số cuối cùng vào ngày 16/12/1934, chấm dứt 210 số báo tiếng Việt, 210 phụ trương tiếng Pháp và 210 phụ trương tiếng Hán sau hơn 18 năm tồn tại.

Vào năm cuối cùng, tờ báo chuyển từ nguyệt san sang bán nguyệt san với một nỗ lực mạnh mẽ đổi mới, như Hán Thu – Nguyễn Tiến Lãng (1909 – 1976) viết trong số báo 199 kỷ niệm mười tám năm ra số đầu: “Tôi muốn từ nay Nam Phong không phải là một bà lão, Nam Phong lại là một cô thiếu nữ hây hây”.
Trả lời RFI tiếng Việt, nhà nghiên cứu Thủy Chi tại Hà Nội, nhận xét: Thứ nhất, báo chí Việt Nam cho tới những năm 1930 đã chứng kiến một sự lột xác ngoạn mục, mà Phong Hóa là một ví dụ với khẩu hiệu trẻ trung đã thay thế “vị trí rất cao trong văn giới, chính giới” của Nam Phong. Thứ nhì, nó gắn với hiện tượng thường gặp trong làng báo chí đương thời: việc đình bản và tục bản của các tờ báo trong một thị trường báo chí thuộc địa rất hẹp và nhỏ.

Dĩ nhiên Nam Phong sống thọ như thế một phần quan trọng là nhờ ở vai trò ở hậu trường của người Pháp với một ý định chính trị thực dân rất rõ ràng. Đó là nhằm loại trừ ảnh hưởng nước Đức, vốn được truyền bá gián tiếp qua phong trào Tân Thư, qua tên tuổi Lương Khải Siêu. Nam Phong không chỉ nhận được khoản trợ cấp để có thể ra báo một cách đầy đặn, mà còn được chính quyền thực dân hỗ trợ “tạo nên công chúng”.

Hồi ký của Hồ Hữu Tường (1910-1980) là một chính trị gia, nhà văn, nhà báo Việt Nam cho biết ông cậu bà con của mình làm Hội Đồng “bị nhà nước ép mua dài hạn tạp chí này”. Song mọi việc nhanh chóng vượt khỏi những điều mà nhà sáng lập người Pháp là Louis Marty dự tính ban đầu khiến ta phải thừa nhận rằng Nam Phong tạp chí tồn tại thực sự trong làng báo chí Việt Nam với tư cách một tờ báo lớn không thể chỉ là nhờ ý định chủ quan của giới thực dân cầm quyền mà còn chính ở những người trực tiếp chèo lái nó. Một trong số những công trạng quan trọng nhất cần kể đến là khát vọng giáo dục quốc dân của lớp trí thức.

Trong lời mở đầu cho số 1 Nam Phong, cụ Phạm Quỳnh (1892 –1945) đã đặt ra một vấn đề quan trọng về vai trò học vấn đã tóm tắt điểm chủ yếu nhất mà một trí thức Việt Nam đương thời phải đối mặt. Đó là tình thế “toàn cầu hóa” một cách bất đắc dĩ. Nhận thức của ông với tư cách một trí thức Tây học không chỉ bao gồm việc nhận ra “kẻ khác” mà còn hiểu rằng giờ đây ta phải sống cùng kẻ khác thì mới có cơ hội tồn tại trong thời mới.

Để tồn tại được cùng kẻ khác, giáo dục là một trong những cách mà thế hệ trí thức 1917 thực hiện nhằm gìn giữ những giá trị quá khứ. Thế mà chi phí giáo dục theo lối mới rất đáng kể đối với một gia đình thường thường bậc trung ở ngay Hà Nội khi đó. Vào thời điểm này, từng đã có Đông Kinh Nghĩa Thục tham gia giáo dục quốc dân rồi nhanh chóng bị chính quyền thuộc địa đàn áp và giải tán. Đồng hành cùng với họ là Đông Dương tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh (1882–1936) làm chủ bút với những bài viết về học vấn Tây phương, nhưng cuối cùng bị đình bản.

Khai dân trí

Trang bìa Nam Phong Tạp Chí số đầu tiên năm 1917 mà tôi có sưu tầm được, với phụ đề “l’Information Française” (Cơ quan thông tin của Pháp), La France devant le Monde – son rôle dans la guerre des nations (Nước Pháp trước thế giới – vai trò của Pháp trong các cuộc chiến tranh các quốc gia). Phía dưới có biểu tượng con gà trống Gaullois trong vòng tròng tự do, bình đẳng, bác ái bằng tiếng Pháp. Báo được in tại Đông Kinh Ấn Quán (Imprimerie Tonkinoise) tại 14-16 phố Hàng Bông (Rue du Coton), Hà Nội, đây chính là nhà in của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi.

Nam Phong Tạp Chí do Hội khai trí tiến đức lập ra nên nó phản ánh mong muốn tôn chỉ mục đích của hội như đúng cái tên của hội mà Bạch Thái Bưởi là chi hội phó. Trên măng séc, tạp chí Nam Phong lại có phụ đề khác bằng tiếng Việt Văn học – Khoa học – Tạp chí. Chủ bút phần quốc ngữ Phạm Quỳnh, phần chữ nho Nguyễn Bá Trác. Các đề mục đặc biệt có liên quan tới giáo dục do các nhà tân nho như Phan Kế Bính và Nguyễn Đỗ Mục, hoặc các trí thức Tây học Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn đảm trách và được duy trì suốt trong suốt thời kỳ ra báo: Luận thuyết, Văn học bình luận, triết học bình luận, Khoa học bình luận, Văn tuyển, Tạp trí, Thời đàm, Tiểu thuyết.

Bằng việc thiết kế như vậy, Nam Phong tự nhận trách nhiệm về giáo dục như Đông Dương tạp chí từng làm. Cũng trong số đầu tiên, bức ảnh Albert Sarraut (1872-1962) được chú thích là người thành lập Đại học Đông Dương chứ không phải bằng chức danh quan toàn quyền. Rõ ràng, tạp chí Nam Phong là một cách thức giáo dục khai dân trí dành cho quốc dân mà Phạm Quỳnh muốn theo đuổi. Với cách học qua tạp chí như thế, học không chỉ là lên lớp để lấy bằng, mà còn học để lấy tri thức như ông viết: “đương buổi bây giờ không cần cấp bằng gây lấy một cái cao đẳng học thức để thay cái học thức cũ đã gần mất”.

Theo nhà nghiên cứu Phạm Thị Ngoạn dẫn lời đài quốc tế Pháp RFI tiếng Việt cho biết bà hoàn toàn có lý khi gọi Phạm Quỳnh cùng các bạn đồng chí là những “giáo sư” trong một trường học mở theo lối mới để đáp ứng một nhu cầu học mới. Trong hoạt động của kiểu trường học không có trụ sở này, giáo sư không giao bài cho học sinh, không sửa bài, mà chỉ muốn “tâm tình với bạn đọc như với bạn cố tri”, nhận những câu trả lời từ bạn đọc để từ đó có những bài viết thể hiện được.

Tính chất trường học góp phần tạo nên tính điển phạm ở cả khía cạnh kiến thức lẫn hành vi của cuộc đời. Điều ấy còn tương ứng với một kỳ vọng khác của Phạm Quỳnh khi ông viết: “Nước cốt ở dân, dân chủ ở một bọn người gọi là “thượng-lưu”, hay bọn “thức giả xã hội”, như nhà có nóc vậy.” Nhà không có nóc thì ở sao. Nước không có một bọn thượng-lưu trí-thức để giữ-gìn cái cốt-cách trong nước, thì sao gọi là một nước được? Có nhà danh-sĩ Pháp đã nói rằng Nước Pháp sở-dĩ là nước Pháp, cũng chỉ nhờ bởi bốn năm mươi người đại-trí. Nếu không có họ thì nước Pháp không còn là nước Pháp nữa”.

Chi tiết “bốn mươi người đại trí” của Hàn Lâm Viện Pháp, mà Phạm Quỳnh thường xuyên cho in lại trên Nam Phong những bài viết của các thành viên hoặc của các giáo sư đại học Paris, hàm ý tham vọng xây dựng một lớp trí thức mới mẫu mực, tinh túy cho thời đại mới.

Vậy ai là những thành viên có thể tham gia vào nhóm bốn mươi người Việt đó? Hẳn nhiên trước hết chính là những ai từng bỉnh bút cho Nam Phong giai đoạn đầu như Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Đôn Phục và Nguyễn Mạnh Bổng. Họ tất thảy đều có hai yếu tố rất quan trọng đối với giới trí thức Việt Nam đương thời: uy tín và tuổi tác.

Phạm Quỳnh cùng tờ báo của mình không chỉ hoàn thành một vai trò nhà báo đưa tin như cái măng-séc đã ghi ban đầu, mà còn có tham vọng giữ một tiếng nói chính thức về mặt học thuật đương thời trên trường trí thức mới đương thành lập. Dù tiếng nói đó đôi lúc trở nên học phiệt như Phan Khôi sau này từng lên tiếng, nhưng người ta không thể không ghi nhận một kỳ vọng lớn lao ấy của Phạm Quỳnh về lớp “thượng lưu trí thức để giữ gìn cốt cách trong nước, để bồi dưỡng cái quốc-túy”.

Phong Hóa ra đời vào những năm 1930 đã chấm hết sự tồn tại Nam Phong. Nhưng chắc chắn lớp trí thức tư sản trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng đã được thừa hưởng rất nhiều từ cái khát vọng thượng lưu trí thức của Phạm Quỳnh như một nền tảng của trường trí thức thời hiện đại.

Du lịch nội địa cao cấp phục hồi mạnh mẽ, du khách quốc tế còn chậm.

June 2, 2022 By Uncategorized Comments Off

Việt Nam cần chiến lược phục hồi ngắn hạn, trung và dài hạn. Giờ là lúc cần các chính sách mở thông thoáng để phát triển, các rào cản thể chế chính sách như visa, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, xúc tiến số, các khoản vay và quỹ du lịch cần phát huy tác dụng để phục hồi khách quốc tế nhanh chóng. Theo dự kiến năm 2022, Việt Nam phấn đấu đạt 60 triệu khách du lịch trong nước và 5 triệu khách quốc tế.

Tháng 5, Việt Nam đạt 12 triệu lượt khách nội địa, tăng 243% so với cùng kỳ 2021.Theo báo cáo tháng 5 của Tổng cục Du lịch, lượng khách nội địa tăng 14% so với tháng 4 – tháng có hai kỳ nghỉ giỗ Tổ và 30/4 và tăng 243% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, lượng khách lưu trú là 8 triệu lượt. Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của khách nội địa, khi 5 tháng đầu năm đón 48,6 triệu lượt.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 tăng khoảng 1,9 lần so với tháng 4, đạt 136.000 lượt. Trong 5 tháng đầu năm, lượng khách ước đạt 228.400 lượt. Tổng thu của toàn ngành du lịch 5 tháng đầu năm ước đạt 211.000 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Du lịch, khách Hàn Quốc và Mỹ đến Việt Nam nhiều nhất. Tiếp đến là khách từ Đông Bắc Á như Đài Loan, Nhật Bản. Thị trường Trung Quốc tăng trưởng âm do vẫn còn chính sách Covid-19. Các thị trường Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Singapore cũng đồng loạt tăng mạnh. Với các thị trường từ châu Âu, khách Pháp, Anh và Đức nhiều nhất.

Còn theo Tổng cục Thống kê, doanh thu du lịch lữ hành trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước khi nhu cầu của người dân tăng cao.

Với lượng khách tăng cao, các hãng hàng không đồng loạt tăng chuyến. Vietnam Airlines Group dự kiến cung cấp hơn 7,1 triệu chuyến bay, trong đó có 6,3 triệu chỗ bay nội địa, tăng 6% so với năm 2019. Bamboo Airways dự kiến tăng 15% số chỗ so với hiện tại, các chuyến bay tăng cường tới các điểm du lịch Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn… và đường bay trục Hà Nội – TP HCM – Đà Nẵng.

 Phóng viên: Sau một thời gian đón khách trở lại, công ty ông gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

CEO Phạm Hà: Chúng tôi vui phát khóc vì đón được những đoàn khách đầu tiên ngay 26 tháng 3, trong tháng Việt Nam mở cửa du lịch và giao thương với các nước. Đi cùng niềm vui là bộn bề những khó khăn sau 2 năm Covid, chúng tôi thiếu tài chính, nhân sự, làm mới sản phẩm, xúc tiến, kết nối lại khách hàng. Các thị trường mục tiêu của chúng tôi nói 5 thứ tiếng Châu Âu, đang vào đúng mùa du lịch của họ tới Việt Nam và Đông Nam Á nên đang quá tải các yêu cầu, đặt tour lại và thửa theo yêu cầu trải nghiệm du lịch mới, nhân viên đang làm không hết việc, mà tuyển dụng 5 thứ tiếng hiếm đang rất khó khăn. Chúng tôi chào đón lại nhân viên cũ và tạo nguồn mới bằng thực tập sinh và đào tạo mới để có thể làm việc được ngay bằng cầm tay chỉ việc.

Phóng viên: Ông có đề xuất giải pháp gì để giải quyết những khó khăn hiện nay mà các doanh nghiệp đang gặp phải khi mở cửa du lịch?

CEO Phạm Hà:  Doanh nghiệp rất cần biết chiến lược tổng thể phục hồi của nghành du lịch trong ngắn hạn, trung và dài hạn thay vì kích hoạt các hội thảo vỗ tay các địa phương rồi về, chủ yếu cho du lịch nội địa. Để sớm có thêm khách quốc tế doanh nghiệp DL cần cấp thiết kết nối hàng không, hãng nước ngoài, có trọng tâm theo thị trường để phục hồi nhanh. Doanh nghiệp thiếu thông tin về chiến lược của DLVN, thiếu thông thị trường, thiếu vốn và thiếu nhân sự khủng khiếp. Các gói ưu đãi mà chính phủ quyết cho phục hồi du lịch cần hỗ trợ sớm, khoản vay lãi xuất thấp 2% do doanh nghiệp du lịch cần đúng và trúng để doanh nghiệp du lịch thực sự cần để có thể phục hồi nhanh chóng. Nhân sự cần hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại, hỗ trợ tài chính để họ yên tâm làm việc trở lại trong nghành du lịch. DL nội địa đang có đà phục hồi tốt, khách quốc tế đến đang chậm, nhiều rào cản như visa, truyền thông chưa tốt, thông điệp không rõ ràng, nên lượng khách đến chưa như kỳ vọng.

Phóng viên: Các ông đã phải làm gì, thay đổi như thế nào (về sản phẩm, phương thức kinh doanh, xúc tiến quảng bá, ứng dụng công nghệ 4.0…) để phù hợp với tình hình mới?

CEO Phạm Hà: Trước khi xúc tiến phải biết DLVN mạnh điểm gì, thị trường nguồn nào, định vị thương hiệu quốc gia và những đổi mới, sản phẩm du lịch trải nghiệm mới, những thứ khách quốc tế quan tâm sau dịch và lý do tại sao phải chọn Việt Nam thay vì nước khác trong khu vực, Việt Nam có gì mới khác biệt và tại sao phải bây giờ. Tôi chưa thấy rõ nét các vấn để trên. Thông điệp truyền thông chưa rõ ràng và chưa đúng đối tượng khách. Khi đã có định vị và các cập nhật mới thì sẽ đến kênh nào hiệu quả và khách hàng đang ở đâu thì marketing ở đó. Việc xúc tiến du lịch hiện nay cần tập trung vào chất và thị trường nguồn tốt, nói theo ngôn ngữ của họ và số. Xu thế khách chuyển từ Offline sáng online, nên cần xúc tiến online hoặc kết hợp cả 2. Hàn quốc đang làm rất nhanh và quyết liệt. Thái land cũng hiệu quả trong việc phân nhỏ thị trường, sản phẩm đúng đối tượng, trải nghiệm và thu hút tốt khách quốc tế. Nên cân nhắc những bài học hay từ cách làm của họ. Nói đi đôi với làm và làm rất nhanh, hiệu quả, kết hợp các nhà tours, hàng không, vận tải, nhà hàng khách sạn, điểm đến, nhà báo cùng bloom ngay HQ khi mở cửa du lịch.

Phóng viên: Những dấu ấn của trong quá trình vượt qua dịch bệnh để tồn tại và phục hồi của doanh nghiệp? Những mất mát và bài học thu được sau đại dịch?

CEO Phạm Hà: Lux Group là tổ hợp các tí hon vĩ đại, nhà hàng, khách sạn, du thuyền, vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô, lữ hành. Chúng tôi kiên định, kiên cường và kiên tâm, tự lực tự cường vật lộn trong 2 năm qua và đã trụ vững và đang trên đà phục hồi phát triển trở lại với hệ sinh thái. Khi không thay đổi được hướng gió thì chúng tôi điều chỉnh cánh buồm, qua được cơn bão lớn và về đến bờ an toàn. Qua Covid chúng tôi thấy văn hóa doanh nghiệp quan trọng hơn bao giờ hết, hệ giá trị niềm tin vào tổ chức, nhân sự, khách hàng, sự linh hoạt, chuyển đổi nhanh chóng từ khách quốc tế sang quốc nội cao cấp của lãnh đạo.

Thị trường nội địa không thay thế được quốc tế, nhưng tạo ra dòng tiền tốt. Chúng tôi rút ra là thị trường nội địa cũng rất tiềm năng với 100 triệu dân và đi nhiều, ngày càng cao cấp. Chúng tôi sẽ cất cánh và bay lên lên bằng đôi cánh nội địa và quốc tế từ nay về sau. Những gì cố gắng đã làm nên không có gì phải tiếc mà chỉ có những bài học nhớ đời về văn hóa doanh nghiệp, những người bình thường phi thường trong bão tố và sống chậm cũng tốt, quản trị tinh thần và đoàn kết sẽ vượt qua mọi khó khăn.

Nhờ tinh thần doanh chủ, tinh thần di sản dân tộc của cụ Bạch Thái Bưởi, và câu chuyện các du thuyền Lux Cruises như Emperor Cruises và Heritage Cruises luôn kín chỗ và được khách hàng ưa thích. Coi trọng thị trường nội địa. Các tài sản phải chuyển được thành tiền trong hoàn cảnh khó khăn và quỹ dự phòng phải lớn hơn 2 năm. Không bỏ đầu tư hết trứng vào một giỏ. Con người là vốn quý của doanh nghiệp và tầm nhìn sẽ như hải đăng đưa những con tàu gặp bão vào bờ an toàn.

Phóng viên: Theo ông, việc quảng bá xúc tiến du lịch từ trung ương, các địa phương, doanh nghiệp cần phải thay đổi như thế nào để tiếp cận các thị trường và trúng vào các thị trường tiềm năng, trọng điểm của Việt Nam?

CEO Phạm Hà: Do thiếu định vị và thể chế chính sách dẫn đến DLVN mạnh ai ấy làm và không có sự thống nhất từ trưng ưng tới địa phương. Sau Covid hiện nay đang thiếu một chiến lược phục hồi toàn diện dẫn đến xúc tiến không hiệu quả> Nhiều địa phương hình thức và không có trong tâm, lãng phí nguồn lực.

Nhìn thấy một thực tế là DLVN quá phụ thuộc vào một nguồn khách TQ và Đông Bắc Á, như vậy mất tính bền vững. Chúng ta cần đa dạng nguồn khách, tập trung vào khách Tây Âu, Úc, NZ, Mỹ và Canada, Nam Phi khách du lịch dài ngày và chi tiêu nhiều hơn. Đây là dịp tốt DLVN nhắm tới chất hơn là lượng và làm mới mình, hướng tới chất lượng và bền vững. Ngoài ra khách nhà giầu Ấn Độ hay du lịch nội khối Asean với 650 triệu dân là thị trường lơn có quan hệ và đương bay tốt, du khách thích du lịch gần hậu Covid. Nên tôi nghĩ chúng ta cần chia nhỏ thị trường theo ngôn ngử tiếng nói để hiểu văn hóa sở thích. Chí theo các dòng như adventure, luxury, nghỉ dưỡng biển, thể thao golf, chạy, xe đạp, công thức 1…cho một số thị trường ngách sẽ đúng và trúng hơn là cách làm marketing truyền thông đại trà như trước kia. Cần chuyên nghiệp khâu xúc tiến sao cho hiệu quả.

Phóng viên: Những chính sách hỗ trợ, nỗ lực mở cửa sớm, chính sách visa… của Chính phủ và các địa phương hiện nay có thực sự hiệu quả, thiết thực với các doanh nghiệp? Ông có đề xuất chính sách gì khác so với các chính sách hiện nay để doanh nghiệp và nhân lực ngành Du lịch thực sự hồi phục, trở lại với nghề?

CEO Phạm Hà: Như tôi nói DLVN cần chiến lược phục hồi cụ thể bài bản. CP cần có ban chuyên trách cho việc phục hồi du lịch quốc gia để giải quyết tháo gỡ những tồn tại cản trở ngành du lịch phát triển như vấn đề visa, chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch, phát huy quỹ du lịch vào ngay và luôn cho sự phục hồi này. Áp dụng số chuyển đổi thực chất, đồng bộ từ TW tới địa phương, CP, Bộ và TCDL cần hướng các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng. CP cần có cơ chế chính sách tài chính để doanh nghiệp phục hồi. Đào tạo và đào tạo lại người lao động, thu hút trở lại lực lượng lao động trong ngành quay lại nghành du lịch. Đào tạo tại các nhà trường nhắm tới thực hành nhiều, ra là làm được việc, sau cho đầu ra nhà trường là đầu vào DN. Giờ là lúc các rào cản, chính sách, cơ chế cần mở tung cho du lịch cất cánh và đóng góp như một ngành kinh tế, visa thân thiện miễn visa 30 ngày vào ra nhiều lần cho các thị trường mục tiêu. Cần sớm có Bộ DL để làm kinh tế du lịch chuyên nghiệp và hiệu quả.

Bài học vỡ lòng về kinh doanh và Việt Nam cần lắm triết lý giáo dục khai phóng

May 28, 2022 By Uncategorized Comments Off

Vì kinh doanh doanh bằng sự tử tế chưa bao giờ dễ cả nhưng lãnh đạo đều có thể học được và trở thành con người hạnh phúc xuất phát từ tâm yêu thương, thân kỷ luật và tuệ khái phóng.

Triết lý giáo dục của Việt Nam nên lấy kim chỉ nam là dân tộc, nhân văn và khai phóng. Tôi cũng là từng là một giáo viên, nếu dạy bài học lớp 4, tuần 12, sách Tiếng Việt trang 115, Bài Tập Đọc, theo hướng khai phóng và truyền tinh thần kinh doanh thực nghiệp của cụ Bạch Thái Bưởi (1874-1932), có thể bài học khó hơn với học sinh nhỏ tuổi nhưng sẽ thú vị cho học sinh và hướng khai phóng.

Phi thương bất phú tức là không kinh doanh thương mại thì khó giàu có. Kinh doanh khởi nghiệp, thành công bằng sự tử tế, cùng có lợi, chính đạo cuộc đời, dân giàu thì nước mạnh. Xin coi đây như bài học vỡ lòng về kinh doanh hoặc nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp, học sinh có thể lĩnh hội về sau và ngấm kinh doanh khi trẻ lớn hơn, trưởng thành hơn. Vì kinh doanh doanh bằng sự tử tế chưa bao giờ dễ cả nhưng lãnh đạo đều có thể học được và trở thành con người hạnh phúc xuất phát từ tâm yêu thương, thân kỷ luật và tuệ khái phóng.

Thầy: Giờ tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ học về vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi (1874-1932), một nhà kinh doanh ái quốc tiêu biểu thế hệ vàng doanh nhân đầu tiên của Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20 để chúng ta rút ra những bài học thành công. Vào đầu giờ và để bắt đầu bài học thú vị này, các em đã đọc bài và tìm hiểu từ mới về bài đọc vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi. Thầy giáo mời một em đứng dậy đóng vai một người Pháp cho khách quan, kể chuyện về Bạch Thái Bưởi.

 Trò: Học sinh V xung phong kể lại chuyện: “Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi.

Cụ Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngôi, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn và được mời qua Pháp tham gia triển lãm học hỏi và thăm quan mẫu quốc. Chẳng bao lâu, cụ đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ… và cố tìm ra hướng làm ăn mới.

Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc, Việt Nam.

Cụ cho người đến tận các bến tàu hô hào, diễn thuyết, kêu gọi “Người Việt giúp người Việt”. Trên mỗi chiếc tàu, cụ ấy cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống bơ để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của cụ ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho cụ Bạch Thái Bưởi.

Rồi cụ mua xưởng sửa chữa tàu của người Pháp, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ty cụ có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Đinh Tiên Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức…Chỉ trong vỏn vẹn mười năm kinh doanh, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế”.

 Thầy: Tốt lắm, em có giọng kể rất hay, truyền cảm, tóm tắt bài rất rõ ràng, rành mạch và đầy đủ. Cả lớp có thấy tự hào về cụ Bạch Thái Bưởi?

Trò: Chúng em tự hào về cụ. Cụ được trân trọng gọi là “Vua Tàu Thuỷ”. Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi, tuy xếp thứ 4, cụ là doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được ca tụng nhiều nhất qua nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhiều nơi trên đất nước Việt Nam có cảng và phố mang tên cụ Bạch Thái Bưởi.

Thầy: Cụ kinh doanh và thành công bằng sự tử tế của một nhà quý tộc Việt. Khi đó xã hội xứ An Nam chưa trọng nghề buôn, kinh doanh thương mại, còn có ý miệt thị. Cụ kinh doanh trong nghịch cảnh, bị chèn ép, cụ Bạch Thái Bưởi phải cạnh tranh trực tiếp với người Hoa và thắng cả người Pháp trong kinh doanh đường thuỷ hồi đầu thế kỷ XX. Các em có muốn kinh doanh thành công như cụ không nào?

Trò: Ai mà không mơ ước thành công như cụ. Trong xã hội có nhiều nghề chính như công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân và ai kinh doanh cũng muốn thành công, mang lại những giá trị, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm.

Thầy: Theo các em muốn kinh doanh, làm giàu cho bản thân và xã hội?

Trò: Có chứ, nếu làm kinh doanh chúng em học từ kinh nghiệm của những người đi trước, đến trường học để học về kinh tế, quản trị kinh doanh, nội và ngoại thương… Kinh doanh phải học mà kinh doanh phải có đạo đức, có tâm, tầm tài năng, dẫn dắt nhân viên bằng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, thế mới khác buôn bán hay tiếng xấu con buôn, buôn gian bán lận.

Thầy: Em I cho thầy biết nhờ đâu mà cụ Bạch Thái Bưởi thành công?

Em I: Cụ thành công có ý chí làm giàu, biết chớp lấy thời cơ và tổ chức kinh doanh giỏi. Cụ tự tạo ra may mắn cho cuộc đời mình và khởi nghiệp kiến quốc: làm giàu để thống nhất ba miền, xây dựng quốc gia giầu mạnh. Cụ khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tự hào là người Việt Nam máu đỏ da vàng, “người ta đi tàu ta” và “người Việt giúp người Việt”

Thầy: Chính vì vậy mà cụ thắng lợi trong kinh doanh bằng tinh thần ái quốc, tự tôn dân tộc. Em nào cho thầy biết, muốn kinh doanh thành công như cụ thì phải làm thế nào?

Trò: Phải nói được ngoại ngữ, phải có vốn và tích luỹ kinh nghiệm trước khi khởi nghiệp kinh doanh. Cụ làm thư ký cho người Pháp tại Hà Nội, sang cả Bordeaux, Pháp để được mở rộng tầm nhìn, học hỏi kinh doanh, công nghệ và cách quản trị của người Pháp về áp dụng tại quê hương.

Thầy: Ngoài ra lãnh đạo cần có tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, cần năng lực quản trị, nhân sự, tài chính, thuế, kế toán. Hiểu biết về marketing, bán hàng và truyền thông, kinh tế và chính trị. Khi đó Pháp mẫu quốc lúc đó bảo hộ nước xứ An Nam, việc kinh doanh của người bản địa rất khó khăn mà bị chèn ép khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.

Thầy: Vậy cụ đã khởi nghiệp bằng những nghề gì? Thầy mời em E trả lời!

Em E: Trước khi chạy tàu thủy, Bạch Thái Bưởi đã khởi nghiệp đủ nghề buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, thầu thuế chợ… chính cụ đã khởi nghiệp bằng cung cấp gỗ xây cầu Paul Doumer (1899-1902) nay là cầu Long Biên.

Thầy: Các em thấy không, phải thử kinh doanh mới biết hết khả năng tiềm ẩn của mình, cho đến khi nghề tìm đúng mình và thành nghiệp với lĩnh vực phù hợp nhất, thích nhất, đam mê nhất. Không sợ thất bại, không bao giờ bỏ cuộc, các em cũng có tố chất của nhà kinh doanh trong tương lai. Theo các em kinh doanh có phải lúc nào cũng thành công phải không?

Trò: Không. Cụ Bạch Thái Bưởi kinh doanh có lúc thất bại, mất trắng, nhưng cụ vẫn kiên định, không nản chí.

Thầy: Các em thấy không, muốn thành công phải làm cái mình giỏi nhất thích nhất, kinh doanh sở trường, đừng làm sở đoản, mới thành công. Hơn nữa thắng không kiêu bại không nản, không bỏ cuộc, phải tin vào bản thân mình và phải luôn kiên định. Theo các em cơ hội kinh doanh mới mà cụ đã chớp được là gì? Cả lớp bàn luận theo nhóm và một em đại diện nhóm tìm ra nhanh nhất thì xung phong cho thầy biết!

Em T: Cơ hội Kinh doanh đường thủy khi cụ chớp lấy thời cơ thuê lại được ba chiếc tàu thủy chủ tàu vừa hết hạn thuê với chính phủ Pháp và bắt đầu lĩnh vực kinh doanh mới toanh là vận tải trên sông nước và đặt tên ba tàu lại từ tiếng Pháp Dragon, Phénix, Fai Tsi Long sang tên thương hiệu thuần tiếng Việt là Phi Long, Phi Phượng, Bái Tử Long.

Thầy: Kinh doanh phải liều lĩnh và nhanh nhạy nắm cơ hội, đi tiên phòng và thống lĩnh vực kinh doanh đó. Cụ xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là người Việt và phục vụ càng nhiều người càng tốt đi lại thuận tiện, giúp giao thông hàng hoá và hành khách thuận tiện và giá cả hợp lý hơn so với tàu người Hoa. Vậy là khi sản phẩm dịch vụ không khác biệt độc đáo và cạnh tranh trực tiếp thì cụ dùng yếu tố phi thị trường, đó là lòng ái quốc, kêu gọi sự ủng hộ của đồng bào, người Việt Nam đi tàu Việt Nam và cụ để ống bơ trên tàu để đồng bào ủng hộ giúp đỡ. Cụ đã làm như thế nào để tiếp cận khách hàng mục tiêu để họ lựa chọn đi tàu cụ? Từng nhóm thảo luận và trình bày quan điểm.

Nhóm N: Lúc đầu, cụ gặp nhiều khó khăn như khi cụ mở công ty vận tải đường thủy thì những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Nhưng Bạch Thái Bưởi đã có nhiều sáng kiến để thu hút và giành lại khách hàng như: cho người đến các bến tàu diễn thuyết, quảng cáo, thêm dịch vụ giải trí như hát xẩm, trên mỗi con tàu đều dán dòng chữ: “Người ta đi tàu ta”, và “treo một cái ống” để hành khách “tiếp sức” cho chủ tàu từng hào, từng xu một. Cụ còn mua xưởng sửa chữa, đóng mới tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Như vậy cụ đảm bảo dây chuyền từ đóng mới đến vận hành và đảm bảo dịch vụ phục vụ đồng bào.

Thầy: Qua thảo luận cho thấy rằng muốn bán được hàng hoá và dịch vụ thì khải khác biệt độc đáo. Khi công ty có sản phẩm dịch vụ tốt phải truyền thông để nhiều người biết đến, muốn đi tàu, tin tưởng công ty, đi tàu, yêu mến và ủng hộ bằng việc giới thiệu cho những người khác. Sản phẩm dịch vụ phải luôn đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của thị trường. Ngoài chi phí, giá, thành và lợi nhuận cụ còn mang đến giá trị lớn lao là phục vụ đồng bào, kêu gọi giúp đỡ lẫn nhau để thành công, kinh tế phát triển, tạo thế và lực thống nhất đất nước. Các em thấy sức mạnh của marketing truyền miệng chưa?

Trò: Khách hàng đi tàu, yêu mến và trở thành người quảng bá nhiệt thành cho tàu Bưởi miễn phí. Công ty Bạch Thái mang lại những giá trị to lớn giúp đồng bào người Việt thay vì đi tàu người Hoa. Cụ lấy khách hàng làm trung tâm, khách hàng đi tàu hài lòng, dịch vụ tốt và khách hàng hài lòng mới có marketing truyền miệng cho đồng bào.

Thầy: Cụ Bạch Thái Bưởi có bao nhiêu tàu, những tên tàu của cụ nói lên điều gì? Thầy mời em A trả lời:

Em A: Vào thời điểm thịnh vượng cụ Bạch Thái Bưởi có 30 tàu và cụ là người yêu nước với tên tàu mang tên lịch sử, anh hùng dân tộc, các vị vua: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lạc Long, Đinh  Tiên Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức…

Thầy: Từ 3 chiếc đi thuê tới đội tàu 30 chiếc, cụ là “anh hùng kinh tế” vì cụ giỏi kinh doanh. Kinh doanh không thể tốt với một cái tên xấu. Các tên tàu dễ đọc dễ nhớ, có nghĩa tích cực, tên hiệu thuần Việt dành cho đối tượng khách hàng mục tiêu, cụ thể ở đây là người Việt. Định vị thương hiệu “tàu Việt cho người Việt” phân khúc thị trường bình dân rất rõ ràng”.

Cụ có nhân hiệu là tàu Bưởi, thương hiệu từng tàu và cái hiệu được thương Bạch Thái Công Ty, với cờ vàng, mỏ neo và ba ngôi sao tượng trưng ba miền và ước muốn độc lập, tập hợp những giá trị cảm xúc. Vậy muốn kinh doanh tốt các em phải có ý tưởng kinh doanh độc đáo, giải bài toán đáp ứng như cầu thị trường, thuyết phục bản thân và được đối tác, chọn một cái tên hay và phải đăng ký ngay tên miền trên internet. Chi tiết cuối bài đọc, cụ được ví như một “anh hùng kinh tế” sau 10 năm kinh doanh đường thuỷ từ năm 1909. Các em cho thầy biết năm 1919 có gì đặc biệt?

Em M: Đó là sự kiện hạ thuỷ thành công tàu Bình Chuẩn năm 1919, đây là con tàu An Nam lừng lẫy, được thiết kế, đóng mới hạ thuỷ chạy thành của chủ tàu Bạch Thái Bưởi, tại nhà máy đóng tàu riêng tại Hải Phòng. Một năm sau tức 1920 tàu chạy thành công từ Hải Phòng vào Sài Gòn. Đây là niềm tự hào của giới công thương nghiệp thời bấy giờ và tàu An Nam đầu tiên cập cảng Sài gòn.

Cái này không có trong sách này. Em M có thể trở thành nhà nghiên cứu hay nhà phát minh. Cảm ơn cả lớp, các em V.I.E.T.N.A.M đã tích cực phát biểu cho buổi học kinh doanh qua một bài đọc, những bài học thành công của Vua Tàu Thuỷ Bạch Thái Bưởi. Thầy hy vọng các em thích phương pháp dạy học khai phóng mới này và muốn kinh doanh và thành công như cụ Bạch Thái Bưởi, thế hệ doanh nhân vàng đầu tiên Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20.

Thầy tin các em có thể học kinh doanh, trở thành vị doanh chủ đáng kính: thành tính, đạo nghĩa, trách nhiệm, thành công bằng sự tử tế. Nhiều khẩu hiệu của cụ vẫn là nguồn cảm hứng và áp dụng cho đến ngày này như là “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hay mới đây nhất là “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.

Lãnh đạo là phụng sự, ai cũng có thể lãnh đạo vì ai cũng có thể phụng sự. Hôm nay thầy trò chúng ta được học về một doanh nhân tiêu biểu truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ người Việt Nam chúng ta.

Đặc điểm chung của khách du lịch ở một số châu lục

Khách là người châu Âu

  • Tính cởi mở, nói nhiều, tự do, phóng khoáng, vui buồn dễ thể hiện trên nét mặt. Họ dễ thích nghi với môi trường mới, cử chỉ tự nhiên trong giao tiếp rộng, thẳng thắn, thực tế. Đề tài nói chuyện của người châu Âu thường là những vấn đề mang tính chung chung (thể thao, du lịch, nghệ thuật, âm nhạc..) Họ tránh nói về những đặc điểm cá nhân, chủng tộc, thu nhập, gia đình, việc làm ăn buôn bán…
  • Có trình độ văn hoá và hiểu biết tương đối cao, đa số đều có thể sử dụng những ngôn ngữ phổ biến (Pháp, Anh, Nga, Latinh…)
  • Thiên chúa giáo là tôn giáo phổ biến ở châu Âu, tuy nhiên tôn giáo không quá ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người châu Âu như những dân tộc khác ở châu Á.
  • Người châu Âu thường lịch sự, chính xác, thực tế, độc lập trong suy nghĩ.
  • Người châu Âu trọng hình thức ăn mặc, họ thích sự gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (trong ăn uống)
  • Khẩu vị của họ thiên về chất béo, thịt hải sản và các sản phẩm từ sữa, họ ít ăn rau và không quen ăn rau muối (ngoại  trừ người Nga và một số quốc gia Đông Âu)
  • Họ thường uống nhiều rượu, phổ biến nhất là Whisky, Brandy, Vang, Vodka, cô- nhắc, các loại bia…Cà phê cũng là đồ uống phổ biến. Nhìn chung tập quán và khẩu vị ăn uống của người Âu có một số điểm như:
  • Các bữa ăn trong ngày gồm 3 bữa: bữa sáng thường là những món ăn nhẹ như: bánh mì, trứng, bơ, phomat, càphê, sữa, nước quả, đồ nguội…bữa trưa thường dùng đồ nguội làm món khai vị sau đó dùng các món chính như: thịt cá, rau, hoa quả, bánh ngọt…Bữa tối thường khai vị bằng đồ nguội, hoặc súp, các món chính là các loại thịt, hải sản, rau bơ, pho mát, các loại rượu…
  • Do lối sống công nghiệp tác động vào sinh hoạt hàng ngày của người Âu nên bữa sáng và bữa trưa của họ tương đối đơn giản (thậm chí người ta còn dùng thức ăn nhanh) bữa tối thường là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày của họ. Ngoài ra họ có thói quen vừa ăn, vừa uống, những loại rượu thường uống kèm tương ứng với thức ăn có thể dùng cả nước ngọt, bia nước suối, nước hoa quả trong bữa ăn.
  • Cách ăn và sử dụng dụng cụ ăn uống của người Âu: Dụng cụ ăn thường là dao, thìa, dĩa với chức năng riêng biệt, mỗi món ăn dùng một dụng cụ khác nhau, đa số người Âu dọn ăn theo kiểu ăn từng món (từ khai vị, món chính, đến món tráng miệng … hết món này mới ăn tiếp món khác). Thức ăn được để trong đĩa, ăn súp thì dùng đĩa sâu và dùng thìa, các món khác được để trong đĩa nông, và dùng dao và nĩa.
  • Khách du lịch là người châu Âu thường có những hiểu biết tương đối về du lịch, đa số có kinh nghiệm đi du lịch. Họ có khả năng thanh toán tương đối cao, thích các loại hình du lịch biển, sinh thái, văn hoá. Họ yêu cầu tương đối chặt chẽ về chất lượng các sản phẩm , dịch vụ du lịch.

Khách là người châu Á

Khách là người châu Á khá đa dạng và phức tạp trong tính cách dân tộc cũng như trong cách giao tiếp vì có nhiều nền văn hoá, nhiều tôn giáo, nhiều điều kiện kinh tế xã hội khác biệt. Nhìn chung người châu Á có một số đặc điểm chung mang tính chất điển hình như:

  • Trọng lễ nghi trong giao tiếp: Nghi thức khi giao tiếp của người châu Á thường gắn bó chặt chẽ với văn hoá và tôn giáo của cộng đồng, họ coi việc chào hỏi, đúng lễ nghi là thước đo của phẩm hạnh, thường cử chỉ chào hỏi của người châu Á mang tính mực thước, khiêm nhường, khoan thai, một số nước ở Đông Á, Đông Nam Á chào theo cách cúi đầu trong khi đó ở một số nứơc Nam Á, Trung Á, Trung Đông chào bằng cách chắp hai tay trước ngực. Tuy nhiên một số bộ phận dân cư cũng chào theo các bắt tay, vỗ vai, ôm hôn như người châu Âu. Trong giao tiếp người châu Á rất coi trọng tôn ti, trật tự, theo lứa tuổi địa vị xã hội và thường tuân theo những tập quán của cộng đồng mình.
  • Trọng tín nghĩa: đây là nét cao đẹp trong văn hoá Phương Đông, các tôn giáo như đạo Khổng, đạo Phật, đạo Shinto, đạo Hinđu, đạo Hồi… đều coi tín nghĩa là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quan hệ giữa người với người. Trong quan hệ họ không coi trong những văn bản cam kết (giấy trắng mực đen) như người Âu- Mỹ mà coi trọng yếu tố lời nói của cá nhân con người.
  • Người châu Á tính tình kín đáo, họ thường cẩn trọng, dè dặt trong giao tiếp. Người Châu Á có thuộc tính thường chờ đợi, lắng nghe và thận trọng, không quá vội vàng, quá cởi mở vồn vã …Ngoài ra người châu Á cón ít đi thẳng vào vấn đề, vào nội dung câu chuyện, họ thường đi đến mục đích chính theo lối đường vòng.
  • Đề cao yếu tố truyến thống và gia đình, bản sắc cộng đồng cao hơn bản sắc cá nhân. Đây là một điểm rất đặc trưng của người châu Á, trong đó mọi hoạt động giao tiếp vai trò của các nhân thường bị lẫn chìm trong cộng đồng xã hội. Người châu Á ít bộc lộ cá tính của mình, họ thường nhân danh tập thể, cộng đồng, thường núp bóng dưới những danh nghĩa nhất định. Tuỳ theo từng vùng lãnh thổ và kinh tế xã hội người châu Á còn có những đặc điểm riêng
  • Vùng Đông Á, Đông Nam Á (TQ, NB, HQ một số nước thuộc khối ASEAN như: VN, Philippin, TL, Campuchi, Lào…) chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Khổng giáo, Nho giáo, và Thiên chúa giáo với các tư tưởng: nhân ái, hướng thiện, đề cao lễ nghi, đạo đức, và yếu tố tinh thần.
  • Vùng Nam Á, Trung Đông và các quốc gia theo đạo Hồi trong cuộc sống và trong giao tiếp chịu rất nhiều sự chi phối của các lễ nghi tôn giáo.
  • Khẩu vị và cách ăn uống của người Châu Á cũng đa dạng và phong phú không kém gì về tôn giáo và tính cách dân tộc. Các nước Đông Á thường ăn uống theo lối tổng hợp có cả rau, thịt, nước canh, cơm… nhìn chung có nhiều món ăn và trong từng món ăn có có nhiều nguyên liệu gia vị, họ ăn theo mâm và dùng đũa. Trong khi đó một số nước Nam Á và một số nước theo đạo.

Khách là người châu Mỹ

Cư dân bản địa của châu Mỹ hiện nay chỉ chiếm một tỉ lệ rất thấp và thường sống ở những vùng hẻo lánh, có ảnh hưởng rất ít tới đời sống kinh tế, chính trị của các nước. Đa số cư dân châu Mỹ hiện nay là người từ các châu lục khác (trong đó chủ yếu là người Châu Âu và châu Phi) di cư sang. Do đặc điểm về lịch sử nên ở châu Mỹ có thể chia ra các khu vực như: Bắc mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ với những đặc điểm riêng.

  • Trực tính, thực tế, tình cảm rõ ràng, hay tranh luận.
  • Vui tính, cởi mở, thân thiện, coi trọng nghi thức ñối với phụnữ.
  • Rất hiếu khách, thường mời khách ñến nhà. Nếu ñược mời nên mang theo quà.
  • Khi trò truyện thích ngồi sát bên khách, ñôi khi còn ghé vào tai khách trao ñổi.
  • Trong tranh cãi thường có cửchỉmạnh: khua tay, đập bàn, nhưng khi đã thoảthuận thì luôn thực hiện khẩn trương.
  • Quan tâm nhiều đến địa vị, giàu sang.

Khách là người châu Phi

Người Châu Phi nhìn chung có tính khí nóng nảy, cuồng nhiệt, dễ tự ái dân tộc, nhưng chất phác thẳng thắn. Người Châu Phi không quá câu nệ đến các nghi lễ giao tiếp, nhưng họ lại rất nhạy cảm với sự phân biệt trong giao tiếp.

Những đặc điểm phổ biến của khách du lịch ở một số nước Châu Âu

  1. Khách du lịch là người Vương quốc Anh

Vương quốc Anh là quốc gia theo chế độ chính trị quân chủ lập hiến nằm ở Tây Âu. Vương Quốc Anh bao gổm 4 quốc gia: England, Scotland, Wales, Bắc Ireland. Tổng diện tích của Vương Quốc Anh: 244.000km2 . Dân số 64 triệu người  (2013) thủ đô: Luân Đôn, tiền tệ: bảng Anh.

Nước Anh là một quốc gia có lịch sử tương đối lâu đời, tôn giáo chủ yếu là Thiên chúa giáo và Cơ đốc tân giáo.

Tính cách dân tộc

  • Lạnh lùng trầm lặng, thực tế, thích ngắn gọn, đơn giản, hợp lý.
  • “ Phớt ăng-lê” chính là một trong những nét tính cách điển hình nhất của người Vương Quốc Anh, họ thường không quan tâm đến những gì không liên quan đến bản thân mình và họ cũng rất ghét người khác nhúng mũi vào chuyện của mình.
  • Người Anh lịch lãm, có văn hoá, trong quan hệ thường biểu hiện sự dè dặt, giữ ý tứ, họ thường có thái độ nghiêm nghị trong khi trò chuyện, rất ghét thói ba hoa. Nhìn chung họ khá khiêm tốn, với họ kiêu ngạo là biểu hiện của sự thiếu giáo dục.
  • Ngón tay trỏ gõ lên cánh mũi người Anh muốn nói “ Hãy giữ bí mật” ngón tay trỏ vuốt mi mắt và kéo thấp xuống ám chỉ “ anh đừng lừa dối tôi”
  • Người Anh yêu quý mèo và thích hoa tươi.
  • Khi tặng quà cho người Anh tránh tặng: dao, kéo, khăn tay. Nếu quà tặng có giá trị có thể họ bị ngộ nhận là sự “ hối lộ”. Kỵ số 13
  • Đề tài nói chuyện hấp dẫn nhất đối với người Anh là thời tiết (do thời tiết nước Anh rất dễ thay đổi, và đa số thời gian chìm trong sương mù). Ngoài ra họ còn thích đề cập đến thể thao đặc biệt là bóng đá. Họ kị nói đến các đề tài liên quan đến thu nhập của đàn công và tuổi tác của phụ nữ .
  • Người Anh không thích mặc cả, họ cho rằng đây là công việc làm mất thể diện, mặc khác các mặt hàng ở Anh thường được niêm yết giá rõ ràng và được bán đúng giá, họ có thói quen xếp hàng và rất ghét sự chen ngang.
  • Theo truyền thống của nững người theo đạo Thiên Chúa nói chung và ở nước Anh nói riêng, ngày 14/2 là ngày lễ tình yêu người ta thường tặng hoa hồng và socola cho người thân.
  • Người Anh kị thắt càravat kẻ sọc (theo trang phục của quân đội và nhà trường người ta thường mang caravat kẻ sọc)
  • Họ có tính truyền thống cao, đề cao yếu tố gia đình, rất kị lấy chuyện hoàng tộc ra chế giễu.
  • Đàn ông Scotland có loại trang phục rất nổi tiếng và riêng biệt đó là váy caro hoa.

Khẩu vị và cách ăn uống

  • Họ thường ăn từng món, với mỗi món lại có những bộ dụng cụ ăn (dao, thìa, nĩa) khác nhau. Ngay cả trong việc uống, họ có sự phân biệt rõ ràng về các loại ly dùng cho từng loại rượu cụ thể.
  • Người Châu Âu sử dụng nhiều thịt, bơ sữa, pho mát, dăm bông, xúc xích, mặc khác họ đề cao yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm nên ít khi họ dùng các thực phẩm chế biến theo kiểu lên men (như dưa muối, nước mắm…)
  • Các món ăn của người Anh đựơc chế biến đơn giản theo hai cách: cho vào lò nướng hoặc luộc là chủ yếu. Khi chế biến họ ít cho gia vị mà đến lúc ăn tuỳ sở thích của từng người mà cho thêm.
  • Khi ăn người Anh cầm úp nĩa. Họ hay để thừa một ít ở mỗi món để thể hiện tính lịch sự. Dùng điểm tâm có nhiều món, trong đó luôn phải có cà phê, trà hoặc sữa
  • Người Anh cũng thích uống rượu đặc biệt trong những bữa tiệc và khi đi du lịch. Họ thường dùng những loại rượu như Whisky, vang (Wine) và Brandy. Chú ý chỉ rót tiếp rượu, trà cho người Anh khi đã uống cạn ly.
  • Khi được mời một thứ gì họ tập quán nói “cám ơn rất nhiều” có nghĩa là đồng ý, nếu không họ sẽ nói thẳng “không, cám ơn”

Đặc điểm khi đi du lịch

Thích đi du lịch là truyến thống lâu đời của người Anh. Với tư cách là khách du lịch người Anh có thể nêu ra một số đặc điềm :

  • Thích đi du lịch ngắn ngày với hành trình ngắn. Muốn được tham quan nhiều nơi trong một chuyến đi .
  • Thích đến các nước nhiệt đới, cư dân ở đó nói tiếng Anh. Người Anh ít lưu tâm đến ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ của chính họ.
  • Muốn có nhiều dịch vụ, có điều kiện để chơi thể thao ở điểm du lịch.
  • Phương tiện vận chuyển ưa thích nhất: máy bay, tày thuỷ.
  • Thích loại hình du lịch lều trại (camping)
  • Khi đến Việt Nam họ ưa thích các món ăn Việt Nam .
  1. Khách du lịch là người Pháp

Nứơc Pháp nằm ở Tây Âu, diện tích: 551.602km2. Dân số: 66 triệu người (2013) chủ yếu là người Pháp. Phần lớn người Pháp theo đạo Thiên chúa, ngôn ngữ chính là tiếng Pháp, thủ đô: Paris, tiền tệ: đồng Euro.

Tính cách dân tộc

  • Thông minh, lịch thiệp, trọng hình thức cầu kỳ, sành điệu trong ăn mặc,
  • Giàu tính hài hước thường châm biếm những gì thái quá. Với người Pháp ngón tay trỏ chỉ vào thái dương thường áp chỉ sự ngu ngốc, đây là một cử chỉ châm biếm của họ.
  • Người Pháp có những khuôn mẫu rò ràng trong cách chào, cách nói chuyện, cách viết thư đặc bệit là cách cư xử với phụ nữ.
  • Người Pháp kỵ hoa cúc và không thích hoa cẩm chướng. Người pháp nói riêng và người châu Âu nói chung đều thích hoa hồng và hoa Tulip.
  • Không thích đề cập đến chuyện riêng tư, chuyện gia đình, chuyện làm ăn trong khi nói chuyện. Đây là một điều chung của các nước phương Tây.
  • Người Pháp không thích con số 13 (tương tự như người Anh)
  • Nếu tặng nước hoa và đồ trang sức đắc tiền cho phụ nữ Pháp, bạn có thể bị hiều lầm là “ quá thân thiết” hay đang có “mưu đồ mờ ám”.

Khẩu vị và cách ăn uống

Khẩu vị và cách ăn uống của người Pháp rất đa dạng và phong phú vào bậc nhất châu Âu. Đối với người Pháp ăn uống là một nghệ thuật, bữa ăn có thể kéo dài từ 3-4 giờ, món ăn của họ không chỉ độc đáo, cầu kỳ mà còn sàng lọc tất cả những gì tinh hoa nhất.Nhìn chung khẩu vị và cách ăn uống của người Pháp có một số đặc điểm:

  • Thích ăn các món nướng, tái rán, các món nấu phải nhừ, thường ăn súp vào buổi tối. Tráng miệng thường dùng các món ngọt và hoa quả tổng hợp.
  • Thích các loại thịt, hải sản, các loại dăm bông, xúc xích, pho mát…trong chế biến thường có rượu ngon làm gia vị.
  • Người Pháp uống nhiều rượu và sành về uống. Khi rượu trong ly đã vơi, người Pháp thường rót thêm rượu cho khách. Khi họ uống cạn ly thường là để chứng tỏ mình đã uống đủ rồi.
  • Người Pháp rất thích uống cà phê (85% người trưởng thành uống cà phê hàng ngày) không riêng gì người Pháp mà nhiều quốc gia khác thường có thói quen uống cà phê vào buổi trưa với mục đích cho tỉnh táo tinh thần.
  • Người Pháp không có thói quen chia sẻ bàn ăn với người lạ, không có thói quen hút thuốc trong bữa ăn.

Đặc điểm khi đi du lịch

  • Ngày 1/8 hàng năm là ngày hội du lịch vủa người Pháp.
  • Đi du lịch thường là để nghỉ ngơi và tìm hiểu. Họ có tật lười nói tiếng nước ngoài (VD tiếng Anh)
  • Phương tiện giao thông ưa thích : ô tô, máy bay.
  • Yêu cầu chất lượng phục vụ cao, họ thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng tương đối cao. Thích nghỉ khách sạn từ 3-4 sao, và các kiểu nhà nghỉ giải trí.
  • Khi đến Việt Nam, khách Pháp đam mê phong cảnh vịnh Hạ Long. Thích tìm hiểu văn hoá- phong tục tập quán Việt Nam… Họ ưa thích món món ăn, rượu Việt Nam, thích được phục vụ ăn uống tại phòng.
  1. Khách du lịch là người Đức

Cộng hoà liên Bang Đức nằm ở phía tây khu vực Trung Âu, diện tích: 357.000km2, dân số: 82 triệu người. Người Đức chiếm 92% dân số. Phần lớn theo đạo Thiên chúc giáo và cơ đốc giáo, ngôn ngữ chính là tiếng Đức, ngoài ra đa số người Đức còn sử dụng tiếng Anh và Pháp trong giao tiếp .

Tính cách dân tộc

  • Thông minh, tư duy chặt chẽ, nhanh nhạy, phong cách giao tiếp rõ ràng, rành mạch sòng phẳng và dứt khoát.Vì vậy làm việc với người Đức nên đi thẳng vào công việc, có thể bỏ qua các nghi thức xã giao thăm hỏi.
  • Thẳng thắn, yêu lao động, nghiêm túc có tính vệ sinh, ngăn nắp, rất tôn trọng luật pháp. Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và rất ít khi bị người khác chi phối.
  • Có tài tổ chức, sống và làm việc luôn theo một kế hoạch cụ thể. Mặc dù mức sống rất cao nhưng người Đức chi tiêu rất tiết kiệm.
  • Người Đức rất hay bắt tay khi gặp nhau, đây là tập quán đặc biệt của người Đức.
  • Khi mới giao tiếp họ ít nói, trầm lặng. Tuy nhiên khi tiếp xúc thường xuyên có thể thấy người Đức đối đãi với người khác rất nghiêm túc, thẳng thắn và chân thành.
  • Người Đức rất chính xác trong hẹn hò và giờ giấc. Khi hẹn một người Đức thông thường bạn phải hẹn trước cả tuần để có thời gian chuẩn bị.
  • Khi tặng quà cho người Đức không nên tặng những món quà đắt tiền hay quan trọng. Nên tặng những món quà có giá vừa phải, có ý nghĩa kỷ niệm, xem đây là biểu thị cho sự thăm hỏi, chúc mừng hoặc cảm ơn.
  • Người Đức có lễ hội bia Mu- nich rất đặc sắc và nổi tiếng trên thế giới, được tổ chức vào khoảng tháng 10 dương lịch.

Khẩu vị và cách ăn uống

  • Khẩu vị ăn uống của người Đức khá đơn điệu, các món ăn thường gặp là nấu, hầm và rán.
  • Thích ăn các loại thịt, đặc biệt là thịt bò và các món ăn chế biến từ cá.
  • Người Đức có món thịt hun khói nổi tiếng, vào dịp lễ tết thường ăn ngỗng quay. Một trong những món mang tính Đức nhiều nhất là thịt thái lát và khoai tây rán.
  • Thích các loại bánh ngọt và uống cà phê, khi ăn uống không nói chuyện ồn ào, không hút thuốc và không có tiếng va chạm mạnh.
  • Người Đức thích uống bia (Đức là nứơc có lượng bia tiêu thụ tính theo đầu người lớn nhất thế giới) Đức cũng là nứơc có loại bia ngon và có lễ hội bia rất nổi tiếng (chẳng hạn lễ hội ở Mu- nich)

Đặc điểm khi đi du lịch

  • Người Đức chi tịêu rất tiết kiệm trong du lịch họ thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng trung bình, khá (từ 2-3 sao) ngoài ra họ cũng ưa thích loại hình du lịch lều trại .
  • Họ thường lựa chọn loại hình du lịch trọn gói.
  • Thích có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí ở điểm du lịch.
  • Phương tiện giao thông ưa thích : ôtô, du lịch, máy bay, tàu hoả.
  • Khách du lịch rất hay đánh giá về chất lượng phục vụ và bày tỏ thái độ của mình một cách rõ ràng.
  1. Khách du lịch Tây Ban Nha

Tây Ban Nha là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc, phong cảnh thiên nhiên đẹp, công nghiệp du lịch phát triển, hiện đại song hành cùng những lễ hội nổi tiếng trên khắp thế giới như : đấu bò, ném cà chua…

Tính cách dân tộc

  • Kiêu hãnh đến ngạo mạn. Rất tự hào dân tộc, trọng danh dự
  • Nhiệt tình, sống động, thích mạo hiểm
  • Người Tây Ban Nha nói chung rất yêu nước và khu vực nơi mình sinh sống. Tránh tranh luận về việc người ta đến từ Catalonia hay người Tây Ban Nha chính gốc. Không cần biết bạn đúng hay sai nhưng cuộc tranh cãi sẽ kéo dài và vô nghĩa.
  • Tập quán của Tây Ban Nha là hôn bạn bè, gia đình, người quen vào cả hai má khi gặp nhau hay tạm biệt. Nụ hôn giữa hai người nam chỉ hạn chế trong gia đình – đối với bạn bè hay công ty thì nên bắt tay.
  • Người Tây Ban Nha bất cứ ở vùng nào đều có xu hướng tiếp xúc thân thiện với bạn như đặt tay lên vai hay vỗ lưng bạn, đó là dấu hiệu của tình bạn mà thôi.

Khẩu vị và cách ăn uống

  • Người Tây Ban Nha thích xúc xích, đặc biệt là chorizo của họ, một xúc xích thịt lợn được làm bằng paprika.
  • Thịt bò, cừu và thịt lợn đều phổ biến, có thể được chế biến bằng cách quay, nướng trên than hoặc sa-tế cho các món sốt. Thường thì người Tây Ban Nha dùng thịt quay trong các dịp lễ, hội.
  • Trong bữa ăn, người Tây Ban Nha sẽ không bắt đầu ăn nếu mọi người chưa vào chỗ đủ. Cũng tương tự, họ sẽ không ra khỏi bàn khi mọi người chưa ăn xong. Khi có hóa đơn thanh toán, họ sẽ thanh toán đồng đều.
  • Trứng được ăn hàng ngày. Nó có mặt khắp nơi, từ các nhà hàng sang trọng cho đến những hàng ăn bình dân hay tại nhà. Trứng đúc khoai tây, ăn nguội hay để lạnh là món phổ biến. Huevos flamencos – món trứng chiên với thịt hun khói, cà chua và rau, vốn là món ăn truyền thống của Sevilla, nhưng giờ đây đã thành món ăn của cả Tây Ban Nha. Nhưng dù có chế biến thế nào, món trứng Tây Ban Nha luôn ngon lành và khoái khẩu. Trứng cũng được dùng trong các món tráng miệng.
  • Món Cocidos cũng là một món rất phổ biến. Đó là món hầm truyền thống của Tây Ban Nha. Món này thường gồm rau tươi, rau khô với các loại thịt, và mỗi vùng đều có sự sáng tạo riêng và có tên gọi riêng: người Catalan gọi nó là Escudella, người Andalusia lại gọi nó là Potaje.

Đặc điểm khi đi du lịch

  1. Khách du lịch người Italia

Người Italia nói nhiều, lạc quan, say mê âm nhạc, coi trọng sựgọn gàng, kiểu cách và sang trọng. Hào phóng và thiết tha với du lịch, họrất  ñúng hẹn khi gặp, làm việc với người ItaLia không nên đi thẳng vào vấn đề mà câu chuyện mào  đầu là rất quan trọng.

Tính cách dân tộc

  • Khi giao tiếp luôn có xu hướng đến gần đối tượng, khi muốn đưa các câu hỏi thì cong ngón tay lại
  • Khi tặng hoa và quà tránh hoa cúc và sốlẻ. Uống rượu không được say.
  • Trong khi ăn uống không hút thuốc lá.
  • Phụ nữ đi một mình rất thích đàn ông đón rước bất kỳcơhội nào.
  • Người Italia thích thời trang, nên thường ăn mặc lịch sự, chải chuốt, gọn gàng.

Đặc điểm đi du lịch

  • Thường đi du lịch ngắn ngày, chỉ sử dụng kỳ nghỉ một lần trong năm ( Từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 9 ).
  • Thường thích tham quan các thành phố nổi tiếng về phong cách và văn hoá.
  • Thích thể loại du lịch biển, đi chơi đêm và quan tâm đến mua hàng.
  • Thường đi du lịch cả gia đình và lưu trú tại các khách sạn sang trọng.
  • Phương tiện giao thông sử dụng ưa chuộng là xe lửa, ô tô du lịch và máy bay.
  • Lưu lại ở nơi du lịch với thời gian ngắn, quyết định khởi hành nhanh, không theo lịch trình đã định.

Những đặc điểm phổ biến của khách du lịch ở một số nước Châu Á

  1. Khách du lịch là người Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trên TG (khoảng 9.630.000km2) nhưng lại là quốc gia có dân số lớn nhất TG 1, 4 tỉ người (2013) Tiếng Hán là tiếng phổ thông của Trung Quốc. có 56 dân tộc, trong đó tộc người Hán chiếm gần 92% tôn giáo phổ biến là: Đạo giáo, Phật giáo…

Tính cách dân tộc

Nhìn chung tính cách dân tộc Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng với tính cách dân tộc của người Việt Nam. Ngoài ra họ còn có một số điểm sau:

  • Người Trung Quốc khá thân thiện, khiêm nhường, cần cù, ham học hỏi.
  • Người Trung Quốc khá khách khí. Tuy nhiên trong giao tiếp họ không quá coi trọng lễ nghi. Đối với người Trung Quốc khi chào chỉ cần giơ tay hay gật đầu cũng được, ngoài ra cũng có thể bắt tay khi gặp mặt. Tuy nhiên khi gặp người có địa vị xã hội cao hoặc người già nên hơi cúi người và bắt tay bằng cả hai tay.
  • Người Trung Quốc có thể gọi nhau bằng họ hoặc có thể gọi kèm chức vụ, nghề nghiệp cũng khá phổ biến
  • Người Trung Quốc thích đề cập đến các chủ đề về lịch sử, văn hoá, gia đình,và những thành tựu của đất nước Trung Quốc trong khi trò chuyện.
  • Người Trung Quốc ngại người khá đụng chạm vào cơ thể của mình như: ôm vai hay vỗ lưng.
  • Người Trung Quốc thích các số 6, 8, 2, 10. Không tích số 5, 7 (đồng âm với từ thất chỉ sự mất mát hay thất bại).

Khẩu vị và cách ăn uống

  • Cũng giống như người Việt Nam, người Trung Quốc ăn theo mâm và dùng bát, đũa, ở các gia đình thường ngồi ở chiếu, trên phản, giường, trong các nhà hàng thường dùng bàn tròn hoặc bàn vuông.
  • Cơ cấu bữa ăn bao gồm: các món nguội để khai vị và nhắm rượu, tiếp đến là các món nấu, các món mặn để ăn với cơm, bánh bao hoặc bánh mì, cuối cùng là món súp, canh và món tráng miệng.
  • Món ăn Trung Quốc phục vụ trong các cơ sở ăn uống du lịch thường là: nem. Gà, vịt, ngang, lợn, cá, tôm, cua, ốc, ếch, sò,mực, bào ngư…
  • Khác với người Châu Âu , người Trung Quốc thường chỉ uống rựơu khi có đồ nhắm hay uống rượu trong các bữa ăn
  • Người Trung Quốc cũng rất thích uống trà. Họ thường uống trà vào lúc sáng sớm, sau các bữa ăn, vào chiều tối , trong những lúc đàm đạo, trò chuyện.

Đặc điểm khi đi du lịch

  • Việt nam có nhiều thuận lợi trong việc phát triển du lịch với Trung Quốc, khách Trung Quốc có thể đến Việt Nam bằng cả đượng bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, Mặt khác giá cả dịch vụ ở Việt Nam tương đối phù hợp với túi tiền của khách du lịch Trung Quốc, lại có điểm gần gũi về mặt văn hoá, lịch sử…Chính vì điều này lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam không ngừng tăng lên .
  • Nhìn chung khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là thương mại, thăm người thân và nghỉ mát.
  • Khách đi du lịch Trung Quốc thích mua sắm và thường mua những loại hàng hoá không có hoặc rẻ hơn trong nước. Họ thường chọn du lịch ngắn ngày (từ 2- 3 ngày) sử dụng các dịch vụ có thứ hạng trung bình khá và thường đi du lịch với tính chất tham quan.
  • Khách TQ hầu như không biết tiếng Anh cũng như những ngôn ngữ phổ biến khác.
  • Khách Trung Quốc thường chú trọng đến hình thức phục vụ hơn là nội dung, thường đi theo nhóm, thường nói nhiều, thích ăn theo kiểu Trung Quốc. Quảng cáo du lịch với người Trung Quốc cần nhấn mạnh “ giá rẻ” nhưng chất lượng lại cao hoặc đảm bảo.
  1. Khách du lịch là người Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở Đông Á thuộc Thái Bình Dương. Diện tích nước Nhật 377.800km2 được hợp thành từ 4 đảo lớn: Hokkaido, Sikoku, kyusu, Hônsu cùng hơn 1000 đảo nhỏ. Dân số khoảng 127 triệu nguời (2013). Ngôn ngữ chính là tiếng Nhật. Ngoài ra trong lĩnh vực thương mại và du lịch tiếng Anh và thương mại được sử dụng tương đối rộng rãi.

Tính cách dân tộc

  • Thông minh, cần cù, khôn ngoan, thủ đoạn và trưởng giả. Trong cuộc sống hàng ngày người Nhật lịch lãm gia giáo, chu tất, ham học hỏi.
  • Người Nhật có tính kỷ luật, bản sắc cộng đồng cao hơn bản sắc cá nhân.
  • Người Nhật đề cao tính khiêm tốn, họ ghét sự khoe khoang.
  • Dân tộc Nhật là dân tộc cười, họ cười mọi lúc mọi nơi, nụ cười của họ có rất nhiều ý nghĩa, họ cười trong cả lúc vui lẫn lúc buồn.
  • Không thích người khác hỏi về tiền lương, thu nhập… Phụ nữ Nhật kỵ người khác hỏi tên, tuổi, tình trạng hôn nhân của mình.
  • Người Nhật chào hỏi bằng cách cúi đầu. Họ hay dùng danh thiếp để để giới thiệu làm quen trong lần gặp gỡ đầu tiên.
  • Người Nhật rất tin vào nghệ thuật tướng số, con gái Nhật rất sung sướng khi được khen là “mỹ nhân tuổi tỵ”
  • Chim trĩ xanh được xem là quốc điểu của nước Nhật, ngoài ra họ còn thích con rùa và con hạc (biểu trưng cho sự trường thọ và bền bỉ), họ ác cảm với con cáo vì biểu trưng của sự tham lam và xảo trá.
  • Người Nhật rất thích uống trà, ngoài kiểu uống trà thông thường để giải khát và chữa bệnh còn có những nghi lễ uống trà đã đựơc nâng lên thành một nghệ thuật.
  • Người Nhật thích các số lẻ và kỵ số 4. Trong tiếng Nhật số 4 có nghĩa là “Shi” đồng âm khác nghĩa với từ chết. Ngoài ra còn kỵ màu xanh và hoa sen, họ cho rằng màu xanh là màu không trong lành , còn hoa sen chỉ dùng để phúng viếng.

Khẩu vị ăn uống

Nhìn chung khẩu vị và cách ăn uống của người Nhật có nhiều nét tương đồng với người Việt Nam, Trung Quốc. Đều ăn mâm, dùng đũa, ăn cơm, canh, dọn đầy đủ các món cùng ăn. ..Tuy nhiên họ có một số nét riêng:

  • Thích các món ăn chế biến từ hải sản. Thức ăn chính là cơm tẻ, mì sợi, thịt, các rau, … trong chế biến người Nhật thích giữ nguyên mùi vị ban đầu của thực phẩm.
  • Trước khi ăn dùng khăn lau mặt bông quấn chặt hấp nóng để khách lau mặt, sau khi ăn có bát nước chè thả thêm bông cúc để rửa tay.
  • Khi ăn uống với người Nhật cần lưu ý không nên chan canh (hay súp) vào cơm hay các món ăn khác, vì họ cho rằng đó là cử chỉ mất lịch sự. Theo người Nhật cách ăn này chỉ dùng cho chó và mèo.
  • Khi uống rượu với người Nhật không nên khuyên hay ép họ uống hết mình.
  • Món ăn nổi tiếng của người Nhật là: Sushi, gỏi cá tôm, cơm nắm, món cá nóc hay còn gọi là “cú thịnh”. Rượu Sake là loại rươu dân tộc, đặc trưng của người Nhật.

Đặc điểm khi đi du lịch

  • Thường chọn điểm đến du lịch có nhiều ánh nắng, cảnh sắc hấp dẫn, có bãi biển đẹp, cát trắng, có điều kiện để tắm biển quanh năm. Ngoài ra người Nhật còn thích các di tích cổ, thích các chương trình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, thể thao.
  • Khách Nhật chi tiêu nhiều cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống, họ thường sử dụng các dịch có thứ hạng tương đối cao. Nhìn chung người Nhật quen với những trang thiết bị sinh hoạt mang tính tiện dụng và hiện đại.
  • Người nhật coi trọng vấn đề an toàn, vì vậy người Nhật thường không thích ở tầng 1 và hai tầng trên cùng trong những khách sạn cao tầng. Họ thường cất tiền ở những nơi kín đáo, chỉ đem theo một số tiền vừa đủ để thanh toán và chi tiêu.
  • Người Nhật thường mua rất nhiều quà lưu niệm.
  • Người Nhật luôn thể hiện là người có kỷ luật và lịch sự . Khi di du lịch họ ít kêu ca phàn nàn, ít nổi nóng, tuy nhiên họ lại có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và dịch vụ .
  1. Khách du lịch là người Hàn Quốc

Tên đầy đủ của Hàn Quốc là Đại Hàn Dân Quốc, nằm ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, diện tích: 99. 326km2, dân số gần 49 triệu người (2013). Đa số người Hàn Quốc theo đạo Thiên chúa. Ngôn ngữ chính thống là tiếng Triều Tiên, tuy nhiên trong chữ viết sử dụng nhiều chữ Hán. Hàn Quốc là đất nước có nền kinh tế phát triển thứ 2 ở Châu Á.

Tính cách dân tộc

  • Người Hàn Quốc coi trọng bản sắc văn hoá dân tộc và đề cao giáo dục.
  • Năm đức tính được coi trọng nhất đối với họ là: Hiếu nghĩa với tổ tiên, bố mẹ; Trung thành với bạn bè; Chung thủy với vợ chồng; Phục tùng và tuân theo người lãnh đạo; Kính trọng thầy.
  • Người Hàn Quốc dễ gần, giao tiếp trong du lịch khá cởi mở thoải mái, tuy nhiên lễ nghi trong những dịp quan trọng của người Hàn Quốc lại khá phức tạp. Họ rất đề cao vị trí của người già VD: khi xếp hàng, lên xe… đều phải nhường người già. Khi người già vào nhà phải đứng dậy chào, khi nói chuyện với người già phải bỏ kính râm, trong khi ăn uống phải để người già đụng đũa trước…
  • Người Hàn Quốc ham học hỏi: năng động, cần cù, coi trọng đạo đức và yếu tố tinh thần .
  • Thích du ngoạn, vui chơi, làm việc đều hết mình.
  • Phụ nữ Hàn Quốc ôn hoà, điểm đạm, lịch sự, giỏi nội trợ,
  • Người Hàn Quốc kỵ số 4 (giống người Nhật). Khi nhận quà họ kiêng nhận quà bằng tay trái. Khi cười cần che miệng. Khi nói chuyện với người khác để tay trong túi áo hay túi quần là cử chỉ mất lịch sự.
  • Người Hàn Quốc thích màu trắng vì nó biểu trưng cho sự thuần khiết, trong trắng, thuỷ chung.
  • Trong các dịp lễ nghi, lễ hội thường mặc đồ truyền thống đó là bộ “Hanbok”

Khẩu vị và cách ăn uống

  • Khác với một số nước Đông Á, không được dùng lẫn thìa và đũa. Ăn cơm dùng thìa, gắp thức ăn dùng đũa, cầm bát lên ăn được xem là cử chỉ không lịch sự.
  • Người Hàn Quốc chú trọng đến bữa sáng và bữa tối, bữa trưa được xem như một bữa điểm tâm.
  • Ba món chính luôn có mặt trên bàn ăn của người Hàn Quốc: cơm, kim chi, nước tương. Kim chi có vai trò quan trọng trong văn hoá ẩm thực của người Hàn Quốc.
  • Trong khi ăn mỗi người đều có bát cơm, canh, nước chấm riêng, các món khác ăn chung.
  • Nhìn chung người Hàn Quốc thích các loại hải sản, thịt bò, thường dùng dầu vừng

Đặc điểm khi đi du lịch

  • Người Hàn Quốc thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng trung bình, khá, họ quen sử dụng các trang thiết bị hiện đại.
  • Thích thể loại du lịch biển, nghỉ ngơi, tìm hiểu, du lịch văn hoá. Mục đích chính ngoài du lịch đơn thuần còn mang mục đích kinh doanh.

Một số đặc điểm của khách du lịch ở các nước ASEAN

Các nước ASEAN nằm trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm 11 nước. Các nứơc trong khu vực này có khá nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý, văn hoá, lịch sử… Tuy nhiên trong đời sống văn hoá, xã hội cũng như phong tục, tập quán của từng nước cũng có những điểm đặc sắc khác biệt.

Mặc dù hiện nay (2005) lượng khách ASEAN đến nước ta chưa đông, tuy nhiên với sự thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế cùng với các chính sách mở cửa và hội nhập của khu vực, chắc chắn lượng khách ASEAN sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Do đó việc xem xét một số đặc điểm của khách du lịch ở các nước ASEAN là cần thiết đối với người lao động trong du lịch.

  1. Khách du lịch là người Thái Lan

Tên đầy đủ của Thái Lan là Vương Quốc Thái Lan. Thái Lan trong tiếng Thái có nghĩa là Vương quốc Tự do. Thái Lan nằm ở miền Trung bán đảo Trung Nam Á và phiá bắc bán đảo Malay với diện tích: 513.115km2. Dân số: 67.448.120 người (2013) Thái Lan có 30 dân tộc, người Thái chiếm 45% dân số. Phật giáo là quốc đạo của Thái Lan. Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Thái, tiếng Anh chỉ dùng trong du lịch và thương mại. Bangkok (tiếng Thái có nghĩa là thành phố nghìn năm lịch sử) là thủ đô của Thái Lan.

Một số nét tính cách dân tộc của người Thái Lan:

  • Giản dị, cởi mở và hiếu khách, lịch sự, ân cần, chu đáo. Họ thường muốn đựơc cư xử phù hợp với những phong tục tập quán của đất nước mình.
  • Người Thái chào bằng cách chắp hai tay trước mũi, cách chào có thể dùng để chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin tha thứ… họ rất ít khi bắt tay đặc biệt là đối với phụ nữ.
  • Người Thái lan rất kị chĩa mũi bàn chân vào người khác, xoa đầu hoặc chạm tay vào đầu người khác đều bị coi là không có ý tốt.
  • Người Thái Lan cho rằng tay phải là cao quý, tay trái là không trong sạch nên khi ăn uống hay tặng quà kỷ niệm họ đều dùng tay phải để biểu thị sự tôn trọng.
  • Khi tặng quà cho người Thái Lan, món quà thường mang nhiều ý nghĩa và được người Thái yêu thích đó là hoa tươi hay hoa quả tươi .
  • Khẩu vị ăn uống của người Thái Lan rất đa dạng, họ thường ăn cay.
  1. Khách du lịch là người Malaysia

“Ma lay” theo tiếng Mã Lai có nghĩa là “ Hoàng kim” chỉ sự thịnh vượng phát triển. Diện tích: khoảng 330.000km2. Thủ đô Kuala Lumpur. Dân số: 30 triệu người (2013). Ngôn ngữ là tiếng Mã Lai và tiếng Indonexia, ngoài ra tiếng Anh và tiếng Trung cũng được sử dụng. Hồi giáo là quốc đạo của Malaysia ngoài ra còn có các tôn giáo khác.

Một số nét tính cách dân tộc của người Malaysia

  • Người Malaysia hữu nghị và mến khách, nhiệt tình, rộng lượng, khiêm nhường, rất coi trọng lễ nghĩa.
  • Khi gặp nhau, họ thường có tập quán sờ vào lòng bàn tay của người kia, sau đó chắp hai bàn tay với nhau.
  • Họ cũng kị việc xoa đầu hay lưng người khác và cho rằng tay trái không trong sạch
  • Khi gặp con gái không được (hoặc không nên) bắt tay (quy định chung của người theo đạo Hồi) không được dùng tay chỉ vào người khác. Nếu bắt tay nam giới, họ chỉ nắm rất nhẹ rối đặt tay lên trán bày tỏ sự thành tâm. Khi ngồi trên ghế không bắt chân, khi ngồi trên chiêu con trai thường ngồi khoanh tròn, con gái ngồi quỳ, không duỗi dài chân.
  • Người Malaysia yêu cầu về hẹn giờ giấc chính xác như người phương Tây, họ không thích đón khách vào lúc hoàng hôn (đối với người theo đạo Hồi vì còn phải làm các nghi thức tôn giáo) nếu muốn thăm hỏi nên chọn thời điểm sau 20 giờ 30.
  • Món quà tặng tốt nhất đối với người Malaysia là bút mực, sổ công tác, đồ vật riêng của công ty (có tên, dấu…) không nên tặng rượu.

 Khẩu vị và cách ăn úông của người Malaysia:

  • Người Malaysia ít hút thuốc (ở trong nước người Malaysia bị cấm hút thuốc) không ăn thịt lợn, không dùng máu tiết của động vật (đặc biệt là những người theo đạo Hồi) họ thích uống cà phê, trà Lipton và thích ăn trầu.
  • – Khi ăn uống ngừơi Malaysia có thói quen ăn bốc, họ dùng tay phải bốc thức ăn. Rất ít người dùng tay trái bốc thức ăn, nếu dùng tay trái hay các dụng cụ (thìa, nĩa..) phải xin phép người ăn cùng.
  • Khi ăn cùng với người theo đạo Hồi không nên uống rượu, không được mời rượu hoặc thịt lợn.
  • Người Malaysia thường ăn cay, các món ăn nổi tiếng của họ là thịt dê, bó xiên nướng, cơm với nước cốt dừa, mì Phúc Kiến, lẩu…..
  1. Khách du lịch là người Indonesia

Tên đầy đủ của Indonesia là nước cộng hoà Inđonesia nằm giữa châu Đại Dương và lục địa châu Á qua đường xích đạo. Diện tích: 1,9 triệu km2 với hơn 17 nghìn hòn đảo lớn, nhỏ. Dân số: 251.160.124 triệu người (2013) ngôn ngữ chính là tiếng Indonesia.

Một số nét tính cách dân tộc của người Indonesia:

  • Đạo Hồi là quốc đạo ở Indonesia. Indonesia có nhiều lễ hội trong đó có tháng Jamadan vào tháng 9 lịch Hồi Giáo (khoảng tháng 10 dương lịch) người theo đạo Hồi đều ăn chay (chỉ được ăn, uống sau  khi mặt trời lặn)
  • Người Indonesia kiêng ăn thịt lợn, không ăn thịt lợn, xem tay trái là không trong sạch. Họ cũng không dùng tay để chỉ vào người khác.
  • Người Indonesia xem trọng rắn, tôn kính rắn như một vị thần. Đối với họ rắn tượng trưng cho sự lương thiện, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh .

Một số điểm cần lưu ý về khẩu vị và cách ăn uống của người Indonesia:

  • Trong cách ăn uống của người Indonesia tuân thủ các quy tắc tôn giáo của đạo Hồi (tương tự như người Malaysia)
  • Thích ăn cơm gạo tẻ và món ăn Trung Quốc, thích các loại đồ uống như trà Lipton, thích ăn cay.
  1. Khách du lịch là người Philippines

Nước cộng hoà Philipines nằm ở quần đảo Philipines phía Tây Thái Bình Dương. Diện tích khoảng: 299.700 km2, gồm hơn 7000 hoàn đảo. Dân số trên 105. 720.644 triệu người (2013) trong đó dân tộc Malay chiếm hơn 85% dân số. Thiên chúa là quốc đạo của Philipines.  Tiền tệ là đồng Peso

 Tính cách dân tộc:

  • Người Philipines hoà nhã, gần gũi, phóng khoáng.
  • Coi trọng yếu tố gia đình. Thích người khác nói chuyện về gia đình của mình.
  • Coi trọng thời gian, đúng hẹn. khi vào nhà phải cởi giày (dép).
  • Người Philipines rất thích hoa nhài. Theo tiếng Philipines “hoa nhài” là “ Sambagita” Có nghĩa là bày tỏ tình yêu, hay lời thề tình yêu, người ta còn cho hoa nhài là quốc hoa của Philipines.
  • Họ múa giỏi, hát hay và rất thích nhảy sạp, trò chơi yêu thích của người Philipines là chọi gà, ngoài ra còn có một số môn thể thao: bóng rổ, bi-a.
  1. Khách du lịch là người Singapore

Singapore nằm ở phía Nam bán đảo Malaya, giữaThái Bình Dương và Ấn độ Dương. Đây là trung tâm của Đông Nam Á, được coi là “ngã tư” của Châu Á. Diện tích: 648km2. Dân số: 5.076.732. (2010) trong đó 75% là người Mã Lai, 14% là người Hoa. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Trung (77%) , tiếng Mã lai (14%) đa số đều nói được tiếng Anh.

Do đặc điềm về dân tộc, văn hóa và tôn giáo của người Singapore chịu ảnh hưởng của người Mã lai và người Hoa do đó tính cách dân tộc của người Singapore cũng chịu sự đan xen chi phối của hai nền văn hoá này. Ngoài ra người Singapore còn có những đặc điểm tính cách:

  • Thích màu đỏ, xanh lá cây, xanh lam, xem màu đen là màu không tốt
  • Không sử dụng các từ ngữ liên quan đến tôn giáo trong giao tiếp, họ tránh không nói đến những đề tài liên quan đến chủng tộc, chính trị…
  • Người Singapore thích hoa lan vạn thọ (đây là quốc hoa)
  • Kỵ chúc “ phát tài” bởi vì họ cho rằng lời chúc này có ý thúc dục người được chúc làm giàu bất chính.
  • Người Singapore không thích các con số : 4, 6, 7, 13, 37, 69 họ cho rằng những con số này không may mắn, trong đó họ kỵ nhất là số 7, cuộc sống họ tránh gặp con số này.
  • Người Singapore không có thói quen cho tiền hoa hồng.
  1. Khách du lịch là người Myanmar

Myanmar nằm ở phiá tây Bắc bán đảo Trung nam Á. Diện tích: 676.581 Km2 . Dân số 55 triệu người (2013) trong đó người Miến Diện chiếm 65%. 80% dân số theo đạo Phật. Ngôn ngữ chính là tiếng Myanmar, tiếng Anh cũng được sử dụng khá phổ biến.

Người Myanmar có một số nét tính cách dân tộc cần lưu ý khi giao tiếp:

  • Người Myanmar không có họ và tên đệm, mà chỉ có mỗi tên. Thông thường khi gọi tên kèm theo danh hiệu, địa vị để phân biệt.
  • Cách chào phổ biến của người Myanmar là chắp hai tay trước ngực hoặc cúi đầu.
  • Người Myanmar coi trọng chim chóc và con trâu.
  1. Khách du lịch là người Lào

Tên đầy đủ của Lào là công hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển. Diện tích: 236.000km2. Dân số: 6 triệu người (2010). Người Lào phần lớn theo đạo Phật, ngôn ngữ chính là tiếng Lào.

Một số nét tính cách dân tộc của người Lào

  • Thật thà chất phát, ôn hoà. Vào những ngày lễ Phật giáo người Lào không sát sinh, ở chợ cũng không bán thịt, mọi người cũng không ăn thịt.
  • Nam giới ở Lào đều phải đi tu ở chùa ít nhất một lần trong cuộc đời .
  • Người Lào rất kỵ chuyện xoa đầu, kể cả đối với trẻ em.
  • Người Lào thích tụ tập vào buổi tối ở những chỗ vui chơi, giải trí .
  • Mặc dù thu nhập của họ không cao nhưng họ không có thói quen tích cóp, tiết kiệm, do đó người Lào thường tiêu hết tiền miễn sao có cuộc sống vui vẻ thoải mái.
  • Tết của người Lào thường diễn ra vào trung tuần tháng 4 dương lịch, gọi là lễ Boun Pimai, trong lễ này có tục té nước rất nổi tiếng.
  1. Khách du lịch là người Campuchia

Tên đầy đủ của nước này là Vương quốc Campuchia, đây là đất nước nằm ở phía Nam bán đảo Đông Dương. Diện tích: 181.035km2. Dân số: hơn 15 triệu người (2013) người Cao Miên (Khơ me) chiếm 80% dân số. Phần lớn người Campuchia theo Phật giáo, chỉ có một số ít theo đạo Hồi. Ngôn ngữ Cao Miên là ngôn ngữ chính thức của Campuchia. Tiếng nước ngoài thông dụng nhất là tiếng Pháp.

  • Người Campuchia nhìn chung là hoà nhã, coi trọng nghi lễ và xem trọng các lễ nghi của tôn giáo.
  • Họ thường thay đổi trang phục theo các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật ( màu vàng nhạt, xanh lục, xám, xanh lam, xanh lá cây, đen, đỏ)
  • Trong trang phục của người Camphuchia thường có chiếc khăn Krama (khăn rằn). Chiếc khăn này có nhiều công dụng : làm khăn rửa mặt, làm túi dựng khi mua hàng, trời nóng có thể thấm nước đắp lên đầu cho mát, thời tiết se lạnh có thể quàng lên cổ để chống lạnh, khi đi ngủ có thể dùng khăn Krama làm chăn… Do đó Krama trở thành trang phục truyền thống, là nét văn hoá đặc trưng của người Campuchia.
  1. Khách du lịch là người Brunei

Brunei tên đầy đủ là Vương quốc Brunei nằm trên bán đảo Malay. Diện tích: 5.770km2. Dân số 399.000 người (2010) Chủ yếu là người Hoa và người Malay , có thu nhập bình quân đầu người cao do có trữ lượng dầu mỏ lớn. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Mã Lai, ngoài ra tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cũng được sử dụng phổ biến.. 70% dân số theo đạo Hồi,

  • Người Brunei khá thoải mái trong giao tiếp và tiêu dùng, tuy nhiên họ cũng chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của những lễ nghi tôn giáo (đặc biệt là đối với những người theo đạo Hồi)
  • Người Brunei không mặc trang phục màu vàng (vì đây là màu của Hoàng gia Brunei). Khi bắt tay không được nắm chặt, không được bắt chéo hai chân khi ngồi, không để người khác nhìn thấy đế giầy của mình.
  • Người Brunei ít tham dự cuộc sống về đêm, họ thường không có thói quen đến các vũ trường, sòng bạc, không uống rượu, nam nữ thường không được dắt tay nhau.
  1. Khách du lịch là người Đông timo

Đông Timo trước đây thuộc Indonesia, về mặt văn hoá, dân tộc, ngôn ngữ… nhìn chung người Đông Timo tương tự như người Indonesia

Những đặc điểm của khách du lịch ở Bắc Mỹ và Australia

  1. Khách du lịch là người Mỹ

Nước Mỹ tên đầy đủ là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, nằm ở miền Trung Bắc Châu Mỹ. Diện tích : 9,37 triệu km2 . Dân số: 317 triệu người (2013) phần lớn theo đạo Cơ Đốc và đạo Thiên chúa . Ngôn ngữ chính là tiếng Anh   

Tính cách dân tộc

  • Người Mỹ thích thể hiện cái “tôi” bản sắc cá nhân của họ cao hơn bản sắc cộng đồng.
  • Người Mỹ năng động, phiêu lưu, thực dụng, đơn giản, coi trọng kết quả, xem nhẹ hình thức. Họ đánh giá mọi vấn đề chủ yếu dựa vào kết quả cuối cùng.
  • Thích giao tiếp, quan hệ rộng, không câu nệ hình thức, thoải mái, tự nhiên. Họ không thích nghe nói nhiều rất dị ứng với những lễ nghi phiền toái trong giao tiếp. Chính vì điều này mà làm quen với người Mỹ thì rất nhanh nhưng kết bạn lâu bền thì rất khó.
  • Trong giao tiếp không thích đề cập đến những chuyện riêng tư, cá nhân. Họ đặc biệt kỵ hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tín ngưỡng…
  • Người Mỹ có thói quen, vừa đi, vừa lái xe vừa ăn uống, ngồi thường bỏ chân lên bàn , đứng hay đút tay túi quần, hay chắp tay sau gáy, quần áo thường có nhiều túi.

Khẩu vị và cách ăn uống

  • Người Mỹ không cầu kỳ trong ăn uống, ngoại trừ những dịp lễ tết hay các bữa tiệc. Những bữa ăn thông thường của người Mỹ rất đơn giản, họ thường sử dụng các món ăn đơn giản và các thức ăn nhanh. Ngoài ra người Mỹ còn thích dùng đồ ăn nguội, bít tết, đa số thích ăn hạt tiêu.
  • Món ăn truyền thống của người Mỹ là sườn rán, bánh sandwich
  • Có yêu cầu rất cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, họ không có thói quen dùng thức ăn quá nóng như người Phương Đông .
  • Đa số người Mỹ ăn uống theo cách của người Châu Âu, khi họ tạm dừng ăn thường đặt dao, nĩa song song bên phải của đĩa ăn, mũi nhọn của nĩa quay xuống dưới. Nếu cũng như vậy mà mũi nhọn của nĩa quay sang bên trái tức là đã dùng xong món ăn của mình. Ngoài ra nếu dao, nĩa đặt trong đĩa cũng có nghĩa là đã dùng xong món ăn của mình
  • Đồ uống của người Mỹ thường để rất lạnh, họ hay dùng nước khoáng thiên nhiên hay nước lọc đã khử trùng để giải khát.

Một số điểm cần lưu ý trong cách ăn uống của người Mỹ:

  • Khăn ăn dùng để lau miệng, kỵ dùng khăn ăn để lau tay hay dụng cụ.
  • Chú ý sử dụng dao, nĩa, thìa, theo đúng thứ tự và công dụng.

Đặc điểm khi đi du lịch

  • Khách du lịch là người Mỹ có một số đặc điểm khi đi du lịch :
  • Đặc biệt quan tâm tới điều kiện an ninh trật tự ở nơi du lịch.
  • Họ thích thể loại du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch chuyên đề nghiên cứu lịch sử- văn hoá- nghệ thuật, các lễ hội cổ truyền của dân tộc cũng đựơc khách Mỹ ưa chuộng.
  • Thích được tham quan nhiều nơi, nhiều nước trong một chuyến đi.
  • Thích tham gia các hội hè, thích có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí.
  • Phương tiện giao thông ưa thích: ôtô du lịch đời mới.         

Khi đến Việt Nam khách du lịch là người Mỹ có một số đặc điểm sau:

  • Ngoài các chương trình du lịch sinh thái, nghiên cứu lịch sử…người Mỹ thích đi thăm các chiến trường xưa (ở miền Nam Việt Nam) thích đi dạo phố ngắm cảnh bằng xích lô.
  • Thích mua những đồ lưu niệm là kỷ vật của chiến tranh gia cố lại (như mũ tai bèo, dép cao su, bật lửa, bi đông..)
  • Rất thích các món ăn Việt Nam. Trung Quốc, Nhật, Pháp…
  1. Khách du lịch là người Canada

Canada nằm ở phía Bắc của Châu Mỹ. Tổng diện tích 9,97 triệu km2 đây là nước có diện tích lớn thứ hai trên TG (sau Nga). Dân số: 35 triệu người (2013). Ngôn ngữ chính của Canada là tiếng Anh và tiếng Pháp. Người Canada chủ yếu là theo đạo Thiên chúa và Tân cơ đốc giáo.

Tính cách dân tộc

  • Người Canada thoải mái, dễ chịu, hữu nghị, lịch sự và thân thiện
  • Họ không quan trọng về những lễ nghi, khách sáo, mọi người thích gọi thẳng tên để thể hiện sự thân thiện.
  • Không câu nệ hình thức trong giao tiếp, khi gặp nhau họ thường chào hỏi thân mật và nói với nhau những lời tốt đẹp.
  • Người Canada rất chú ý đến nếp sống văn minh, lịch sự ở nơi công cộng, họ tuân thủ nghiêm túc các luật lệ của xã hội, có ý thức tự giác cao trong việc xếp hàng, nhường chỗ cho người già, trẻ em, nữ giới…
  • Giống như người Mỹ họ kỵ con số 13. Ngoài ra họ còn kỵ đi dưới gầm cầu thang, kỵ làm vung vãi muối ra ngoài và đánh vỡ những đồ thuỷ tinh (họ cho rằng đó là báo hiệu của những việc chẳng lành)

Khẩu vị và cách ăn uống

  • Người Canada cũng không quá cầu kỳ trong việc ăn uống, họ thích dùng các món ăn được chế biến không quá phức tạp, tuy nhiên họ lại thường dùng nhiều món.
  • Thích các loại đồ ăn nhanh như xúc xích, bánh pizza, gà quay Kentucky..
  • Có yêu cầu rất cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, họ không có thói quen dùng các thức ăn quá nóng như người Phương Đông.
  • Đa số người Canada ăn uống theo cách người Châu Âu.

Đặc điểm khi đi du lịch

  • Thích các điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới, thích các loại hình du lịch tham quan giải trí, du lịch văn hoá, du lịch biển.
  • Thích được tham quan nhiều nơi, nhiều nước trong một chuyến đi.
  • Phương tiện giao thông thường sử dụng: máy bay, ôtô, tàu hoả.
  • Khả năng thanh toán tương đối cao, thường lựa chọn các dịch vụ có chất lượng cao.
  1. Khách du lịch là người Australia

Australia là một quốc đảo nằm ở giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Diện tích: 7.682.300km2 (đứng thứ 6 trên TG). Dân số Australia khoảng 22 triệu người (2013) trong đó người gốc Âu chiếm 95% dân số. Ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

  • Người Australia cởi mở, tự do, phóng khoáng, nhiệt tình và thân thiện
  • Người Australia yêu thiên nhiên, dễ thích nghi với môi trường mới, thích nói chuyện với người lạ đặc biệt là trong lúc đi du lịch.
  • Họ ghét những người tự cao, tự đại, khách sáo. Khi gặp nhau họ thường bắt tay rất nhiệt tình và thườn gọi bằng tên thân mật. Người Australia có tập quán thường khen ngợi phụ nữ một cách trực tiếp.
  • Quan niệm về thời gian của Australia khá chặt chẽ. Các cuộc hẹn phải liên hệ trước và phải thực hiện đúng giờ.
  • Khẩu vị của người Australia cũng thiên về chất béo, thịt, hải sản, và các thực phẩm từ sữa (pho mát, bơ…) Cách ăn uống của họ tương tự như người Châu Âu.
  • Người Australia có khả năng thanh toán cao, thích các loại hình du lịch biển, sinh thái, văn hoá. Họ có yêu cầu tương đối chặt chẽ về chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch.

Các nước Nam Mỹ

  • Hãnh diện về đặc trưng quốc gia của mình
  • Chịu ảnh hưởng văn hóa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
  • Bắt tay thể hiện sự kính trọng và lịch sự tối thiểu
  • Brazil cuồng nhiệt, Chile, Uruguay, Colombia lễ độ trong ngôn ngữ và giao tiếp
  • Chỉ khi được giới thiệu mới bắt tay
  • Nữ không bắt tay khi giới thiệu, trừ trong kinh doanh
  • Phái nam ôm hôn khi gặp nhau
  • Rất đúng giờ
  • Thích được gọi tên thân mật sau khi gặp nhau
  • Bữa an chính là bữa tối

Phân Khúc Khách Hàng Sang Trọng

May 20, 2022 By Tin Tức Comments Off

Thế giới xa xỉ bao gồm không gian sinh sống xa xỉ (home luxury), những tiện ích đi cùng (personal luxury) và dịch vụ xa xỉ (luxury of services). Và du lịch sang trọng (Luxury Travel) va siêu sang trọng (ultra luxury travel) chính là một phần nằm trong phần dịch vụ sang trọng mà khi nói đến, chúng ta luôn hình dung về những tiện nghi cao cấp cùng dịch vụ hoàn hảo. Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Với 16 năm kinh nghiệm dịch vụ chuẩn Châu Âu, đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế, chúng tôi mang đến cho du khách Việt Nam những trải nghiệm chân thực và độc đáo đúng xu thế và phong cách và thửa theo yêu cầu riêng với dịch vụ từ tâm. Chúng tôi cam kết quyền khách hàng 100% hài lòng và mang về những kỷ niệm đẹp chạm cảm xúc.

 Các Phân khúc khách hàng sang trọng :

       Khách hàng sang trọng ưu biệtĐây là phân khúc truyền thống nhất trong mảng khách hàng sang trọng

–   Muốn dịch vụ trên cả hoàn hảo: Với vị thế thượng lưu, họ yêu cầu chất lượng hàng đầu và sẵn sàng chi trả

–   Muốn trải nghiệm đặc biệt: Kỳ vọng của họ rất cao và họ mong muốn các sản phẩm và trải nghiệm độc đáo.

  • Muốn được thấu hiểu : Điều họ muốn là có người hiểu được những mong muốn của họ và làm cho họ cảm thấy thoải mái. Sự riêng tư và không khí độc đáo cuả các câu lạc bộ thể thao ngoài trời là rất quan trọng với họ.

Khách hàng thích sang trọng : Không hẳn giảu có nhưng họ được cho là khách hàng sang trọng

  • Tìm kiếm địa vị, thích được nổi bật trong đám đông và có ý thức rõ ràng về thương hiệu.
  • Đánh giá cao giá trị của vẻ bề ngoài và chú ý sự thể hiện của vẻ bề ngoài.
  • Thường tiêu hết những gì họ kiếm được. Tuy nhiên họ tiêu tiền rất hợp lý
  • Tin tường vào các chuyên gia và báo chí . hay làm theo xu hướng và phong cách đã được kiểm trứng
  • Thưởng sử dụng thẻ tín dụng .

 Khách hàng sang trọng thông minh: là nhóm khách hàng thú vị nhưng đôi khi rất thử thách và khó tính  đối với người bán.

  • Tìm cách trả giá, luôn muốn được giảm giá hoặc mua được với giá tốt nhất.
  • Né tránh mua với giá bán lẻ. Kỹ năng này của họ đã được tôi luyện đến đỉnh cao.
  • Có kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet và sử dụng máy tính rất chuyên nghiệp. Lúc nào họ cũng có ý nghĩ là họ có thể “tự mình làm được”
  • Họ rất tích cực và có thể bị xao động bởi giá trị đích thực .               

Khách hàng muốn khám phá sự sang trọng: Tìm kiếm các trải nghiệm mới là và sắn sàng chi trả để có thể có một sản phẩm du lịch mà họ cho là lý tưởng

  • Muốn khám phá: họ muốn khám phá thế giới sang trọng có mà không phải chỉ là nhìn qua ảnh
  • Họ muốn có một trải nghiệm để đời. Thường thì người ta thích sự rườm rà và hào nhoáng như để khoa trương và kiêu ngạo.
  • Học hỏi và trải nghiệm là mục tiêu quan trong của những vị khách này.

Khách hàng ngưỡng mộ sự sang trọng:  Khôngnhiều tiềm năng

  • Đây là kiểu người tiết kiệm tiền chứ không phải tiêu tiền. Họ là kiểu khách hàng tiết kiệm, giữ khư khư tiền tiết kiệm trong tài khoản tiết kiệm hoặc dưới gối, không sẵn sàng nuông chiều bản thân mình dù họ phải làm việc vất vả .
  • Họ phải tiết kiệm cho các thế hệ sau. Mặc dù, các khảo sát cho thấy các thế hệ sau của họ phần đa thich được tiêu tiền mình kiếm được hơn là tiền của cha mẹ để lại.

Khách hàng sang trọng trẻ tuổi và bận rộn : Một phân khúc mới đang tăng trưởng trong thế giới khách hàng sang trọng

  • Họ rất thông minh và có trình độ cao.
  • Họ độc lập và phân biệt đối sử
  • Họ mạo hiểm và hướng ngoại
  • Họ tìm kiếm những trải nghiệm thực tế
  • Họ thích lối sống giản dị