Du lịch cấm

September 26, 2022 By Blog Comments Off

Du lịch cấm

“Cà phê đường tàu”: Từ góc nhìn du lịch
Du lịch cấm sẽ không có khách
Phạm Hà
Nhà sáng lập kiêm CEO
Lux Group

 

___________________________________________________________________

Công ty chúng tôi có đoàn khách Pháp khăng khăng đòi đến uống cà phê trứng Việt Nam ở cà phê đường tàu ngay ngày đầu tiên đến Hà Nội, và tỏ ra vô cùng thất vọng khi chúng tôi thông báo là cà phe đường tàu đã tạm thời đóng cửa. Họ hỏi lại tại sao chúng mày lại đóng cửa trải nghiệm mà chúng tôi thích?

Việt Nam đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022, nhưng cho đến thời điểm hiện tại mới chỉ đón 1,2 triệu lượt. Để đạt được mục tiêu trên, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu sau tác động của đại dịch Covid-19, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, chúng ta cần có những định hướng, kế hoạch mang tính dài hạn, bao gồm đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh của du lịch mỗi địa phương cũng như cả nước.

TAB và Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam vừa trình Bộ VHTTDL về giải pháp phục hồi du lịch Việt Nam trong đó nếu 6 vấn đề mấu chốt để phục hồi du lịch Việt Nam mang tính bền vững và cạnh tranh với khu vực Đông Nam Á và giữa các điểm đến trong nước với nhau gồm: thể chế chính sách, chất lượng nguồn ngân lực, sản phẩm du lịch, định vị lại thương hiệu du lịch Việt Nam hậu Covid, từ đó xúc tiến hiệu quả, quản lý điểm đến và chuyển đổi số toàn diện nghành du lịch.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du khách luôn tìm tòi những trải nghiệm sáng tạo mới chân thực và độc đáo ngoài những tour tuyến thông thường. Thủ đô Hà Nội có rất nhiều tài nguyên du lịch, đặc biệt là di sản văn hóa và thiên nhiên, con người, ẩm thực nhưng chưa được đánh thức một cách sáng tạo và đầu tư xứng tầm.

Trong thế kỷ mới kinh tế tri thức, sáng tạo của con người mới là tài nguyên vô tận, tài nguyên của thể kỷ mới và kinh tế sáng tạo ngày càng được đề cao, trong đó có du lịch sáng tạo, qua đó nâng tầm di sản văn hóa của thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung.

Di sản chia ra làm di sản hữu hình và di sản thiên nhiên. Là một phần của du lịch di sản giầu có của thủ đô, du lịch sáng tạo dựa trên tài nguyên di sản văn hóa và thiên nhiên để con người tạo ra những trải nghiệm mới, cách nhìn mới để du khách là chủ thể trải nghiệm học tập, tìm hiểu tại điểm đến. Khách du lịch được tham gia tìm hiểu văn hóa bản địa hoặc những đặc trưng của điểm đến, kết nối, gặp gỡ bản địa.

Để có được một sản phẩm du lịch như mô hình cà phê đường tàu tại Hà Nội vốn đã khó, nhưng rõ ràng, để quản lý đảm bảo hài hoà lợi ích và đúng quy định pháp luật càng khó hơn. Về phía an toàn giao thông, quản lý địa phương, người dân kinh doanh tại phố đường tàu mỗi bên đều có lý và người làm du lịch cho đó là trải nghiệm chân thực và độc đáo mà các bên cần tìm tiếng nói để an toàn và tiếp tục cho kinh doanh đúng pháp luật và du khách thích cái “rất Hà Nội”.

Kinh doanh ở đây không quảng cáo mà du khách nước ngoài rỉ tai nhau tìm đến, chứng tỏ sự hấp dẫn rất độc đáo của “cà phê”, “đường tàu”, “con phố”, “lối sống bản địa cũng như nguồn gốc cư dân tại phố này” và “không gian”. Có phố cổ, có đường tàu lịch sử 100 năm chạy mãi một đường ray, có cà phê ngon nhất thế giới, trải nghiệm độc đáo như thế, khách đến vì những cái đó mà cấm lên cấm xuống.

Không chỉ ở đây mà và phê đường tàu cũng có ở Phố Lê Duẩn. Hà Nội thật may mắn vì địa điểm tuyến “những phố đường tàu” được rất nhiều du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích, là một trong những địa điểm “check in” nổi tiếng.

Theo ý kiến cá nhân tôi từ góc độ người làm du lịch, chúng ta hãy cùng nhau ngồi lại và tìm biện pháp xử lý, đưa ra các quy định an toàn để vừa duy trì nét đẹp văn hoá vốn có, thu hút du lịch và vừa đảm bảo an toàn cho mọi người.

Những ban bộ ngành có liên quan cùng các chính quyền địa phương, cùng các chuyên gia du lịch cần bàn luận và đưa ra các quy định chặt chẽ nhưng vẫn “mở lối” cho du lịch phục hồi và phát triển.

Trên thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang duy trì được nét đẹp văn hoá này. Chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm từ Thái Lan, Đài Loan,…để không lãng phí và tận dụng, quảng bá nét đẹp của Hà Nội và tạo ra nhiều trải nghiệm sáng tạo hơn nữa cho du lịch Việt Nam.

Nhìn sang Chợ đường tàu Maeklong, Chợ này được thành lập từ năm 1905, nằm ở tỉnh Samut Songkhram, trên vịnh Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 80 km. Ban đầu, chợ ở trên một khu đất trống. Sau đó, chính quyền xây thêm một tuyến đường sắt đi qua để thuận tiện cho việc vận chuyển các sản phẩm đánh bắt cá trong vùng. Ngôi chợ vẫn tồn tại và phát triển đến nay.

Xung quanh đường tàu là các quầy bán đủ loại mặt hàng của người dân địa phương, phía trên là các tấm bạt, ô che nắng. Khi đến mua sắm tại chợ, thi thoảng khách sẽ thấy tiếng tàu xình xịch và hú còi. Nhưng phải một lúc lâu sau đó, bạn mới nhìn thấy tàu qua chợ.

Lý do là vận tốc tàu đi chậm, khoảng 30 km/h. Khi nghe thấy tiếng còi báo, những người bán hàng bắt đầu di chuyển đồ đạc, ô che nắng ra khỏi khu vực đường ray. Sau khi tàu đi qua, họ lại bày hàng về chỗ cũ và buôn bán như bình thường. Cảnh tượng này diễn ra hàng ngày.

Chợ có tàu chạy qua chính là điểm nhấn, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. Những người chưa quen với tiếng còi tàu có thể bị giật mình, hoặc thót tim khi nhìn thấy khung cảnh này, theo chia sẻ của nhiều du khách lần đầu ghé thăm. Nhiều du khách cho biết, họ thực sự lạnh gáy hoặc toát mồ hôi tay khi nhìn thấy hình ảnh các vị khách sống ảo ngay trước mũi tàu. Quá nguy hiểm. Dù tàu đi chậm, họ vẫn nên tránh xa khu vực này cho đến khi tàu rời đi, một người để lại bình luận. Chợ có tàu chạy qua chính là điểm nhấn, thu hút du khách đến tham quan. Tuy nhiên những người chưa quen với tiếng còi tàu có thể bị giật mình, hoặc thót tim, theo chia sẻ của nhiều du khách lần đầu ghé thăm. Hỗn loạn trong trật tự.

Nơi này tiền thân là chợ hải sản, và đến nay, mặt hàng được bán nhiều nhất vẫn là hải sản. Do đó, nếu du khách muốn tìm những món đồ lưu niệm độc, lạ, nên về các khu chợ lớn ở Bangkok để mua sắm. “Đồ lưu niệm ở đây rẻ, nhưng đơn giản và không có gì nổi bật, bạn có thể cân nhắc khi mua”, một du khách gợi ý. Gần chợ đường tàu là chợ nổi Damnoen Saduak và Amphawa. Đây cũng là điểm du lịch đáng để ghé thăm khi tiện một cung đường. Cần ra những quy định an toàn, văn minh, giờ tàu đến và đi, khi tàu đến thì cách tàu, không chạy ngang tàu vào ga, tàu phải hú còi 3 lần chắc hết con  phố ngắn đó. Thực tế tàu vào ga tốt độ rất chậm có thể hành khách và du khách chào nhau nên cũng không phải nguy hiểm lắm.

Hiện nay, để có được một sản phẩm du lịch với sức thu hút khách thường xuyên như mô hình cà phê đường tàu tại Hà Nội vốn đã khó, nhưng rõ ràng, để quản lý đảm bảo hài hoà lợi ích và đúng quy định pháp luật càng khó hơn. Làm sao khách đến Hà Nội dễ dàng hơn và đến rồi phải vui hơn thì du khách mới quay lại thủ đô nhiều lần, thay vì một đi không trở lại. Muốn để phát huy các bên sẽ tìm ra cách, muốn cấm thì rất dễ, không ai muốn đến nơi có quá nhiều điểm đến “du lịch cấm như Việt Nam”. Chúng ta phải bán cái du khách cần chứ không phải cái chúng ta có. Có cái khách thích thì lại cấm?

“Cà phê đường tàu”: Từ góc nhìn du lịch – Du lịch cấm sẽ không có khách

September 26, 2022 By Blog Comments Off

Việt Nam đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022, nhưng cho đến thời điểm hiện tại mới chỉ đón 1,2 triệu lượt. Để đạt được mục tiêu trên, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu sau tác động của đại dịch Covid-19, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, chúng ta cần có những định hướng, kế hoạch mang tính dài hạn, bao gồm đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh của du lịch mỗi địa phương cũng như cả nước.

TAB và Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam vừa trình Bộ VHTTDL về giải pháp phục hồi du lịch Việt Nam trong đó nếu 6 vấn đề mấu chốt để phục hồi du lịch Việt Nam mang tính bền vững và cạnh tranh với khu vực Đông Nam Á và giữa các điểm đến trong nước với nhau gồm: thể chế chính sách, chất lượng nguồn ngân lực, sản phẩm du lịch, định vị lại thương hiệu du lịch Việt Nam hậu Covid, từ đó xúc tiến hiệu quả, quản lý điểm đến và chuyển đổi số toàn diện nghành du lịch.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du khách luôn tìm tòi những trải nghiệm sáng tạo mới chân thực và độc đáo ngoài những tour tuyến thông thường. Thủ đô Hà Nội có rất nhiều tài nguyên du lịch, đặc biệt là di sản văn hóa và thiên nhiên, con người, ẩm thực nhưng chưa được đánh thức một cách sáng tạo và đầu tư xứng tầm.

Trong thế kỷ mới kinh tế tri thức, sáng tạo của con người mới là tài nguyên vô tận, tài nguyên của thể kỷ mới và kinh tế sáng tạo ngày càng được đề cao, trong đó có du lịch sáng tạo, qua đó nâng tầm di sản văn hóa của thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung.

Di sản chia ra làm di sản hữu hình và di sản thiên nhiên. Là một phần của du lịch di sản giầu có của thủ đô, du lịch sáng tạo dựa trên tài nguyên di sản văn hóa và thiên nhiên để con người tạo ra những trải nghiệm mới, cách nhìn mới để du khách là chủ thể trải nghiệm học tập, tìm hiểu tại điểm đến. Khách du lịch được tham gia tìm hiểu văn hóa bản địa hoặc những đặc trưng của điểm đến, kết nối, gặp gỡ bản địa.

Để có được một sản phẩm du lịch như mô hình cà phê đường tàu tại Hà Nội vốn đã khó, nhưng rõ ràng, để quản lý đảm bảo hài hoà lợi ích và đúng quy định pháp luật càng khó hơn. Về phía an toàn giao thông, quản lý địa phương, người dân kinh doanh tại phố đường tàu mỗi bên đều có lý và người làm du lịch cho đó là trải nghiệm chân thực và độc đáo mà các bên cần tìm tiếng nói để an toàn và tiếp tục cho kinh doanh đúng pháp luật và du khách thích cái “rất Hà Nội”. Kinh doanh ở đây không quảng cáo mà du khách nước ngoài rỉ tai nhau tìm đến, chứng tỏ sự hấp dẫn rất độc đáo của “cà phê”, “đường tàu”, “con phố”, “lối sống bản địa cũng như nguồn gốc cư dân tại phố này” và “không gian”

Không chỉ ở đây mà và phê đường tàu cũng có ở Phố Lê Duẩn. Hà Nội thật may mắn vì địa điểm tuyến “những phố đường tàu” được rất nhiều du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích, là một trong những địa điểm “check in” nổi tiếng.

Theo ý kiến cá nhân tôi từ góc độ người làm du lịch, chúng ta hãy cùng nhau ngồi lại và tìm biện pháp xử lý, đưa ra các quy định an toàn để vừa duy trì nét đẹp văn hoá vốn có, thu hút du lịch và vừa đảm bảo an toàn cho mọi người.

Những ban bộ ngành có liên quan cùng các chính quyền địa phương, cùng các chuyên gia du lịch cần bàn luận và đưa ra các quy định chặt chẽ nhưng vẫn “mở lối” cho du lịch phục hồi và phát triển.

Trên thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang duy trì được nét đẹp văn hoá này. Chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm từ Thái Lan, Đài Loan,…để không lãng phí và tận dụng, quảng bá nét đẹp của Hà Nội và tạo ra nhiều trải nghiệm sáng tạo hơn nữa cho du lịch Việt Nam.

Cần ra những quy định an toàn, văn minh, giờ tàu đến và đi, khi tàu đến thì cách tàu, không chạy ngang tàu vào ga, tàu phải hú còi 3 lần chắc hết con phố ngắn đó. Thực tế tàu vào ga tốt độ rất chậm có thể hành khách và du khách chào nhau nên cũng không phải nguy hiểm lắm.

Hiện nay, để có được một sản phẩm du lịch với sức thu hút khách thường xuyên như mô hình cà phê đường tàu tại Hà Nội vốn đã khó, nhưng rõ ràng, để quản lý đảm bảo hài hoà lợi ích và đúng quy định pháp luật càng khó hơn. Làm sao khách đến Hà Nội dễ dàng hơn và đến rồi phải vui hơn thì du khách mới quay lại thủ đô nhiều lần, thay vì một đi không trở lại. Muốn để phát huy các bên sẽ tìm ra cách, muốn cấm thì rất dễ, không ai muốn đến nơi có quá nhiều điểm đến “du lịch cấm như Việt Nam”. Chúng ta phải bán cái du khách cần chứ không phải cái chúng ta có. Có cái khách thích thì lại cấm?