Du lịch nội địa cao cấp phục hồi mạnh mẽ, du khách quốc tế còn chậm.
Việt Nam cần chiến lược phục hồi ngắn hạn, trung và dài hạn. Giờ là lúc cần các chính sách mở thông thoáng để phát triển, các rào cản thể chế chính sách như visa, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, xúc tiến số, các khoản vay và quỹ du lịch cần phát huy tác dụng để phục hồi khách quốc tế nhanh chóng. Theo dự kiến năm 2022, Việt Nam phấn đấu đạt 60 triệu khách du lịch trong nước và 5 triệu khách quốc tế.
Tháng 5, Việt Nam đạt 12 triệu lượt khách nội địa, tăng 243% so với cùng kỳ 2021.Theo báo cáo tháng 5 của Tổng cục Du lịch, lượng khách nội địa tăng 14% so với tháng 4 – tháng có hai kỳ nghỉ giỗ Tổ và 30/4 và tăng 243% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, lượng khách lưu trú là 8 triệu lượt. Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của khách nội địa, khi 5 tháng đầu năm đón 48,6 triệu lượt.
Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 tăng khoảng 1,9 lần so với tháng 4, đạt 136.000 lượt. Trong 5 tháng đầu năm, lượng khách ước đạt 228.400 lượt. Tổng thu của toàn ngành du lịch 5 tháng đầu năm ước đạt 211.000 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Du lịch, khách Hàn Quốc và Mỹ đến Việt Nam nhiều nhất. Tiếp đến là khách từ Đông Bắc Á như Đài Loan, Nhật Bản. Thị trường Trung Quốc tăng trưởng âm do vẫn còn chính sách Covid-19. Các thị trường Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Singapore cũng đồng loạt tăng mạnh. Với các thị trường từ châu Âu, khách Pháp, Anh và Đức nhiều nhất.
Còn theo Tổng cục Thống kê, doanh thu du lịch lữ hành trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước khi nhu cầu của người dân tăng cao.
Với lượng khách tăng cao, các hãng hàng không đồng loạt tăng chuyến. Vietnam Airlines Group dự kiến cung cấp hơn 7,1 triệu chuyến bay, trong đó có 6,3 triệu chỗ bay nội địa, tăng 6% so với năm 2019. Bamboo Airways dự kiến tăng 15% số chỗ so với hiện tại, các chuyến bay tăng cường tới các điểm du lịch Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn… và đường bay trục Hà Nội – TP HCM – Đà Nẵng.
Phóng viên: Sau một thời gian đón khách trở lại, công ty ông gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
CEO Phạm Hà: Chúng tôi vui phát khóc vì đón được những đoàn khách đầu tiên ngay 26 tháng 3, trong tháng Việt Nam mở cửa du lịch và giao thương với các nước. Đi cùng niềm vui là bộn bề những khó khăn sau 2 năm Covid, chúng tôi thiếu tài chính, nhân sự, làm mới sản phẩm, xúc tiến, kết nối lại khách hàng. Các thị trường mục tiêu của chúng tôi nói 5 thứ tiếng Châu Âu, đang vào đúng mùa du lịch của họ tới Việt Nam và Đông Nam Á nên đang quá tải các yêu cầu, đặt tour lại và thửa theo yêu cầu trải nghiệm du lịch mới, nhân viên đang làm không hết việc, mà tuyển dụng 5 thứ tiếng hiếm đang rất khó khăn. Chúng tôi chào đón lại nhân viên cũ và tạo nguồn mới bằng thực tập sinh và đào tạo mới để có thể làm việc được ngay bằng cầm tay chỉ việc.
Phóng viên: Ông có đề xuất giải pháp gì để giải quyết những khó khăn hiện nay mà các doanh nghiệp đang gặp phải khi mở cửa du lịch?
CEO Phạm Hà: Doanh nghiệp rất cần biết chiến lược tổng thể phục hồi của nghành du lịch trong ngắn hạn, trung và dài hạn thay vì kích hoạt các hội thảo vỗ tay các địa phương rồi về, chủ yếu cho du lịch nội địa. Để sớm có thêm khách quốc tế doanh nghiệp DL cần cấp thiết kết nối hàng không, hãng nước ngoài, có trọng tâm theo thị trường để phục hồi nhanh. Doanh nghiệp thiếu thông tin về chiến lược của DLVN, thiếu thông thị trường, thiếu vốn và thiếu nhân sự khủng khiếp. Các gói ưu đãi mà chính phủ quyết cho phục hồi du lịch cần hỗ trợ sớm, khoản vay lãi xuất thấp 2% do doanh nghiệp du lịch cần đúng và trúng để doanh nghiệp du lịch thực sự cần để có thể phục hồi nhanh chóng. Nhân sự cần hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại, hỗ trợ tài chính để họ yên tâm làm việc trở lại trong nghành du lịch. DL nội địa đang có đà phục hồi tốt, khách quốc tế đến đang chậm, nhiều rào cản như visa, truyền thông chưa tốt, thông điệp không rõ ràng, nên lượng khách đến chưa như kỳ vọng.
Phóng viên: Các ông đã phải làm gì, thay đổi như thế nào (về sản phẩm, phương thức kinh doanh, xúc tiến quảng bá, ứng dụng công nghệ 4.0…) để phù hợp với tình hình mới?
CEO Phạm Hà: Trước khi xúc tiến phải biết DLVN mạnh điểm gì, thị trường nguồn nào, định vị thương hiệu quốc gia và những đổi mới, sản phẩm du lịch trải nghiệm mới, những thứ khách quốc tế quan tâm sau dịch và lý do tại sao phải chọn Việt Nam thay vì nước khác trong khu vực, Việt Nam có gì mới khác biệt và tại sao phải bây giờ. Tôi chưa thấy rõ nét các vấn để trên. Thông điệp truyền thông chưa rõ ràng và chưa đúng đối tượng khách. Khi đã có định vị và các cập nhật mới thì sẽ đến kênh nào hiệu quả và khách hàng đang ở đâu thì marketing ở đó. Việc xúc tiến du lịch hiện nay cần tập trung vào chất và thị trường nguồn tốt, nói theo ngôn ngữ của họ và số. Xu thế khách chuyển từ Offline sáng online, nên cần xúc tiến online hoặc kết hợp cả 2. Hàn quốc đang làm rất nhanh và quyết liệt. Thái land cũng hiệu quả trong việc phân nhỏ thị trường, sản phẩm đúng đối tượng, trải nghiệm và thu hút tốt khách quốc tế. Nên cân nhắc những bài học hay từ cách làm của họ. Nói đi đôi với làm và làm rất nhanh, hiệu quả, kết hợp các nhà tours, hàng không, vận tải, nhà hàng khách sạn, điểm đến, nhà báo cùng bloom ngay HQ khi mở cửa du lịch.
Phóng viên: Những dấu ấn của trong quá trình vượt qua dịch bệnh để tồn tại và phục hồi của doanh nghiệp? Những mất mát và bài học thu được sau đại dịch?
CEO Phạm Hà: Lux Group là tổ hợp các tí hon vĩ đại, nhà hàng, khách sạn, du thuyền, vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô, lữ hành. Chúng tôi kiên định, kiên cường và kiên tâm, tự lực tự cường vật lộn trong 2 năm qua và đã trụ vững và đang trên đà phục hồi phát triển trở lại với hệ sinh thái. Khi không thay đổi được hướng gió thì chúng tôi điều chỉnh cánh buồm, qua được cơn bão lớn và về đến bờ an toàn. Qua Covid chúng tôi thấy văn hóa doanh nghiệp quan trọng hơn bao giờ hết, hệ giá trị niềm tin vào tổ chức, nhân sự, khách hàng, sự linh hoạt, chuyển đổi nhanh chóng từ khách quốc tế sang quốc nội cao cấp của lãnh đạo.
Thị trường nội địa không thay thế được quốc tế, nhưng tạo ra dòng tiền tốt. Chúng tôi rút ra là thị trường nội địa cũng rất tiềm năng với 100 triệu dân và đi nhiều, ngày càng cao cấp. Chúng tôi sẽ cất cánh và bay lên lên bằng đôi cánh nội địa và quốc tế từ nay về sau. Những gì cố gắng đã làm nên không có gì phải tiếc mà chỉ có những bài học nhớ đời về văn hóa doanh nghiệp, những người bình thường phi thường trong bão tố và sống chậm cũng tốt, quản trị tinh thần và đoàn kết sẽ vượt qua mọi khó khăn.
Nhờ tinh thần doanh chủ, tinh thần di sản dân tộc của cụ Bạch Thái Bưởi, và câu chuyện các du thuyền Lux Cruises như Emperor Cruises và Heritage Cruises luôn kín chỗ và được khách hàng ưa thích. Coi trọng thị trường nội địa. Các tài sản phải chuyển được thành tiền trong hoàn cảnh khó khăn và quỹ dự phòng phải lớn hơn 2 năm. Không bỏ đầu tư hết trứng vào một giỏ. Con người là vốn quý của doanh nghiệp và tầm nhìn sẽ như hải đăng đưa những con tàu gặp bão vào bờ an toàn.
Phóng viên: Theo ông, việc quảng bá xúc tiến du lịch từ trung ương, các địa phương, doanh nghiệp cần phải thay đổi như thế nào để tiếp cận các thị trường và trúng vào các thị trường tiềm năng, trọng điểm của Việt Nam?
CEO Phạm Hà: Do thiếu định vị và thể chế chính sách dẫn đến DLVN mạnh ai ấy làm và không có sự thống nhất từ trưng ưng tới địa phương. Sau Covid hiện nay đang thiếu một chiến lược phục hồi toàn diện dẫn đến xúc tiến không hiệu quả> Nhiều địa phương hình thức và không có trong tâm, lãng phí nguồn lực.
Nhìn thấy một thực tế là DLVN quá phụ thuộc vào một nguồn khách TQ và Đông Bắc Á, như vậy mất tính bền vững. Chúng ta cần đa dạng nguồn khách, tập trung vào khách Tây Âu, Úc, NZ, Mỹ và Canada, Nam Phi khách du lịch dài ngày và chi tiêu nhiều hơn. Đây là dịp tốt DLVN nhắm tới chất hơn là lượng và làm mới mình, hướng tới chất lượng và bền vững. Ngoài ra khách nhà giầu Ấn Độ hay du lịch nội khối Asean với 650 triệu dân là thị trường lơn có quan hệ và đương bay tốt, du khách thích du lịch gần hậu Covid. Nên tôi nghĩ chúng ta cần chia nhỏ thị trường theo ngôn ngử tiếng nói để hiểu văn hóa sở thích. Chí theo các dòng như adventure, luxury, nghỉ dưỡng biển, thể thao golf, chạy, xe đạp, công thức 1…cho một số thị trường ngách sẽ đúng và trúng hơn là cách làm marketing truyền thông đại trà như trước kia. Cần chuyên nghiệp khâu xúc tiến sao cho hiệu quả.
Phóng viên: Những chính sách hỗ trợ, nỗ lực mở cửa sớm, chính sách visa… của Chính phủ và các địa phương hiện nay có thực sự hiệu quả, thiết thực với các doanh nghiệp? Ông có đề xuất chính sách gì khác so với các chính sách hiện nay để doanh nghiệp và nhân lực ngành Du lịch thực sự hồi phục, trở lại với nghề?
CEO Phạm Hà: Như tôi nói DLVN cần chiến lược phục hồi cụ thể bài bản. CP cần có ban chuyên trách cho việc phục hồi du lịch quốc gia để giải quyết tháo gỡ những tồn tại cản trở ngành du lịch phát triển như vấn đề visa, chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch, phát huy quỹ du lịch vào ngay và luôn cho sự phục hồi này. Áp dụng số chuyển đổi thực chất, đồng bộ từ TW tới địa phương, CP, Bộ và TCDL cần hướng các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng. CP cần có cơ chế chính sách tài chính để doanh nghiệp phục hồi. Đào tạo và đào tạo lại người lao động, thu hút trở lại lực lượng lao động trong ngành quay lại nghành du lịch. Đào tạo tại các nhà trường nhắm tới thực hành nhiều, ra là làm được việc, sau cho đầu ra nhà trường là đầu vào DN. Giờ là lúc các rào cản, chính sách, cơ chế cần mở tung cho du lịch cất cánh và đóng góp như một ngành kinh tế, visa thân thiện miễn visa 30 ngày vào ra nhiều lần cho các thị trường mục tiêu. Cần sớm có Bộ DL để làm kinh tế du lịch chuyên nghiệp và hiệu quả.