Hành trình chinh phục sông Hồng
Sông Hồng, con sông chảy qua miền Bắc Việt Nam, đã tạo ra cơ hội để khám phá cuộc sống thôn quê bao đời chưa thay đổi. Đối với những du khách chỉ còn một ngày ở lại Hà Nội, một chuyến du lịch dọc theo bờ sông Hồng là chuyến đi hoàn hảo tránh xa sự ồn ào của thành phố.
Con sông Hồng đã tạo ra cơ hội cho du khách khám phá cuộc sống thôn quê bao đời chưa thay đổi
Du ngoạn trên Sông Hồng là niềm mơ ước của rất nhiều thành viên của đội chúng tôi trong nhiều năm và nhất là khi chúng tôi phát triển dự án di sản Heritage Cruises lấy cảm hứng từ di sản của chúa sông Bắc Kỳ. Vì vậy chúng tôi quyết định thuê một chiếc thuyền cho 60 hành khách khám phá dọc theo sông Hồng, hứa hẹn chuyến đi tránh xa ồn ào của Hà Nội nhộn nhịp.
Nổi tiếng là hai con sông rộng và dài nhất Việt Nam, cả sông Hồng và sông Mekong đều rất giàu có về mặt lịch sử và truyền thuyết. Chúng không chỉ nuôi sống đất nước mà còn giúp đỡ dân ta trong các cuộc chiến giành độc lập qua nhiều thế kỷ.
Mỗi con sông đều có câu chuyện để kể và sông Hồng không phải ngoại lệ. Bắt nguồn từ Trung Quốc, sông Hồng chảy qua Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc trước khi đổ vào vịnh Bắc Bộ. Bên cạnh là một trong những hệ thống sông chính đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu và giao thông đường thủy, sông Hồng còn như dòng sữa mẹ, được xem là biểu tượng của thủ đô.
Là thủy lộ thương mại sầm uất từ Hà Nội, sông Hồng kết nối Phố Hiến với thương cảng cổ Vân Đồn, nổi tiếng một thời “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.
Văn minh sông Hồng
Với nhiều ký ức về con người, ẩm thực, di sản văn hóa và thiên nhiên, văn minh sông Hồng là một trong 36 nền văn minh chính trên thế giới. Đây là cái nôi của văn hóa trồng lúa nước và nền văn hóa thôn quê điển hình của miền Bắc Việt Nam.
Được dẫn dắt bởi hướng dẫn viên tên Thủy – nghĩa là nước, chúng tôi bắt đầu khám phá di sản văn hóa để trải nghiệm những địa điểm, hiện vật và các hoạt động thực tiễn tái hiện những câu chuyện về con người trong quá khứ cũng như hiện tại.
Chúng tôi đã ghé thăm rất nhiều địa danh nổi tiếng dọc theo bờ sông Hồng như đền Đại Lỗ rồi đến đền Đa Hoà thờ Chử Đồng Tử – một trong tứ bất tử – và hai vị phu nhân là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa, trước khi kết thúc chuyến đi tại làng gốm nổi tiếng Bát Tràng.
Đền Đa Hoà thờ Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân
Hành trình trải nghiệm viễn thám của chúng tôi bắt đầu từ lúc 7h30, kết thúc lúc 4h30, bao gồm cả bữa ăn trưa trên thuyền. Chúng tôi có một ngày hạnh phúc và tỏa sáng khi du ngoạn viễn thám trên sông nước, ngắm địa danh cổ kính, đền thờ, làng mạc hầu như không thay đổi qua hàng ngàn năm.
Trên đường đi, Thủy kể cho chúng tôi nghe về những con sông và những cây cầu. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là chùa Bồ Đề, Long Biên và trại trẻ mồ côi ở đây. Chúng tôi nói chuyện với sư cô Đàm Lan và nhận được lời chúc tốt lành, gặp nhiều may mắn.
Suốt hành trình, chúng tôi được thưởng thức bầu không khí trong lành, ngắm nhìn những cánh đồng mía bạt ngàn hai bên bờ sông. Chúng tôi nhìn thấy những ngôi đền cổ rất đẹp, cùng nhau dạo quanh làng gốm Bát Tràng, nơi có những ngôi nhà cổ kính, đền, nhà thờ họ hay đình làng và khu sản xuất gốm, cũng như giành thời gian đi dạo quanh chợ trung tâm tìm mua sản phẩm gốm hấp dẫn.
Một trong những điểm tham quan rất thú vị mà chúng tôi dừng chân là đền Đại Lộ và đền Đầm nơi chúng tôi may mắn được xem buổi nghi lễ tôn thờ Mẫu. Tại một buổi Lên Đồng điển hình, có cô Đồng – người kết nối tứ phủ: trời, đất, nước và rừng.
Hoạt động Lên Đồng với mục đích đem lại sức khỏe dồi dào, sự thịnh vượng cho các tín đồ cũng như cộng đồng nói chung. Những người tham gia tin rằng họ có thể liên lạc trực tiếp với các linh hồn thông qua các cô Đồng.
Những giao tiếp có tính nghi lễ này thường diễn ra dưới hình thức sân khấu, múa và nhạc và tuân theo quy định có sẵn, tuy nhiên chúng cũng phụ thuộc vào các yếu tố thực tiễn.
Bởi vì hình thức thờ cúng này giống như việc thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt, thể hiện sự tôn trọng truyền thống, các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, đạo đức trong gia đình và tình cảm giữa con người với nhau.
Nghi thức thờ Mẫu vẫn được duy trì mạnh mẽ nhất là ở miền Bắc Việt Nam. Tín ngưỡng này rất phổ biến ở các làng nông nghiệp, nơi có 80% người dân sống nhờ trồng lúa nước, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi. Ở những khu vực này, việc thờ phụng thần bí rất phổ biến bao gồm việc tôn thờ cây lúa, cây cối cũng như cả những ngôi nhà cổ và gian bếp.
Miền Bắc Việt Nam có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng được xem là các khu bảo tồn dành cho các Mẫu. Bàn thờ thường nằm phía sau hoặc bên cạnh ngôi chùa chính được thiết kế hài hòa với kiến trúc của chùa chính và không gian tự nhiên xung quanh chùa. Người Việt thờ Mẫu ở một ngôi đền riêng biệt gọi là “phủ”. Thực hành nghi lễ tại đền Đai Lộ liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Chuyến đi của chúng tôi cũng diễn ra tại đền Đa Hòa có kiến trúc thời Nguyễn, do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh xây dựng năm 1894, và làng Chư Xá, tìm hiểu truyền thuyết về sự phát triển thịnh vượng của làng cũng như thành tựu nổi bật trong nhiều năm qua. Chính công chúa Tiên Dung đã dạy dân làng trồng lúa nước, buôn bán thương mại và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng địa phương. Các ngôi đền thờ công chúa Tiên Dung được xây dựng ở khắp 72 xã, và ngày nay cứ mùng 10 tháng Hai âm lịch hàng năm được lấy là ngày tôn vinh bà.
Lễ hội mùa xuân và lễ hội tình yêu cũng là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc. Nhiều chuyến hành hương trên sông nước về thăm ngôi đền Đa Hoà biểu trưng cho sự bất tử và tình yêu vĩnh hằng.
Phát triển du lịch Sông Hồng
Sau hải trình, cô Esther chuyên gia du lịch làm việc cho Công ty Heritage Cruises tại Việt Nam cho biết: “Mọi thành phố trên thế giới đều quay mặt ra sông và hồ, lấy đó là trung tâm. Cần lắm kỳ tích sông Hồng như kỳ tích sông Hàn. Chúng tôi có kế hoạch để thực hiện các chuyến du lịch lên thượng du qua sông Đà, sông Lô hoặc xuôi về hạ lưu sông Hồng khám phá thành Nam, hay cố đô Hoa Lư”.
Du thuyền Heritage Bình Chuẩn và kế hoạch hiện thực hoá việc hồi sinh di sản của vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi
Theo cô Esther, mặc dù sông Hồng rất giàu truyền thống lịch sử nhưng cơ sở vật chất vẫn chưa đủ tốt như cảng thuỷ nội địa để chào đón các du khách, rác thải hai bên bờ, khai thác cát bừa bãi để lại những hố sâu hai bên bờ sông. Có lẽ Hà Nội nên học hỏi các nước láng giềng như Bangkok nơi du lịch sông nước rất phát triển.
Việc kết nối Hà Nội với các nơi khác như Hoa Lư (Ninh Bình), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) thậm chí cả vùng thượng du Bắc Kỳ tạo ra một cơ hội phát triển rất lớn. Cô tự hào về dòng sông Seine ở Paris đẹp cả ngày lẫn đêm. Du lịch rất phát triển xung quanh nó, không chỉ trên sông mà còn dọc theo bờ của nó, với cơ sở hạ tầng bao gồm Paris Plages nổi tiếng, tạo ra những bãi biển nhân tạo tạm thời vào mỗi mùa hè.
Cô nói: “Trong hình ảnh của tàu ruồi Bateaux Mouches, Hà Nội sở hữu nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng kể những câu chuyện khác nhau về ảnh hưởng của chúng đối với lịch sử thành phố mà nhiều du khách nước ngoài rất muốn nghe.
Việc đóng du thuyền Heritage Bình Chuẩn cũng nằm trong kế hoạch hiện thực hoá việc hồi sinh di sản của vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi khám phá thuỷ lộ này với dự án 30 chiếc du thuyền xuôi ngược các dòng sông Bắc Kỳ và ven biển Việt Nam.
Độc nhất trên thuỷ lộ Hồi đầu thế kỷ 20, vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi (1874-1932) có tới 30 con tàu xuôi ngược trên thuỷ lộ sông Hồng, nhất là tuyến Hà Nội- Hưng Yên- Nam Định, Hà Nội – Hải Phòng hay Hà nội ngược lên thượng du Bắc Kỳ.
Theo Theleader
“Cà phê đường tàu”: Từ góc nhìn du lịch – Du lịch cấm sẽ không có khách
Việt Nam đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022, nhưng cho đến thời điểm hiện tại mới chỉ đón 1,2 triệu lượt. Để đạt được mục tiêu trên, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu sau tác động của đại dịch Covid-19, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, chúng ta cần có những định hướng, kế hoạch mang tính dài hạn, bao gồm đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh của du lịch mỗi địa phương cũng như cả nước.
TAB và Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam vừa trình Bộ VHTTDL về giải pháp phục hồi du lịch Việt Nam trong đó nếu 6 vấn đề mấu chốt để phục hồi du lịch Việt Nam mang tính bền vững và cạnh tranh với khu vực Đông Nam Á và giữa các điểm đến trong nước với nhau gồm: thể chế chính sách, chất lượng nguồn ngân lực, sản phẩm du lịch, định vị lại thương hiệu du lịch Việt Nam hậu Covid, từ đó xúc tiến hiệu quả, quản lý điểm đến và chuyển đổi số toàn diện nghành du lịch.
Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du khách luôn tìm tòi những trải nghiệm sáng tạo mới chân thực và độc đáo ngoài những tour tuyến thông thường. Thủ đô Hà Nội có rất nhiều tài nguyên du lịch, đặc biệt là di sản văn hóa và thiên nhiên, con người, ẩm thực nhưng chưa được đánh thức một cách sáng tạo và đầu tư xứng tầm.
Trong thế kỷ mới kinh tế tri thức, sáng tạo của con người mới là tài nguyên vô tận, tài nguyên của thể kỷ mới và kinh tế sáng tạo ngày càng được đề cao, trong đó có du lịch sáng tạo, qua đó nâng tầm di sản văn hóa của thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung.
Di sản chia ra làm di sản hữu hình và di sản thiên nhiên. Là một phần của du lịch di sản giầu có của thủ đô, du lịch sáng tạo dựa trên tài nguyên di sản văn hóa và thiên nhiên để con người tạo ra những trải nghiệm mới, cách nhìn mới để du khách là chủ thể trải nghiệm học tập, tìm hiểu tại điểm đến. Khách du lịch được tham gia tìm hiểu văn hóa bản địa hoặc những đặc trưng của điểm đến, kết nối, gặp gỡ bản địa.
Để có được một sản phẩm du lịch như mô hình cà phê đường tàu tại Hà Nội vốn đã khó, nhưng rõ ràng, để quản lý đảm bảo hài hoà lợi ích và đúng quy định pháp luật càng khó hơn. Về phía an toàn giao thông, quản lý địa phương, người dân kinh doanh tại phố đường tàu mỗi bên đều có lý và người làm du lịch cho đó là trải nghiệm chân thực và độc đáo mà các bên cần tìm tiếng nói để an toàn và tiếp tục cho kinh doanh đúng pháp luật và du khách thích cái “rất Hà Nội”. Kinh doanh ở đây không quảng cáo mà du khách nước ngoài rỉ tai nhau tìm đến, chứng tỏ sự hấp dẫn rất độc đáo của “cà phê”, “đường tàu”, “con phố”, “lối sống bản địa cũng như nguồn gốc cư dân tại phố này” và “không gian”
Không chỉ ở đây mà và phê đường tàu cũng có ở Phố Lê Duẩn. Hà Nội thật may mắn vì địa điểm tuyến “những phố đường tàu” được rất nhiều du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích, là một trong những địa điểm “check in” nổi tiếng.
Theo ý kiến cá nhân tôi từ góc độ người làm du lịch, chúng ta hãy cùng nhau ngồi lại và tìm biện pháp xử lý, đưa ra các quy định an toàn để vừa duy trì nét đẹp văn hoá vốn có, thu hút du lịch và vừa đảm bảo an toàn cho mọi người.
Những ban bộ ngành có liên quan cùng các chính quyền địa phương, cùng các chuyên gia du lịch cần bàn luận và đưa ra các quy định chặt chẽ nhưng vẫn “mở lối” cho du lịch phục hồi và phát triển.
Trên thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang duy trì được nét đẹp văn hoá này. Chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm từ Thái Lan, Đài Loan,…để không lãng phí và tận dụng, quảng bá nét đẹp của Hà Nội và tạo ra nhiều trải nghiệm sáng tạo hơn nữa cho du lịch Việt Nam.
Cần ra những quy định an toàn, văn minh, giờ tàu đến và đi, khi tàu đến thì cách tàu, không chạy ngang tàu vào ga, tàu phải hú còi 3 lần chắc hết con phố ngắn đó. Thực tế tàu vào ga tốt độ rất chậm có thể hành khách và du khách chào nhau nên cũng không phải nguy hiểm lắm.
Hiện nay, để có được một sản phẩm du lịch với sức thu hút khách thường xuyên như mô hình cà phê đường tàu tại Hà Nội vốn đã khó, nhưng rõ ràng, để quản lý đảm bảo hài hoà lợi ích và đúng quy định pháp luật càng khó hơn. Làm sao khách đến Hà Nội dễ dàng hơn và đến rồi phải vui hơn thì du khách mới quay lại thủ đô nhiều lần, thay vì một đi không trở lại. Muốn để phát huy các bên sẽ tìm ra cách, muốn cấm thì rất dễ, không ai muốn đến nơi có quá nhiều điểm đến “du lịch cấm như Việt Nam”. Chúng ta phải bán cái du khách cần chứ không phải cái chúng ta có. Có cái khách thích thì lại cấm?