Du lịch hậu Covid-19 cần tập trung vào khách cao cấp
So với các nước trong khu vực, du lịch Việt Nam mới bắt đầu cần xác định sức hút du lịch Việt, điểm khác biệt độc đáo là gì, khách hàng chúng ta là ai, ở đâu, họ thích gì, làm sao thỏa mãn họ. Chúng ta không bán cái mãi chúng ta có mà cái khách hàng cần, muốn vậỵ phải định vị cho được thương hiệu du lịch quốc gia Việt nam trong mắt khách hàng tiềm năng. Khách hàng ở đâu marketing ở đó, có vậy mới trúng và đúng.
4 điểm mạnh và khác biệt du lịch VN: Văn hóa, thiên nhiên, ẩm thức và con người. 4 điểm yếu du lịch VN: cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến quảng bá.
Cần định vị du lịch Việt nam là điểm đến di sản, nâng tầm, sáng tạo thu hút khách sang trọng. Người trân quý di sản quốc gia mình. Yêu di sản, du lịch Việt Nam! Giờ là lúc cần làm mới DLVN, nhận diện lại thương hiệu, thực hiện tầm nhìn mới, du lịch thành thực sự là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
Việt Nam sở hữu vẻ đẹp riêng biệt, bất tận chưa bao giờ là hết hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Một đất nước mấy ngàn năm lịch sử uốn lượn theo hình chữ S bên bờ Biển Đông, cùng nền văn hóa độc đáo hấp dẫn và một danh sách dài những món ăn ngon nhất thế giới. Việt Nam là lựa chọn tuyệt vời và thú vị cho chuyến du lịch đáng nhớ. Từ những tuyệt tác đá thiên nhiên tại Vịnh Hạ Long đến những cánh đồng ruộng bậc thang kỳ vỹ tại SaPa, từ những thiên đường biển dọc miền Trung đẹp hút hồn du khách đến vẻ đẹp bình dị nơi sông nước miền Tây Nam Bộ.
Thế giới xa xỉ bao gồm không gian sinh sống xa xỉ (home luxury), những tiện ích đi cùng (personal luxury) và dịch vụ xa xỉ (luxury of services). Và du lịch sang trọng (Luxury Travel) va siêu sang trọng (ultra luxury travel) chính là một phần nằm trong phần dịch vụ sang trọng mà khi nói đến, chúng ta luôn hình dung về những tiện nghi cao cấp cùng dịch vụ hoàn hảo. Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Với gần 20 năm kinh nghiệm dịch vụ chuẩn Châu Âu, đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế, chúng tôi mang đến cho du khách Việt Nam những trải nghiệm chân thực và độc đáo đúng xu thế và phong cách và thửa theo yêu cầu riêng với dịch vụ từ tâm. Chúng tôi cam kết quyền khách hàng 100% hài lòng và mang về những kỷ niệm đẹp chạm cảm xúc.
Phóng viên: Thưa ông, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa du lịch hoàn toàn vào ngày 15/3. Sau khi mở cửa du lịch, chúng ta nên đón khách đại trà hay tập trung vào thị trường, phân khúc du khách nào?
CEO Phạm Hà: Một số điểm đến tại Việt đã quá tải, phát triển ồ ạt gây mất cảnh quan, ô nhiễm mỗi trường, hạ tầng xuống cấp, dịch vụ tệ do quá đông và quá tập trung vào một nguồn hoặc nhiều nguồn khách đại trà. Sau Covid 19, Du lịch Việt Nam cần định vị lại thương hiệu quốc gia, nhắm tới chất hơn lượng,, tập trung vào thị trường mục tiêu, khách cao cấp có khả năng chỉ trả cao, ở lâu hơn và bền vững khi mở cửa du lịch quốc tế trở lại, định vị điểm đến Việt Nam cao cấp khai thác mỏ vàng di sản văn hóa và thiên nhiên.
Phóng viên: Nếu là phân khúc khách chi tiêu cao, sản phẩm nào hay điều gì thu hút họ trở lại Việt Nam?
CEO Phạm Hà: Việt Nam chúng được nhiều tạp chí quốc tế chuyên về du lịch sang trọng như Conde Nast Traveler, Travel and Leisure, hay Vituosso đánh giá Việt Nam là điểm đến du lịch sang trọng mới nổi của thế giới. VN chúng ta có văn hóa, di sản, ẩm thực, con người hiếu khách. Hạ tầng ngày càng tốt, kết nối hàng không thuận tiện, đường bộ, đường biển ngày càng dễ dàng, nhiều bãi biển đẹp, những vùng vịnh kỳ quan và những trải nghiệm mới, điểm đến mới như Phú Quốc sánh ngang Bali hay Phú Ket.
Du khách cao cấp có nhu cầu tìm về những điểm đến mới, xanh hơn, thuận tiện, nhiều trải nghiệm, giầu cảm xúc cho thân, tâm và tuệ. Chúng ta phải đặt khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ mọi điểm chạm để khách đi rồi muốn quay lại thay vì một đi không trở lại. Muốn vậy khách đến Việt Nam phải dễ dàng hơn, đến rồi được tiêu nhiểu tiền hơn, vui hơn.
Họ chú trọng vào sự phát triển bền vững, sản phẩm du lịch trải nghiệm giầu cảm xúc của điểm đến. Du lịch Việt Nam cần định hướng bền vững và có trách nhiệm dựa trên 6 trụ cột. Gìn giữ tài nguyên môi trường, trách nhiệm văn hoá xã hội, phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm trả lương ổn định cho người dân địa phương, khách hàng thoả mãn và doanh nghiệp có lợi nhuận.
Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du lịch Việt Nam hậu Covid cần khắm tới khách high-end, khách sang trọng, quan tâm tới di sản văn hoá, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như khách Châu Âu, Úc, Mỹ, Trung Đông. Chúng ta nên tập trung vào chất hơn lượng, nhiều khách hay khách đại trà như trước kia cũng chưa có nhân lực làm ngay và luôn.
Trong ngắn hạn muốn chiến lược mở cửa thành công thì chúng ta cần chia nhỏ thị trường có khả năng phục hồi nhanh, mạnh, bền vững, và đúng mùa du lịch của khách vào mùa hè như khách Châu Âu: Đức, TBN, UK, Pháp hay Úc. Cùng thị trường gần chúng ta trong Asean, có thể phục hồi nhanh, và thường có nhu cầu du lịch gần. Đông Bắc Á và TQ sẽ quý 3 họ mới mở của có thể lâu hơn, có chăng tập trung vào Hàn Quốc và Nhật Bản.
Bộ VHTT và DL, TCDL cần chia thị trường mục tiêu theo ngôn ngữ hiểu văn hoá và hành vi tiêu dùng. Hàng không, lữ hành và điểm đến cùng xúc tiến sẽ tạo hiệu ứng tốt tại thị trường mục tiêu, có khách ngay hè này từ tháng 5-6. Chuẩn bị tốt cho mùa du lịch quốc tế đến tới từ tháng 9.
Phóng viên: Hiện nay Việt Nam có ưu điểm, nhược điểm gì trong thu hút khách chi trả cao? Chúng ta có thể học hỏi gì từ các nước trong khu vực hay những điểm đến hàng đầu thế giới về dòng khách này?
CEO Phạm Hà: Hiện tại chúng ta chưa nhắm tới họ một cách bài bản và trọng tâm, thỏa mãn họ. DLVN cần phải coi khách hàng làm trung tâm của mọi chính sách phát triển. Nghịch lý là chúng ta đang có các giải thưởng lớn về du lịch sang trọng, các khu nghỉ tầm cỡ quốc tế, các thương khách sạn hàng đầu thế giới đã quy tụ tại Việt Nam, tuy nhiên DLVN lại chưa có hình ảnh đẹp, sang trọng trong tâm trí khách hàng quốc tế. Để thu hút họ phải biết họ là ai, muốn gì, du lịch kiểu như thế nào, trải nghiệm nào họ thích, tại sao lại chọn chúng ta thay vì các đối thủ cạnh tranh chúng ta như Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Singapore?
Các nước trong khu vực đều có định vị phân phúc này riêng, họ tập trung chính sách và nguồn lực để thu hút họ, ví dụ Malaysia có chính sách second home, cho khách nghỉ hưu, đến vùng nắng ấm, không cần visa, ở bao lâu tùy thích. TCDL Thailand có hẳn một phòng du cao cấp, các sản phẩm, video thương mại riêng cho phân khúc này, các hình ảnh và trải nghiệm thưc sự chân thực và khác biết của sang trọng Thái Land. Khách đến sân bay có làn riêng fast track, không cần kiểm tra visa và ra thẳng xe limousine, xe cảnh sát hộ tống, các dịch vụ bay private jet, du thuyền, đánh golf.
Những bữa tiệc riêng ngoài bãi biển, những khu nghỉ sang trọng ít phòng và đối đãi khách như những thượng khách được giới thiệu trong các tạp chí và hội chợ du lịch sang trọng quốc, tại những thị trường mục tiêu như ILTM, Pure, WTM, ITB Berlin. Tổng cục DL Thái Lan có riêng phòng DL Sang Trọng chuyên trách kết nối các hãng lữ hành, sản phẩm trải nghiệm sang trọng, cập nhật các xu thế, nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách sang trọng và thỏa mãn họ. Hãy học Thái Land để thu hút khách sang trọng và siêu sang, VN chúng ta có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn họ thiếu đi tầm nhìn và định vị thương hiệu du lịch sang trọng trong tâm trí du khách và các Cty lữ hành nước ngoài.
Phóng viên: Về phía tập đoàn Lux Group, sau khi mở cửa du lịch trở lại sẽ có những sản phẩm nào đón đầu xu hướng du lịch sau Covid-19?
CEO Phạm Hà: Thế giới xa xỉ bao gồm không gian sinh sống xa xỉ (home luxury), những tiện ích đi cùng (personal luxury) và dịch vụ xa xỉ (luxury of services). Và du lịch sang trọng (Luxury Travel) va siêu sang trọng (ultra luxury travel) chính là một phần nằm trong phần dịch vụ sang trọng mà khi nói đến, chúng ta luôn hình dung về những tiện nghi cao cấp cùng dịch vụ hoàn hảo. Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức.
Lux Group là tổ hợp các thương hiệu về lữ hành, vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, du thuyền với gần 20 năm kinh nghiệm. Lux Group chúng tôi chọn lối nhỏ vào nhà sang. Chúng tôi đi tiên phong trong thị trường sang trọng và siêu sang trọng, chỉ chiếm 5% lượng khách đến Việt Nam, bằng việc tự đầu tư, thiết kế, làm mới các sản phẩm trải nghiệm du lịch giầu cảm xúc, cho thân, tâm và tuệ.
Chúng tôi có thêm một bộ sản phẩm the secret hideaway collection cho dòng sản phẩm này như khu nghỉ hẻo lánh sang trọng, homestay sang, farm stay, du thuyền riêng, nhóm nhỏ, golf, luxury MICE, du lịch chăm sóc sức khỏe toàn diện wellness, trốn thế giới, du lịch một mình, du lịch đường sông, thể thao và thiên nhiên, du lịch ẩm thực và các hàng thửa cho nhu cầu trải nghiệm du lịch riêng biệt với cá nhân hóa cao.
Qua đại dịch chúng tôi thấy cầu rất lớn và thị trường 100 triệu dân rất mê du lịch cao cấp và chúng tôi sẽ tập trung vào mảng này thay vì chỉ quốc tế như trước, và phát triển bền vững bằng 2 mảng nối địa và quốc tế. Covid 19 làm cho mảng quốc tế làm chúng tôi lùi lại 5 năm, như 2015, chúng tôi xác định build back better phục hồi nhanh chóng và tốt đẹp hơn.
Chúng tôi dự đoán quốc tế đến cũng phải quý 2 năm 2022, chúng tôi đang chuẩn bị kế hoạch cho sự cho 5 thị trường ngôn ngữ, kết nối các hãng nước ngoài với sự thuận tiện, nhanh chóng và những trải nghiệm mới chân thực và độc đáo. Chúng tôi tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn mới hợp thời và các hành trình cũ và trải nghiệm mới.
Lux Group sẽ đầu tư mở khu nghỉ núi Secret Hideaways Pù Luông, cảm hứng từ thơ Tây Tiến thi sĩ Quang Dũng, 35 căn xây dựng thuận thiên, an nhiên trên núi lớn Pù Luông, cho trải nghiệm tâm, thân và tuệ, xanh lối sống, khỏe thể chất, lành tinh thần. Chúng tôi không bán tour mà bán cảm xúc, trải nghiệm để du khách đáng nhớ và mang về nhà những trải nghiệm đẹp. Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến trải nghiệm và ký ức. Du Lịch là nghề hạnh phúc, mang đến những trải nghiệm hạnh phúc cho du khách.
Hiện đã có bản vẽ được đăng kiểm cho du thuyền Phú Quốc, chúng tôi mở rộng thương hiệu Emperor Cruises thêm 1 du thuyền 200 chỗ cho Nha Trang và đã xong nghiên cứu tiền khả thi, và chấp thuận đầu tư 10 du thuyền cho Phú Quốc, nhu cầu rất lớn cho cả khách quốc tế và VN tại đây, chúng tôi dự kiến đưa du thuyền đầu tiên với 200 chỗ cho 2 hải trình du ngoạn trong ngày và ngắm hoàng hôn trên đảo ngọc Phú Quốc vào quý 4 năm sau, bắt đầu mùa nắng đẹp và khách quốc tế tới Phú Quốc.
Chúng tôi đang hoàn thành siêu du thuyền Lux Yacht Spirit 150 cabins cho 300 khách cho hải trình dọc bờ biển Việt Nam theo tinh thần cụ Bạch Thái Bưởi, đây sẽ sẽ là sản phẩm trải nghiệm độc đáo mới lạ hấp dẫn cho buổi bình minh du thuyền Việt Nam, đánh dấu 20 năm thành lập Lux group vào 2025.
Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về cơ hội bứt phá của ngành du lịch Việt Nam?
CEO Phạm Hà: Cơ hội cho các quốc gia là như nhau hậu Covid, các tỉnh thành trong một nước cũng như nhau, nên tỉnh thành nào nhanh chóng thính ứng nhanh sẽ phục hồi và phát triển nhanh chóng và được truyền thông tốt. Cái mà doanh nghiệp mong ngóng là kết nối hàng không, thông tin mở cửa, quy định cụ thể, chính thống và cam kết đồng bộ các bộ và tw tới địa phương. Giờ đây không phải cá lớn nuốt cá bé mà là cá nhanh nuốt cá chậm. Chúng ta đang quá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines.
Việt Nam có thể trở thành quốc gia du lịch hàng đầu Châu Á, về di sản và du lịch biển. Về lâu dài DLVN cần giải quyết 4 điểm yếu nút thắt như thể chế chính sách trong đó có vấn đề visa (visa long stay, miễn visa 1 tháng vào ra nhiều lần, tiến tới bỏ visa thực hiện chính sách thân thiện visa để thu hút du khách cao cấp), nguồn nhân lực có chất lượng, sản phẩm du lịch nhiều chất xám, giầu cảm xúc, chân thực độc đáo, đa dạng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam giầu có về di sản, nhận diện lại thương hiệu trong du khách quốc tế, nhất là sau Covid, các nước đang làm mới lại thương hiệu quốc gia của họ. Cơ hội phục hồi cho các nước là như nhau hậu Covid 19, nước nào chuẩn bị tốt và nhanh thích ứng sẽ có cơ hội vàng.