Tết Ất Mão 1975

January 19, 2023 By Blog Comments Off

Tết Ất Mão 1975

Chất liệu: Mầu dầu trên vải

Một hoạ phẩm gần 50 tuổi đời, tả thật bức tranh chợ Tết Ất Mão tại Miền Bắc Việt Nam, năm đầu tiên đón xuân độc lập. Tác phẩm độc bản không chỉ đẹp mầu sắc, đường nét, hình khối mà còn có giá trị văn hoá, di sản và lịch sử. Nhân dịp năm Tết Quý Mão, nhà sưu tập xin trân trọng giới thiệu tác phẩm độc đáo này, hiện đang treo trên du thuyền Emperor Cruises Legacy Halong

Tranh Tết, các con giáp, lễ hội truyền thống, tích truyện dân gian, truyền thuyết, nhân vật tiêu biểu của chèo, tuồng… là những chủ đề về di sản văn hoá yêu thích của họa sĩ Phạm Lực (1943), hoạ sĩ của nhân dân, sống qua hai thế kỷ. Ông vẽ được trên hầu hết các chất liệu từ giấy đến bao tải, sơn dầu tới sơn mài và các trường phái từ siêu thực đến hiện thực.

Đây là bức tranh tả thực về một góc chợ hoa Tết tại miền Bắc Việt Nam chuẩn bị cho Tết Ất Mão 1975. Hoa đào từ lâu đã là biểu tượng cho mùa xuân và Tết Miền Bắc, hoa mai vàng nở ở miền nam cũng vào dịp Tết. Đây cũng là năm Bắc Nam thống nhất, hai miền xum họp. Đi chợ Tết là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam và sự háo hức lớn của trẻ em.

Con mèo nằm trung tâm bức tranh, mắt mở to, hùng dũng, lanh lợi, uyển chuyển theo lối vẽ mèo thường thấy của họa sĩ, phí trên chỉ dấu năm mão, phía góc tranh, họa sĩ ký năm 1975, tức năm Ất Mão, trong 12 con giáp theo văn hóa Việt nam và theo lịch mặt trăng. Chu kỳ 12 con giáp bắt đầu từ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Ất, Dậu và cuối cùng là Hợi.

Tết diễn ra vào mùa xuân ấm áp. Bức tranh có nhiều người, già, trẻ, các bà các mẹ các con các cháu màng giỏ mang túi và mặc áo dài truyền thống, cô gái trẻ mặc áo dài, cô trung tuổi cầm ghi đông xe đạp, cành hoa đào ở sau xe, có thể là người ở xa đến chợ, cô ấy mặc áo màu đen giữu ấm, đầu đội nón lá, khoác chiếc khăn mỏ quạ, che kín mặt, chỉ hở mắt. Không nhận ra biểu cảm của nét mặt và chỉ nhìn qua ánh mắt. Trời miền bắc thường hơi lạnh dù đã lập xuân vào Tết.

Như cành đào Tết, bức tranh Tết Ất mão nào có nhiều người, các lứa tuổi, tầng lớp, già có, trẻ có cùng nhau đi chợ Tết, ai cũng vui, có lẽ vui nhất là bọn trể được đi chợ, được mua quà, quần áo mới đón xuân, thêm tuổi mới. Người lớn đều chọn được một cành đào đẹp nhất, ưng ý nhất mang về nhà chơi Tết, đón chúa Xuân.

Cô gái trẻ ở giữa khuôn hình, nhìn thẳng người xem tranh, phía dưới là em bé đang kéo áo cô gái, như năn nỉ điều gì đó, tay cô gái đang cầm một cành đào. Cô gái và em bé là trung tâm của bức tranh, trẻ trung, đầy sức sống như mùa xuân. Tuổi xuân mười tám đôi mươi với nét mặt trái xoan xinh sắn toát lên vẻ đẹp thiếu nữ Việt, nước da trắng, tóc dài và đen, không đội nón, mặc áo dài truyền thống Việt nam. Cô gái đẹp như hút mắt nhìn của người xem, với sắc đẹp nữ tính, rạng ngời, họa sĩ đã vẽ cô gái với gam mầu tươi sáng nhất trong tranh, tựợng trưng cho sức trẻ, mùa xuân và hy vọng.

Kế bên cô gái là ông già, bà cả. Người đàn ông với khuôn mặt khắc khổ, hai tay đang cầm một cành đào to, với vẻ mặt mãn nguyện. Chân đi guốc mộc, mặc áo rét trấn thủ, đầu đội mũ bông, có vẻ khá già hơn người đàn bà đứng bên chân trần.

Cạnh ông cụ, lùi lại phía sau một chút, là bà cụ với trang phục mầu đen, đội nón lá, nhưng đi chân đất, với vẻ mặt vui, đang cầm cành hoa đào ngang ngực. Nhìn từ trái qua phải, hai cái nón làm bức tranh có vòng tròn, tranh cân đối, đầy đặn, gần gụi hơn khiến ta thấy xốn sang của cuộc sống còn khó khăn sau giải phóng, nghèo mà vui năm Tết thống nhất đầu tiên của cả dân tộc.

Trước mặt ông cụ và bà cụ là cái địu em bé tầm 2 tuổi trong tư thế ngủ, dù là người dưng, ông cụ như nhìn em bé với vẻ trìu mến, yêu thương, đầu em bé để chỏm, trong tư thế ngủ trong địu sau lưng của người đi qua trước mặt, chỉ nhìn được em bé lại phía sau mà thôi. Ý nói phiên chợ Tết rất đông, năm mới già thêm một tuổi, trẻ lớn lên, như quy luật muôn đời và vận động của trời đất, xuân hạ thu đông rồi lại mùa xuân.

Về tạo hình, họa sĩ đã làm bức hình sinh động, với một người không thấy mặt, cầm một cành đào chỉ nhìn thấy địu con và hình em bé phía sau và cành đào. Bức tranh có tầng có lớp, xem từ trái qua phải. Tầng một, trung tâm phí trên là con mèo, tầng 2 là các những cành hoa đào đầy sắc mầu, có lá xanh, có nụ, hoa, xum xuê khoe sắc, những khuôn mặt theo chiều ngang thu hút mắt nhìn và nhìn từ trái xang phải với cô gái làm trung tâm.

Phí dưới là hai em bé và tầng cuối cùng là mặt đất, chân trần và gốc dép thể hiện trang phục, điều kiện hoàn cảnh kinh tế thời đó. Nét bút phóng khoáng, liền mạch, người xem có cảm giác họa sĩ vẽ liền mạch bức này trong thời gian rất ngắn.

Nền phí sau họa sĩ lấy nền mầu vàng, làm nổi bật tất cả những cảnh trí, hoa, con người phía trước, đẩy gần hơn đến người xem, để thưởng, nhìn rõ hơn, kỹ hơn, mãn nhãn hơn. Bức tranh như đầy đặn hơn, sốn sang như Tết đang đến rất gần của lòng người, đất trời. Tạo cảm xúc đặc biệt cho người xem tranh.

Tổng thể bức tranh toát nên niềm vui sự sốn sang của mùa xuân, của lòng người, đất nước thống nhất đón mùa xuân đầu tiên, cảnh sắc, cảm xúc hạnh phúc và thay đổi và khởi đầu mới, Tết của mọi người, mọi nhà, xuân của ước vọng ấm no, tự do, hạnh phúc và mùa xuân đất nước thống nhất, dân chủ và phồn vinh.

###

Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật.

Du thuyền di sản Heritage Bình Chuẩn mang ký ức Tết xưa với trưng bày tranh Hàng Trống lên du thuyền.

Du thuyền di sản Heritage Bình Chuẩn giới thiệu bộ sưu tập tranh dân gian Hàng Trống của chủ tịch Lux Cruises Phạm Hà. Từ ngày 15 tháng 1 đến 15 tháng 2, dịp Tết cổ truyền Nhâm Dần, du thuyền Heritage Bình Chuẩn (www.heritagecruises.com
) tái hiện Tết Bắc Bộ xưa và trưng bày tranh Hàng Trống của nghệ nhân Lê Đình Nghiên.
“Việc phát triển dự án du thuyền Heritage Cruises và niềm say mê đưa di sản dân tộc vào trải nghiệm để du khách cảm được văn hóa Việt Nam đã thôi thúc tôi tìm hiểu về dòng tranh dân gian của đồng bằng Sông Hồng như Đông Hồ, Hàng Trống và Kim Hoàng. Tôi đặc biệt mê mẩn với tranh Hàng Trống và có duyên gặp được nghệ nhân của làng tranh Hàng Trống – ông Lê Đình Nghiên.” Phạm Hà nói.

Tranh Tứ Bình Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa huyền ảo

Dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm trước và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hóa, tôn giáo giữa các vùng miền. Tranh Hàng Trống đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển nghề làm tranh dân gian Việt Nam.
Tại triển lãm trưng bày trên du thuyền có 30 bức tranh Hàng Trống của nghệ nhân Lê Đình Nghiên (người duy nhất nắm giữ bí quyết làm tranh Hàng Trống) xoay quanh chủ đề: Tranh thờ, tranh Tết, tranh thế sự… giúp người xem có cái nhìn tổng quát, sâu hơn về dòng tranh đặc biệt này.
Chủ đề tranh Tết, tranh thờ, tranh đời sống lễ hội của Đồng bằng Sông Hồng như “Tranh Công”, “Cá chép trông Trăng”, “Tố nữ”, “Ngũ hổ”, “Tứ bình ‘’, “Chợ Quê” “Canh nông vi bản”, “Hương chủ”…
Do được làm bằng chất liệu giấy dó của Việt Nam có màu sắc vàng ấm áp nên càng để lâu tranh lại càng mang vẻ cổ kính. Thực tế, tranh dân gian trang trí rất dễ, bởi nó mang tính chúc tụng, may mắn. Không chỉ nhờ vào nét vẽ mà ngay màu sắc cũng nói lên điều đó.

Tranh Công – Cá Hàng Trống

Hình ảnh cũng rất gần gũi với đời thường thể hiện những ước muốn riêng của mỗi người. Đó là mong muốn no đủ, mạnh khỏe, trường thọ, hạnh phúc đến với gia đình mình trong năm mới.
Bộ “Tranh Công” hay “Cá chép trông Trăng” (Lý ngư vọng nguyệt) là những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của dòng tranh Hàng Trống. Tranh “Cá chép trông Trăng” đã đạt đến độ cao về mỹ thuật, sâu sắc, thâm thúy về ý nghĩa, đầm ấm gần gũi, tranh thể hiện ước nguyện cầu ấm no hạnh phúc và thành công.
Hay bộ tranh 4 tố nữ đánh đàn thổi sáo là những âm thanh cuộc sống trần gian gửi tới thế giới thần linh, ước nguyện có tiếng vui trong nhà, màu sắc tươi vui của ngày Tết. Tranh Công Táo, tranh Tứ Bình… mang ẩn ý vững chắc, cũng được nhiều người chuộng treo trong ngày Tết.

Bộ Hương chủ gồm tranh Hương chủ ở giữa mô tả gần như đầy đủ khung cảnh bàn thờ gia tiên và câu đối Phúc – Thọ hai bên được cách điệu thành hoa văn trang trí.

Đặc biệt tranh “Ngũ hổ” được treo trang trọng trong năm mới Nhâm Dần. Mỗi con một dáng vẻ: Con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió…Từ những dáng hổ ngồi, hổ đứng, hổ cưỡi mây đến những ánh mắt, chòm râu, vẻ mặt, cùng khí thế toàn thân đều toát lên sức sống mãnh liệt của loài “chúa sơn lâm”.
Bức tranh hội đủ 5 sắc màu tượng trưng của ngũ hành, tương ứng với từng thế, dáng của hổ. Ngồi uy nghi giữa tranh là ông hổ màu vàng, xung quanh là 4 ông với 4 màu sắc khác nhau, đỏ, xanh, trắng, đen. Theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì hành thổ là sự quy tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Tranh tứ bình Tố Nữ

Trên đầu hổ vàng, dưới mặt trời đỏ rực rỡ có 7 chấm trắng là hình tượng của chòm đại hùng tinh. Chân hổ vàng trấn lên một miếng phù có ghi “pháp đại uy nỗ”. Hai bên hổ vàng: bên phải có 5 thanh kiếm, bên trái có 5 lá cờ lệnh.
Hình ảnh của cờ lệnh và kiếm trong tranh ngũ hổ thể hiện sức mạnh của thiên nhiên trong quy luật vận động của vũ trụ và sự tương tác với trái đất. Hỗ trợ cho khí phách của ngũ hổ là những đám mây vần vũ huyền ảo được vẽ ở phía trên và phía dưới là 2 tảng núi cách điệu đối xứng cho 2 ngài hổ đứng.
Nhiều người còn cho rằng: nhìn 5 “ông Ba mươi”, gợi cho người xem cảm giác về một lá bùa chú. Cũng có ý kiến cho rằng “ngũ hổ” thể hiện sự xum vầy đầy đủ vì thế treo tranh ngũ hổ cảm thấy yên tâm vì được che chở.

Chợ quê ngày Tết

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên cho hay: “Để giữ gìn giá trị cốt lõi của dòng tranh, tôi vẫn áp dụng cách làm của ông cha để lại từ hàng trăm năm như: In mộc bản, làm màu… Dòng tranh này có một sắc thái riêng, mộc mạc, đơn sơ và không theo một quy chuẩn nhất định về bố cục trong hội họa”.“Tôi rất hạnh phúc giới thiệu bộ sưu tập dòng tranh Tết, tranh thờ dịp Tết cổ truyền Nhâm Dần cho du khách quốc tế và cả người Việt Nam yêu di sản văn hóa khi du ngoạn trên di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long và Lan Hạ,” Phạm Hà, Chủ tích Lux Group nói.

Canh nông vi bản

“Triển làm này đưa những người yêu thích hội họa, nhất là giới trẻ đến gần hơn với dòng tranh dân gian, qua đó góp phần gìn giữ, phát triển giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.”
“Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc” là bốn thú chơi tao nhã của người Việt xưa. Và cho đến nay, chơi tranh dân gian vẫn là thú chơi mang đậm nét văn hóa Việt trong mỗi dịp tết đến xuân về.