“Điểm chạm” văn hoá

Không chỉ là một doanh nhân dày dạn kinh nghiệm thương trường, ông Phạm Hà – Chủ tịch Lux Group (www.luxgroup.vn) còn là một “lãng tử” với đam mê sưu tập tranh đậm đà bản sắc văn hóa, tinh thần Việt Nam.

Ông Hà chia sẻ, sưu tập tranh là sở thích cá nhân để cân bằng cuộc sống và công việc. Đôi khi ta nên sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống tốt hơn, sáng tạo và hạnh phúc trọn vẹn hơn.


PV: Cơ duyên nào đã đưa ông đến với thú chơi tranh?

Doanh nhân Phạm Hà:  Khi sưu tập tranh của các hoạ sĩ, tôi thích các tác phẩm có ý nghĩa, có tư tưởng mạnh mẽ rõ ràng, có mối liên hệ với ký ức, trải nghiệm cá nhân. Tranh phải có chủ đề gắn với từng giai đoạn của đất nước, gắn với lịch sử phát triển nghệ thuật, phản ánh các vấn đề đời nóng bỏng của đời sống xã hội, môi trường sống, con người, cảnh quan thiên nhiên, chứa đựng thông điệp nào đó chứ không chỉ dừng lại ở đẹp.

Tôi rất thích tranh. Tôi sưu tập tranh của nhiều hoạ sĩ, nhưng phần lớn là tranh Phạm Lực vì những tác phẩm của ông chạm vào cảm xúc, làm rung cảm trái tim tôi. Những câu chuyện văn hoá, lịch sử Việt Nam được ông kể qua màu sắc, đường nét, hình khối rất mê hoặc. Khi nhìn vào tranh tôi thấy được văn hoá, chiều dài của lịch sử.

Vì sự cảm mến và yêu tranh của hoạ sĩ Phạm Lực, đầu năm 2020, tôi đã hoàn thành cuốn sách mới giới thiệu 100 bức tranh của họa sĩ này với tiêu đề “Picasso Việt Nam, một đời nghệ thuật”.

Tất cả xuất phát từ tình yêu di sản Việt Nam, tôi làm với đam mê lớn trong nhiều năm mang lại hạnh phúc cho cá nhân tôi, khi tâm tuyệt, khí tuyệt.

PV: Mang bộ sưu tập tranh “đắt giá” lên du thuyền Heritage Bình Chuẩn được coi là một hành động táo bạo. Ông nghĩ sao về điều này?

Doanh nhân Phạm Hà:  Có thể nói rằng, một trong những phát kiến lớn nhất, mạo hiểm nhất và tiên phong nhất tại Việt Nam, đó chính là Lux Group chúng tôi lần đầu tiên đã đưa bộ sưu tập tranh triệu đô lên du thuyền.

Tranh không những chỉ đẹp mà còn hơn thế. Tranh danh hoạ Phạm Lực kể câu chuyện chiến tranh và hoà bình, văn hoá truyền thống, di sản và sự phát triển của xã hội Việt Nam qua từng thời kỳ. Đấy là sự khách biệt độc đáo mà chỉ lữ khách sành du lịch, khi đến với Heritage Bình Chuẩn mới được hưởng đặc quyền này.

Hướng đi mạo hiểm đã nhận được “trái ngọt” khi du thuyền Heritage Bình Chuẩn nhận giải thưởng “Best of The Best” do khách du lịch (Travelers’ Choice Awards) bình chọn trên Trip Advisor 2022. Heritage Bình Chuẩn vừa đạt 9.3 điểm trên Booking.com và nhận được giải thưởng Traveller Review Awards 2023 và gắn nhãn du lịch bền vững.

Đây là sự ghi nhận to lớn rằng Lux Group là doanh nghiệp tiên phong về trải nghiệm du lịch và du lịch di sản, kinh doanh du lịch du thuyền sang trọng, kết hợp mạo hiểm tại những vịnh đẹp nhất Việt Nam như vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà,…

PV: Không thể phủ nhận những tác phẩm mỹ thuật của họa sỹ Phạm Lực trưng bày khiến con thuyền Heritage Bình Chuẩn trở nên “độc nhất vô nhị”. Để gìn giữ những tác phẩm có giá trị lớn như vậy trên thuyền, chắc hẳn là một điều không dễ dàng, thưa ông?

Doanh nhân Phạm Hà:  Nhiều người cho rằng nắng, nóng, gió, ánh sáng tự nhiên, độ ẩm, muối biển có thể làm hỏng những bức tranh. Thực tế ngược lại, độ ẩm trên du thuyền luôn 50%, nhiệt độ trung bình tầm 72 độ F tức 22 độ C, đây là nhiệt độ mơ ước của các bảo tàng khi muốn bảo quản tranh ở điều kiện tốt nhất.

Tranh treo trên du thuyền phải chắc chắn để tránh rung lắc nhưng lại phải dễ tháo khi có hoả hoạn và cần chăm sóc đặc biệt khi có vết bẩn, bảo quản định kỳ bởi các chuyên gia, tranh quý đều phải được đóng bảo hiểm.

PV: Với tình yêu di sản Việt Nam cùng “chất nghệ thuật” sẵn có, chắc chắn Lux Group sẽ cùng con thuyền di sản văn hoá đi xa hơn nữa trong chặng đường dài phía trước. Sứ mệnh quảng bá văn hóa Việt Nam của Lux Group được ông triển khai và định hướng như thế nào, thưa ông?

Doanh nhân Phạm Hà:  Lux Group tự hào về văn hóa, di sản, lịch sử của Việt Nam và chúng tôi coi phát huy giá trị, quảng bá văn hóa Việt Nam là sứ mệnh của người làm du lịch.

Tất cả những dự án của Lux Group đều giàu cảm xúc với những câu chuyện văn hóa và lịch sử Việt Nam để giới thiệu cho du khách. Chúng tôi chuyển hóa “sức mạnh mềm” văn hóa thành nguồn lực đầu vào cho phát triển kinh tế.

Qua đó, đặc biệt là đối với khách quốc tế, họ có thể cảm nhận, hiểu được văn hóa Việt Nam, còn người Việt Nam hiểu hơn và thêm tự hào về văn hóa dân tộc.

Những điểm chạm chúng tôi thiết kế cho du khách đều là những điểm chạm về văn hóa với những dịch vụ sang trọng. Trên du thuyền, du khách được chạm vào văn hóa mỹ thuật, ẩm thực, kiến trúc, thời trang (du khách được mặc áo dài truyền thống)… Theo tôi, du lịch Việt Nam phải phát triển theo hướng: tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức.

Việt Nam chúng ta rất giàu tài nguyên di sản, văn hóa, con người và cảnh quan thiên nhiên. Từ nghị quyết tới thực thi phải tốt để Việt Nam thành cường quốc du lịch. Để làm như vậy cần gấp chiến lược phục hồi nhanh chóng ngắn hạn, trung và dài hạn tập trung vào tháo gỡ ngay các nút thắt thể chế chính sách, nhân sự, sản phẩm du lịch, định vị thương hiệu quốc gia, xúc tiến hiệu quả, quản lý điểm đến và số hóa đồng bộ và toàn diện ngành du lịch và du thuyền.

Xin cảm ơn ông!

Minh Châu (thực hiện) 

TẠP CHÍ DOANH NHÂN/ DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VCCI

Tết Ất Mão 1975

January 19, 2023 By Blog Comments Off

Tết Ất Mão 1975

Chất liệu: Mầu dầu trên vải

Một hoạ phẩm gần 50 tuổi đời, tả thật bức tranh chợ Tết Ất Mão tại Miền Bắc Việt Nam, năm đầu tiên đón xuân độc lập. Tác phẩm độc bản không chỉ đẹp mầu sắc, đường nét, hình khối mà còn có giá trị văn hoá, di sản và lịch sử. Nhân dịp năm Tết Quý Mão, nhà sưu tập xin trân trọng giới thiệu tác phẩm độc đáo này, hiện đang treo trên du thuyền Emperor Cruises Legacy Halong

Tranh Tết, các con giáp, lễ hội truyền thống, tích truyện dân gian, truyền thuyết, nhân vật tiêu biểu của chèo, tuồng… là những chủ đề về di sản văn hoá yêu thích của họa sĩ Phạm Lực (1943), hoạ sĩ của nhân dân, sống qua hai thế kỷ. Ông vẽ được trên hầu hết các chất liệu từ giấy đến bao tải, sơn dầu tới sơn mài và các trường phái từ siêu thực đến hiện thực.

Đây là bức tranh tả thực về một góc chợ hoa Tết tại miền Bắc Việt Nam chuẩn bị cho Tết Ất Mão 1975. Hoa đào từ lâu đã là biểu tượng cho mùa xuân và Tết Miền Bắc, hoa mai vàng nở ở miền nam cũng vào dịp Tết. Đây cũng là năm Bắc Nam thống nhất, hai miền xum họp. Đi chợ Tết là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam và sự háo hức lớn của trẻ em.

Con mèo nằm trung tâm bức tranh, mắt mở to, hùng dũng, lanh lợi, uyển chuyển theo lối vẽ mèo thường thấy của họa sĩ, phí trên chỉ dấu năm mão, phía góc tranh, họa sĩ ký năm 1975, tức năm Ất Mão, trong 12 con giáp theo văn hóa Việt nam và theo lịch mặt trăng. Chu kỳ 12 con giáp bắt đầu từ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Ất, Dậu và cuối cùng là Hợi.

Tết diễn ra vào mùa xuân ấm áp. Bức tranh có nhiều người, già, trẻ, các bà các mẹ các con các cháu màng giỏ mang túi và mặc áo dài truyền thống, cô gái trẻ mặc áo dài, cô trung tuổi cầm ghi đông xe đạp, cành hoa đào ở sau xe, có thể là người ở xa đến chợ, cô ấy mặc áo màu đen giữu ấm, đầu đội nón lá, khoác chiếc khăn mỏ quạ, che kín mặt, chỉ hở mắt. Không nhận ra biểu cảm của nét mặt và chỉ nhìn qua ánh mắt. Trời miền bắc thường hơi lạnh dù đã lập xuân vào Tết.

Như cành đào Tết, bức tranh Tết Ất mão nào có nhiều người, các lứa tuổi, tầng lớp, già có, trẻ có cùng nhau đi chợ Tết, ai cũng vui, có lẽ vui nhất là bọn trể được đi chợ, được mua quà, quần áo mới đón xuân, thêm tuổi mới. Người lớn đều chọn được một cành đào đẹp nhất, ưng ý nhất mang về nhà chơi Tết, đón chúa Xuân.

Cô gái trẻ ở giữa khuôn hình, nhìn thẳng người xem tranh, phía dưới là em bé đang kéo áo cô gái, như năn nỉ điều gì đó, tay cô gái đang cầm một cành đào. Cô gái và em bé là trung tâm của bức tranh, trẻ trung, đầy sức sống như mùa xuân. Tuổi xuân mười tám đôi mươi với nét mặt trái xoan xinh sắn toát lên vẻ đẹp thiếu nữ Việt, nước da trắng, tóc dài và đen, không đội nón, mặc áo dài truyền thống Việt nam. Cô gái đẹp như hút mắt nhìn của người xem, với sắc đẹp nữ tính, rạng ngời, họa sĩ đã vẽ cô gái với gam mầu tươi sáng nhất trong tranh, tựợng trưng cho sức trẻ, mùa xuân và hy vọng.

Kế bên cô gái là ông già, bà cả. Người đàn ông với khuôn mặt khắc khổ, hai tay đang cầm một cành đào to, với vẻ mặt mãn nguyện. Chân đi guốc mộc, mặc áo rét trấn thủ, đầu đội mũ bông, có vẻ khá già hơn người đàn bà đứng bên chân trần.

Cạnh ông cụ, lùi lại phía sau một chút, là bà cụ với trang phục mầu đen, đội nón lá, nhưng đi chân đất, với vẻ mặt vui, đang cầm cành hoa đào ngang ngực. Nhìn từ trái qua phải, hai cái nón làm bức tranh có vòng tròn, tranh cân đối, đầy đặn, gần gụi hơn khiến ta thấy xốn sang của cuộc sống còn khó khăn sau giải phóng, nghèo mà vui năm Tết thống nhất đầu tiên của cả dân tộc.

Trước mặt ông cụ và bà cụ là cái địu em bé tầm 2 tuổi trong tư thế ngủ, dù là người dưng, ông cụ như nhìn em bé với vẻ trìu mến, yêu thương, đầu em bé để chỏm, trong tư thế ngủ trong địu sau lưng của người đi qua trước mặt, chỉ nhìn được em bé lại phía sau mà thôi. Ý nói phiên chợ Tết rất đông, năm mới già thêm một tuổi, trẻ lớn lên, như quy luật muôn đời và vận động của trời đất, xuân hạ thu đông rồi lại mùa xuân.

Về tạo hình, họa sĩ đã làm bức hình sinh động, với một người không thấy mặt, cầm một cành đào chỉ nhìn thấy địu con và hình em bé phía sau và cành đào. Bức tranh có tầng có lớp, xem từ trái qua phải. Tầng một, trung tâm phí trên là con mèo, tầng 2 là các những cành hoa đào đầy sắc mầu, có lá xanh, có nụ, hoa, xum xuê khoe sắc, những khuôn mặt theo chiều ngang thu hút mắt nhìn và nhìn từ trái xang phải với cô gái làm trung tâm.

Phí dưới là hai em bé và tầng cuối cùng là mặt đất, chân trần và gốc dép thể hiện trang phục, điều kiện hoàn cảnh kinh tế thời đó. Nét bút phóng khoáng, liền mạch, người xem có cảm giác họa sĩ vẽ liền mạch bức này trong thời gian rất ngắn.

Nền phí sau họa sĩ lấy nền mầu vàng, làm nổi bật tất cả những cảnh trí, hoa, con người phía trước, đẩy gần hơn đến người xem, để thưởng, nhìn rõ hơn, kỹ hơn, mãn nhãn hơn. Bức tranh như đầy đặn hơn, sốn sang như Tết đang đến rất gần của lòng người, đất trời. Tạo cảm xúc đặc biệt cho người xem tranh.

Tổng thể bức tranh toát nên niềm vui sự sốn sang của mùa xuân, của lòng người, đất nước thống nhất đón mùa xuân đầu tiên, cảnh sắc, cảm xúc hạnh phúc và thay đổi và khởi đầu mới, Tết của mọi người, mọi nhà, xuân của ước vọng ấm no, tự do, hạnh phúc và mùa xuân đất nước thống nhất, dân chủ và phồn vinh.

###

Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật.