Quản trị tài năng và văn hoá doanh nghiệp theo phong cách Vua Tàu Thuỷ Bạch Thái Bưởi

June 5, 2023 By Blog, Tin Tức Comments Off

Sử dụng nhân tài và phát huy văn hoá doanh nghiệp của doanh chủ dân tộc và quý tộc Bạch Thái Bưởi dưới góc nhìn quản trị doanh nghiệp thời hiện đại.

“Một cái gương cho thương giới nước ta”. Đó là tựa đề bài viết của tác giả Thượng Chi, bút danh của nhà nho học giả Phạm Quỳnh (1892-1945), đăng trên Nam Phong Tạp Chí – số 28, từ trang 318, xuất bản tháng 12 năm 1919 tại Hà Nội, ví nhà công nghiệp Bạch Thái Bưởi (1874-1932) sánh tầm “vua bể”, “vua thép” Âu Mỹ cùng thời. Nhờ có bài báo này mà chúng ta biết cụ thể cơ ngơi hoành tráng và sự nhộn nhịp tại các các sở tàu và nhà máy đóng tàu Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công Ty hay gọi tắt là Bạch Thái Công Ty tại Hải Phòng lên tới 1000 người, chia ra nhân viên làm bàn giấy văn phòng và thợ làm dưới nhà máy đóng tàu bên bờ Sông Cấm.

Tính ra cả xứ Bắc Kỳ, Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Cty có tới 1415 người làm, quản lý Tây và Ta, vận hành 25 con tàu khắp Bắc Kỳ, vừa hạ thuỷ tàu Bình Chuẩn chạy tuyến Bắc Nam ven biển, các tàu vận tốc trung bình 8 hải lý/một giờ, tổng các tàu có đầy đủ số liệu, tên tàu cụ thể phục vụ 6.643 hành khách, những người chủ chốt làm đại diện là người Việt nam ta cả như ông Lã Quý Chấn, đại diện Công Ty ở Nam Định, ông Nguyễn Văn Thịnh đại diện tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Phúc, chủ trì coi nhà máy tại Hải Phòng, là kiến trúc sư trưởng, thiết kế, đóng mới tàu Bình Chuẩn lừng danh, và sáng tạo nối dài các tàu.

Con người cụ là doanh chủ Việt Nam có văn hoá, có tâm yêu thương, trí tuệ, có tư tưởng và lòng bao dung. Bởi vì “nhân tài” có năng lực, có mong muốn, cam kết và phù hợp với doanh nghiệp được thoả sức vẫy vùng khi được tin tưởng trao nguyền, người tài là tài sản vốn quý nhất của doanh nghiệp là những người tài năng, có đam mê, có ý chí mạnh mẽ; muốn đứng đầu những người này thì người doanh chủ phải có tâm, tầm, tài trí, dũng, công minh, liêm chính, có tố chất lãnh đạo rất cao, có năng lực dẫn dắt rất “giỏi” và tầm nhìn xa trông rộng thu phục nhân tâm, kinh doanh chính đạo cuộc đời, ngoài lợi nhuận sự thịnh vượng tài chính còn là tinh thần dân tộc lớn lao cao cả hơn lợi nhuận.

Vẫn theo cụ Phạm Quỳnh báo Nam Phong vào thời điểm năm 1919, Bạch Thái công ty đã sở hữu 25 tàu lớn nhỏ, chạy trên khắp các sông ở Bắc Kì và Trung Kì, ngoài ra công ty còn có 20 chiếc sà lan. Mỗi năm công ty chạy khoảng 5.000 chuyến khứ hồi, 17 tuyến tàu ngược xuôi ngọn nguồn các con sông Bắc Kỳ, với 1,5 triệu lượt hành khách và 15 vạn tấn hàng hoá. Công ty của Bạch Thái Bưởi đã tạo việc làm cho 1.415 người.

Bài báo kết luận: “Chắc chắn sau này có lẽ còn nhiều người kỳ tài, kiệt xuất hơn ông nữa, nhưng hiện nay thời ông cũng đã đáng làm một cái gương chung cho cả thương giới nước ta vậy. Ông thật là làm vẻ vang cho giống nòi ta và rửa được cho ta cái tiếng rằng dân nước An Nam không có tư cách làm được sự buôn bán to. Ước gì trong nước được răm người như ông, thì cái vấn đề chấn chỉnh thương trường lo gì mà chẳng giải quyết được”.

Doanh chủ Bạch Thái Bưởi có những phẩm chất lãnh đạo kỳ tài, triết lý kinh doanh nhân bản, văn hoá doanh tự nhiên như vốn có, nghệ thuật dụng nhân như dụng mộc, tinh thần kiên tâm, kiên định và kiên cường vượt nghịch cảnh, trên hết là khát vọng độc lập, thống nhất nước nhà bằng dân quốc phú cường. Ngay thời bấy giờ, tài kinh doanh, quản trị người tài, dùng uy tín cá nhân và ảnh hưởng tầm quốc gia dân tộc, thu hút nhân tài cả Tây và Ta chia sẻ giá trị văn hoá doanh nghiệp chân thật tự nhiên, cho thấy khả năng dùng người giỏi, sức mạnh dân tộc trong cạnh tranh phi thị trường, văn hoá soi đường doanh chủ minh doanh, con người là vốn quý của doanh nghiệp và kinh doanh dựa vào con người, đồng bào mình ủng hộ sẽ thắng.

Ngày nay kinh doanh hiện đại mới chú trọng nhiều đến văn hoá doanh nghiệp, kinh doanh bền vững ESG, trải nghiệm nhân hạnh phúc, lấy khách hàng làm trung tâm để thoả mãn họ trên từng điểm chạm của trải nghiệm. Kinh doanh tử tế từ tâm, phụng sự đồng bào. Văn hoá kinh doanh có tinh thần doanh chủ văn hoá, tinh thần dân tộc, có đạo kinh doanh riêng, có bản sắc và sự tự hào doanh chủ và nhân viên.

Văn hoá doanh nghiệp có phần hữu hình, vô hình và phần giá trị chia sẻ ấy là giá trị cốt lõi, có tầm nhìn, sứ mệnh, con đường riêng khác biệt hoá để dẫn dắt doanh nghiệp ra biển lớn, cộng sự, tổ chức, đồng bào tới thành công và hạnh phúc bằng tinh thần quý tộc Việt : thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm. Sứ mệnh lớn nhất của doanh chủ hay đạo kinh doanh tốt đẹp đó là sứ mệnh phụng sự vị nhân sinh vì đồng bào, cạnh tranh tới thắng tư sản mại bản người Hoa có tiền và người Pháp có quyền và “dân quốc phú cường giành độc lập.”

Văn hoá doanh nghiệp cụ Bạch Thái Bưởi chính là kinh doanh tử tế, vương đạo cuộc đời doanh chủ, chú trọng trải nghiệm khách hàng nội bộ, đoàn kết nghìn người như một, văn hoá doanh nghiệp mạnh, uy tín nhân hiệu và thương hiệu tàu Bưởi, thoả mãn khách hàng bên ngoài doanh nghiệp, thậm chí vượt mong đợi như giải trí trên tàu để tạo tạo marketing truyền miệng cả nước là bí mật thành công kinh doanh cụ hồi đầu thế kỷ 20.

Khi nhận định về cụ, hội Khai Trí Tiến Đức cho rằng: Cụ là một bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu nơi thương trường mà cuộc đời của cụ đáng phô bầy cho quốc dân, sự nghiệp của Cụ đáng làm gương cho các nhà buôn bán noi theo. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ viết về Bạch Thái Bưởi trong tạp chí Đông Thanh: Bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà

“Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường tứ Bưởi” tuy chỉ xếp thứ 4 danh sách bốn người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20 nhưng doanh nhân Bạch Thái Bưởi lại được nhiều thế hệ người Việt ca tụng như một tấm gương khởi nghiệp thành công từ nghịch cảnh, quản trị nhiều doanh nghiệp chi nhánh mà giờ đây gọi là tập đoàn, nhờ văn hoá doan nghiệp, ý chí doanh chủ, tinh thần dân tộc của một quý tộc Việt.

Tôi cũng cũng nghiệp học quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp từ nhỏ tới lớn và rất chú trọng văn hoá doanh nghiệp ngay từ lúc khởi nghiệp, những khi tìm hiểu và nghiên cứu về đạo kinh doanh của cụ Bạch Thái Bưởi thì tôi thấy rằng ngay từ thời loạn lạc, cạnh tranh khốc liệt, bị tư sản mại bản chèn ép tư sản bản địa, cụ Bạch Thái Bưởi đã là bậc thầy về quản trị tài năng và văn hoá doanh nghiệp một cách chân thật, tự nhiên xuất chúng như bản thân uy tín thương hiệu mà quản trị hiện đại giờ đây mới nói tới.

Xây dựng bản sắc văn hoá vững mạnh, doanh nghiệp hùng mạnh. Thành viên công ty làm việc hiệu suất cao dựa vào kết quả, xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc và phát triển hệ quản trị bền vững. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mạnh tạo niềm tin cho khách hàng, tạo dựng đoàn kết, gắn bó đội ngũ, tạo thói quen tốt cho nhân viên, nâng cao năng xuất, chất lượng hiệu quả công việc. Duy trì và lan toản văn hoá doanh nghiệp, phát triển bền vững.

Cụ thể là văn hoá doanh nghiệp hữu hình là logo dễ nhận biết nhất là cờ vàng mỏ neo, ba sao, và khẩu hiệu “Người Ta đi tàu Ta”, “Người Việt đi tàu Việt”, nhà máy bên bờ Sông cấm, các văn phòng, biển hiệu, đồng phục, mỹ thuật tàu thuyền của 30 con tàu ngược xuôi các con sông Bắc Kỳ và đình đám là hạ thuỷ tàu Bình Chuẩn năm 1919 và cập cảng Sài Gòn năm 1920, cùng tàu Sông Giang, Việt Đăng, ba tàu chạy ven bể Đông Dương.

Văn hoá hữu hình là tinh thần tự tôn dân tộc, phụng sự đồng bào, “người Việt Nam giúp người Việt Nam”. Sứ mệnh kinh doanh Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công Ty từ sông ra biển lớn, từ Nam Định ra Hải Phòng lập mua nhà máy đóng tàu bên bờ Sông Cấm, giống ý nghĩa nhận diện thương hiệu cờ vàng, mỏ neo, ba sao tượng trưng cho người Việt chung nhau máu đỏ, da vàng, ba miền phải thống nhất ba miền Bắc, Trung, Nam, và độc lập khỏi Pháp, mỏ neo là nghề kinh doanh chính, vận tải thuỷ, giúp giao thương buôn bán kinh doanh vùng miền thuận lợi.

Bình Chuẩn tức bình đẳng “không trọng nông, ức thương”, nội thương và ngoại thương được thúc đẩy mạnh mẽ, “phi thương bất phú”, tiếp tục chính sách ty Bình Chuẩn từ thời nhà nho cấp tiến Đặng Huy Trứ, triều Nguyễn, để “dân quốc phú cường” (dân giầu nước mạnh) đúng như ý nghĩa sâu xa tên tàu Bình Chuẩn. Muốn vậy phải có tầng lớp quý tộc đủ mạnh khẳng định tâm tài người Việt, kêu gọi đồng bào ủng hộ, giúp sức bằng bỏ tàu Tây, Tàu, đi tàu Ta.

Tư tưởng xuyên suốt trong văn hóa kinh doanh là dân quốc phú cường giành lại độc lập; thức tỉnh mở mang dân trí, đổi mới văn hóa; đua tranh với tư bản nước ngoài, khẳng định vị thế của doanh nhân Việt Nam. Ngắn gọn có thể thấy những bài học kinh doanh của cụ như dám đi bằng đôi chân của mình, dám tận dụng thời cơ, dám tin người, dám tiếp thu tân thư, dám vận dụng tinh thần yêu nước, dám cạnh tranh đến cùng, dám sáng tạo, dám mở rộng thị trường, dám đi lại từ đầu.

Tinh thần cụ Bưởi là hiện thân của tinh thần quý tộc cao quý. Cụ ảnh hưởng của Nho giáo, ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, nhưng lại sớm tiếp cận văn minh Pháp. Nhưng cụ vẫn là người Việt Nam. Kinh doanh trong nghịch cảnh, vượt nghịch cảnh bằng văn hoá doanh nghiệp, trọng dụng nhân tài. Cái bài học hay là cụ Bạch Thái Bưởi kế thừa tinh hoa của văn minh nhân loại, đóng tàu Tây, phát huy tinh thần dân tộc Việt Nam ta, để làm bản sắc riêng cho doanh chủ tinh thần quý tộc Việt. Cụ được cả hai vua triều Nguyễn là Khải Định và cựu hoàng Bảo Đại ban thưởng cho cụ Bạch Thái Bưởi vì tinh thần thành tín, đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm. www.lux-cruises.com

 


Về doanh chủ Phạm Hà

Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO LuxGroup và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật

Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp

May 18, 2023 By Blog Comments Off
  • Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp
  • Ý nghĩa quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
  • Văn hóa doanh nghiệp của LuxGroup

Vai trò của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt

Khi được liên kết phù hợp với các giá trị, động lực và nhu cầu cá nhân, văn hóa có thể giải phóng nguồn năng lượng to lớn hướng tới mục đích chung và thúc đẩy năng lực phát triển của tổ chức. Văn hóa cũng có thể phát triển linh hoạt và tự chủ để đáp ứng với các cơ hội và nhu cầu.

Một lý do lớn khiến văn hóa công ty quan trọng đến vậy là vì nó là yếu tố then chốt giữ chân nhân viên. Theo một cuộc khảo sát gần đây từ Jobvite, gần 40% người lao động xếp văn hóa công ty vào mục “rất quan trọng”. Vì vậy, đầu tư vào văn hóa công ty có nhiều lợi ích ngắn hạn và dài hạn, ví dụ:

Xác định bản sắc của công ty.

Tăng sự gắn kết của nhân viên, xây dựng nhóm tốt hơn.
Giảm tỷ lệ nghỉ việc.
Xây dựng môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ.
Giữ chân nhân tài, thu hút người mới.
Tăng khả năng sáng tạo và bứt phá của nhân viên.

1. Định nghĩa văn hoá doanh nghiệp

Có rất nhiều khái niệm về văn hóa doanh nghiệp, nhưng tựu chung có thể định nghĩa “Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen.”

Văn hoá doanh nghiệp được hình thành từ sự phát triển của tổ chức, của doanh chủ sáng lập qua nhiều năm thành thói quen tự nhiên của nhân viên đối với khách hành trong và ngoài doanh nghiệp và cấp quản lý lãnh đạo. Văn hóa doanh nghiệp giống như tính cách và đời sống tinh thần của con người, ảnh hưởng đến lối sống, hành vi của người đó. Xây dựng văn hóa công ty quyết định sự thành bại và tồn tại lâu dài của mỗi tổ chức.

Văn hoá LuxGroup xây dựng gần 20 năm qua, hình thành từ doanh chủ Phạm Hà, Cty lữ hành sang trọng đầu tiên Luxury Travel tại Việt Nam năm 2005, Lux lấy 3 chữ đầu của Luxury, và có nghĩa Leader in luxury tiên phong dẫn đầu, Uniqueness khác biệt và Xperience trải nghiệp “wow” chạm cảm xúc lữ khách, đúng tuyên bố quyền khách hàng 100% thoả mãn, chúng tôi lấy con người trong doanh nghiệp là tài sản lớn nhất, có trải nghiệm tốt để phục vụ khách hàng bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi luxer có năng lực và phù hợp, đều có tâm mang lại hạnh phúc bằng 5P: Passion – Đam Mê, Purpose – Mục đích lý tưởng, People – Con người, Planet – Bền vững và cuối cùng Profit mới là lợi nhuận.

2. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

Theo Edgar Henry Schein – cựu Giáo sư Trường Quản lý MIT Sloan – một người nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển tổ chức và văn hóa doanh nghiệp, cấu trúc của văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp:

Cấp độ thứ nhất

Cơ cấu hữu hình của doanh nghiệp: Là những giá trị văn hóa hữu hình, bao gồm các sự vật và sự việc mà một người có thể nghe, nhìn và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức lạ. Các yếu tố này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ như: Cơ cấu tổ chức phòng ban, các văn bản chính sách, kiến trúc văn phòng, logo và khẩu hiệu, mẫu mã sản phẩm, đồng phục nhân viên,…

Cấp độ thứ hai

Các giá trị được tuyên bố/ chấp nhận: Là những giá trị được doanh nghiệp công bố rộng rộng rãi, có thể nhận biết ngay từ văn bản, cách diễn đạt và cách thể hiện của nhân viên. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chiến lược và mục tiêu,… đóng vai trò là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.

Cấp độ thứ ba

Các quan niệm chung: Cấp độ này khó nhận ra và cũng khó điều chỉnh bởi chúng nằm sâu từ bên trong doanh nghiệp, ăn sâu vào suy nghĩ của hầu hết các thành viên và trở thành thói quen chi phối hành động. Ví dụ như: văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… Khi các thành viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo văn hóa chung, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại.

3. Trong thực tiễn, văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò gì?

Theo nghiên cứu của Deloitte, 94% giám đốc điều hành và 88% nhân viên tin rằng văn hóa mang tính quyết định đối với thành công của doanh nghiệp. Trên thực tế, quả thực văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng tới nhiều mặt vận hành khác nhau.

Văn hóa doanh nghiệp thu hút ứng viên cho tuyển dụng

Nhiều chuyên gia nhân sự đồng ý rằng văn hóa công ty mạnh mẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn để thu hút nhân viên tiềm năng. Tất cả mọi người đều muốn làm việc cho các công ty có danh tiếng tốt, mà điều này do chính các nhân viên cũ và hiện tại thể hiện thì lại càng đáng tin. Một công ty có văn hóa tích cực sẽ thu hút các tài năng sẵn sàng biến nơi làm việc tiếp theo của họ thành nhà.

Văn hóa doanh nghiệp tạo ra các nhân viên trung thành

Một nền văn hóa tích cực không chỉ giúp nỗ lực tuyển dụng mà cũng giúp doanh nghiệp giữ chân những tài năng hàng đầu – điều đặc biệt có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến hiện nay. Khi thu nhập đạt đến một mức độ nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, minh bạch, “mỗi ngày đi làm là một ngày vui”.

Văn hóa doanh nghiệp hạn chế các xung đột nội bộ

Văn hóa tích cực sẽ giúp giảm đáng kể căng thẳng tại nơi làm việc, là chất keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi nhân viên phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.

Văn hóa doanh nghiệp đẩy mạnh hiệu suất làm việc của nhân viên

Nhân viên sẽ tận tâm với công việc và đạt được năng suất cao hơn khi có cảm giác đang làm công việc có ý nghĩa, đang cống hiến cho sứ mệnh chung và hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng làm giảm căng thẳng và áp lực, từ đó củng cố cả sức khỏe và hiệu suất làm việc của nhân viên.

Một số lợi ích làm nên tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp có thể tóm tắt như:

Tạo lợi thế cạnh tranh
Là nguồn lực của doanh nghiệp
Thu hút nhân tài, gắn bó người lao động
Tạo bản sắc, nhận dạng riêng của tổ chức, phân biệt tổ chức này với tổ chức khác
Là công cụ triển khai chiến lược
Tạo sự ổn định bền vững của tổ chức

Đối với cá nhân

VHDN tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân đối với công việc.
Cho họ thêm động lực làm việc, nội bộ đoàn kết thống nhất cùng nhau.

4. Văn hoá doanh nghiệp LuxGroup

Chúng tôi đặt khách hàng là trung tâm của mọi việc chúng tôi làm. LUX là viết tắt chữ cái đầu Tiếng Anh là Leader in luxury, Unique Difference và Xperience, L dẫn đầu trong lĩnh vực sang trọng, U sự khác biệt độc đáo, X trải nghiệm Wow khiến những du khách tinh tế nhất cũng phải trầm trồ. LuxGroup với tiền thân là Luxury Travel được doanh nhân Phạm Hà thành lập từ năm 2005. LuxGroup là một tập đoàn của các công ty tí hon vĩ đại, được xây dựng lên từ tâm huyết của ông Phạm Hà, mong muốn trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân tuyệt vời nhất Việt Nam, không phải lớn nhất.

Chúng tôi xây dựng LuxGroup trở thành một trong những nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam, kinh doanh bằng sự tử tế. #DeliveringHappiness mang lại hạnh phúc là triết lý, tạo động lực và thúc đẩy LuxGroup không ngừng lớn mạnh từ khởi đầu rất nhỏ. Trên hành trình vươn ra biển lớn, LuxGroup quy tụ những con người tài năng và phù hợp nhất trên hải trình đáng tự hào vươn tới thành công và hạnh phúc, theo tinh thần thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm Vua Tàu Thuỷ: Bạch Thái Bưởi.

Chúng tôi chú trọng trải nghiệm nhân viên, đặt đội ngũ Luxer lên hàng đầu, để phục vụ khách hàng thực sự là thượng đế. Mỗi Luxer phải chủ động, văn hoá học hỏi suốt đời, không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân và phải thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp của LuxGroup cũng như các giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn làm kim chỉ nam cho hành động hàng ngày của Luxer đó trong việc mang lại hạnh phúc cô đọng bằng 5 chữ cái đầu P trong Tiếng Anh: Passion, Purpose, People, Planet, Profit – đam mê, mục đích, con người, bền vững và lợi nhuận.

Các công ty tí hon trong hệ sinh thái LuxGroup đều phải tuân theo tiêu chí ESG: Environment môi trường – Social xã hội – Governance quản trị để kinh doanh bền vững, con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi. Sáng tạo và đổi mới thường xuyên và liên tục để thực hiện mục tiêu “Quyền khách hàng 100% hài lòng”. Nỗ lực không ngừng nghỉ này nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, có trách nhiệm của LuxGroup và mang đến cho thế hệ tương lai một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi nâng tầm các giá trị di sản của Việt Nam để sáng tạo ra những trải nghiệm chân thực và độc đáo.

Chạm vào cảm xúc để chinh phục khách du lịch sang trọng. Tất cả đội ngũ của chúng tôi đều lấy khách hàng làm trung tâm, làm việc vì khách hàng, từ đó góp phần mang lại hạnh phúc và thành công cho LuxGroup. Tôn trọng kỷ luật cao nhất, văn hóa doanh nghiệp LuxGroup kinh doanh tử tế – văn hóa chuyên nghiệp, hiệu quả cao, tôn trọng, tin cậy, chính trực, quan tâm, yêu quý và chia sẻ, được xây dựng và khơi nguồn từ tinh thần doanh nhân cao thượng: “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” với 10 điều nội quy.

Để thấm nhuần và củng cố các giá trị cốt lõi và “7 ngày chuyển đổi để phục vụ tận tình và mang lại hạnh phúc #deliveringhappiness”. Tại LuxGroup, mỗi nhân viên coi Tập đoàn là ngôi nhà thứ hai, là nơi gắn kết và dành phần lớn thời gian mỗi ngày để sống và làm việc. Dù ở vai trò nào, vị trí nào, chúng tôi tự hào là thành viên của LuxGroup và tự hào về những Luxers có thái độ, kỹ năng và kiến thức tốt, phục vụ khách hàng bằng cả trái tim.

Vĩ thanh

Văn hoá doanh nghiệp chính là cột sống của một công ty. Nếu không có nó, mâu thuẫn trong doanh nghiệp sẽ rất dễ xảy ra. Chỉ cần một yếu tố bị thay đổi, toàn bộ con người trong doanh nghiệp sẽ dễ mất định hướng. Một công ty xây dựng được văn hóa kinh doanh vững mạnh sẽ luôn biết cách khích lệ và tôn vinh các nhân viên của mình. Từ đó, tài năng và tài sản quý nhất doanh nghiệp là con người sẽ có động lực để cống hiến lâu dài, và trở thành một người không chỉ đóng góp vào văn hóa của tổ chức mà còn sẵn sàng quảng bá nó ra bên ngoài.