Ngự Thiện Phòng: Bữa ăn của vua triều Nguyễn cầu kỳ như thế nào?

April 20, 2023 By Uncategorized Comments Off

Vua ngày xưa ăn uống như thế nào, thức ăn gồm những món gì, việc nấu nướng ra sao là câu chuyện nhiều người muốn tìm hiểu.

Theo sách Lễ Tết ăn chơi trong cung Nguyễn, vua và gia đình, các buổi yến tiệc trong cung, các buổi cúng tế được phục vụ ẩm thực chu đáo.

Hàng ngày, vua có ba bữa ăn chính gồm ăn sáng lúc 6h30, ăn trưa vào 11h, ăn tối 17h cùng nhiều bữa ăn phụ khác. Yến tiệc trong cung tùy vào quy mô, nhìn chung có nhiều món. Tiệc cúng tế được tổ chức quanh năm.

Hai sở lo chuyện ẩm thực

Ẩm thực trong hoàng cung là vấn đề hệ trọng. Triều Nguyễn tổ chức hai sở chuyên lo việc này. Đó là sở Lý Thiện (đông nhất đến 350 người) và Thượng Thiện được đặt ra từ thời vua Minh Mạng, có ít nhất 50 người chuyên lo việc đi chợ, nấu ăn cho vua và các bà hoàng trong tam cung, lục viện.

Mỗi bữa ăn của vua có 35 món thực phẩm, với đủ các loại của ngon vật lạ. Gạo phải thơm ngon, mềm, trồng ở phía Nam kinh thành Huế, phải chọn những hạt nguyên.

Cơm được nấu trong loại nồi đất đặc biệt, được nghệ nhân vùng Phong Điền làm riêng cho hoàng cung. Mỗi nồi nấu cơm chỉ dùng đúng một lần duy nhất, sau đó đập vỡ. Nước dùng nấu cơm hoặc pha trà cho vua phải lấy từ giếng Hàm Long dưới chân chùa Báo Quốc, hoặc thượng nguồn sông Hương.

Việc nấu các món ngự thiện phải sạch sẽ. Chỉ cần phát hiện trong thức ăn một sợi tóc hay bất cứ thứ gì khác, sở Thượng Thiện sẽ bị phạt rất nặng. Ngoài ra, chén bát dùng trong hoàng cung cũng phải đặc biệt, có ký hiệu riêng, quan lại và dân thường tuyệt đối không được sử dụng. Trong các bữa ăn, vua dùng đũa cật tre và tăm bông do thợ lành nghề vót.

Mỗi món ăn được để trong một cái vịm buộc lạt, bên ngoài có dán nhãn. Vua muốn ăn món nào thì chỉ cho thị vệ mở ra, nếu thức ăn bị lạnh thì hâm nóng lại. Ngoài ra, các bà hoàng trong cung, vì muốn được vua sủng ái, nên cũng đua nhau làm những món của ngon vật lạ để dâng lên trong các bữa ăn.

Vua ngồi ăn một mình được gọi là “ngài ngự thiện”. Trong bữa ăn, vua sẽ uống rượu do các ngự y ngâm thuốc Bắc. Đây là những loại rượu có tác dụng giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Thức ăn tráng miệng của vua gồm các loại chè, mứt, trái cây do địa phương tiến dâng…

Mỗi bữa ăn của vua có tới 35 món khác nhau, không thể ăn hết. Vua sẽ ban một số món ăn cho các bà hoàng trong cung và cho đại thần để bày tỏ lòng quý mến. Những người được vua “ban thiện”, khi quân lính mang thức ăn tới, sẽ hướng về phía nơi vua ở, quỳ vái năm lần để thể hiện sự biết ơn.

Những hoàng đế có sở thích ăn uống ngoại lệ

Đa phần hoàng đế trong cung triều Nguyễn đều ăn uống rất xa hoa, tốn kém. Tuy nhiên, vẫn có những người ăn uống giản dị, không khác dân thường.

Gia Long – vị hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn (1802-1945) – có sở thích ăn uống rất đơn giản. Buổi sáng, có khi, nhà vua chỉ ăn bát cháo trắng. Những hôm ra khỏi hoàng cung, đến công trường xây dựng, hay các xưởng đóng tàu, hoàng đế sẽ ăn cơm trong thuyền ngự gồm cơm với một số thịt, cá, rau, quả giống như các quan dưới quyền mình. Hoàng đế Gia Long không dùng rượu.

Duy Tân cũng là vị hoàng đế có chế độ ăn uống đạm bạc. Lúc nhỏ, ông phải sống với mẹ ngoài hoàng cung rất cực khổ. Sau này, khi làm vua, ông bảo thị vệ: “Trước kia, tôi thường dùng hai bát cơm úp lại với nhau và một vài con cá bống kho mặn. Cứ việc cho tôi ăn như rứa (như thế) là đủ rồi”.

Sau nhiều lần khuyên vua nên ăn uống theo các món do Thượng Thiện nấu không có hiệu quả, hoàng cung buộc phải chiều theo ý của nhà vua.

Hoàng đế Duy Tân thường rất ít khi ngồi ăn một mình. Nhà vua thường mời thầy của mình là Mai Khắc Đôn ăn cùng và nghe Nhã nhạc. Sau này, khi có vợ (con thầy Mai Khắc Đôn), hai vợ chồng hoàng đế Duy Tân thường xuyên ngồi ăn cơm với nhau.

Hoàng đế cuối cùng của Việt Nam, người lưu giữ những điều vĩ đại, Hoàng đế Bảo Đại có hai giai đoạn sống trái ngược nhau. Lúc nhỏ, Bảo Đại rất thích ăn những món bình dân của xứ Huế như ruốc kho, các loại mắm, canh cá bống… Sau thời gian du học ở Pháp, cựu hoàng có lối sống phương Tây. Hoàng thượng như Tây ngồi ăn cơm với vợ là Nam Phương hoàng hậu cùng các con. Các vật dụng trong bữa ăn cũng theo kiểu phương Tây, cựu hoàng uống rượu Tây.


Ẩm thực bát trân, tinh tế hoàng gia tại Cần Chánh Điện trên Emperor Cruises Legacy Halong và Emperor Cruises Grandeur Nha Trang

Làm sống lại di sản, các món ngon xứ trầm, biển yến, Emperor Cruises Grandeur Nha Trang hay Emperor Cruises Legend Phu Quốc có hai nhà thiết kế riêng King và Queen, Ngự Thiện Phòng Vương và Hậu với biểu trưng rồng và phượng bằng pháp lam Huế.

Nhà hàng đặc biệt này của du thuyền Hoàng Đế Emperor Cruises Legacy Halong được lấy cảm hứng từ Điện Cần Chánh trong Tử Cấm thành (Huế), là nơi hoàng đế thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình nhà Nguyễn cho tới tận năm 1945. Nơi đây được trang hoàng bằng những bức họa tuyệt đẹp, vật trang trí cổ bằng gốm sứ. Cần Chánh Điện được thiết kế theo kiểu một điện trong một tòa thành và chỉ dành riêng cho mục đích sử dụng cá nhân của hoàng đế – những người hầu duy nhất được phép vào khu nhà này là các hoạn quan. Cần Chánh Điện cũng là nơi các đời vua tiến hành các nghi lễ ngoại giao yến tiệc hoàng gia vào các ngày 5, 10, 20 và 25 của tháng theo lịch âm. Yến tiệc đóng một vai trò quan trọng trong chính trị, và thể hiện sức mạnh của quốc gia phong kiến trong thời kỳ đó. Trong Chiến tranh Đông Dương (1945-1954), Điện Cần Chánh đã bị hỏa hoạn phá hủy vào năm 1947 và chỉ còn lại nền móng cộng với dấu vết của một số chân cột gỗ bằng đá quý.

Phong cách sống của hoàng đế Bảo Đại là hòa trộn giữa Đông Tây, có nhiều ảnh hưởng của Pháp, coi sự đơn giản là sang trọng và tinh tế và điều này đã gây nguồn cảm hứng để du thuyền Emperor Cruises đưa vào kiến trúc, thiết kế của mình. Chúng tôi đã đặt tên nhà hàng là Cần Chánh Điện Nhà Hàng và nằm bên trái, boong chính khi du khách bước lên du thuyền. Tại đây, du khách sẽ được chào đón với một ly nước Yến chào mừng bởi đội ngũ nhân viên của Emperor Cruises trong không gian hương trầm, chào đơn du khách đến với xứ trầm biển yến

Nhà hàng Cần Chánh được thiết kế với một không gian hoàng gia, vừa là nơi nghỉ ngơi thư giãn vừa là nhà hang. Đây là nơi để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của những nghệ sỹ nổi tiếng của Việt Nam. Một trong những vật trưng bày quý giá đó là chiếc áo Long Bào của Hoàng Đế khi mặc đại triều, do nghệ nhân Vũ Văn Giỏi phục chế nguyên bản. Công việc phục chế này mất rất nhiều năm để hoàn thành và được trưng bày trên du thuyền để du khách chiêm ngưỡng.

Nhà hang Cần Chánh là trái tim của du thuyền Hoàng Đế, nơi để những du khách tinh tế thưởng thức văn hóa Việt nam, lịch sử và nghệ thuật ẩm thực, nơi mà truyền thống Hoàng Gia và di sản kết hợp tạo ra sự sang trọng, lịch lãm.

Phòng lounge với không gian thoáng rộng, là nơi thư giản thoải mãi với những nội thất sang trọng, thanh lịch của những thiết kế năm 30 của thế kỷ trước, rất lý tưởng để thưởng ngoạn cảnh biển. Khi ăn tối ở nhà hàng Cần Chánh, du khách có thể nhìn ngắm những đầu bếp giỏi chuẩn bị các món ăn trong nhà hang mở.

Emperor Cruises đã đưa vào giới thiệu cho du khách về nghệ thuật ẩm thực Việt nam để du khách có thể thưởng thức, và đảm bảo mỗi du khách có những trải nghiệm ẩm thực vượt hơn cả mong đợi ở nhà hàng cao cấp fine dining Cần Chánh Điện. Các món ăn ở đây đươc phục vụ cho các vua chúa ngày xưa trong không gian âm nhạc

Mỗi chuyến tàu ngủ đêm bao gồm bữa trưa, bữa tối và bữa sang muộn. Quý khách có thể thưởng thức tại phòng, sundeck, hầm rượu hoặc bất cứ chỗ nào và bất cứ khi nào.

Với mỗi bữa ăn trên tàu, quý khách được lựa chọn thỏa thích các loại rượu, bia, kể cả rượu manh… tất cả đều đa bao gồm. Quý khách sẽ được trải nghiệm ẩm thực ở một nơi đặc biệt, với những người đặc biệt và có những khoảng khắc đặc biệt.

Theo Nguthien.com

Lux Cruises: Những khởi trình đến chốn thiên đường

Du lịch ngày nay hầu như đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống. Nó luôn mang đến cho du khách những trải nghiệm, cảm xúc về cảnh sắc, con người và Việt Nam đang được thế giới biết đến như một quốc gia xinh đẹp, thanh bình với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp đến khó tả. Đón được những tâm lý đó, Lux Cruises đã mang đến những du thuyền cao cấp, hiện đại để làm mới mẻ và hấp dẫn thêm chặng đường khám phá những vùng đất, vùng trời xinh tươi của Tổ quốc.

Du thuyền Heritage Cruises Bình Chuẩn – Cát Bà Archipelago

Trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên sóng nước để nhìn ngắm non sông, hòa mình vào cái yên ả của bình minh và cảm nhận cái tĩnh lặng của đêm với hơi mát từ dưới dòng nước mênh mang vốn là một điều thú vị.

Khởi nguồn từ rất xưa, người Việt đã có những đêm đi thuyền trên sông trăng sáng đó, để đi lại, mưu sinh, hoặc chỉ để làm dịu lòng sau những rối bời của cuộc sống thường nhật. Ngày nay, lữ khách có nhiều lựa chọn, mà Heritage – Bình Chuẩn là một trong số đó.

Lấy cảm hứng từ ông vua tầu thủy Bạch Thái Bưởi hạ thủy thành công con tàu Bình Chuẩn tại Hải Phòng – người có công lớn trong việc phát triển giao thông đường thủy ở khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Sau gần một thế kỉ, du khách giờ bước lên tàu như quay ngược thời gian, chạm vào di sản những năm 1930 của thế kỉ trước, chạm vào những tuyệt tác giữa kì quan non nước quê hương. Du thuyền Heritage – Bình Chuẩn vừa đậm phong cách nhà hàng sông nước, vừa giàu tính nghệ thuật, và cũng đầy cá tính trên hải trình khám phá con sông Hồng trữ tình cũng như vùng Vịnh Bắc Bộ xinh đẹp.

Thanh lịch, cổ điển nhưng cũng mang đậm nét hiện đại, thoải mái với dịch vụ hòan hảo dành cho giới trung – thượng lưu. Với thiết kế 20 phòng đều có cửa sổ nhìn ngắm toàn vùng vịnh, hai nhà hàng, hồ bơi bốn mùa độc đáo, hầm rượu, Spa và phòng khách ngoài trời – trong nhà, quầy bar bên hồ bơi, phòng trưng bày nghệ thuật và nhiều tiện nghi cho hoạt động và du ngoạn.

Du thuyền Heritage Cruises Bình Chuẩn mang trong mình sự kết hợp khéo léo tinh hoa văn hóa bản địa, con người và những nét đẹp hoang sơ riêng của từng vùng miền, cùng với dịch vụ hòan hảo, để tạo nên một chuyến đi kỉ niệm khó phai trên Du Thuyền di sản này.

Emperor Cruises Legacy Halong

Không giống như Du thuyền Heritage Cruises Bình Chuẩn , Emperor Cruises Legacy Halong lấy cảm hứng từ những cuộc dạo chơi của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của Việt Nam, từ cuộc sống xa hoa và tráng lệ của Hòang đế. Kiệt tác này được thiết kế mô phỏng lại không gian thập niên 30, từ văn hóa, lịch sử và ẩm thực Việt Nam, để du khách có những trải nghiệm khó quên. Khi yếu tố lịch sử trong phong cách Hòang gia, hòa quyện với nét hiện đại. Mỗi vị khách đều được phục vụ như một vị vua và hòang hậu, một không gian được chăm chút tỉ mỉ, vừa bình dị ấm áp nhất của đế vương. Ẩm thực cũng mang đậm chất cung đình như “nem công – chả phượng”, nhà hàng trên du thuyền cũng được thiết kế như “ngự thiện phòng” đầy độc đáo.

Trong không gian thơ mộng, kiệt tác của tạo hóa Vịnh Hạ Long, du khách có thể đứng trên boong tàu để order một ly cocktail với màu sắc bắt mắt, hương vị mát lạnh để chiêm ngưỡng, để thấy lòng không còn vương những lo lắng buồn phiền của cõi nhân gian.

Emperor Cruises Legacy Halong cung cấp những dịch vụ trọn gói trong chương trình như dịch vụ massage, đồ uống không giới hạn,… một không gian riêng tư, hiện đại, cao cấp, khác biệt với những lựa chọn khác, những chuyến tàu khác trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long.

Emperor Cruises Origin Nha Trang

Ở một góc nhìn khác, Emperor Cruises – Nha Trang được xây dựng dựa trên cảm hứng Hòang gia, với sức chứa tối đa 50 khách. Du thuyền mang đến cho du khách những trải nghiệm khám phá Vịnh Nha Trang. Làn nước biển xanh trong đặc trưng của miền Trung đất Việt và những gợn sóng nhẹ của vùng vịnh này đủ sức quyến rũ và hài lòng du khách.

Emperor Cruises Origin Nha Trang khiến du khách cảm nhận được sự ấm áp bởi nội thất gỗ sang trọng, sẽ ấn tượng với những bình gốm Bát Tràng nhiều màu sắc, hay thích thú với những câu chuyện hấp dẫn về gia đình Hòang đế Bảo Đại.

Emperor Cruises Origin Nha Trang phục vụ du khách theo hai hành trình trong ngày, tùy theo nhu cầu khám phá hay nghỉ dưỡng của du khách.

Hành trình bắt đầu từ 8 giờ 30 -15 giờ 00, du thuyền sẽ đưa du khách tham quan Vịnh Nha Trang xanh mướt, để đắm mình trong làn nước trong vắt hay lặn ngắm san hô, chèo thuyền kayak hay tắm nắng, đọc sách trên bãi biển. Ẩm thực trên du thuyền Hòang đế là một sự tổng hòa giữa màu sắc, hương vị và cách bài trí, đảm bảo dinh dưỡng. Đặc biệt là những món hải sản tươi ngon kết hợp cùng rượu vang hảo hạng. Hành trình ngày sẽ kết thúc khi hòang hôn sắp buông xuống, đưa quý khách trở về tận nơi lưu trú.

Bên cạnh đó, hành trình tối với tiệc cocktail và ngắm mặt trời lặn từ 17 giờ 00 – 21 giờ 00: Hòang hôn vốn là thời khắc đẹp nhất trong ngày, khoảnh khắc lúc ngày tàn được ngắm nhìn trong không gian mênh mông của biển, đón nhận từng vạt nắng buông xuống mỏng mảnh, cơn gió nồng hương vị biển bên ly cocktail, nghe tiếng violon và tiếng guitar du dương thì còn gì tuyệt hơn.

Du thuyền sẽ chở du khách dọc thành phố biển Nha Trang, từ lúc chiều tà đến khi bóng tối phủ xuống nhường chỗ cho những vì sao thêm lung linh, lấp lánh.

Mỗi du thuyền sẽ mang đến những đặc trưng riêng đầy thú vị, những cung bậc cảm xúc khác nhau cho du khách. Từ những không gian hòai niệm hay hiện đại; từ cung cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình; từ khoảnh khắc ở những vùng miền khác nhau để du khách được đắm say và thoải mái trong chuyến hải trình của mình.

Theo Vietnam Logistic Review

Khẳng định sứ mệnh trách nhiệm, các doanh nhân cho biết đều đưa giá trị di sản vào các sản phẩm của doanh nghiệp.

April 15, 2023 By Uncategorized Comments Off

Nằm trong chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm: Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam chỉ đạo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Trung tâm UNESCO Hỗ trợ Bảo tồn & Phát triển Nghệ Thuật Việt Nam tổ chức Diễn đàn Doanh nhân, Doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa.

Tại phiên thảo luận Đối thoại với Di sản với chủ đề 2: Sứ mệnh doanh nhân với phát triển di sản văn hoá; các doanh nhân đã có những chia sẻ về vai trò, trách nhiệm và sư mệnh của mình với việc phát triển di sản văn hoá Việt Nam

Ông Phạm Hà – Chủ tịch HĐQT, CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) cho biết, hiện doanh nghiệp vẫn loay hoay chưa định vị được du lịch Việt Nam nâng tầm. Bởi, Việt Nam từng được Tổ chức Du lịch thế giới bình chọn là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2020 và di sản là một lợi thế của đất nước ta. Do đó, ông Hà đề xuất, nếu thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phải có sự lựa chọn mang tính sống còn, phải có tầm nhìn và định vị đúng.

“Cần làm mới lại thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu và có chiến lược thương hiệu, không chỉ có logo và slogan, giúp thu hút du khách quốc tế và chính người Việt Nam cần trân quý di sản của chúng ta”, ông Hà nhấn mạnh.

Khẳng định sứ mệnh trách nhiệm của doanh nhân, ông Hà cho biết doanh nghiệp đều đưa giá trị di sản vào các sản phẩm du lịch của mình.

“Những du khách mà tôi có dịp nói chuyện chuyện, sau khi đã chạm vào di sản tàu Bình Chuẩn của vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi (1874-1932) do tôi hồi sinh sau đúng 100 năm hạ thuỷ, đều xúc động với câu chuyện di sản và tự hào dân tộc sâu sắc, giúp họ tìm hiểu sâu hơn về nhà tư sản dân tộc này.

Du khách nước ngoài trải nghiệm ngủ đêm trên du thuyền di sản độc bản giữa kỳ quan vịnh Lan Hạ thì cảm được văn hoá, lịch sử, mỹ thuật, ẩm thực, phong tục tập quán, truyền thống con người Việt Nam. Du khách rất thích nghe kể chuyện nhất là chuyện hay”, ông Hà chia sẻ.

Ông Hà cũng cho rằng cần có sự kết hợp yếu tố sáng tạo với câu chuyện di sản để tạo ra sản phẩm đặc sắc cho du khách.

“Chọn di sản để xây dựng thành thương hiệu du lịch quốc gia nhưng phải sáng tạo, không “ăn mày di sản” hay “ăn mày dĩ vãng”. Phải làm sao để khách du lịch khắp nơi trên thế giới được chiêm ngưỡng di sản văn hoá và thiên nhiên, thưởng thức giá trị vốn có và sự sáng tạo.

Chúng tôi quan niệm làm du lịch phải mang được giá trị di sản, văn hoá của Việt Nam được lan toả nhiề hơn, người Việt Nam cũng trân quý di sản văn hoá của mình”, ông Hà khẳng định.

Du lịch trải nghiệm di sản văn hoá và thiên nhiên là sự khác biệt nhất của du lịch Việt Nam.

April 14, 2023 By Uncategorized Comments Off

Khai mở di sản Việt, nâng tầm giá trị, tạo trải nghiệm giầu cảm xúc, bản sắc và tự hào dân tộc hút khách cao cấp Việt Nam và lữ khách cao cấp ngoại quốc. Du lịch di để khám phá, học hỏi, tôn vinh, vui chơi và tận hưởng!

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Mỗi điểm đến đều có những bí mật, những câu chuyện, kho báu về ẩm thực, thiên nhiên, văn hoá, nghệ thuật, di sản, lịch sử và con người của vùng đất đó, đấy chính là điểm lôi cuốn những lữ khách tới để tìm tòi, khám phá, tận hưởng, thư giãn, hoà mình vào di sản văn hoá và thiên nhiên.

Đến Việt Nam, du khách không ngừng tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo, không ngừng khám phá văn hóa bản địa và hòa cùng với người dân để được tận hưởng vẻ đẹp của đất nước, con người nơi đây. Điều này cho thấy chính văn hóa Việt Nam sẽ làm nên những điều khác biệt trong hành trình du lịch trải nghiệm của mỗi du khách.

Cultural Tourism – Du Lịch Văn Hoá theo Wikipedia thì du lịch văn hóa là hoạt động du lịch để du khách học hỏi, khám phá, trải nghiệm và tận hưởng những giá trị văn hóa hữu hình và vô hình của điểm đến du lịch.

Sự lôi cuốn hấp dẫn và sản phẩm du lịch của điểm đến là những hiện vật, sản phẩm trí tuệ, tinh thần và giá trị cảm xúc của một cộng đồng xã hội, bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử, di sản văn hóa, ẩm thực, văn chương, âm nhạc, sáng tạo công nghiệp và hành vi lối sống, hệ giá trị niềm tin và truyền thống văn hoá.

Du lịch di sản là một phần của du lịch văn hóa. Theo định nghĩa của Tổ chức Bảo tồn Di sản Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ, “Du lịch di sản văn hóa là du lịch để trải nghiệm điểm đến, hiện vật, các hoạt động thể hiện chân thực những câu chuyện và con người xưa và nay, nó bao gồm văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên”.

Di sản thiên nhiên – đường thủy, cảnh quan, rừng cây, đầm lầy, vùng cao, động vật hoang dã bản địa, côn trùng, thực vật, cây cối, chim và động vật. Di sản văn hoá hữu hình – các di tích lịch sử, tòa nhà, tượng đài, đèn biển, hiện vật trong viện bảo tàng và kho lưu trữ…

Di sản phi vật thể – phong tục tập quán, thể thao, âm nhạc, khiêu vũ, văn hóa dân gian, câu chuyện, hàng thủ công mỹ nghệ, kỹ năng và kiến thức bản địa.

Hiện cả nước có khoảng 40.000 di tích được kiểm kê. Trong đó, hiện có khoảng 10.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; trên 3.460 di tích cấp quốc gia; 107 di tích quốc gia đặc biệt, 164 bảo vật quốc gia.

Có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và 14 di sản được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO, Việt Nam có 7 Di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Ngoài ra, Việt Nam còn có 9 Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Trùng lặp hy hữu 100 năm trước, vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi (1874-1932) hạ thuỷ tàu hơi nước đầu tiên vào năm 1919 tại Cửa Cấm, Hải Phòng. 100 năm sau, tôi Phạm Hà – chủ tịch CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) đã tự thiết kế và đóng mới du thuyền Made in Vietnam cũng đặt tại Hải Phòng mang tên Heritage Bình Chuẩn.

Tiếp cận di sản phi vật thể, con người và di sản doanh chủ Bạch Thái Bưởi là người nghĩ ra triết lý kinh doanh “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, “Người ta đi tàu của ta”… Nối tiếp ý tưởng của vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi, tôi đúc rút ra nhiều kinh nghiệm và bài học hay của tiền nhân áp dụng vào thực nghiệp về quản trị doanh nghiệp, nghệ thuật lãnh đạo, trao quyền, dụng nhân như dụng mộc, xây dựng thương hiệu….

Những triết lý của doanh nhân Bạch Thái Bưởi được tôi tiếp nối qua việc thể hiện trong 3 năm dịch Covid-19, kêu gọi: “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Chúng tôi không chỉ hồi sinh di sản, tiếp nối thương hiệu di sản mà còn tạo ra trào lưu đi du thuyền.

“Một con tàu trở di sản đưa du khách đi tìm tòi, mộng mơ và khám phá di sản thiên nhiên” như nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói.

Du thuyền Heritage Bình Chuẩn được tôi đặt tên và lấy cảm hứng từ câu chuyện doanh nhân Bạch Thái Bưởi và được hạ thủy đúng 100 năm sau khi tàu Bình Chuẩn năm xưa của cụ hạ thủy (1919-2019). Được phép của gia đình họ Bạch, tôi đã đúc tượng đồng lớn nhất Việt Nam đặt trang trọng trên du thuyền Heritage Bình Chuẩn vinh danh cụ Bạch Thái Bưởi, con người Việt Nam xuất chúng và tổ nghề ngủ đêm trên tàu thuỷ du lịch tại Việt Nam.

Heritage Cruises Bình Chuẩn Cát Bà Archipelago, đây là tàu du lịch đầu tiên tại Việt Nam mang phong cách kiến trúc Đông Dương những năm 30 của thế kỷ trước. Điều đặc biệt nhất, có thể trở thành ấn tượng khó quên của du khách là du thuyền sẽ kể cho du khách nghe câu chuyện về văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam thông qua hình ảnh doanh nhân Bạch Thái Bưởi, người được mệnh danh là “Vua tàu thủy Việt Nam” hay “Chúa sông Bắc kỳ”. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên hạ thủy con tàu Bình Chuẩn chạy từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn.

“Với du khách Việt Nam, chúng tôi muốn kể câu chuyện lịch sử tàu Made-in-Vietnam đầu tiên của tiền nhân, để mọi người chạm được vào di sản phi vật thể trên hành trình khám phá di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ. Một giấc mơ người Việt đang được viết tiếp trên hành trình giấc mơ du thuyền Việt Nam ra biển lớn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và vinh danh di sản Việt Nam.

Còn với du khách nước ngoài họ sẽ được trải nghiệm tất cả các giác quan: cảm nhận văn hoá ở một di sản thiên nhiên đẹp nhất thế giới, tìm hiểu mỹ thuật, “đọc” các bưu ảnh cổ, thưởng thức ẩm thực và tham quan làng chài Cái Bèo – làng chài cổ nhất Việt Nam có tuổi đời lên tới 5000 năm tuổi…”, ông Phạm Hà chia sẻ.

Với những du khách yêu nghệ thuật và hội họa, Heritage Cruises Bình Chuẩn Cát Bà Archipelago như một bảo tàng kể câu chuyện văn hoá, lịch sử, mỹ thuật với 100 trăm bức tranh của hoạ sĩ Phạm Lực kể chuyện di sản Việt Nam bằng hội hoạ và những bức bưu ảnh cổ thời trang, lối sống, con người, kiến trúc, địa danh xưa của Việt Nam những năm 1930.

Tất cả đã tạo nên một không gian trải nghiệm văn hoá thuần Việt cũng như tái hiện không khí văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và ẩm thực của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX.

Không chỉ di sản tàu, di sản, kiến thức kinh doanh thời 1.0, tinh thần doanh chủ dân tộc, quý tộc thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm.
Chữ Tín trong kinh doanh cũng được tôi coi trọng để tạo nên những sản phẩm du lịch ấn tượng cho Việt Nam và kinh doanh tử tế, dịch vụ từ Tâm.

Không gian của du thuyền Heritage Bình Chuẩn được tạo dựng ấm cúng và ngập tràn những câu chuyện lịch sử, di sản văn hóa từ những bức ảnh, tranh, kiến trúc đến bày trí về các dụng cụ âm nhạc… hay ẩm thực là từ các món ăn mang nét văn hóa vùng đồng bằng Bắc bộ kết hợp phục vụ theo phong cách châu Âu để nâng tầm món ăn Việt lên hàng cao cấp fine dining.

Tất cả các yếu tố đó khiến du khách trong nước và du khách nước ngoài sẽ nhớ về địa điểm, về du thuyền Bình Chuẩn với sự văn hóa độc đáo, khác biệt mà nói như nhà sử học Dương Trung Quốc đã nhận xét.

Việt Nam sở hữu tài nguyên văn hóa phong phú, tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa đưa được văn hóa trở thành sản phẩm hay còn gọi là ngành công nghiệp văn hóa giống như các nước khác đã làm.

Tôi ví dụ như Hàn Quốc, họ đã làm rất tốt các yếu tố văn hóa của họ trở thành thông điệp hoặc những sản phẩm để du khách tiếp cận và biến trở thành công nghiệp văn hóa, tạo ra những giá trị lớn hơn là các nhà máy, xí nghiệp.

Việt Nam với 54 dân tộc, 54 bản sắc, phong cách sống. Mỗi vùng miền lại có những giá trị văn hóa khác nhau, chưa kể nói đến di sản văn hóa thì có di sản văn hóa thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể… đó sẽ là sự hấp dẫn, sức mạnh mềm đầu vào để chúng ta khai thác và đưa vào sản phẩm du lịch phát triển kinh tế du lịch.

Việc tạo ra những giá trị văn hóa Việt trên con tàu du lịch, như chính tinh thần dân tộc và làm giàu cho dân tộc trong triết lý kinh doanh mà vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi đã thành công.

Thưởng thức món ăn Việt, nghe kể câu chuyện di sản văn hóa Việt là sản phẩm trải nghiệm hấp dẫn với du khách nước ngoài. Lữ khách sành du lịch rất thích và quan tâm tới các tour văn hóa, trải nghiệm về văn hoá, nghệ thuật, tới những câu chuyện văn hóa như phong tục, lễ hội, trang phục truyền thống, ẩm thực, kiến trúc…

Chính vì vậy mà tôi đã đưa các yếu tố văn hóa vào trong các sản phẩm du lịch của mình, lồng ghép tất cả trong tour trải nghiệm du thuyền để làm sao du khách nước ngoài có thể cảm nhận sâu sắc, tinh tế về văn hóa Việt Nam.

Du thuyền bền vững từ doanh nghiệp bền vững ESG. Du lịch bền vững và có trách nhiệm dựa vào 6 trụ cột chính là bảo vệ nguồn môi trường sinh thái tự nhiên, trách nhiệm văn hoá xã hội, tạo việc làm tốt cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế, khách hàng thoả mãn, doanh nghiệp có lợi nhuận.

Chúng tôi định nghĩa du lịch bền vững là phải bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, cùng nhau tạo ra nơi đẹp hơn cho người dân sinh sống và tạo ra nơi đẹp hơn để du khách tới thăm quan trải nghiệm.

Chúng tôi bảo đảm văn hoá xã hội, gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, văn hoá, phong tục tập quán địa phương. Chúng tôi cam kết hoạt động kinh doanh có đạo đức nghề nghiệp, phát huy văn hoá, lối sống của người dân địa địa phương và giới thiệu những tinh hoa văn hoá, di sản, lịch sử, mỹ thuật, ẩm thực địa phương cho du khách trong và ngoài nước.

Chúng tôi sử dụng nguồn nhân lực địa phương, đào tạp phát triển chuẩn năng lực làm việc, trả lương ổn định, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân địa phương. Góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương và quốc gia nhằm tạo công ăn việc làm xoá đói giảm nghèo và điều kiện làm việc tốt nhất có thể.

Mục đích quan trọng nhất của tổ chức là thoả mãn khách hàng mục tiêu như chúng tôi tuyên bố quyền của khách hàng 100% hài lòng. Cuối cùng và sau cuối, doanh nghiệp có lợi nhuận.

Hành trình chinh phục sông Hồng

April 13, 2023 By Blog Comments Off

Sông Hồng, con sông chảy qua miền Bắc Việt Nam, đã tạo ra cơ hội để khám phá cuộc sống thôn quê bao đời chưa thay đổi. Đối với những du khách chỉ còn một ngày ở lại Hà Nội, một chuyến du lịch dọc theo bờ sông Hồng là chuyến đi hoàn hảo tránh xa sự ồn ào của thành phố.

Con sông Hồng đã tạo ra cơ hội cho du khách khám phá cuộc sống thôn quê bao đời chưa thay đổi

Du ngoạn trên Sông Hồng là niềm mơ ước của rất nhiều thành viên của đội chúng tôi trong nhiều năm và nhất là khi chúng tôi phát triển dự án di sản Heritage Cruises lấy cảm hứng từ di sản của chúa sông Bắc Kỳ. Vì vậy chúng tôi quyết định thuê một chiếc thuyền cho 60 hành khách khám phá dọc theo sông Hồng, hứa hẹn chuyến đi tránh xa ồn ào của Hà Nội nhộn nhịp.

Nổi tiếng là hai con sông rộng và dài nhất Việt Nam, cả sông Hồng và sông Mekong đều rất giàu có về mặt lịch sử và truyền thuyết. Chúng không chỉ nuôi sống đất nước mà còn giúp đỡ dân ta trong các cuộc chiến giành độc lập qua nhiều thế kỷ.

Mỗi con sông đều có câu chuyện để kể và sông Hồng không phải ngoại lệ. Bắt nguồn từ Trung Quốc, sông Hồng chảy qua Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc trước khi đổ vào vịnh Bắc Bộ. Bên cạnh là một trong những hệ thống sông chính đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu và giao thông đường thủy, sông Hồng còn như dòng sữa mẹ, được xem là biểu tượng của thủ đô.

Là thủy lộ thương mại sầm uất từ Hà Nội, sông Hồng kết nối Phố Hiến với thương cảng cổ Vân Đồn, nổi tiếng một thời “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

Văn minh sông Hồng

Với nhiều ký ức về con người, ẩm thực, di sản văn hóa và thiên nhiên, văn minh sông Hồng là một trong 36 nền văn minh chính trên thế giới. Đây là cái nôi của văn hóa trồng lúa nước và nền văn hóa thôn quê điển hình của miền Bắc Việt Nam.

Được dẫn dắt bởi hướng dẫn viên tên Thủy – nghĩa là nước, chúng tôi bắt đầu khám phá di sản văn hóa để trải nghiệm những địa điểm, hiện vật và các hoạt động thực tiễn tái hiện những câu chuyện về con người trong quá khứ cũng như hiện tại.

Chúng tôi đã ghé thăm rất nhiều địa danh nổi tiếng dọc theo bờ sông Hồng như đền Đại Lỗ rồi đến đền Đa Hoà thờ Chử Đồng Tử – một trong tứ bất tử – và hai vị phu nhân là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa, trước khi kết thúc chuyến đi tại làng gốm nổi tiếng Bát Tràng.

Đền Đa Hoà thờ Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân

Hành trình trải nghiệm viễn thám của chúng tôi bắt đầu từ lúc 7h30, kết thúc lúc 4h30, bao gồm cả bữa ăn trưa trên thuyền. Chúng tôi có một ngày hạnh phúc và tỏa sáng khi du ngoạn viễn thám trên sông nước, ngắm địa danh cổ kính, đền thờ, làng mạc hầu như không thay đổi qua hàng ngàn năm.

Trên đường đi, Thủy kể cho chúng tôi nghe về những con sông và những cây cầu. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là chùa Bồ Đề, Long Biên và trại trẻ mồ côi ở đây. Chúng tôi nói chuyện với sư cô Đàm Lan và nhận được lời chúc tốt lành, gặp nhiều may mắn.

Suốt hành trình, chúng tôi được thưởng thức bầu không khí trong lành, ngắm nhìn những cánh đồng mía bạt ngàn hai bên bờ sông. Chúng tôi nhìn thấy những ngôi đền cổ rất đẹp, cùng nhau dạo quanh làng gốm Bát Tràng, nơi có những ngôi nhà cổ kính, đền, nhà thờ họ hay đình làng và khu sản xuất gốm, cũng như giành thời gian đi dạo quanh chợ trung tâm tìm mua sản phẩm gốm hấp dẫn.

Một trong những điểm tham quan rất thú vị mà chúng tôi dừng chân là đền Đại Lộ và đền Đầm nơi chúng tôi may mắn được xem buổi nghi lễ tôn thờ Mẫu. Tại một buổi Lên Đồng điển hình, có cô Đồng – người kết nối tứ phủ: trời, đất, nước và rừng.

Hoạt động Lên Đồng với mục đích đem lại sức khỏe dồi dào, sự thịnh vượng cho các tín đồ cũng như cộng đồng nói chung. Những người tham gia tin rằng họ có thể liên lạc trực tiếp với các linh hồn thông qua các cô Đồng.

Những giao tiếp có tính nghi lễ này thường diễn ra dưới hình thức sân khấu, múa và nhạc và tuân theo quy định có sẵn, tuy nhiên chúng cũng phụ thuộc vào các yếu tố thực tiễn.

Bởi vì hình thức thờ cúng này giống như việc thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt, thể hiện sự tôn trọng truyền thống, các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, đạo đức trong gia đình và tình cảm giữa con người với nhau.

Nghi thức thờ Mẫu vẫn được duy trì mạnh mẽ nhất là ở miền Bắc Việt Nam. Tín ngưỡng này rất phổ biến ở các làng nông nghiệp, nơi có 80% người dân sống nhờ trồng lúa nước, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi. Ở những khu vực này, việc thờ phụng thần bí rất phổ biến bao gồm việc tôn thờ cây lúa, cây cối cũng như cả những ngôi nhà cổ và gian bếp.

Miền Bắc Việt Nam có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng được xem là các khu bảo tồn dành cho các Mẫu. Bàn thờ thường nằm phía sau hoặc bên cạnh ngôi chùa chính được thiết kế hài hòa với kiến trúc của chùa chính và không gian tự nhiên xung quanh chùa. Người Việt thờ Mẫu ở một ngôi đền riêng biệt gọi là “phủ”. Thực hành nghi lễ tại đền Đai Lộ liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Chuyến đi của chúng tôi cũng diễn ra tại đền Đa Hòa có kiến trúc thời Nguyễn, do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh xây dựng năm 1894, và làng Chư Xá, tìm hiểu truyền thuyết về sự phát triển thịnh vượng của làng cũng như thành tựu nổi bật trong nhiều năm qua. Chính công chúa Tiên Dung đã dạy dân làng trồng lúa nước, buôn bán thương mại và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng địa phương. Các ngôi đền thờ công chúa Tiên Dung được xây dựng ở khắp 72 xã, và ngày nay cứ mùng 10 tháng Hai âm lịch hàng năm được lấy là ngày tôn vinh bà.

Lễ hội mùa xuân và lễ hội tình yêu cũng là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc. Nhiều chuyến hành hương trên sông nước về thăm ngôi đền Đa Hoà biểu trưng cho sự bất tử và tình yêu vĩnh hằng.

Phát triển du lịch Sông Hồng

Sau hải trình, cô Esther chuyên gia du lịch làm việc cho Công ty Heritage Cruises tại Việt Nam cho biết: “Mọi thành phố trên thế giới đều quay mặt ra sông và hồ, lấy đó là trung tâm. Cần lắm kỳ tích sông Hồng như kỳ tích sông Hàn. Chúng tôi có kế hoạch để thực hiện các chuyến du lịch lên thượng du qua sông Đà, sông Lô hoặc xuôi về hạ lưu sông Hồng khám phá thành Nam, hay cố đô Hoa Lư”.

Du thuyền Heritage Bình Chuẩn và kế hoạch hiện thực hoá việc hồi sinh di sản của vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi

Theo cô Esther, mặc dù sông Hồng rất giàu truyền thống lịch sử nhưng cơ sở vật chất vẫn chưa đủ tốt như cảng thuỷ nội địa để chào đón các du khách, rác thải hai bên bờ, khai thác cát bừa bãi để lại những hố sâu hai bên bờ sông. Có lẽ Hà Nội nên học hỏi các nước láng giềng như Bangkok nơi du lịch sông nước rất phát triển.

Việc kết nối Hà Nội với các nơi khác như Hoa Lư (Ninh Bình), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) thậm chí cả vùng thượng du Bắc Kỳ tạo ra một cơ hội phát triển rất lớn. Cô tự hào về dòng sông Seine ở Paris đẹp cả ngày lẫn đêm. Du lịch rất phát triển xung quanh nó, không chỉ trên sông mà còn dọc theo bờ của nó, với cơ sở hạ tầng bao gồm Paris Plages nổi tiếng, tạo ra những bãi biển nhân tạo tạm thời vào mỗi mùa hè.

Cô nói: “Trong hình ảnh của tàu ruồi Bateaux Mouches, Hà Nội sở hữu nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng kể những câu chuyện khác nhau về ảnh hưởng của chúng đối với lịch sử thành phố mà nhiều du khách nước ngoài rất muốn nghe.

Việc đóng du thuyền Heritage Bình Chuẩn cũng nằm trong kế hoạch hiện thực hoá việc hồi sinh di sản của vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi khám phá thuỷ lộ này với dự án 30 chiếc du thuyền xuôi ngược các dòng sông Bắc Kỳ và ven biển Việt Nam.

Độc nhất trên thuỷ lộ Hồi đầu thế kỷ 20, vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi (1874-1932) có tới 30 con tàu xuôi ngược trên thuỷ lộ sông Hồng, nhất là tuyến Hà Nội- Hưng Yên- Nam Định, Hà Nội – Hải Phòng hay Hà nội ngược lên thượng du Bắc Kỳ.

Theo Theleader

Thưởng thức bữa tối cầu kỳ và tiếng đàn tranh sâu lắng

April 4, 2023 By Uncategorized Comments Off

Mặc quốc phục, thưởng nhạc, hoạ, thẩm rượu vang, tận hưởng ẩm thực địa phương nâng tầm fine-dining trong không gian thuần văn hoá Bắc Bộ tại nhà hàng Le Tonkin, Heritage Bình Chuẩn.

Đàn tranh (chữ Nôm: 檀箏, chữ Hán: 古箏: cổ tranh) – còn được gọi là đàn thập lục, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông, có xuất xứ từ Trung Quốc. Đàn thuộc họ dây, chi gảy. Vì có 16 dây nên đàn còn có tên gọi là Thập lục.

Nguồn gốc
Nguồn gốc đàn tranh Việt Nam là đàn tranh giống như đàn Sắt (Se) và đàn Cổ tranh (Guzheng) từ Trung Quốc truyền sang nước Việt có thể từ đời nhà Trần hay trước nữa, dùng trong dân gian dưới dạng 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi số dây từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép.

Qua bảy, tám thế kỷ, người nước Việt dùng và bản địa hoá nó, tạo cho nó một phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức, biến nó trở thành một loại nhạc cụ bản địa mang tính dân tộc, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt, và nói rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam.

Cấu tạo

Một cây đàn tranh
Đàn tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110–120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25–30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15–20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn (còn gọi là con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh.

Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Ngày xưa dùng dây tơ. Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo 3 móng gẩy vào ngón cái, trỏ và ngón giữa để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.

Âm thanh

Âm sắc đàn tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng. Đàn tranh ít thích hợp với những tính cách trầm hùng, khoẻ mạnh. Tầm âm đàn tranh rộng 3 quãng 8, từ Đô lên Đô 3.

Sử dụng

Đàn tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc tài tử, phường bát âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Trên du thuyền Heritage Bình Chuẩn, khách quý sẽ được trải nghiệm ẩm thực fine dining tại nhà hàng Le Tonkin trong tiếng nhạc hoà tấu đàn tranh. Một trải nghiệm ẩm thực để nhớ khi về miền di sản Hạ Long. www.heritagecruises.com

Hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch

April 3, 2023 By Tin Tức Comments Off

Chia sẻ với DĐDN, chuyên gia Phạm Hà – Chủ tịch Lux Group cho biết, với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023, nếu không hành động ngay và có những giải pháp tổng thể thu hút khách quốc tế, cùng với sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương thì e rằng ngành Du lịch sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

PV: Sau 1 năm mở cửa từ dấu mốc 15/3, ông nhận định ra sao về thị trường du lịch Việt Nam và sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi?

CEO Phạm Hà: Có thể nói ngày 15/03/2022 thời điểm du lịch Việt Nam mở cửa đã đánh một dấu mốc quan trọng, mở toang cánh cửa hồi sinh cho ngành du lịch Việt Nam. “Tiếng trống” từ Chính phủ đã đánh thức toàn bộ hệ sinh thái của ngành du lịch sau “kỳ ngủ đông” chưa từng có trong lịch sử. Các doanh nghiệp ngành du lịch háo hức bật dậy nhanh chóng với rất nhiều kế hoạch cho ngày trở lại. Địa phương triển khai loạt tour, tuyến mới; hệ thống lưu trú huấn luyện nhân viên, tu bổ lại cơ sở hạ tầng; Lữ hành rục rịch kết nối lại với các đối tác nước ngoài,…
Do nhiều vấn đề về rào cản ban đầu trong chính sách hướng dẫn khách đến Việt Nam và sau này đã được sửa đổi, lượng khách Quốc tế dần quay trở lại đến Việt Nam.

Kết quả trong năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,66 triệu lượt người, gấp 23,3 lần so với cùng kì năm 2021. Con số thống kê khách du lịch này vẫn còn thấp rất nhiều so với thời điểm trước dịch Covid-19, tuy nhiên đã phần nào đánh dấu sự khởi sắc tuyệt vời của Du lịch Việt Nam năm 2022.

PV: Theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp ngày 15/3/2023, Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch phối hợp với Văn Phòng Chính Phủ và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc về du lịch. Ở góc độ doanh nghiệp du lịch, ông mong muốn những gì từ hội nghị này?

CEO Phạm Hà: Ở góc độ doanh nghiệp, tôi mong muốn Du lịch Việt Nam sẽ cần ngồi lại với nhau cùng hợp tác trao đổi để tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại cản trở phát triển du lịch và đưa ra những giải pháp phát huy hết những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Nói đi đôi với làm, quyết liệt để du lịch thực sự là nghành kinh tế. Đánh giá lại kết quả sau 5 năm của nghị quốc 08 của TW Đảng và nghị quyết 36 về phát triển kinh tế biển trong đó có kinh tế du lịch.

Để chấm dứt tình trạng “đi trước về sau,” Việt Nam cần “mở cánh cửa visa.” Chính sách visa của Việt Nam đang bất lợi, về cả số quốc gia miễn, thời gian lưu trú với e-visa, thời gian miễn visa cũng như hình thức visa. Nếu chúng ta không điều chỉnh linh hoạt, rất có thể du lịch tiếp tục tụt lại phía sau. Tôi mong muốn có thể chế, chính sách rõ ràng, có Bộ Du lịch, chính sách miễn visa đến 30 ngày vào ra nhiều lần cho những nước đã miễn visa, hoặc visa điện tử cho tất cả các quốc tịch còn lại bằng nhiều ngôn ngữ, lấy và trả tiền thuận tiện và visa on arrival nhanh chóng. Cần mạnh dạn thực thi chính sách visa vàng, lưu trú 3 đến 6 tháng cho khách muốn đến sống, lưu trú và tiêu tiền tại Việt Nam.

PV: Để hiện thực hoá mục tiêu 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023, từng bước đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch, Du lịch Việt Nam cần có những giải pháp chiến lược ra sao, theo ông?

CEO Phạm Hà: Trước hết, chúng ta cần định vị thương hiệu quốc gia du lịch, lấy di sản văn hóa và thiên nhiên là khác biệt độc đáo. Du lịch Việt Nam cần phát huy thế mạnh là du lịch biển đảo, du thuyền, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nguyên sơ, giàu truyền thống văn hóa. Phát triển điểm đến du lịch theo hướng du lịch bền vững, hướng đến các điểm đến không ô nhiễm, quản lý tốt điểm đến, điểm đến đem lại nhiều cảm xúc, nhiều trải nghiệm để khách tận hưởng từng khoảnh khắc, và chỉ mang về những kỉ niệm đáng nhớ.

Thứ hai, những người làm du lịch cần xuất phát từ tâm, sự hiếu khách và lấy khách hàng làm trung tâm thỏa mãn họ. Thái độ chiều khách của người làm du lịch gây thương nhớ để du khách tiếp tục quay lại.

Thứ ba, với dịch vụ mua sắm và giải trí, Du lịch Việt Nam còn thiếu sản phẩm du lịch mua sắm và giải trí để đáp ứng mọi nhu cầu du khách. Do đó cần làm phong phú, đa dạng những dịch vụ này để làm sao khách có cơ hội tiêu tiền, khách mua cạn túi tiền vẫn muốn mua tiếp.

Các hoạt động trình diễn nghệ thuật cần kiếm tiền từ kinh tế sáng tạo, hình thành công nghiệp văn hoá, khách vui, ta khoe văn hoá mà có nhiều tiền. Luôn đổi mới sáng tạo, số hoá vị nhân sinh và trải nghiệm khách du lịch, phục vụ thống kê, hoạch định chuẩn chiến lược, số hóa phục vụ thống kê khách và chi tiết số lượng chấm dứt ước lượng, ước chừng, khoảng…. Chất hơn lượng, nên lấy số liệu thống kê để hoạch định tương lai thay vì để báo cáo số đẹp và năm nào cũng phải tăng.

Làm được những điều trên, tôi tin rằng Việt Nam không lâu nữa cũng không thua kém gì so với Du lịch Thái lan và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành một trong 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Xin cảm ơn ông!
Souce: VCCI/ Tạp Chí Doanh Nhân


Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật

Du lịch Việt Nam cần hành động khẩn cấp để phục hồi và phát triển

April 3, 2023 By Uncategorized Comments Off

(Tạp chí Du lịch) – Với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023, nếu không hành động ngay và có những giải pháp tổng thể thu hút khách quốc tế, cùng với sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương thì e rằng ngành Du lịch sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Đó là chia sẻ của ông Phạm Hà – Chủ tịch Lux Group trước thềm Hội nghị toàn quốc về du lịch.

Thưa ông, từ sau ngày 15/3/2022, Du lịch Việt Nam chính thức mở cửa đón khách trở lại và đã có sự khởi sắc. Ở góc độ doanh nghiệp du lịch, ông nhìn nhận thế nào về bức tranh du lịch Việt Nam hiện nay?

Có thể nói thời điểm mở cửa du lịch Việt Nam ngày 15/3/2022 đã đánh một dấu mốc quan trọng, mở toang cánh cửa hồi sinh cho ngành Du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp du lịch háo hức bật dậy nhanh chóng với rất nhiều kế hoạch; địa phương triển khai loạt tour, tuyến mới; hệ thống lưu trú huấn luyện nhân viên, tu bổ lại cơ sở hạ tầng; lữ hành rục rịch kết nối lại với các đối tác nước ngoài… Kết quả là năm 2022, Việt Nam đón và phục vụ hơn 3,66 triệu lượt khách quốc tế, gấp 23,3 lần so với cùng kì năm 2021. Dù số lượng khách vẫn còn thấp rất nhiều so với thời điểm trước dịch COVID-19, tuy nhiên đã phần nào đánh dấu sự khởi sắc tuyệt vời của du lịch Việt Nam năm 2022.

Riêng với Lux Group, thị phần khách quốc tế năm 2022 chủ yếu là thị trường khách Âu, Mỹ, Úc. Trong đó, khách đến từ thị trường Đức tăng trưởng nhanh và mạnh nhất, bằng với doanh thu và lượng khách của năm 2019. Tiếp đến là thị trường Anh và Tây Ban Nha; các thị trường khác cũng đạt 70% so với 2019.

Thời điểm trong và sau khi kiểm soát dịch COVID-19, Lux Group đã vượt khó thế nào? Ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế?

Đại dịch COVID-19 phủ bóng đen lên ngành kinh tế xanh toàn cầu. Không riêng Lux Group mà tất cả các doanh nghiệp du lịch đều phải đương đầu với những khó khăn, thách thức chưa từng có. Để đảm bảo hoạt động của Lux Group, vượt qua khó khăn, tôi đã phải đưa ra vô số quyết định từ táo bạo, đau đớn đến mạo hiểm, được tính theo ngày, theo tuần. Nhưng đây cũng là dịp để doanh nghiệp nhìn lại mình, cấu trúc lại, tạo những sản phẩm tốt hơn cho mùa tới; đào tạo thêm, nâng cao năng lực, kỹ năng, hiểu biết, đặc biệt là thái độ phục vụ khách cho nhân viên. Suốt thời kì đại dịch, Lux Group đã buộc phải chuyển hướng kinh doanh đến thị trường cao cấp Việt Nam và châu Á; năng động, sáng tạo, chuyên tâm thực hiện các hoạt động dịch vụ đảm bảo thỏa mãn quyền lợi khách hàng.

Lux Group đã không ngừng đổi mới, số hóa toàn bộ doanh nghiệp; các quy trình quy chuẩn được thiết lập. Chiến lược của Lux Group đã được thay đổi cho phù hợp và tồn tại được nhờ sự thân thiện, nhờ vào quyết tâm làm hài lòng du khách. Các ý tưởng mới, sản phẩm mới, cách tư duy mới được đưa vào triển khai tạo ra kết quả. Trong năm 2022, doanh thu và lượng khách của toàn bộ hệ sinh thái Lux Group đã phục hồi 50%. Lux Group kỳ vọng phục hồi 80% doanh thu và lượng khách trong năm 2023; phục hồi hoàn toàn vào năm 2024.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc về du lịch vào ngày 15/3/2023 nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới; thảo luận những hạn chế, điểm nghẽn và giải pháp tháo gỡ khó khăn giúp du lịch Việt Nam sớm phục hồi và phát triển bền vững. Ở góc độ doanh nghiệp du lịch, ông có kiến nghị, đề xuất gì đến Hội nghị này?

Ở góc độ doanh nghiệp, tôi mong muốn toàn ngành Du lịch Việt Nam sẽ ngồi lại với nhau, cùng trao đổi để tháo gỡ những vướng mắc, đưa ra những giải pháp phát huy hết những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Nói đi đôi với làm, làm quyết liệt để du lịch thực sự là ngành kinh tế. Cần đánh giá lại kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 36-NQ/TW năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển trong đó có kinh tế du lịch.

Cụ thể: Tôi mong muốn có Bộ Du lịch; có thể chế, chính sách rõ ràng; chính sách miễn visa đến 30 ngày, vào ra nhiều lần cho những nước đã miễn visa; visa điện tử cho tất cả các quốc tịch còn lại bằng nhiều ngôn ngữ. Làm sao để khách đến được dễ dàng, cảm thấy được chào đón ngay từ điểm chạm đầu tiên là visa. Các nước đang cạnh tranh khốc liệt để thu hút khách đến, trong khi chính sách visa hiện nay của Việt Nam cần phải thay đổi bắt kịp khu vực. Cần mạnh dạn thực thi chính sách visa vàng, lưu trú 3 đến 6 tháng cho khách muốn đến sống, lưu trú và tiêu tiền tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, định vị thương hiệu du lịch quốc gia, lấy di sản văn hóa và thiên nhiên làm khác biệt độc đáo. Du lịch Việt Nam cần phát huy thế mạnh du lịch biển đảo, du thuyền, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa. Phát triển điểm đến du lịch theo hướng du lịch bền vững, hướng đến các điểm đến không ô nhiễm; quản lý tốt điểm đến, đem lại nhiều cảm xúc, nhiều trải nghiệm để khách tận hưởng từng khoảnh khắc, và chỉ mang về những kỉ niệm đáng nhớ. Làm du lịch tử tế, xuất phát từ tâm, sự hiếu khách; lấy khách hàng làm trung tâm và thỏa mãn họ. Dùng thái độ chiều khách của người làm du lịch gây thương nhớ để du khách tiếp tục quay lại.

Cần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ mua sắm, giải trí, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Phải làm sao để khách có cơ hội tiêu tiền, làm sao để khách mua cạn túi tiền vẫn còn muốn tiếp tục mua… Không “ăn mày” di sản, mà phải kiếm tiền từ kinh tế sáng tạo; hình thành công nghiệp văn hoá, làm sao để khách vui, ta khoe được văn hoá mà lại kiếm được nhiều tiền. Luôn đổi mới sáng tạo, số hoá trải nghiệm của khách du lịch; phục vụ thống kê, hoạch định chuẩn chiến lược; chấm dứt ước lượng, ước chừng, khoảng… Đặc biệt là nên lấy số liệu thống kê để hoạch định tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Tuấn Sơn ( Tạp Chí Du Lịch)


Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật

Dòng dõi nhà quý tộc dân tộc Bạch Thái Bưởi: Trứng rồng lại nở ra rồng.

Sự thăng trầm lịch sử Việt Nam, chiến tranh và hòa bình, nhìn nhận sai lầm về giai tầng xã hội trong quá khứ đã ảnh hưởng lên số phận từng con người nhà họ Bạch, nhưng “trứng rồng lại nở ra rồng”, truyền thống gia đình vẫn được tiếp nối.

Ông Bạch Thái Tòng
(7/11/1900 – 1946 (1949))
Là người được nhà tư sản họ Bạch tin tưởng, đặc biệt giao trọng trách điều hành, quản lý việc kinh doanh trong gia đình. Chẳng thế mà khi lấy vợ cho con trai Bạch Thái Tòng, Bạch Thái Bưởi đã tổ chức một đám cưới đặc biệt, nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ và được nhiều hãng thống tấn của Pháp đưa tin. Ông Bạch Thái Tòng nối nghiệp sau khi cụ Bạch Thái Bưởi qua đời từ năm 1932. Năm mất và cái chết của ông vẫn là một bí ẩn của lịch sử.

Bác Bạch Thái Hải
(8/1925 – 11/7/1992)
Là con trai của ông Bạch Thái Tòng, cháu ruột nhà tư sản, nên bác Bạch Thái Hải chịu lý lịch dòng dõi tư bản. Khi tham gia kháng chiến – Phóng viên Báo Quân Đội Nhân Dân bác Hải đã gửi Nhà cho UBND Thành Phố Hải Phòng giữ hộ. Khi hoà bình lập lại bác Hải đã có đơn đề nghị UBND Thành phố Hải Phòng trả lại nhà nhưng chưa được giải quyết thì bác Hải mất.

Chị Bạch Quế Hương
(30/5/1961)
Con gái duy nhất của bác Bạch Thái Hải, người chăm sóc mộ phần hương khói giỗ chạp gia đình họ Bạch. Chị là nhà giáo đã nghỉ hưu, chăm sóc mẹ già và vui với sự vương trưởng của con trai tên Hiếu và con gái tên Thảo. Một nhà giáo mẫu mực, xứng danh con cháu cụ Bạch gìn giữ nề nếp gia phong và rất chuẩn mực. Chị cũng là người nghiên cứu rất nhiều tài liệu về cụ Bạch, viết sách và tiếp tục đòi nhà thay cha mình mà chưa có kết quả.

Quần đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ, một trong những vịnh đẹp nhất thế giới.

March 31, 2023 By Uncategorized Comments Off

Hoang sơ đích thực là từ thông dụng để dân nghiền du lịch nói về quần đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ. Đi du lịch Cát Bà bằng đường bộ chỉ mất 1,5 giờ từ Hà Nội bằng đường cao tốc 5B. Ngày nay, du khách đang chuyển từ vịnh Hạ Long sang thăm quan Cát Bà và vịnh Lan Hạ với số lượng ngày càng tăng.
Nơi này bây giờ đang trong giai đoạn bắt đầu phát triển du lịch nên mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Lan Hạ rất nhỏ nên bạn có thể thuê một chiếc thuyền du lịch để tự khám phá vịnh nếu ngủ đêm trong các khu nghỉ biển trên đảo Cát Bà. Đây là ý tưởng hoàn hảo cho những người tự tin, có kinh nghiệm và muốn có một cuộc phiêu lưu hoàn toàn mới.


Cát Bà là đảo lớn nhất trong số 366 hòn đảo trải rộng trên 260km2 bao gồm quần đảo Cát Bà, tạo thành rìa phía đông nam vịnh Hạ Long ở miền Bắc Việt Nam.
Đảo Cát Bà có diện tích bề mặt là 285km2 và vẫn giữ được những đặc điểm ấn tượng và gồ ghề của vịnh Hạ Long. Hòn đảo này thuộc thành phố Hải Phòng – một thành phố công nghiệp quan trọng, cùng với Hà Nội và Hạ Long, tạo thành một tam giác kinh tế quan trọng ở miền Bắc Việt Nam.


Khoảng một nửa đảo Cát Bà được bao phủ bởi công viên quốc gia, nơi cư trú của loài voọc Cát Bà đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Hòn đảo này có nhiều hệ sinh thái tự nhiên, cả biển và trên cạn, dẫn đến tỷ lệ đa dạng sinh học cực kỳ cao.
Các hình thái sinh cảnh tự nhiên được tìm thấy ở quần đảo Cát Bà bao gồm núi đá vôi, rừng núi đá vôi nhiệt đới, rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển, đầm phá, bãi biển, hang động và rừng liễu đầm lầy. Đảo Cát Bà là một trong những hòn đảo đông dân nhất ở vịnh Hạ Long, với khoảng 13.000 cư dân sống ở sáu xã khác nhau, và hơn 4.000 cư dân sống trên các làng chài nổi ngoài khơi.


Phần lớn dân số của thị trấn Cát Bà sinh sống ở mũi phía nam của đảo (15km về phía nam của vườn quốc gia) và đây cũng là trung tâm thương mại. Nước mắm Cát Bà đặc biệt nổi tiếng và một trong những ngành công nghiệp chính trên đảo từ hơn 100 năm nay với thương hiệu mắm Vạn Vân và du khách có thể ghé thăm xưởng sản xuất ở thị trấn Cát Bà.
Vịnh Hạ Long rất nổi tiếng và đông đúc hơn, nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm nó một mình, bạn nên thuê riêng một chiếc thuyền của chúng tôi, nó sẽ đưa bạn đến nơi bạn muốn, bay trên hành trình của riêng bạn. Đi sâu vào vịnh, bạn sẽ khám phá các hang và động, rồi qua vịnh Bái Tử Long và Vịnh Lan Hạ, đi bộ trong Vườn quốc gia Cát Bà, leo núi đá, chèo thuyền kayak và ngắm nhìn hoàng hôn tuyệt vời nhất mà bạn chưa từng thấy.

CÁT BÀ – NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT TOÀN CẦU.
Có thể bạn chưa biết hết về quần đảo Cát Bà và những danh hiệu Quốc Gia và Quốc tế.

1, Vườn Quốc Gia (1986)
2, Khu dự trữ sinh quyển thế giới (2004)
3, Nhãn hiệu chứng nhận khu Dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên (2007)
4, Rừng mưa nguyên sinh trên đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam (2011)
5, Rạn san hô phát triển bậc nhất ven biển Bắc Bộ (2011)
6, Rừng ngập mặn lớn nhất ở đảo Việt Nam (2011)
7, Có nhiều Hồ nước mặn nhất:
Chỉ riêng Hồ nước mặn khu vực Hạ Long – Quần đảo Cát Bà đã có số lượng từ 119 – 138 hồ. Kiểm tra trên Google Earth, tác giả Jaap Jan Yermeulen ước tính có khoảng 400 hồ nước mặn trên toàn thế giới. Như vậy riêng vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà chiếm khoảng 1/3 hồ nước mặn toàn cầu. Trong đó hồ Hang Vẹm (28,8 ha) là hồ lớn nhất….
8, Kỉ lục Quần đảo có nhiều đảo nhất Việt Nam (2012)
9, Di tích quốc gia đặc biệt (2013)
10, Vịnh Lan Hạ thành viên hiệp hội Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới (2020)
11, Loài linh trưởng hiếm nhất châu Á, đồng thời không có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, chỉ còn tồn tại duy nhất ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) – Vooc Cát Bà