Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp
- Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp
- Ý nghĩa quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp của LuxGroup
Vai trò của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt
Khi được liên kết phù hợp với các giá trị, động lực và nhu cầu cá nhân, văn hóa có thể giải phóng nguồn năng lượng to lớn hướng tới mục đích chung và thúc đẩy năng lực phát triển của tổ chức. Văn hóa cũng có thể phát triển linh hoạt và tự chủ để đáp ứng với các cơ hội và nhu cầu.
Một lý do lớn khiến văn hóa công ty quan trọng đến vậy là vì nó là yếu tố then chốt giữ chân nhân viên. Theo một cuộc khảo sát gần đây từ Jobvite, gần 40% người lao động xếp văn hóa công ty vào mục “rất quan trọng”. Vì vậy, đầu tư vào văn hóa công ty có nhiều lợi ích ngắn hạn và dài hạn, ví dụ:
Xác định bản sắc của công ty.
Tăng sự gắn kết của nhân viên, xây dựng nhóm tốt hơn.
Giảm tỷ lệ nghỉ việc.
Xây dựng môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ.
Giữ chân nhân tài, thu hút người mới.
Tăng khả năng sáng tạo và bứt phá của nhân viên.
1. Định nghĩa văn hoá doanh nghiệp
Có rất nhiều khái niệm về văn hóa doanh nghiệp, nhưng tựu chung có thể định nghĩa “Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen.”
Văn hoá doanh nghiệp được hình thành từ sự phát triển của tổ chức, của doanh chủ sáng lập qua nhiều năm thành thói quen tự nhiên của nhân viên đối với khách hành trong và ngoài doanh nghiệp và cấp quản lý lãnh đạo. Văn hóa doanh nghiệp giống như tính cách và đời sống tinh thần của con người, ảnh hưởng đến lối sống, hành vi của người đó. Xây dựng văn hóa công ty quyết định sự thành bại và tồn tại lâu dài của mỗi tổ chức.
Văn hoá LuxGroup xây dựng gần 20 năm qua, hình thành từ doanh chủ Phạm Hà, Cty lữ hành sang trọng đầu tiên Luxury Travel tại Việt Nam năm 2005, Lux lấy 3 chữ đầu của Luxury, và có nghĩa Leader in luxury tiên phong dẫn đầu, Uniqueness khác biệt và Xperience trải nghiệp “wow” chạm cảm xúc lữ khách, đúng tuyên bố quyền khách hàng 100% thoả mãn, chúng tôi lấy con người trong doanh nghiệp là tài sản lớn nhất, có trải nghiệm tốt để phục vụ khách hàng bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi luxer có năng lực và phù hợp, đều có tâm mang lại hạnh phúc bằng 5P: Passion – Đam Mê, Purpose – Mục đích lý tưởng, People – Con người, Planet – Bền vững và cuối cùng Profit mới là lợi nhuận.
2. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp
Theo Edgar Henry Schein – cựu Giáo sư Trường Quản lý MIT Sloan – một người nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển tổ chức và văn hóa doanh nghiệp, cấu trúc của văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp:
Cấp độ thứ nhất
Cơ cấu hữu hình của doanh nghiệp: Là những giá trị văn hóa hữu hình, bao gồm các sự vật và sự việc mà một người có thể nghe, nhìn và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức lạ. Các yếu tố này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ như: Cơ cấu tổ chức phòng ban, các văn bản chính sách, kiến trúc văn phòng, logo và khẩu hiệu, mẫu mã sản phẩm, đồng phục nhân viên,…
Cấp độ thứ hai
Các giá trị được tuyên bố/ chấp nhận: Là những giá trị được doanh nghiệp công bố rộng rộng rãi, có thể nhận biết ngay từ văn bản, cách diễn đạt và cách thể hiện của nhân viên. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chiến lược và mục tiêu,… đóng vai trò là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
Cấp độ thứ ba
Các quan niệm chung: Cấp độ này khó nhận ra và cũng khó điều chỉnh bởi chúng nằm sâu từ bên trong doanh nghiệp, ăn sâu vào suy nghĩ của hầu hết các thành viên và trở thành thói quen chi phối hành động. Ví dụ như: văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… Khi các thành viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo văn hóa chung, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại.
3. Trong thực tiễn, văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò gì?
Theo nghiên cứu của Deloitte, 94% giám đốc điều hành và 88% nhân viên tin rằng văn hóa mang tính quyết định đối với thành công của doanh nghiệp. Trên thực tế, quả thực văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng tới nhiều mặt vận hành khác nhau.
Văn hóa doanh nghiệp thu hút ứng viên cho tuyển dụng
Nhiều chuyên gia nhân sự đồng ý rằng văn hóa công ty mạnh mẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn để thu hút nhân viên tiềm năng. Tất cả mọi người đều muốn làm việc cho các công ty có danh tiếng tốt, mà điều này do chính các nhân viên cũ và hiện tại thể hiện thì lại càng đáng tin. Một công ty có văn hóa tích cực sẽ thu hút các tài năng sẵn sàng biến nơi làm việc tiếp theo của họ thành nhà.
Văn hóa doanh nghiệp tạo ra các nhân viên trung thành
Một nền văn hóa tích cực không chỉ giúp nỗ lực tuyển dụng mà cũng giúp doanh nghiệp giữ chân những tài năng hàng đầu – điều đặc biệt có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến hiện nay. Khi thu nhập đạt đến một mức độ nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, minh bạch, “mỗi ngày đi làm là một ngày vui”.
Văn hóa doanh nghiệp hạn chế các xung đột nội bộ
Văn hóa tích cực sẽ giúp giảm đáng kể căng thẳng tại nơi làm việc, là chất keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi nhân viên phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.
Văn hóa doanh nghiệp đẩy mạnh hiệu suất làm việc của nhân viên
Nhân viên sẽ tận tâm với công việc và đạt được năng suất cao hơn khi có cảm giác đang làm công việc có ý nghĩa, đang cống hiến cho sứ mệnh chung và hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng làm giảm căng thẳng và áp lực, từ đó củng cố cả sức khỏe và hiệu suất làm việc của nhân viên.
Một số lợi ích làm nên tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp có thể tóm tắt như:
Tạo lợi thế cạnh tranh
Là nguồn lực của doanh nghiệp
Thu hút nhân tài, gắn bó người lao động
Tạo bản sắc, nhận dạng riêng của tổ chức, phân biệt tổ chức này với tổ chức khác
Là công cụ triển khai chiến lược
Tạo sự ổn định bền vững của tổ chức
Đối với cá nhân
VHDN tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân đối với công việc.
Cho họ thêm động lực làm việc, nội bộ đoàn kết thống nhất cùng nhau.
4. Văn hoá doanh nghiệp LuxGroup
Chúng tôi đặt khách hàng là trung tâm của mọi việc chúng tôi làm. LUX là viết tắt chữ cái đầu Tiếng Anh là Leader in luxury, Unique Difference và Xperience, L dẫn đầu trong lĩnh vực sang trọng, U sự khác biệt độc đáo, X trải nghiệm Wow khiến những du khách tinh tế nhất cũng phải trầm trồ. LuxGroup với tiền thân là Luxury Travel được doanh nhân Phạm Hà thành lập từ năm 2005. LuxGroup là một tập đoàn của các công ty tí hon vĩ đại, được xây dựng lên từ tâm huyết của ông Phạm Hà, mong muốn trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân tuyệt vời nhất Việt Nam, không phải lớn nhất.
Chúng tôi xây dựng LuxGroup trở thành một trong những nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam, kinh doanh bằng sự tử tế. #DeliveringHappiness mang lại hạnh phúc là triết lý, tạo động lực và thúc đẩy LuxGroup không ngừng lớn mạnh từ khởi đầu rất nhỏ. Trên hành trình vươn ra biển lớn, LuxGroup quy tụ những con người tài năng và phù hợp nhất trên hải trình đáng tự hào vươn tới thành công và hạnh phúc, theo tinh thần thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm Vua Tàu Thuỷ: Bạch Thái Bưởi.
Chúng tôi chú trọng trải nghiệm nhân viên, đặt đội ngũ Luxer lên hàng đầu, để phục vụ khách hàng thực sự là thượng đế. Mỗi Luxer phải chủ động, văn hoá học hỏi suốt đời, không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân và phải thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp của LuxGroup cũng như các giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn làm kim chỉ nam cho hành động hàng ngày của Luxer đó trong việc mang lại hạnh phúc cô đọng bằng 5 chữ cái đầu P trong Tiếng Anh: Passion, Purpose, People, Planet, Profit – đam mê, mục đích, con người, bền vững và lợi nhuận.
Các công ty tí hon trong hệ sinh thái LuxGroup đều phải tuân theo tiêu chí ESG: Environment môi trường – Social xã hội – Governance quản trị để kinh doanh bền vững, con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi. Sáng tạo và đổi mới thường xuyên và liên tục để thực hiện mục tiêu “Quyền khách hàng 100% hài lòng”. Nỗ lực không ngừng nghỉ này nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, có trách nhiệm của LuxGroup và mang đến cho thế hệ tương lai một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi nâng tầm các giá trị di sản của Việt Nam để sáng tạo ra những trải nghiệm chân thực và độc đáo.
Chạm vào cảm xúc để chinh phục khách du lịch sang trọng. Tất cả đội ngũ của chúng tôi đều lấy khách hàng làm trung tâm, làm việc vì khách hàng, từ đó góp phần mang lại hạnh phúc và thành công cho LuxGroup. Tôn trọng kỷ luật cao nhất, văn hóa doanh nghiệp LuxGroup kinh doanh tử tế – văn hóa chuyên nghiệp, hiệu quả cao, tôn trọng, tin cậy, chính trực, quan tâm, yêu quý và chia sẻ, được xây dựng và khơi nguồn từ tinh thần doanh nhân cao thượng: “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” với 10 điều nội quy.
Để thấm nhuần và củng cố các giá trị cốt lõi và “7 ngày chuyển đổi để phục vụ tận tình và mang lại hạnh phúc #deliveringhappiness”. Tại LuxGroup, mỗi nhân viên coi Tập đoàn là ngôi nhà thứ hai, là nơi gắn kết và dành phần lớn thời gian mỗi ngày để sống và làm việc. Dù ở vai trò nào, vị trí nào, chúng tôi tự hào là thành viên của LuxGroup và tự hào về những Luxers có thái độ, kỹ năng và kiến thức tốt, phục vụ khách hàng bằng cả trái tim.
Vĩ thanh
Văn hoá doanh nghiệp chính là cột sống của một công ty. Nếu không có nó, mâu thuẫn trong doanh nghiệp sẽ rất dễ xảy ra. Chỉ cần một yếu tố bị thay đổi, toàn bộ con người trong doanh nghiệp sẽ dễ mất định hướng. Một công ty xây dựng được văn hóa kinh doanh vững mạnh sẽ luôn biết cách khích lệ và tôn vinh các nhân viên của mình. Từ đó, tài năng và tài sản quý nhất doanh nghiệp là con người sẽ có động lực để cống hiến lâu dài, và trở thành một người không chỉ đóng góp vào văn hóa của tổ chức mà còn sẵn sàng quảng bá nó ra bên ngoài.