Bạn không thể kinh doanh với một cái tên thương hiệu xấu

June 25, 2022 By Blog, Tin Tức Comments Off

Bất cứ điều gì bạn làm hôm nay thì đối thủ có thể sao chép ngày mai. Thứ duy nhất giúp bạn có sự khác biệt đó là cái tên, xây dựng lên thành thương hiệu, cái hiệu được thương, tài sản vô hình giá trị bậc nhất của doanh nghiệp. Kỳ tài của Vua Tàu Thuỷ Bạch Thái Bưởi không chỉ tạo ra thương hiệu Bạch Thái Công Ty “cờ vàng mỏ neo”, nhân hiệu Tàu Bưởi, mà tạo ra phong trào “người Việt giúp người Việt” và “người Ta đi tàu Ta”.

Thật tình cờ đúng dịp tháng 7, tròn 90 năm ngày mất của vua tàu thuỷ Việt Nam, Bạch Thái Bưởi (8/7/1874-22/7/1932), tôi lại sưu tập được không những một mà là hai bức tranh mới của hoạ sĩ trẻ Lê Nguyên Vũ, ngưỡng mộ “Vua Tàu Thủy” mà vẽ. Tôi nói chuyện bạn ấy về nhân hiệu tức thương hiệu cá nhân và về tài đặt tên thương hiệu thời của doanh chủ dân tộc thời 1.0. Bức tranh chân dung vẽ theo lối hiện thực rất quý tộc và một bức lối pop art, khi cụ Bưởi khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp trong quá trình thực nghiệp, đang lúc tâm tuyệt, khí tuyệt, đầy hoài bão và khát vọng lớn dân quốc phú cường. Bức ảnh cổ ấy được chụp ngay khi cụ Bạch Thái Bưởi bầu chi hội phó hội Khai Trí Tiến Đức, có chuyến Pháp du lần thứ 2, có bài báo “Pháp du hành trình nhật ký” đăng trên báo Nam Phong năm 1922..

Quá trình tìm tòi, đặt tên và xây dựng nhiều thương hiệu cho các công ty tí hon vĩ đại của Lux Group, đặc biệt dự án Heritage Bình Chuẩn, cảm hứng từ vua tàu thuỷ Việt Nam: Bạch Thái Bưởi thì tôi học được ngay thời 1.0 cụ đã rất chú trọng việc “kinh doanh không thể tốt với một cái tên thương hiệu xấu”. Cụ thể như cụ đặt tên tứ linh cho những con tàu xuôi ngược ngọn nguồn các con sông Bắc Kỳ, như Phi Long, Phi Phượng, Phi Lân, Phi Hổ mà không có Phi Quy (có lẽ vì thành ngữ chậm như rùa) mà thay vào đó là tàu Phi Hổ. “Phi” chỉ tính nữ giống cái của con tàu, kết hợp tên rất vần điệu, độc lạ và dễ nhớ cho cả người Việt và Người Khách (Người Hoa).

Cụ Bạch Thái Bưởi giữ lại tên tàu tiếng Pháp để cho Người Pháp dễ nhớ tên tàu (Dragon, Phénix, Licorne, Tigre) sau đó đặt tên thuần Việt, để người Việt dễ nhớ những tên thân thuộc như tứ linh, các anh hùng dân tộc hay các bậc đế vương trong lịch sử như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đinh Tiên Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức…, hay tên tuyến tàu gắn tên địa danh mà tàu chạy theo tuyến lên thượng du Bắc Kỳ như Chợ Bờ, Phố Lu, Yên Bái, Việt Trì, Tuyên Quang… Thương hiệu là cái hiệu được thương, không chỉ là cái tên, logo, câu khẩu hiệu hay mà còn là triết lý kinh doanh tử tế, chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ, hơn thế nữa vượt qua mong đợi để ủng hộ và là người kể chuyện, đại sứ thương hiệu mọi lúc mọi nơi bằng truyền miệng về tàu Bưởi.

Cắt nghĩa Bình Chuẩn

Cụ thể và đặc biệt nhất tên tàu Bình Chuẩn đầy ý nghĩa sâu sắc, kể chuyện, đậm chất truyền thông, niềm tự hào dân tộc, tàu đầu tiên do người Việt tự thiết kế, đóng mới, hạ thuỷ thành công ngày 7 tháng 9 năm 1919 tại Hải Phòng. Tàu Việt lớn nhất thời bấy giờ do chủ Bắc Kỳ đóng mới, vận hành và chạy thành công ven biển Việt Nam, cập cảng Sài Gòn chuyển đầu tiên ngày 17 tháng 9 năm 1920, trong sự hân hoan của giới công thương thời bấy giờ xứ Nam Kỳ, tầu Annam đầu tiên cập cảng Sài Gòn. Cả cuộc đời cụ gắn với số 7 kỳ diệu, thể hiện bản lĩnh lãnh tụ, luôn đổi mới sáng tạo, thành công và có lẽ cụ chọn các mốc sự kiện gắn với số 7 cũng không phải tình cờ.

Về việc đặt tên tàu sao cho đúng tầm cỡ và ý nghĩa lớn lao, cụ Bạch đã băn khoăn và suy nghĩ nhiều lắm. Theo chị Bạch Quế Hương, chả lẽ lại lấy tên mình Bạch Thái Bưởi đặt tên cho tàu mới đóng thì kỳ lắm, sau nhiều đêm suy tính cùng các thành viên gia đình và tâm phúc của mình thì cụ Bạch Thái Bưởi đã quyết định chọn “tàu Bình Chuẩn”. Vậy Bình Chuẩn có ý nghĩa gì?  Theo thiển ý người viết, bình chuẩn là từ Hán Việt có ý nghĩa bình đẳng, bằng nhau, ngang bằng nhau, danh từ này dịch sang Tiếng Anh Equality, Tiếng Pháp Égalité.

Tên tàu Bình Chuẩn thế kỷ 20

Tên tàu Bình Chuẩn thế kỷ 20 tiếp theo tinh thần canh tân đất nước, bình đẳng nội ngoại thương ty Bình Chuẩn triều Nguyễn (1802-1945), truyền nhân tiếp nối Tây học và Nho học, đưa công nghệ, khoa học, cách quản trị doanh nghiệp Tây phương vào thực nghiệp tại Việt Nam được nhà nho cấp tiến Đặng Huy Trứ (1825-1874) khởi xướng hồi cuối thế kỷ 19, cụ đã đưa nhiếp ảnh, công nghệ đóng tàu tân tiến Tây phương, máy móc hiện đại, kiểu dáng tàu Tây vào Việt Nam, đóng tàu mới để giao thông vùng miền và cả nước dễ dàng hơn vì “ngày đàng, gang nước”.

Nhà cải cách, tiến sĩ Đặng Huy Trứ cũng muốn xóa bỏ thói cũ, lối tư du thủ cựu triều đình nhà Nguyễn “trọng nông, ức thương”, mà phải đối sử bình đẳng mọi thành phần kinh tế, buôn bán thuận lợi, phát triển kinh tế nội thương và ngoại thương, bỏ lối “tầm chương trích cú” nho học, hãy tập trung vào “cổ động thực nghiệp” để dân quốc phú cường. Cụ Bạch Thái Bưởi sinh đúng năm mất của nhà nho cải cách Đặng Huy Trứ, và tiếp nối tư tưởng và tinh thần Ty Bình Chuẩn phát triển nội ngoại thương của Việt Nam mà đặt tên tàu Bình Chuẩn với ý nghĩa sâu sắc “chấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp” và tự hào dân tộc tiếp nối, khẳng định “phi thương bất phú”.

Cái tên “tàu Bình Chuẩn” mà cụ Bạch Thái Bưởi chọn khái quát được toàn bộ ý nguyện chấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp, phát triển công thương nghiệp của Bạch Thái Bưởi theo phong trào Duy Tân, theo gương cụ Phan, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, cải cách, đấu tranh bất bạo động, dân quốc phú cường giành độc lập thống nhất ba miền. Cụ mong muốn quốc gia hưng thịnh và thống nhất bằng tinh thần dân tộc và quý tộc Việt: thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm.

Giới nghiên cứu nêu một phát hiện thật có ý nghĩa rằng là dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng “cội nguồn dân tộc” và “tinh thần dân quốc phú cường dành độc lập”, “canh tân đất nước” trong cụ Bạch Thái Bưởi lúc nào cũng cháy bỏng và luôn trân trọng và tiếp nối tinh thần cải cách của tiền nhân theo xu thế thời đại, chú trọng thực nghiệp và giao thương buôn bán, đề cao thể hiện qua việc đặt tên Bình Chuẩn.

Thương hiệu mạnh

Thương hiệu mạnh không thể không gắn liền với sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh chủ và Cty có tinh thần dân tộc và xây dựng từ sự tử tế, “người Việt giúp người Việt”, “Người Việt đi tàu Việt”. Tinh thần quý tộc thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm được của doanh chủ tinh thần dân tộc, truyền cảm hứng cho các quản lý chi nhánh, các lãnh đạo các công ty thành viên và gần 1500 người Việt, cả quản lý nước ngoài khắp cả nước, giờ đây người ta gọi là Tập Đoàn kinh tế, có bộ nhận diện thương hiệu “cờ vàng mỏ neo”, cho thấy một thương hiệu và nhân hiệu và tinh thần kinh doanh mạnh mẽ tầm quốc gia dân tộc, rạng danh đất nước và con người Việt Nam ngay đầu thế kỷ 20 khi mà người Hoa có tiền, người Pháp có quyền, chèn ép tư sản bản địa như cụ Bạch Thái Bưởi dám cạnh tranh trực tiếp với họ.

Giấc mơ càng lớn thì kết nối càng được nhiều người. Tôi vinh hạnh được kết nối với gia đình chị Bạch Quế Hương và nghiên cứu, viết sách về tiền nhân Bạch Thái Bưởi. Cụ Bạch Thái Bưởi là một bậc thầy về xây dựng thương hiệu và cả nhân hiệu tàu Bưởi. Thương hiệu Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công Ty, gọi tắt là Bạch Thái Công Ty với mỏ neo là ngành tàu thuyền chính, cờ vàng thể hiện máu đỏ da vàng của người Việt Nam ta, 3 ngôi sao tượng trung 3 miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, khát vọng kết nối giao thương, thống nhất đất nước khi kinh tế đủ mạnh, tầng lớp quý tộc đủ phú cường, Nam Phong tạp chí nhận xét cụ Bạch Thái Bưởi là “kỳ tài kiệt xuất”, “một cái gương to cho thương giới nước ta”. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố – Một bậc túc nho trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ viết về Bạch Thái Bưởi trong tạp chí Đông Thanh là: “Bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà”.

Đặt tên thương hiệu

Doanh chủ thời 4.0 như tôi, được nghiên cứu về cụ, tôi lựa chọn thương hiệu dựa tên dựa trên 10 nguyên tắc của đặt tên thương hiệu để trở thành thương hiệu mạnh: Tên phải dễ đọc. Tên phải dễ nhớ. Tên phải có âm sắc tiếng Anh (thời thuộc địa tiếng Pháp thịnh hành). Tên phải ngắn gọn. Tên phải độc nhất. Tên không có từ chung. Tên không có chữ cái viết tắt. Bạn cần có hai cái tên: thương hiệu và ngành. Phải có tên miền .com trên Internet. Tên thương hiệu phải trung tính về ngôn ngữ, không có nghĩa xấu trong các ngôn ngữ khác.

Thương hiệu là ý tưởng kinh doanh của bạn được găm vào đầu khách hàng mục tiêu khi họ cần dịch vụ của bạn. Thương hiệu mạnh: Ý tưởng lớn trong trong tâm trí khách hàng, đi đầu thị trường, khác biệt hóa cao hoặc đứng đầu lĩnh vực. Thương hiệu mạnh phải có chất liệu truyền thông, dễ thuyết phục khách hàng, giữu chân khách hàng, thuận lợi tuyển dụng nhân tài, và thương hiệu mạnh dẫn dắt được văn hóa doanh nghiệp. Tên thương hiệu có câu chuyện riêng và lời hứa với khách hàng mục tiêu.

Thương hiệu mạnh có hiệu quả tài chính tốt hơn và dễ kêu gọi vốn đầu tư. Thương hiệu là cái hiệu được thương, là tài sản vô hình có giá trị, giúp tăng tổng giá trị doanh nghiệp. Đối thủ phải cân nhắc trước khi tuyên chiến. Khi bạn có một sản phẩm dịch vụ tốt, tên hay của một thương hiệu mạnh, khách hàng sẽ tìm đến, bạn chỉ cần giúp khách hàng mua.

 

YÊU CÁI ĐẸP LÀ THƯỞNG THỨC, TẠO RA CÁI ĐẸP LÀ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT. CON TÀU KHÔNG CHỈ LÀ MỘT SẢN PHẨM THỰC DỤNG MÀ CÒN LÀ MỘT SẢN PHẨM TINH THẦN PHẢN ÁNH NHU CẦU THẨM MỸ CAO CỦA CON NGƯỜI. TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP, Ở MỘT MỨC ĐỘ NÀO ĐÓ, CÁI NHU CẦU TINH THẦN CÒN VƯỢT XA CÁI THỰC DỤNG. CON TÀU ĐƯỢC ĐÓNG MỚI NGÀY NAY ĐANG LÀ MỘT SỰ KẾT HỢP GIỮA THỰC TIỄN KỸ THUẬT ĐÓNG TÀU TÂN TIẾN, MỸ HỌC TÀU THUYỀN, KHOA HỌC KIẾN TRÚC, THẨM MỸ, VỚI CÁC THUỘC TÍNH CHUNG CỦA VẺ ĐẸP TỰ NHIÊN, VẺ ĐẸP XÃ HỘI VÀ VẺ ĐẸP NGHỆ THUẬT.

Mẹ đỡ đầu du thuyền Heritage Bình Chuẩn thế kỷ 21, chị Bạch Quế Hương (cháu cụ Bạch Thái Bưởi) gọi tôi là truyền nhân Bạch Thái Hà, tôi giật mình nhận ra hình như cụ chọn mình thật thì phải, chị Hương cũng nói tôi là truyền nhân, gọi tôi là “cậu em”. Chị nói tôi mới nhận ra rằng mình sinh ra sau cụ đúng 100 năm, khởi nghiệp từ tay trắng, bắt đầu kinh doanh với 3 chiếc tàu đầu tiên, cũng nói tiếng Pháp như ngoại ngữ đầu tiên, làm việc với người Pháp, đi Pháp khi 21 tuổi sau chuyến đi của cụ đúng 100 năm trước, tôi đi Pháp chuyến đi đầu đời năm 1995, tàu Heritage Bình Chuẩn hạ thuỷ tại vùng nước Hải Phòng sau đúng 100 năm lịch sử đều là tầu lớn của cuộc đời mình, đều tự tay thiết kế, đóng mới , hạ thuỷ thành công đều ở tuổi 45…

 

Từ tên đến hiệu.

Thương hiệu Heritage Cruises, ý nghĩa và câu chuyện thương hiệu. Chữ cái “H” thành biểu tượng logo, là sự kết hợp hoàn hảo cho thương hiệu mới Heritage Cruises, dịch vụ đến từ trái tim (heart)  chạm vào cảm xúc: Hạnh Phúc (Happiness). Logo đơn giản, thanh lịch và bắt mắt cho những du khách cao cấp. Nó kích động sự tò mò và mong muốn khám phá văn hóa, lịch sử và văn minh của sông Hồng bắt nguồn từ những ngọn núi cao và đổ ra Biển Đông.

Đặt bên trong một vòng tròn màu đỏ, chữ H màu trắng được lấy cảm hứng từ trang phục của những người đồng bằng Bắc bộ, có những điệu hát Xoan, là đi sản thế giới. Logo có hình trong và vuông, trời tròn và trái đất vuông theo quan niệm của người Việt. Bốn điểm của biểu tượng logo diễn tả bốn mùa ở miền Bắc Việt Nam và sự biến đổi không ngừng của vũ trụ, không có điểm khởi đầu và kết thúc, luôn tiếp nối qua các thế kỷ như Bình Chuẩn.

H cách điệu, mầu trắng trong vòng tròn màu đỏ cũng đề cập đến phù sa của sông Hồng, cũng như các yếu tố của nước. Năm năng lượng nguyên tố cho thấy các hoạt động hữu hình của âm và dương thể hiện trong những thay đổi tuần hoàn của tự nhiên, điều chỉnh sự sống trên trái đất. Nó cũng là một tham chiếu đến Hồng Hà, một trong những cái tên của sông Hồng, với màu sắc được cho là mang lại may mắn.

Chữ Heritage lớn hơn và trang nhã. Phông chữ đậm và trung tâm, đứng vững và tạo niềm tin. Màu sắc chủ đạo của nó là màu đỏ và màu xám. Heritage Cruises đã được thiết kế và biểu tượng một cách cẩn thận, đảm bảo nó trông hoàn hảo ở mọi kích cỡ, và thậm chí là đen và trắng. Đây là du thuyền đầu tiên của Việt Nam trên sông Hồng và kết nối Vịnh Bắc Bộ, kiểu dáng du thuyền, biểu tượng logo, thương hiệu và khẩu hiệu của nó đã được đăng ký bảo hộ với Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Tại Heritage Cruises, chúng tôi cam kết cung cấp trải nghiệm đích thực cho du khách hàng tinh tế nhất của chúng tôi trên hành trình khám phá từ vùng cao nguyên đến Hà Nội kết nối với Vịnh Bắc Bộ. Khẩu hiệu “lưu giữ ký ức” phù hợp hoàn hảo với di sản và phong cách, cung cấp thông điệp cốt lõi của chúng tôi cho tất cả khách du lịch. Hãy khám phá, học hỏi, tôn trọng, ăn mừng và tận hưởng di sản văn hoá giữa kỳ quan thiên nhiên vịnh Hạ Long và Lan Hạ.

Câu chuyện thương hiệu về du thuyền di sản Heritage Bình Chuẩn thế kỷ 21, hồi sinh và tiếp nối câu chuyện di sản Bình Chuẩn thế kỷ 19 và 20.

Nhắm mắt lại và tưởng tượng ra một thế giới về miền ký ức nơi thiên đường giữa hạ giới.

Những con người mà bạn sẽ gặp thật tuyệt vời như những kho báu di sản mà bạn nhìn thấy mỗi điểm chạm xung quanh.

Cùng chúng tôi trên hành trình khám phá những chân trời mới, nơi mạo hiểm gặp gỡ sang trọng đang đón chờ bạn.

Tìm tòi, mộng mơ và khám phá những điểm đến tuyệt vời nhất thế giới tại Việt Nam mà thế giới ngưỡng mộ.

Trải nghiệm cuộc sống đẳng cấp chốn nhân gian, đến để chạm vào di sản, thưởng thức một thế giới ẩm thực hoàn hảo, được chăm chút đến từng chi tiết với khát khao nâng tầm ẩm thực Việt Nam.

Hãy để truyền thống ngàn năm đưa bạn đến những trải nghiệm, khoảnh khắc thành kỷ niệm đáng nhớ suốt đời.

Đắm chìm vào miền ký ức trên hành trình về miền di sản trên một tuyệt tác giữa kỳ quan.

Lưu khoảnh khắc, giữ ký ức cùng Heritage Cruises!

 Số 7 kỳ diệu

Gắn liền với nhân hiệu và thương hiệu Chúa Sông Bắc Kỳ, Vua Tàu Thuỷ Việt Nam.

Nhiều người Việt chúng ta tin vào phong thuỷ và ý nghĩa của các con số, giờ đẹp, ngày lành, tháng tốt cho những sự kiện quan trọng. Ý nghĩa của số 7, vía nam bảy vía, tuần 7 ngày, đức Phật đi bảy bước, mỗi bước nở ra bảy đài sen, luyện đơn các vị tiên được tiến hành 7*7 = 49 ngày, số 7 mang nguồn năng lượng có tính sáng tạo, đột phá, vươn lên không ngừng, khai mở thịnh thế, nhờ vậy mà xã hội ngày càng phát triển, đi lên. Hơn nữa số 7 còn chủ về gia đạo, tình duyên với mỗi con người.

Cụ Bạch Thái Bưởi không thể chọn ngày sinh và chọn ngày mất, trời định cụ sinh và mất đều trong tháng 7, (sinh 8 tháng 7 năm 1874, mất 22 tháng 7 năm 1932) cụ thọ 58 tuổi. Theo ý bà Bạch Quế Hương cháu cụ và tính theo năm sinh được ghi theo huân chương cao quý Bắc Đẩu Bội Tinh mà chính phủ bảo hộ Pháp trao tặng cho cụ nhân ngày quốc khánh Pháp 14 tháng 7 năm 1922, trên đó ghi tặng chủ tàu, nhà buôn Bạch Thái Bưởi sinh 8 tháng 7 năm 1875, tức cụ chỉ thọ 57 tuổi.

Sau 7 năm kinh doanh trên sông nước từ 1909, cụ Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi, sau khi thâu tóm được hãng đóng tàu đầu tiên trên đất Việt Nam là hãng Marty d’Abbadie vào năm 1915.

Hai năm sau, 1917, hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, cụ Bạch Thái Bưởi mua lại sáu chiếc tàu khác của hãng này tại Hải Phòng. Tổng 30 tàu chạy trên 17 tuyến đường thủy hạ lưu sông Hồng từ Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng cho đến Việt Trì, Tuyên Quang, Thác Bờ – Hòa Bình vùng thượng du Bắc Kỳ và chạy các tuyến dọc bờ biển Việt Nam. Số 7 thể hiện người tài giỏi và bản lĩnh.

Những con số 7 ý nghĩa khác, số 7 là một số dương, tượng trưng cho sự biến động tích cực mang lại triển vọng tiến bộ, phát triển và vươn lên. Theo ngũ hành thì số 7 thuộc hành Kim, liên quan đến kim khí, công cụ sản xuất kim khí nâng cao năng xuất lao động, ở đây là phát triển đóng tàu, sáng tạo, đột phá, thay đổi toàn diện. Đấy có thể là lý do cụ chọn hạ thủy tàu Bình Chuẩn 7 tháng 9 năm 1919, cập cảng Sài Gòn ngày 17 tháng 9 năm 1920 với sứ mệnh trấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp, tạo thế và lực mới của tầng lớp quý tộc đủ mạnh để canh tân đất nước.

Trộm nghĩ cụ Bưởi đã thực sự chọn những số 7 không phải tình cờ. Hội Hợp Thiện của cụ cũng sáng lập ngày 9 tháng 7 năm 1905, di tích là nhà tang lễ Phùng Hưng ngày nay. Cụ cho phát hành Khai Hoá nhật báo số 1 ngày 15/07/1921, toà soạn và trị sự ở 82 phố Hàng Gai (Hà Nội), phát hành được 1.751 số và đình bản ngày 31 tháng 8 năm 1927. Đây là một trong năm tờ báo phát hành hàng ngày cùng với Thực nghiệp dân báo, Hà Thành ngọ báo, Đông Pháp, Nông-công-thương báo.

Du thuyền di sản Heritage Bình Chuẩn (www.heritagecruises.com) dài 75m, tôi lấy cảm hứng tàu Bình Chuẩn của Bạch Thái Bưởi sau nhiều trì hoãn phần lớn là do khách quan, cũng đã chạy chuyến đầu ngày 17 tháng 8 và chính thức khai trương ngày 7 tháng 9 năm 2019 tại vùng nước lịch Hải Phòng, sau đúng 100 năm tàu Bình Chuẩn hạ thủy. Một tuyệt tác giữa kỳ quan, Heritage Cruises Binh Chuan Cat Ba Archipelago, một câu chuyện di sản văn hóa trên một di sản thiên nhiên, một sự trùng lặp hy hữu hiếm có như thể cụ Bưởi muốn như vậy.

Nối tiếp truyền thống và tinh thần Bạch Thái Bưởi

May 31, 2021 By Blog, Tin Tức Comments Off

“Chúng tôi luôn sử dụng máy móc tân tiến nhất, chăm sóc, bảo dưỡng máy móc định kỳ đảm bảo tàu luôn an toàn phục vụ du khách”

Cụ Bạch Thái Bưởi cha đẻ của dịch vụ ngủ đêm trên tàu thủy du lịch từ thế kỷ trước, là một nhà tư sản dân tộc tiêu biểu kinh doanh thành công và là sự ngưỡng mộ của nhiều người Việt, để lại nhiều bài học.

Tiếp nối truyền thống và những giá trị và bài học đang được áp dụng trên du thuyền Heritage Bình Chuẩn. Đội ngũ chúng tôi vẫn ngày đêm giữu tàu thuyền an toàn, máy móc chăm sóc định kỳ, chỉnh trang các khu vực rất rộng trên 1000m2, luôn đảm bảo xanh- sạch-đẹp, sang xịn mịn.

Ngay trong giãn cách lần thứ 4, đội ngũ chúng tôi đã sơn lại vỏ tàu trắng bóng, làm đẹp sundeck, làm cầu cảng du thuyền và chuyển bến về lô 28 cảng Quốc Tế Tuần Châu để sẵng sàng đón du khách đến trải nghiệm, tìm tòi, mộng mơ, khám phá và hòa mình vào di sản văn hóa và thiên nhiên, hai vịnh đẹp nhất thế giới trên một hành trình.

Chúng tôi thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn với máy trưởng Đàm Đình Quảng, trong đội thủy thủ 7 người, một bộ phận luôn đoàn kết, bám tàu ngày-đêm, luôn đa di năng trong công việc, làm hết sức, giúp tất cả các đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ phía trước, họ đứng sau màn hình, đảm bảo mỗi hải trình an toàn, đúng giờ và đáng nhớ.

1.Điều gì đã mang anh đến với du thuyền Heritage Bình Chuẩn và gắn bó từ ngay đầu hạ thuỷ đến bây giờ?

Khi tôi nhận được một cuộc điện thoại của một người bạn gọi cho tôi và hỏi anh có biết tàu Heritage Bình Chuẩn không?

Tôi đã trả lời như thật là có và bảo tàu đấy ai cũng biết bạn ấy bảo anh giỏi thật “tàu du lịch nào trên vịnh Bắc Bộ anh cũng biết”. Bạn ấy gửi cho tôi xem hình ảnh xem nào đến khi bạn ấy gửi hình ảnh 3D cho tôi tôi thật sự choáng ngợp bởi vẻ đẹp lung linh vào ban đêm.

Tôi nói vui với bạn ấy là anh sẽ về làm ở tàu này, bạn ấy vẫn tưởng tôi nói đùa và còn bảo “chúc mừng anh”, và bắt đầu từ lúc đó trong tôi luôn luôn có một suy nghĩ truy tìm ra nơi đóng tàu và tất cả thông số kỹ thuật của nó.

Tôi đã nhờ nhiều mối quan hệ đều không tìm thấy nơi đóng con tàu đó, nhưng trong một lần tình cờ vào chơi trong nhà máy đóng tàu bên bờ sông Chanh, tôi đã nhìn ấy tấm biển ngày khởi công con tàu ngay cổng, cũng may cho tôi có quen anh thợ điện tay trong ở trong nhà máy đó, anh ấy đã xin phép cho tôi vào được sờ, được chạm vào nó, và hôm đó thật may mắn cho tôi khi tôi lại gặp được anh Bùi Mạnh Hùng giám sát đóng tàu từ lúc khởi công.

Anh ấy đã giới thiệu với tôi về con tàu trên bản vẽ và thực tế khi đó mới đóng được 1/3 con tàu, khi tôi đọc bản vẽ kỹ thuật tôi cảm thấy mình đã bị cuốn vào con tàu đó rồi, đó là cái duyên thứ 2 tôi cảm thấy rất tự hào khi mình cũng là đội nhóm đầu tiên xây dựng con tàu Bình Chuẩn, đây là con tàu tôi tâm huyết nhất kể từ ngày biết về nghiệp sông nước, tàu thuyền.

Tình yêu sông nước, máy móc, kỹ thuật, thuyền bè là tôi thừa hưởng từ bố tôi, chính ông đã mang cái duyên thứ nhất đến trao cho tôi và truyền cảm hứng cho tôi yêu tàu như nhà và thích nghề sông nước. Thế là tôi theo học máy móc và nối nghiệp cha tôi với nghề và chắc sẽ thành nghiệp cả đời.

Thật sự khi nằm một mình ngẫm nghĩ thấy con người vi diệu thật lại có thể xây dựng con tàu từ những lá tôn đầu tiên nhờ công nghệ đóng tàu, thiết kế thân vỏ, khoa học kiến trúc và mỹ học tàu thuyền để tạo ra những con tàu đẹp như tàu Heritage Bình Chuẩn.

2.Là những người đứng sau màn hình, đội deck đã góp phần lớn vào sự thoả mãn của khách hàng, anh có thể nói về công việc thầm lặng và đội thủy thủ phụ trách những công việc gì?

Công việc chính của đội thuỷ thủ nói chung đa di năng, chủ yếu là đảm bảo vận hành trơn tru máy móc, sao cho con người và du thuyền an toàn, hành khách an toàn. Từ khi nhận được thông tin hành khách chúng tôi đã phải sắp xếp công việc, lên phương án đưa đón tàu cao tốc thế nào, lấy thực phẩm, giao đồ giặt ra sao, chúng tôi họp giao ban mỗi sáng, phân công nhiệm vụ, đảm bảo an toàn nhất có thể cho hành khách.

Chúng tôi luôn luôn làm cho khách hàng cảm giác được an tâm về an toàn nhất từ khi bước chân xuống tàu đến khi khách hàng ra về, vẫy tay chào, những cái bắt tay thật chặt những cái ôm tạm biệt đó là nguồn động lực làm chúng tôi hạnh phúc sau những chuyến hải trình an toàn.

Công việc chính của tôi trên du thuyền là quản lý vận hành tất cả các trang thiết bị trên du thuyền. Bật mí với các bạn biết về những trang thiết bị đó vì chính tay tôi là người nhận và trực tiếp vận hành tôi mới thấy chúng thực sự tốt thế nào.

Du thuyền Heritage Bình Chuẩn nếu các bạn đem so sánh với các du thuyền khác tôi không dám nhận nó ở vị trí số 1 nhưng nói về các trang thiết bị để phục vụ khách hàng chúng tôi đố các bạn tìm thấy chiếc thứ 2 trên vịnh Bái Tử Long, Hạ Long và vịnh Lan Hạ, Quần đảo Cát Bà!

Tôi muốn nói đến hệ thống điều hòa trung tâm VRV thế hệ mới nhất của DAIKIN điều khiển hoàn toàn bằng bảng điều khiển điện tử và điện thoại thông minh smartphone và được khách hàng đánh giá trực tiếp với chúng tôi là “tuyết rơi mùa hè hay lạnh như mùa đông nước Nga”.

Du khách vui như Tết vì được hưởng trọn vẹn môt ban công cho trà chiều đọc sách, nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái vì không có cục nóng điều hoà như những tàu khác, có mà không sử dụng được cũng như không.

Để có được điều hoà tổng như vậy, chúng tôi đã phải thuyết phục hãng Daikin tại Hải Phòng để họ đồng ý lắp đặt trên du thuyền ngoài biển vì đòi hỏi kỹ thuật cao và thiết bị chống ăn mòn muối biển, đây là điều hoà trung tâm được lắp đặt đầu tiên trên du thuyền tại Việt Nam.

Điều đặc biệt các bạn chưa biết về bể bơi La Piscine đầu tiên trên vịnh Bắc Bộ, đó là hệ thống bể to nhất và sâu nhất có thể chứa tối đa 40m3 nước và đặc biệt là dùng công nghệ điện phân để làm sạch bể, tức là chạy hoàn toàn bằng nước khi đã được pha với 150kg muối sạch và qua hệ thống lọc chính vì vậy khi khách tắm bể bơi sẽ không có mùi và bị dị ứng như các bể bơi thông thường, mà còn rất tốt cho sức khoẻ.

 

3.Điều gì làm anh thích nhất khi làm việc xa nhà trên du thuyền và điều gì làm anh không thích nhất?

Điều làm tôi thích nhất đó là mỗi sáng thức dậy trước hừng đông, khi trời đất cựa mình chuyển đêm sang ngày, được cảm nhận bầu không khí trong lành, sự tĩnh lặng của biển, nói là chúng tôi xa nhà nhưng thực tế chúng tôi không bao giờ nghĩ như vậy vì chúng tôi xem Tàu là nhà biển cả là quê hương thứ 2, đặc biệt đó là tình cảm anh em làm việc và sống chung với nhau như một gia đình đầy ắp tình cảm.

Điều làm tôi không thích nhất trên du thuyền, đó có thể là sự tĩnh lặng, êm đềm quá lâu, đôi khi chúng tôi cũng thèm tí không khí náo nhiệt vui nhộn.

Nhiều khi anh em chúng tôi trên tàu mà nhận được thông tin từ phòng sales sắp có đoàn khách tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, hội họp khen thưởng hay gala dinner trên du thuyền là chúng tôi vui lắm.

Chúng tôi biết chắc là sẽ được vui vẻ, tất bật chuẩn bị, âm thanh, ánh sáng, bàn ghế tiệc, phông bạt rất sôi nổi, anh em làm sự kiện hôm đó cứ làm việc với 200% sức lực mà lòng rất phấn khởi, rất vui. Khách vui mình cũng hạnh phúc, đội ngũ cũng vui lắm.

 

4. Trong thời gian đại dịch Covid 19 lần thứ 4 bắt đầu từ tháng 4, 5, tháng 6 các anh làm gì?

“Thành tính, đạo nghĩa và trách nhiệm” là tinh thần quý tộc của Vua Tàu Thuỷ Bạch Thái Bưởi mà chúng tôi học hỏi được. Tiếp nối truyền thống và những giá trị và bài học đang được áp dụng trên du thuyền Heritage Bình Chuẩn. Đội ngũ chúng tôi vẫn ngày đêm bám và giữ tàu thuyền an toàn, máy móc chăm sóc định kỳ, chỉnh trang tàu luôn sang xịn mịn.

Chúng tôi đã chỉnh trang lại toàn bộ du thuyền từ trong ra ngoài, sơn lại các phòng phần nội thất và ngoại thất. Phần ngoại thất sơn lại sundeck các khu vực ngoài trời và chúng tôi đã sơn lại phần trắng vỏ tàu trắng muốt.

Bật mí cho các bạn biết là chúng tôi đã di chuyển nhà chờ từ Bến Gót, huyện Cát Hải về lô 28 Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, thành phố Hạ Long cho thuận tiện vận hành, không sợ tắc đường và vì trải nghiệm của khách hàng.

Chúng tôi “ngủ đông chủ động giữa mùa hè”, sẵn sàng đón khách khi dịch Covid qua đi để khách được trải nghiệm xanh, sạch, đẹp, sang, xịn, mịn và tận hưởng trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, mộng mơ, hoà mình vào di sản văn hoá thiên nhiên trên hai vịnh đẹp nhất thế giới trên một hành trình.

 

5.Để nói một điều về Công Ty và nhắn nhủ với khách hàng thì anh nói gì?

Tôi chỉ muốn một điều là tự hào về công việc mình làm và yêu Công ty, chúng ta hãy đoàn kết cùng nhau chung tay vượt qua đại dịch này và chúng ta là những người chiến thắng.

Đổi mới, sáng tạo, đam mê, nhiệt huyết, đội ngũ chúng tôi vẫn luôn sát cánh để thương hiệu Heritage Cruises được toàn bộ nhưng người trên thế giới biết được chúng tôi vững mạnh như thế nào.

Còn với khách hàng tôi muốn nói với khách hàng rằng hãy đến trải nghiệm về du thuyền của chúng tôi hãy là những người Việt biết hưởng thụ các sản phẩm du lịch cao cấp của người Việt đúng với khẩu hiệu của cụ Bạch Thái Bưởi là “Người Việt đi tàu Việt”.

Chúng tôi hứa với quý khách đến với tàu Bình Chuẩn những hải trình an toàn, nhiều trải nghiệm bất ngờ và nhiều niềm vui, kỷ niệm đẹp khi chọn một kỳ nghỉ biển đảo thật tuyệt vời, nhiều cảm xúc trên du thuyền của chúng tôi.

Bình Chuẩn

Tinh thần Việt Nam qua cái hiệu được thương Bình Chuẩn suốt ba thế kỷ qua.

平準, “bình chuẩn” theo từ điển Hán Nôm nghĩa là bằng đẳng, bằng nhau, bình đẳng.

“Bình Chuẩn Ty” là do Tiến sĩ – nhà nho cấp tiến Đặng Huy Trứ thời vua Tự Đức triều Nguyễn (1802-1945) chủ trương cải cách mọi mặt, chú trọng công thương nghiệp, kinh doanh, thương mại, canh tân đất nước, chủ trương đóng tầu thuyền bằng kỹ thuật Châu Âu, mở mang giao thương với nước ngoài.

Ứng dụng kỹ thuật đóng tàu tân tiến, người ta đóng được tàu Tây. “Tàu Bình Chuẩn” thế kỷ 20 là thương hiệu mà doanh nhân yêu nước Bạch Thái Bưởi đặt cho tàu lớn nhất mà cụ đã thiết kế, đóng mới và hạ thuỷ thành công tại Hải Phòng năm 1919 và cập cảng Sài Gòn năm 1920 nhằm tiếp tục cổ xuý canh tân đất nước và “Phong trào chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp”.

Sau đúng 100 năm một tuyệt tác độc bản trong lòng di sản cảm hứng từ con tàu huyền thoại và vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi, một thương hiệu Heritage Cruises mới ra đời, hồi sinh di sản, viết tiếp câu chuyện du thuyền made-in-Vietnam: “Heritage Bình Chuẩn” thế kỷ 21.

Bình Chuẩn Ty thế kỷ 19

Theo Wikipedia thì nhà nho cấp tiến – tiến sĩ Đặng Huy Trứ thời vua Tự Đức lập ra Ty Bình Chuẩn lo phát triển kinh tế và ngoại thương cho triều đình nhà Nguyễn. Ông là nhà cải cách, gieo mầm canh tân và khai hóa thời Nguyễn giữa thế kỷ 19 với tư tưởng phát triển kinh tế (khai mỏ, mở mang thủ công nghiệp và thương nghiệp, phát triển giao thông vận tải).

Ông chủ trương phát triển khoa học quân sự (đưa ra tư tưởng chiến tranh nhân dân cho mọi chiến lược và chiến thuật, cử người đi học hỏi những kỹ nghệ phương Tây như đóng thuyền, chế tác vũ khí); cải cách xã hội (chống tư tưởng trọng văn khinh võ, chống hối lộ – tham nhũng, nhấn mạnh đức tính cần kiệm liêm chính – chí công vô tư của quan lại).

Ông lập ra các thương điếm như Lạc Sinh Điếm, Lạc Thanh Điếm và Ty Bình Chuẩn để giao thương với phương Tây, tạo dựng nền tảng tài chính và quân sự cho triều đình nhà Nguyễn trong những 1850-1870. Không giống những nhà canh tân cùng thời, Đặng Huy Trứ là nhà canh tân dám dấn thân, canh tân dựa vào dân và làm lợi cho dân (công tư lưỡng lợi), dấn thân đến tột cùng.

Tàu Bình Chuẩn thế kỷ 20

Một sự kiện làm rạng danh ngành đóng tàu Việt Nam ngày 7/9/1919 chính nhà công nghiệp xứ Bắc Kỳ là cụ Bạch Thái Bưởi (1874-1932) cho hạ thủy thành công tại nhà máy đóng tàu riêng trên bờ Sông Cấm (Hải Phòng), xứ Bắc Kỳ, đó là chiếc tàu Bình Chuẩn được ca ngợi là tàu hơi nước lớn nhất lúc bấy giờ.

Điều đáng tự hào là chiếc tàu hơi nước này hoàn toàn do người An Nam tự thiết kế, thi công đóng mới và hạ thuỷ thành công tại nhà máy đóng tàu đầu tiên do chính người Việt sở hữu, tàu dài 42m, rộng 7,2m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, động cơ 450 mã lực, chạy bằng hơi nước, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ.

Đây là niềm tự hào không chỉ riêng chủ tàu xứ Bắc Kỳ mà còn là sự tự hào giới công thương nghiệp, tầng lớp tiểu tư sản người An Nam lúc bấy giời về thành tựu to lớn về công nghệ đóng tàu bản xứ, người ta đóng được tàu Tây.

Tàu Bình Chuẩn chạy thành công chuyến đầu tiên dọc bờ biển Việt Nam từ Hải Phòng ngày 20 tháng 8 năm 1920 và cập cảng Sài Gòn chuyến đầu vào đúng ngày 17 tháng 9 năm 1920 trong sự chào đón nhiệt thành của giới công thương và tư sản vinh danh tàu An Nam đầu tiên cập cảng Sài gòn. Có lẽ từ đây xuất hiện danh hiệu vua tàu thuỷ Việt Nam dành cho cụ Bạch Thái Bưởi.

Về việc đặt tên tàu sao cho đúng tầm cỡ và ý nghĩa lớn lao, cụ Bạch đã băn khoăn và suy nghĩ nhiều lắm. Theo chị Bạch Quế Hương, chả lẽ lại lấy tên mình Bạch Thái Bưởi đặt tên cho tàu mới đóng thì kỳ lắm, sau nhiều đêm suy tính cùng các thành viên gia đình và tâm phúc của mình thì cụ Bạch Thái Bưởi đã quyết định chọn “tàu Bình Chuẩn”. Vậy Bình Chuẩn có ý nghĩa gì?

Như đã nói ở trên “Bình Chuẩn Ty” có từ thời vua Tự Đức (1829-1883), do nhà nho cấp tiến – tiến sĩ Đặng Huy Trứ (1825 – 1874) đề xuất, ông ấy là một nhà cải cách Việt Nam, ông tổ nghề nhiếp ảnh ở Việt Nam và là người đầu tiên đưa kỹ nghệ đóng tàu phương Tây du nhập vào Việt Nam.

Năm 1866, Đặng Huy Trứ được cử làm Biện lý bộ Hộ. Ông đề xuất với triều đình thành lập Ty Bình chuẩn đặt tại Hà Nội để lo việc kinh doanh buôn bán, gây dựng tài chính cho quốc gia. Đề xuất của ông được vua Tự Đức chấp thuận. Ông được cử ra Hà Nội lập Ty Bình Chuẩn, giữ chức Bình chuẩn sứ, có nhiệm vụ kinh doanh buôn bán, gây dựng tài chính cho quốc gia, giao thương hàng hóa giữa các vùng miền trong nước và ngoại thương, bang giao với nước ngoài.

Giới nghiên cứu nêu một phát hiện thật có ý nghĩa rằng là dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng “cội nguồn dân tộc” và “tinh thần dân quốc phú cường dành độc lập”, “canh tân đất nước” trong cụ Bạch Thái Bưởi lúc nào cũng cháy bỏng và luôn trân trọng và tiếp nối tinh thần cải cách của tiền nhân theo xu thế thời đại, chú trọng thực nghiệp và giao thương buôn bán, đề cao thể hiện qua việc đặt tên Bình Chuẩn.

Cái tên “tàu Bình Chuẩn” khái quát được toàn bộ ý nguyện chấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp, phát triển công thương nghiệp của Bạch Thái Bưởi theo phong trào Duy Tân, theo gương cụ Phan, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, cải cách, đấu tranh bất bạo động, dân quốc phú cường giành độc lập thống nhất ba miền. Cụ mong muốn quốc gia hưng thịnh và thống nhất bằng tinh thần dân tộc và quý tộc Việt: thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm.

Du thuyền Heritage Bình Chuẩn thế kỷ 21

Chị Bạch Quế Hương nói rằng tôi như người được Cụ Bạch Thái Bưởi chọn để kế nghiệp. Cũng có thể là sự tình cờ của lịch sử, một người sinh sau cụ Bạch Thái Bưởi đúng 100 năm. Tôi thực hiện giấc mơ du thuyền thời thơ ấu bằng việc hạ thuỷ con tàu lớn nhất đời tôi mà cũng du thuyền ngủ đêm lớn nhất vịnh Bắc Bộ. Điều kỳ lạ thực sự hy hữu, tàu mới này hạ thuỷ sau tàu Bình Chuẩn đúng 100 năm cũng tại vùng nước lịch sử Hải Phòng. Tròn một thế kỷ trước, cha đẻ của dịch vụ ngủ đêm trên du thuyền đã hạ thuỷ tàu Bình Chuẩn.

Điều đặc biệt là cái tên Bình Chuẩn được chị Bạch Quế Hương, chắt nội của doanh nhân Bạch Thái Bưởi dành tặng cho tôi cái hiệu được thương Bình Chuẩn. Chị Hương đặt tên này khi theo dõi hành trình tâm huyết của tôi, với khát vọng chinh phục các con sông Bắc Kỳ và vươn ra biển lớn, theo gương nhà cựu thương Bạch Thái Bưởi, nêu cao tinh thần kinh doanh tôn vinh giá trị di sản và tinh thần Việt và con đường thành công bằng sự tử tế của cụ Bạch Thái Bưởi, chị ấy hay gọi đùa tôi là Bạch Thái Hà.

Du thuyền Heritage Bình Chuẩn từ lúc lên ý tưởng, đóng mới đều được chị Bạch Quế Hương ủng hộ nhiệt tình và nhận làm mẹ đỡ đầu cho con tàu khi hạ thuỷ. Chính vì vậy mà thương hiệu du thuyền Heritage Bình Chuẩn – Di sản Bình Chuẩn thế kỷ 21 ra đời đúng tháng 7 năm 2019 tại Hải Phòng, là tàu lớn nhất Vịnh Bắc Bộ, hồi sinh một di sản lớn lao của dân tộc và gắn nhiều với số 7 kỳ diệu.

Tôi tự hào lắm và đặt tên du thuyền Heritage Bình Chuẩn, là tên di sản của con tàu lừng lẫy của “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, với mong ước viết tiếp giấc mơ du thuyền Việt Nam cập bến năm châu làm rạng danh người Việt và để “người Việt đi tàu Việt” như cụ từng mơ ước.

Tôi thực sự mong muốn người Việt mình khi ghe thấy Bình Chuẩn sẽ gợi nhớ một ký ức lịch sử sống dậy đầy kiêu hãnh về con tàu “made-in-Vietnam” đầu tiên trong lịch sử của nhà công nghiệp và quý tộc đáng kính Bạch Thái Bưởi, còn du khách nước ngoài sẽ ấn tượng với những hình ảnh đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, mỹ thuật, di sản, lịch sử, con người và tinh thần Việt Nam trên không gian di sản độc nhất vô nhị như du thuyền Heritage Bình Chuẩn.

Du lịch giờ đấy tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Mỗi điểm đến đều có những bí mật, những câu chuyện, kho báu về ẩm thực, thiên nhiên, văn hoá nghệ thuật, di sản, lịch sử và con người của vùng đất đó, đấy chính là điểm lôi cuốn lữ khách tới để tìm tòi, khám phá, tận hưởng, thư giãn, hoà mình vào di sản văn hoá và thiên nhiên.

Như chính cái tên Bình Chuẩn có nhiều điều để tìm tòi khám phá, đấy cũng chính là ý tưởng boutique, mỗi chi tiết đều có câu chuyện để kể. Điểm khác biệt độc đáo này là lý do khiến du thuyền Heritage Chuẩn được nhiều tạp chí sang trọng trong và ngoài nước đánh giá là “kiệt tác độc bản trong lòng di sản” “tuyệt tác giữa kỳ quan” và “du thuyền độc nhất vô nhị giữa thiên đường” mang một thương hiệu lịch sử hàng trăm năm xuyên ba thế kỷ.

Chuyến du ngoạn trên du thuyền Heritage Bình Chuẩn đem đến cho quý vị cảm giác tự hào, một trải nghiệm đầy cảm xúc về miền ký ức trên hành trình khám phá di sản văn hóa – nghệ thuật và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc. Một câu chuyện di sản và giấc mơ du thuyền Việt đang được tiếp nối.