Tiếp sức để du lịch hồi phục

August 31, 2022 By Uncategorized Comments Off

Phạm Hà
(Chủ tịch HĐQT Lux Group)

Sau mùa cao điểm hè góp phần phục hồi ngành du lịch một cách ngoạn mục, các doanh nghiệp du lịch kỳ vọng dịp lễ 2-9 sẽ tiếp tục nhộn nhịp.

Số liệu của Tổng cục thống kê vừa công bố, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8-2022 đạt hơn 486.000 lượt người, tăng 38% so với tháng trước và gấp 52,3 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung 8 tháng năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 1,44 triệu lượt, gấp 13,7 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 87,3% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Du lịch khởi sắc cũng giúp các doanh nghiệp trong ngành dễ thở hơn, nhưng để phục hồi nhanh và bền vững, đòi hỏi nhiều giải pháp và chính sách tiếp sức của nhà nước. Chẳng hạn, như Lux Group đang có đội du thuyền 3 chiếc khai thác ở vịnh Hạ Long, Nha Trang và Phú Quốc. Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư thêm 3 chiếc du thuyền nữa, đón đầu đà phục hồi của khách quốc tế và khách nội địa cho năm sau, nhưng đến giờ các ngân hàng giải ngân hạn chế vì hết hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng).

Đồng thời, nhiều doanh các doanh nghiệp du lịch đang gặp khó vì trước đây được cơ cấu lại khoản vay, giữ nguyên nhóm nợ. Nhưng từ 1-7 đến nay khi thông tư của Ngân hàng Nhà nước hết hạn, các khoản vay được phân loại nợ như trước dịch Covid-19 nên doanh nghiệp gặp khó.

Chưa kể, các doanh nghiệp du lịch rất khó tiếp cận vốn lưu động đang trong mùa phục hồi và có nhu cầu mở rộng đầu tư. Ngay gói hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỉ đồng, du lịch là 1 trong những đối tượng được hưởng, nhưng không tiếp cận được vì ngân hàng nói quy định là khách hàng phải có lãi 6 tháng hoặc 2 tháng qua hoặc thêm tài sản thế chấp để chứng minh tài chính… Nhưng 2 năm dịch doanh nghiệp du lịch làm gì có lãi? Doanh nghiệp du lịch giờ như người đang ốm dậy, rất cần sự tiếp sức để khỏe mạnh, nếu không có đủ “thuốc” sẽ rất khó khăn.

Để phục hồi du lịch thật sự, doanh nghiệp rất cần giải pháp đồng bộ. Ngoài chính sách về vốn, các chính sách khác như visa vẫn là rào cản rất lớn. Kể từ sau khi du lịch Việt Nam mở cửa mốc 15-3 đến nay, khách quốc tế đến chưa nhiều như kỳ vọng. Dù có nhiều nguyên nhân khách quan nhưng yếu tố chủ quan là rào cản visa vẫn chưa được tháo gỡ. Cần sự đột phá về visa bởi đây được xem là cánh cửa đầu tiên thu hút, mời du khách quốc tế đến. Chính sách visa cần thông thoáng cho phép các loại miễn visa 3 tháng, 6 tháng hoặc miễn 1 tháng visa nhưng khách được ra, vào nhiều lần vì có những đối tượng như khách về hưu có nhu cầu nghỉ dưỡng, khám phá điểm đến Việt Nam dài ngày…

Để cạnh tranh với các điểm đến khác trong khu vực, ngành du lịch Việt Nam cần chính sách quảng bá, xúc tiến bài bản, có chiến lược phục hồi du lịch trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với những giải pháp cụ thể. Cấp tốc đào tạo nguồn nhân lực đã bị mai mốt, thiếu hụt sau giai đoạn dịch, vì nếu khách đến mà không có người đón thì cũng rất khó bảo đảm chất lượng.
Đặc biệt, cần chiến lược quảng bá để định vị lại thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam bởi sau dịch nhu cầu của khách đã thay đổi. Nếu không làm mới cho phù hợp nhu cầu của du khách sẽ bị nhạt nhào so với các nước so với khu vực. Muốn vậy, phải có những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, số hóa là một trong những yếu tố quan trọng của ngành du lịch, cần sự đồng bộ từ trung ương, địa phương đến cấp doanh nghiệp. Nếu giải quyết được những bài toán trên, ngành du lịch sẽ phục hồi bền vững và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Chính sách thị thực đột phá

April 8, 2022 By Blog, Blog, Blog Comments Off

Chính phủ Việt Nam cần có chính sách visa đột phá là bước đi đầu tiên coi trọng khách du lịch và kinh tế du lịch trong bình thường mới, kéo khách để, thôi thúc khách quay lại mới đạt mục tiêu 5 triệu khách năm 2022.

Tôi kinh doanh du lịch từ hơn 20 năm nay, phiền hà và mệt cho doanh nghiệp và khách du lịch vẫn là vấn đề visa. Ngay đợt khách vào đầu tiên sau 15 tháng 3, khách được điện miễn visa 15 ngày vào ra một lần, sau khi kết hợp thăm quan Campuchia và quay lại Việt Nam nghỉ biển tại Vũng Tàu vẫn phải xin visa lần nữa vì họ chỉ được lưu trú 15 ngày tại Việt Nam và chỉ được vào ra một lần cho diện miễn visa đơn phương.

Chính sách visa cho khách du lịch thể hiện sự coi trọng kinh tế du lịch và du khách. Chính sách visa thân thiện đồng nghĩa du khách cảm thấy được chào đón và muốn đến quốc gia đó. Chính sách visa chúng ta chậm một nhịp so với mở cửa du lịch ngày 15 tháng 3 và sau ngày đó do cần hướng dẫn nên du khách không thuộc các 13 quốc gia miễn visa rất khó khăn lấy visa tại đại sứ quán. E-visa thì mẫu và giao diện không thân thiện mobile, chỉ mỗi tiếng Anh và Tiếng Việt, giao diện website không chuyên nghiệp, cũng khó lấy visa và trả tiền như Thái lan.

Visa on arrival gần đây mới lấy được sau mở cửa du lịch khá lâu, rõ ràng chúng ta mở cửa chưa hoàn toàn dẫn đến vẫn đếm từng du khách như hiện nay, đây là nút thắt thể chế chính sách trong đó có visa. Chính sách visa VN chúng ta chưa thân thiện và cạnh tranh so với các nước trong khu vực đối thủ cạnh tranh trực triếp với chúng ta như Thái Lan. Ngay cả những du khách thị trường mục tiêu Tây Âu, Lux Group chúng tôi khó khăn việc khách ở quá 15 ngày, khi sang thăm Campuchia rồi nghỉ biển Việt Nam lại phải xin visa lại làm khó du khách, doanh nghiệp và mất doanh thu cho DLVN chỉ vì vấn đề visa, nhiều du khách đành cắt ngắn chuyến đi vì ngại làm visa.

Việt Nam đang không cạnh tranh với các nước, tự làm khó mình, vì cái nhỏ mà mất đi cái lớn, lợi ích nhóm, chưa vì khách du lịch sự hài lòng của họ và vì sự phát triển kinh tế nói chung. Khách đến dễ dàng hơn sẽ tiêu nhiều hơn 25 usd phí visa thu được. Chúng ta muốn cạnh tranh với Thailand, Malaysia, Indonesia, Singapore hãy thực hiện chính sách visa thân thiện, miễn visa như họ hoặc mở rộng hơn nếu muốn cạnh tranh hơn. Cụ thể visa miễn 13 nước nên miễn 30 ngày, vào ra nhiều lần. Tiến tới mở rộng diện miễn visa các thị trường mục tiêu Châu Âu, Úc New Zeland, Bắc Mỹ và Châu Á như Ấn Độ.

Chúng ta miễn visa không làm gì cũng có thêm khách quốc tế đến từ các hub trong khu vực như BKK, Kualumpur hay Singapore cho những kỳ nghỉ phút chót, khách nghỉ hè muốn đi nhiều nước, vui đâu ở đấy và chơi đấy. Thu hút khách xa kết hợp nhiều nước 1 hành trình DNA. Thực hiện visa thân thiện, lấy visa dễ dàng online, đơn giản hơn VOA visa on arrival các sân bay thực hiện đón tiếp vip cho khách mua dịch vụ cao cấp visa fast track. Du khách cảm thấy chào đón và trả tiền khi xứng đáng.

Cần chính sách visa đột phá để phát triển du lịch trong bình mới. Ngay trước mắt 13 nước đã miễn visa 15 ngày /1 lần nên mở rộng ra 30 ngày, vào ra nhiều lần. Miễn visa cho các thị trường mục tiêu như đã nêu trên. Việt Nam cần chính sách Visa du lịch 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm để du khách hưu trí muốn an nhàn nghỉ ngơi tại Việt Nam!, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và sống trọn vẹn tại Việt Nam.

Tương lai miễn đơn phương tất cả những ai muốn đến thăm Việt Nam vì chúng ta coi trọng kinh tế du lịch, khách du lịch. Chính sách visa là đầu tiên và cụ thể nhất của kinh tế mũi nhọn du lịch nếu Việt Nam muốn thành quốc gia du lịch. Các vấn đề thể chế chính sách, cần có Bộ DL, chính sách thuế phí, hạ tầng cảng biển, hàng không, hoàn thuế VAT khách du lịch, mở toang cho việc tạo sản phẩm du lịch mới, kinh tế ban đêm, làm mới và đa dạng sản phẩm, phát triển những sản phẩm đặc trưng như viewnx thám di sản Phong Nha Kẻ Bàng, ngủ đêm trên du thuyền vịnh HL, du ngoạn sông Hồng, Mekong làm du khách nhắc đến là nhớ.

Việt Nam không nên tiếp tục vết xe đổ là phục thuộc vào một vài nguồn khách như trước kia. Chú trọng nhân lực DLVN có chất lượng, truyền thông xúc tiến hiệu quả. Muốn truyền thông tốt cần định vị thương hiệu quốc gia và bộ nhận diện du lịch Việt Nam một cách mới mẻ và chuyện nghiệp thể hiện thông điệp mới để thu hút khách quốc tế. Khách đến Việt Nam dễ dàng, đến vui hơn, giầu cảm xúc, hài lòng hơn, đáng nhớ khách sẽ đến nhiều hơn, quay lại thường xuyên hơn, đấy là marketing đỉnh của chóp mà Việt Nam đang chưa tận dụng tốt.

Phạm Hà Chủ Tịch Kiêm CEO Lux Group

Cần định vị du lịch Việt nam là điểm đến di sản, nâng tầm, sáng tạo thu hút khách sang trọng.

March 16, 2022 By Blog Comments Off

So với các nước trong khu vực, du lịch Việt Nam mới bắt đầu cần xác định sức hút du lịch Việt, điểm khác biệt độc đáo là gì, khách hàng chúng ta là ai, ở đâu, họ thích gì, làm sao thỏa mãn họ. Chúng ta không bán cái mãi chúng ta có mà cái khách hàng cần, muốn vậỵ phải định vị cho được thương hiệu du lịch quốc gia Việt nam trong mắt khách hàng tiềm năng. Khách hàng ở đâu marketing ở đó, có vậy mới trúng và đúng.

4 điểm mạnh và khác biệt du lịch VN: Văn hóa, thiên nhiên, ẩm thức và con người. 4 điểm yếu du lịch VN: cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến quảng bá. Cần định vị du lịch Việt nam là điểm đến di sản, nâng tầm, sáng tạo thu hút khách sang trọng. Người trân quý di sản quốc gia mình. Yêu di sản, du lịch Việt Nam! Giờ là lúc cần làm mới DLVN, nhận diện lại thương hiệu, thực hiện tầm nhìn mới, du lịch thành thực sự là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Việt Nam sở hữu vẻ đẹp riêng biệt, bất tận chưa bao giờ là hết hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Một đất nước mấy ngàn năm lịch sử uốn lượn theo hình chữ S bên bờ Biển Đông, cùng nền văn hóa độc đáo hấp dẫn và một danh sách dài những món ăn ngon nhất thế giới. Việt Nam là lựa chọn tuyệt vời và thú vị cho chuyến du lịch đáng nhớ. Từ những tuyệt tác đá thiên nhiên tại Vịnh Hạ Long đến những cánh đồng ruộng bậc thang kỳ vỹ tại SaPa, từ những thiên đường biển dọc miền Trung đẹp hút hồn du khách đến vẻ đẹp bình dị nơi sông nước miền Tây Nam Bộ.

Thế giới xa xỉ bao gồm không gian sinh sống xa xỉ (home luxury), những tiện ích đi cùng (personal luxury) và dịch vụ xa xỉ (luxury of services). Và du lịch sang trọng (Luxury Travel) va siêu sang trọng (ultra luxury travel) chính là một phần nằm trong phần dịch vụ sang trọng mà khi nói đến, chúng ta luôn hình dung về những tiện nghi cao cấp cùng dịch vụ hoàn hảo. Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Với gần 20 năm kinh nghiệm dịch vụ chuẩn Châu Âu, đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế, chúng tôi mang đến cho du khách Việt Nam những trải nghiệm chân thực và độc đáo đúng xu thế và phong cách và thửa theo yêu cầu riêng với dịch vụ từ tâm. Chúng tôi cam kết quyền khách hàng 100% hài lòng và mang về những kỷ niệm đẹp chạm cảm xúc.

Hoàng Su Phì Lodge, Hà Giang

Phóng viên: Thưa ông, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa du lịch hoàn toàn vào ngày 15/3. Sau khi mở cửa du lịch, chúng ta nên đón khách đại trà hay tập trung vào thị trường, phân khúc du khách nào?

CEO Phạm Hà:  Một số điểm đến tại Việt đã quá tải, phát triển ồ ạt gây mất cảnh quan, ô nhiễm mỗi trường, hạ tầng xuống cấp, dịch vụ tệ do quá đông và quá tập trung vào một nguồn hoặc nhiều nguồn khách đại trà. Sau Covid 19, Du lịch Việt Nam cần định vị lại thương hiệu quốc gia, nhắm tới chất hơn lượng,, tập trung vào thị trường mục tiêu, khách cao cấp có khả năng chỉ trả cao, ở lâu hơn và bền vững khi mở cửa du lịch quốc tế trở lại, định vị điểm đến Việt Nam cao cấp khai thác mỏ vàng di sản văn hóa và thiên nhiên.

Phóng viên: Nếu là phân khúc khách chi tiêu cao, sản phẩm nào hay điều gì thu hút họ trở lại Việt Nam?

CEO Phạm Hà:  Việt Nam chúng được nhiều tạp chí quốc tế chuyên về du lịch sang trọng như  Conde Nast Traveler, Travel and Leisure, hay Vituosso đánh giá Việt Nam là điểm đến du lịch sang trọng mới nổi của thế giới. VN chúng ta có văn hóa, di sản, ẩm thực, con người hiếu khách. Hạ tầng ngày càng tốt, kết nối hàng không thuận tiện, đường bộ, đường biển ngày càng dễ dàng, nhiều bãi biển đẹp, những vùng vịnh kỳ quan và những trải nghiệm mới, điểm đến mới như Phú Quốc sánh ngang Bali hay Phú Ket.

Du khách cao cấp có nhu cầu tìm về những điểm đến mới, xanh hơn, thuận tiện, nhiều trải nghiệm, giầu cảm xúc cho thân, tâm và tuệ. Chúng ta phải đặt khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ mọi điểm chạm để khách đi rồi muốn quay lại thay vì một đi không trở lại. Muốn vậy khách đến Việt Nam phải dễ dàng hơn, đến rồi được tiêu nhiểu tiền hơn, vui hơn.

Họ chú trọng vào sự phát triển bền vững, sản phẩm du lịch trải nghiệm giầu cảm xúc của điểm đến. Du lịch Việt Nam cần định hướng bền vững và có trách nhiệm dựa trên 6 trụ cột. Gìn giữ tài nguyên môi trường, trách nhiệm văn hoá xã hội, phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm trả lương ổn định cho người dân địa phương, khách hàng thoả mãn và doanh nghiệp có lợi nhuận.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du lịch Việt Nam hậu Covid cần khắm tới khách high-end, khách sang trọng, quan tâm tới di sản văn hoá, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như khách Châu Âu, Úc, Mỹ, Trung Đông. Chúng ta nên tập trung vào chất hơn lượng, nhiều khách hay khách đại trà như trước kia cũng chưa có nhân lực làm ngay và luôn.

Trong ngắn hạn muốn chiến lược mở cửa thành công thì chúng ta cần chia nhỏ thị trường có khả năng phục hồi nhanh, mạnh, bền vững, và đúng mùa du lịch của khách vào mùa hè như khách Châu Âu: Đức, TBN, UK, Pháp hay Úc. Cùng thị trường gần chúng ta trong Asean, có thể phục hồi nhanh, và thường có nhu cầu du lịch gần. Đông Bắc Á và TQ sẽ quý 3 họ mới mở của có thể lâu hơn, có chăng tập trung vào Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bộ VHTT và DL, TCDL cần chia thị trường mục tiêu theo ngôn ngữ hiểu văn hoá và hành vi tiêu dùng. Hàng không, lữ hành và điểm đến cùng xúc tiến sẽ tạo hiệu ứng tốt tại thị trường mục tiêu, có khách ngay hè này từ tháng 5-6. Chuẩn bị tốt cho mùa du lịch quốc tế đến tới từ tháng 9.

P’APIU Resort, Hà Giang

Phóng viên:  Hiện nay Việt Nam có ưu điểm, nhược điểm gì trong thu hút khách chi trả cao? Chúng ta có thể học hỏi gì từ các nước trong khu vực hay những điểm đến hàng đầu thế giới về dòng khách này?

CEO Phạm Hà:  Hiện tại chúng ta chưa nhắm tới họ một cách bài bản và trọng tâm, thỏa mãn họ. DLVN cần phải coi khách hàng làm trung tâm của mọi chính sách phát triển. Nghịch lý là chúng ta đang có các giải thưởng lớn về du lịch sang trọng, các khu nghỉ tầm cỡ quốc tế, các thương khách sạn hàng đầu thế giới đã quy tụ tại Việt Nam, tuy nhiên DLVN lại chưa có hình ảnh đẹp, sang  trọng trong tâm trí khách hàng quốc tế. Để thu hút họ phải biết họ là ai, muốn gì, du lịch kiểu như thế nào, trải nghiệm nào họ thích, tại sao lại chọn chúng ta thay vì các đối thủ cạnh tranh chúng ta như Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Singapore?

Các nước trong khu vực đều có định vị phân phúc này riêng, họ tập trung chính sách và nguồn lực để thu hút họ, ví dụ Malaysia có chính sách second home, cho khách nghỉ hưu, đến vùng nắng ấm, không cần visa, ở bao lâu tùy thích. TCDL Thailand có hẳn một phòng du cao cấp, các sản phẩm, video thương mại riêng cho phân khúc này, các hình ảnh và trải nghiệm thưc sự chân thực và khác biết của sang trọng Thái Land. Khách đến sân bay có làn riêng fast track, không cần kiểm tra visa và ra thẳng xe limousine, xe cảnh sát hộ tống, các dịch vụ bay private jet, du thuyền, đánh golf.

Những bữa tiệc riêng ngoài bãi biển, những khu nghỉ sang trọng ít phòng và đối đãi khách như những thượng khách được giới thiệu trong các tạp chí và hội chợ du lịch sang trọng quốc, tại những thị trường mục tiêu như ILTM, Pure, WTM, ITB Berlin. Tổng cục DL Thái Lan có riêng phòng DL Sang Trọng chuyên trách kết nối các hãng lữ hành, sản phẩm trải nghiệm sang trọng, cập nhật các xu thế, nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách sang trọng và thỏa mãn họ. Hãy học Thái Land để thu hút khách sang trọng và siêu sang, VN chúng ta có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn họ thiếu đi tầm nhìn và định vị thương hiệu du lịch sang trọng trong tâm trí du khách và các Cty lữ hành nước ngoài.

Phóng viên:  Về phía tập đoàn Lux Group, sau khi mở cửa du lịch trở lại sẽ có những sản phẩm nào đón đầu xu hướng du lịch sau Covid-19?

CEO Phạm Hà:  Thế giới xa xỉ bao gồm không gian sinh sống xa xỉ (home luxury), những tiện ích đi cùng (personal luxury) và dịch vụ xa xỉ (luxury of services). Và du lịch sang trọng (Luxury Travel) va siêu sang trọng (ultra luxury travel) chính là một phần nằm trong phần dịch vụ sang trọng mà khi nói đến, chúng ta luôn hình dung về những tiện nghi cao cấp cùng dịch vụ hoàn hảo. Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức.

Lux Group là tổ hợp các thương hiệu về lữ hành quốc tế đến dưới thương hiệu Lux Travel Dmc, Luxury Travel cho mảng nối địa và đưa khác Việt Nam ra nước ngoài, vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, du thuyền với gần 20 năm kinh nghiệm. Lux Group chúng tôi chọn lối nhỏ vào nhà sang. Chúng tôi đi tiên phong trong thị trường sang trọng và siêu sang trọng, chỉ chiếm 5% lượng khách đến Việt Nam, bằng việc tự đầu tư, thiết kế, làm mới các sản phẩm trải nghiệm du lịch giầu cảm xúc, cho thân, tâm và tuệ.

Khách quốc tế chúng tôi phát triển theo ngôn ngữ, trước mắt để có khách ngay, chúng tôi tiếp cận các nước Asean. Sau đó Châu Âu và Úc + NZ đây là mùa du lịch hè của họ. Chúng tôi có thêm một bộ sản phẩm the secret hideaway collection cho dòng sản phẩm này như khu nghỉ hẻo lánh sang trọng, homestay sang, farm stay, du thuyền riêng, nhóm nhỏ, golf, luxury MICE, du lịch chăm sóc sức khỏe toàn diện wellness, trốn thế giới, du lịch một mình, du lịch đường sông, thể thao và thiên nhiên, du lịch ẩm thực và các hàng thửa cho nhu cầu trải nghiệm du lịch riêng biệt với cá nhân hóa cao.

Qua đại dịch chúng tôi thấy cầu rất lớn và thị trường 100 triệu dân rất mê du lịch cao cấp và chúng tôi sẽ tập trung vào mảng này thay, như máy bay bay bằng đôi cánh để cất cánh trong bối cảnh thích ứng mới, thay vì chỉ quốc tế như trước, và phát triển bền vững bằng 2 mảng nối địa và quốc tế. Covid 19 làm cho mảng quốc tế làm chúng tôi lùi lại 5 năm, như 2015, chúng tôi xác định build back better phục hồi nhanh chóng và tốt đẹp hơn.

Chúng tôi dự đoán quốc tế đến cũng phải quý 2 năm 2022, chúng tôi đang chuẩn bị kế hoạch cho sự cho 5 thị trường ngôn ngữ, kết nối các hãng nước ngoài với sự thuận tiện, nhanh chóng và những trải nghiệm mới chân thực và độc đáo. Chúng tôi tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn mới hợp thời và các hành trình cũ và trải nghiệm mới.

Lux Group sẽ đầu tư mở khu nghỉ núi Secret Hideaways Pù Luông, cảm hứng từ thơ Tây Tiến thi sĩ Quang Dũng, 35 căn xây dựng thuận thiên, an nhiên trên núi lớn Pù Luông, cho trải nghiệm tâm, thân và tuệ, xanh lối sống, khỏe thể chất, lành tinh thần. Chúng tôi không bán tour mà bán cảm xúc, trải nghiệm để du khách đáng nhớ và mang về nhà những trải nghiệm đẹp. Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến trải nghiệm và ký ức. Du Lịch là nghề hạnh phúc, mang đến những trải nghiệm hạnh phúc cho du khách.

Hiện đã có bản vẽ được đăng kiểm cho du thuyền Phú Quốc, chúng tôi mở rộng thương hiệu Emperor Cruises thêm 1 du thuyền 200 chỗ cho Nha Trang và đã xong nghiên cứu tiền khả thi, và chấp thuận đầu tư 10 du thuyền cho Phú Quốc, nhu cầu rất lớn cho cả khách quốc tế và VN tại đây, chúng tôi dự kiến đưa du thuyền đầu tiên với 200 chỗ cho 2 hải trình du ngoạn trong ngày và ngắm hoàng hôn trên đảo ngọc Phú Quốc vào quý 4 năm sau, bắt đầu mùa nắng đẹp và khách quốc tế tới Phú Quốc.

Chúng tôi đang hoàn thành siêu du thuyền Lux Yacht Spirit 150 cabins cho 300 khách cho hải trình dọc bờ biển Việt Nam theo tinh thần cụ Bạch Thái Bưởi, đây sẽ sẽ là sản phẩm trải nghiệm độc đáo mới lạ hấp dẫn cho buổi bình minh du thuyền Việt Nam, đánh dấu 20 năm thành lập Lux group vào 2025.

Ăn tối theo phong cách đế vương trên du thuyền Emperor Cruises

Phóng viên:  Ông đánh giá thế nào về cơ hội bứt phá của ngành du lịch Việt Nam?

CEO Phạm Hà:  Cơ hội cho các quốc gia là như nhau hậu Covid, các tỉnh thành trong một nước cũng như nhau, nên tỉnh thành nào nhanh chóng thính ứng nhanh sẽ phục hồi và phát triển nhanh chóng và được truyền thông tốt. Cái mà doanh nghiệp mong ngóng là kết nối hàng không, thông tin mở cửa, quy định cụ thể, chính thống và cam kết đồng bộ các bộ và tw tới địa phương. Giờ đây không phải cá lớn nuốt cá bé mà là cá nhanh nuốt cá chậm. Chúng ta đang quá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines.

Việt Nam có thể trở thành quốc gia du lịch hàng đầu Châu Á, về di sản và du lịch biển. Về lâu dài DLVN cần giải quyết 4 điểm yếu nút thắt như thể chế chính sách trong đó có vấn đề visa (visa long stay, miễn visa 1 tháng vào ra nhiều lần, tiến tới bỏ visa thực hiện chính sách thân thiện visa để thu hút du khách cao cấp), nguồn nhân lực có chất lượng, sản phẩm du lịch nhiều chất xám, giầu cảm xúc, chân thực độc đáo, đa dạng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam giầu có về di sản, nhận diện lại thương hiệu trong du khách quốc tế, nhất là sau Covid, các nước đang làm mới lại thương hiệu quốc gia của họ. Cơ hội phục hồi cho các nước là như nhau hậu Covid 19, nước nào chuẩn bị tốt và nhanh thích ứng sẽ có cơ hội vàng.

CEO PHẠM HÀ – Chủ tịch tập đoàn Lux Group

Việt Nam mở cửa du lịch hoàn toàn: “Chúng ta rụt rè, cầu toàn dẫn tới chậm chạp”

March 16, 2022 By Uncategorized Comments Off

Việc khẩn cấp nhất là phục hồi nguồn nhân lực trong ngành du lịch. Sau 3 năm Covid-19, giờ phải đào tạo lại. Chúng ta không thể có dịch vụ tốt nếu không có nguồn nhân lực có chất lượng, có năng lực và yêu nghề – ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group chia sẻ quan điểm sau khi Việt Nam mở cửa du lịch ngày 15/3.

 

 Phóng viên: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cuộc gặp về mở cửa du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Ngoại giao tổ chức tối qua, nói rằng “chúng ta không chỉ mở cửa du lịch mà còn mở cửa giao lưu, giao thương quốc tế từ 15/3 như trước dịch Covid-19, với tinh thần không phân biệt khách quốc tế với người Việt trên phương diện chống dịch”. Vậy ông có thể nói gì về tình hình du lịch lúc này, sau khi Việt Nam vừa có quyết định mở cửa du lịch?

CEO Phạm Hà: Chúng ta vẫn rất chậm so với các nước về thông tin. Cho đến hôm 15/3 chúng ta mới công bố mở cửa chính thức, khôi phục chính sách visa và hướng dẫn y tế ngày 16/3, như vậy doanh nghiệp và khách du lịch mới có đầy đủ thông tin. Do vậy chúng ta không có khách ngay được mà phải còn truyền thông ra bên ngoài.

Là người làm du lịch, chúng tôi rất vui mừng đón nhận việc Việt Nam mở cửa du lịch, giao thương với thế giới sau 2 năm đóng băng. Du lịch dần phục hồi, các hoạt động đi lại kinh doanh sẽ phục hồi trước, sau đó đến khách du lịch. Chúng tôi không kỳ vọng có lãi mà khôi phục kinh doanh tạo việc làm cho toàn bộ nhân viên.

Là một trong những doanh nghiệp chủ yếu đón khách nước ngoài, ông có gặp vướng mắc gì khi làm việc với các đối tác nước ngoài?

CEO Phạm Hà: Từ năm 2019, chúng tôi đã có khoảng 80 đoàn khách từ Châu Âu đặt tour tới Việt Nam. Trong suốt hơn hai năm Covid-19 với những đợt giãn cách, đóng biên, chúng tôi đã nỗ lực tận dụng mọi tín hiệu để thuyết phục họ không hủy tour.

Mãi cho tới 14/3, một ngày trước khi khách quốc tế được bay vào Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch chúng tôi vẫn chưa có trong tay văn bản hướng dẫn chi tiết đón khách như thế nào. Trong khi khách cần câu trả lời hàng ngày, càng cụ thể, chi tiết càng tốt, chúng tôi vẫn chỉ có thể cung cấp thông tin chung chung.

Chúng ta rụt rè, cầu toàn dẫn tới chậm chạp, chậm cả truyền thông ra quốc tế. Trong khi Campuchia, Thái Lan đã mở cửa cả năm qua, thì Việt Nam cần có sự vào cuộc thực sự.

CEO PHẠM HÀ – Chủ tịch tập đoàn Lux Group

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về triển vọng phục hồi thị trường khách quốc tế, có điều gì khả quan? 

CEO Phạm Hà: Với bối cảnh hiện nay vừa có chiến tranh giữa Nga và Ukraine, vừa dịch bệnh, sự chậm chễ và không thống nhất giữa các bộ nghành, chậm truyền thông và chuẩn bị không tốt cho sự mở cửa du lịch toàn diện thì tôi thấy quan ngại về khả năng phục hồi.

Thực tế cho thấy rằng, chúng ta mở cửa du lịch từ ngày 15/3 nhưng không phải cứ nói mở cửa là  khách có thể tới ngay được. Trong ngắn hạn, muốn chiến lược mở cửa thành công thì chúng ta cần chia nhỏ thị trường có khả năng phục hồi nhanh, mạnh, bền vững, và đúng mùa du lịch của khách vào mùa hè như khách châu Âu (Đức, Tây Ban Nha, Anh, Pháp), Mỹ, Trung Đông và Úc.

Gần với chúng ta hơn là thị trường khách trong ASEAN, có thể phục hồi nhanh, và thường có nhu cầu du lịch gần. Trung Quốc có thể lâu hơn, có chăng chúng ta nên tập tập trung vào thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch và Tổng cục Du lịch cần chia thị trường mục tiêu theo ngôn ngữ hiểu văn hoá và hành vi tiêu dùng. Hàng không, lữ hành và điểm đến cùng xúc tiến sẽ tạo hiệu ứng tốt tại thị trường mục tiêu, có khách ngay hè này từ tháng 5-6. Chuẩn bị tốt cho mùa du lịch quốc tế đến từ tháng 9.

Chúng ta có các điểm nghẽn cần khơi thông để phát triển kinh tế du lịch là cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến truyền thông. Cơ hội cho các quốc gia là như nhau hậu Covid-19, các tỉnh thành trong một nước cũng như nhau, nên tỉnh thành nào nhanh chóng thính ứng nhanh sẽ phục hồi và phát triển nhanh chóng và được truyền thông tốt.

Có lẽ Việt Nam phải mất ít nhất vài năm mới có thể phục hồi như năm 2019, tuy nhiên chúng ta nên tập trung vào chất lượng, hơn là số lượng. Lấy khách hàng làm trung tâm, sự thỏa mãn họ, lắng nghe họ, tạo nhiều trải nghiệm, cơ chế chính sách mới thông thoáng, nhiều chỗ tiêu tiền, để du khách rộng hầu bao chi tiêu nhiều hơn.

Phóng viên: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, xu hướng, tâm lý của khách du lịch cũng có nhiều sự thay đổi. Theo ông yếu tố nào sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho ngành du lịch Việt Nam?

CEO Phạm Hà: So với các nước trong khu vực, du lịch Việt Nam cần xác định sức hút du lịch Việt, điểm khác biệt độc đáo là gì, khách hàng chúng ta là ai, ở đâu, họ thích gì, làm sao thỏa mãn họ. Chúng ta không bán cái mãi chúng ta có mà cái khách hàng cần. Muốn vậy phải định vị cho được thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam trong mắt khách hàng tiềm năng. Khách hàng ở đâu marketing ở đó, có vậy mới trúng và đúng.

Theo tôi, 4 điểm mạnh và khác biệt du lịch Việt Nam: Văn hóa, thiên nhiên, ẩm thức và con người. 4 điểm yếu là cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến quảng bá. Cần định vị du lịch Việt Nam là điểm đến di sản, nâng tầm, sáng tạo thu hút khách sang trọng. Giờ là lúc cần làm mới du lịch Việt Nam, nhận diện lại thương hiệu, thực hiện tầm nhìn mới, du lịch thành thực sự là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Thời hậu Covid, cơ hội cho các quốc gia là như nhau, nước nào thích ứng nhanh, chuẩn bị tốt thì sẽ có nhiều cơ hội. Chúng ta đang quá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam tự đặt ra quá nhiều rào cản và chưa thống nhất được các bộ, ban, nghành để phát triển du lịch như một nghành kinh tế thực sự.

Việt Nam chúng ta có quá nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, hạ tầng thay đổi và cải thiện rất nhiều theo hướng thuận tiện và cao cấp, như sân bay, cảng biển, đường xá, máy bay thuê riêng, khách sạn, du thuyền sang trọng, nhiều khu thương hiệu quốc tế đến và nhiều điểm đến mới nổi trong 2 năm qua như Phú Quốc, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Vịnh Lan Hạ, khu bảo tồn Pù Luông. Du khách luôn có nhu cầu tìm về những điểm đến mới, xanh hơn, thuận thiên, thuận tiện đến dễ dàng hơn, đến vui hơi nhiều trải nghiệm, giàu cảm xúc cho thân, tâm và tuệ.

Khách du lịch hiện nay cũng có xu hướng chậm lại, họ tìm tòi, mộng mơ, khám phá, thư giãn, tận hưởng, trải nghiệm giầu cảm xúc và hòa mình vào văn hóa và thiên nhiên. Chúng ta phải đặt khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ mọi điểm chạm để khách đi rồi muốn quay lại thay vì một đi không trở lại. Muốn vậy khách đến Việt Nam phải thực sự dễ dàng hơn, đến rồi được tiêu nhiều tiền hơn, thỏa mãn hơn, vui hơn.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du lịch Việt Nam hậu Covid 19 cần chất hơn lượng, hướng tới khách cao cấp, khách sang trọng, quan tâm tới di sản văn hoá, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như khách châu Âu, Úc, Mỹ.

Phóng viên: Du lịch Việt Nam có những “nút thắt” gì cần tháo gỡ để có thể phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ?

CEO Phạm Hà: Việt Nam có thể trở thành quốc gia du lịch hàng đầu châu Á, về di sản và du lịch biển. Về lâu dài, du lịch Việt Nam cần giải quyết bốn điểm yếu, nút thắt như thể chế chính sách (trong đó phải có Bộ Du Lịch, coi du lịch là nghành kinh tế, có vấn đề visa thân thiện, không quá phụ thuộc quá nhiều vào một vài nguồn khách), nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và định vị thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam. Cần có nhận diện lại thương hiệu trong du khách quốc tế, nhất là sau Covid, các nước đang làm mới lại thương hiệu quốc gia của họ.

Covid-19 đã làm đứt gẫy và sụp đổ nhiều mắt xích quan trọng của ngành du lịch. Việc đứt gãy các chuỗi cung ứng như vận chuyển (nhà xe cần bảo dưỡng, sửa chữa sau hai năm đắp chiếu), khách sạn (không phải tất cả đều mở cửa), hướng dẫn viên, nhân sự du lịch không có… khiến việc hồi phục khó có thể nhanh được, mà chỉ có thể từ từ.

Có lẽ việc khẩn cấp nhất trong ngắn hạn là phục hồi nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch. Sau 3 năm Covid, giờ phải đào tạo lại, đưa họ trở lại làm việc, giúp họ về tài chính và công việc ổn định khi tương lai chưa sáng sủa. Vì du lịch tất cả là con người, chúng ta không thể có dịch vụ tốt nếu không có nguồn nhân lực có chất lượng, có năng lực và yêu nghề.

Khẩn tiếp theo xác định được điểm mạnh của du lịch Việt, sản phẩm nào đặc trưng để du khách nghĩ tới là muốn đi VN.  Từ đó nhận diện lại thương hiệu lại DLVN, cần những chuyên gia thương hiệu, không phải từ các cuộc thi. Làm mới lại mình, xác định lại chân dung khách hàng mục tiêu, nguồn khách để có chiến lượng tiếp thị hiệu quả. Khách hàng ở đâu thì marketing ở đó. Trong nước cần truyền thông nhận thức của du khách và xã hội đối với nghành du lịch.

Mỗi người dân yêu di sản văn hóa đất nước mình bằng sự tự hào và giới thiệu du khách như đại sứ du lịch. Marketing hiệu quả trên môi trường số, đong đo đếm được số lượng khách,cần chuyên trách cho từng khu vực và thị trường và chiến lược dài hơi và cụ thể hóa tầm nhìn DLVN.

Du lịch Việt Nam đột phá để bứt phá

Cuối cùng thì chính phủ Việt Nam cũng chấp thuận mở cửa du lịch đón khách quốc tế từ 15 tháng 3, nhưng Du lịch Việt Nam (DLVN) có nguy cơ không có khách du lịch quốc tế đến là rất cao nếu vẫn cách làm như hiện nay. Một số đoàn khách Châu Âu của chúng tôi muốn đặt lại tour sau nhiều lần hoãn hủy 2 năm qua, họ muốn đi du lịch thăm Việt Nam vào tháng 6 năm nay cho chắc, mà giờ chưa lấy được visa vì đơn giản là Việt Nam chưa cấp lại visa du lịch. Sáng nay Bộ Y tế vẫn yêu cầu cách ly 72h là những quy định lỗi thời ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế trong đó có kinh tế du lịch.

Tôi đặt ngôi sao năm cánh cho sự khác biệt độc đáo du lịch Việt Nam trong khu vực là văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên và con người + công nghệ thông tin. Chúng ta có các điểm nghẽn cần khơi thông để phát triển kinh tế du lịch và cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến truyền thông. Cơ hội cho các quốc gia là như nhau hậu Covid, các tỉnh thành trong một nước cũng như nhau, nên tỉnh thành nào nhanh chóng thính ứng nhanh sẽ phục hồi và phát triển nhanh chóng và được truyền thông tốt.

Thực tế thì không có virus quốc tế và virus quốc nội, nên chúng ta cũng không nên phân biệt, cá nhân tôi thấy không có lý do gì DLVN chúng ta chờ đến 15 tháng 3 mới mở của toàn diện. Lợi thế cạnh tranh chống dịch tốt không còn và giờ phải hành động nhanh đúng và trúng thị trường mục tiêu trong ngắn hạn và trong dài hạn phải tư duy lại. Du lịch Việt Nam cần định vị lại thương hiệu quốc gia, nhắm tới chất hơn lượng, tập trung vào thị trường mục tiêu và bền vững khi mở cửa du lịch quốc tế trở lại.

Cái mà doanh nghiệp mong ngóng là kết nối hàng không, thông tin mở cửa chính thống và chính xác, quy định cụ thể, và cam kết đồng bộ các bộ và TW tới địa phương. Giờ đây không phải cá lớn nuốt cá bé mà là cá nhanh nuốt cá chậm. Chúng ta đang quá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam tự đặt ra quá nhiều rào cản và chưa thống nhất được các bộ ban nghành.

Du khách luôn có nhu cầu tìm về những điểm đến mới, xanh hơn, thuận tiện, nhiều trải nghiệm, giầu cảm xúc cho thân, tâm và tuệ. Du khách du lịch chậm lại, họ tìm tòi, mộng mơ, khám phá, thư giãn, tận hưởng, trải nghiệm giầu cảm xúc và hòa mình vào văn hóa và thiên nhiên. Chúng ta phải đặt khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ mọi điểm chạm để khách đi rồi muốn quay lại thay vì một đi không trở lại. Muốn vậy khách đến Việt Nam phải dễ dàng hơn, đến rồi được tiêu nhiểu tiền hơn, vui hơn.

Tôi cho rằng du lịch từ góc độ doanh nghiệp cần định hướng bền vững và có trách nhiệm dựa trên 6 trụ cột. Gìn giữ tài nguyên môi trường, trách nhiệm văn hoá xã hội, phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm trả lương ổn định cho người dân địa phương, khách hàng thoả mãn và doanh nghiệp có lợi nhuận. Du lịch có trách nhiệm phải tạo ra điểm đến đẹp hơn để du khách đến thăm quan và trải nghiệm, nơi đáng sống hơn cho người dân địa phương.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du lịch Việt Nam hậu Covid 19 cần chất hơn lượng, tới khách high-end, khách sang trọng, quan tâm tới di sản văn hoá, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như khách Châu Âu, Úc, Mỹ. Chúng ta nên tập trung vào chất hơn lượng, nhiều khách hay khách đại trà như trước kia cũng chưa có nhân lực làm ngay và luôn.

Trong ngắn hạn muốn chiến lược mở cửa thành công thì chúng ta cần chia nhỏ thị trường có khả năng phục hồi nhanh, mạnh, bền vững, và đúng mùa du lịch của khách vào mùa hè như khách Châu Âu: Đức, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Đông và Úc. Cùng thị trường gần chúng ta trong Asean, có thể phục hồi nhanh, và thường có nhu cầu du lịch gần. Đông Bắc Á và TQ sẽ quý 3 họ mới mở của có thể lâu hơn, có chăng tập trung vào Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch và TCDL cần chia thị trường mục tiêu theo ngôn ngữ hiểu văn hoá và hành vi tiêu dùng. Hàng không, lữ hành và điểm đến cùng xúc tiến sẽ tạo hiệu ứng tốt tại thị trường mục tiêu, có khách ngay hè này từ tháng 5-6. Chuẩn bị tốt cho mùa du lịch quốc tế đến tới từ tháng 9.

Việt Nam có thể trở thành quốc gia du lịch hàng đầu Châu Á, về di sản và du lịch biển. Về lâu dài DLVN cần giải quyết 4 điểm yếu nút thắt như thể chế chính sách trong đó có vấn đề visa, nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và định vị thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam, nhận diện lại thương hiệu trong du khách quốc tế, nhất là sau Covid, các nước đang làm mới lại thương hiệu quốc gia của họ. Cơ hội phục hồi cho các nước là như nhau hậu Covid 19, nước nào chuẩn bị tốt và nhanh thích ứng sẽ có cơ hội vàng.

Covid-19 đã làm đứt gẫy và sụp đổ nhiều mắt xích quan trọng của ngành du lịch. Việc đứt gãy các chuỗi cung ứng như vận chuyển (nhà xe cần bảo dưỡng, sửa chữa sau 2 năm đắp chiếu), khách sạn (không phải tất cả đều mở cửa), hướng dẫn viên, nhân sự du lịch không có… khiến việc hồi phục khó có thể nhanh được, mà chỉ có thể từ từ.

Việt Nam chúng ta quá rụt rè, cầu toàn dẫn tới chậm chạp, chậm cả truyền thông ra quốc tế. Trong khi Thái Lan đã mở cửa cả năm qua, thì Việt Nam cần có sự vào cuộc thực sự. Các Bộ ngành đã đồng lòng, nhưng cần sự thống nhất từ TƯ đến địa phương. Ngoài ra, vai trò của Bộ VH-TT&DL là rất quan trọng trong việc quyết định doanh nghiệp nào làm, mở thị trường nào trước để tập trung xúc tiến, chứ không thể nói chung chung”.

Để doanh nghiệp lữ hành hồi sinh, phục hồi và phát triển bền vững. Cần giải các nút thắt cổ trai như trên và là điểm yếu cốt tử của du lịch Việt Nam xưa nay, hy vọng vào ngôi sao 5 cánh như đã nói ở trên. Chính phủ cần có cơ quan chuyên trách phục hồi kinh tế xã hội trong đó có du lịch, gỡ khó, gỡ rối chính sách và vướng mắc cho doanh nghiệp bằng đòn bẩy tài chính, cơ chế chính sách. Hà hơi tiếp sức 5% doanh nghiệp đã cầm cự được trong suốt 2 năm qua, chứng tỏ họ có sức nội sinh và phục hồi được.

Cái doanh nghiệp du lịch cần lúc này là vốn, nhân lực và chính sách thuận lợi. Giờ là lúc mở tung cơ chế kìm hãm nghành này phát triển thành nghành kinh tế, có hẳn Bộ Du Lịch từ TW tới địa phương thống nhất tới Sở và Phòng Du Lịch, có cơ chế chính sách đúng với nghành kinh tế. Những doanh nghiệp này cùng với các hãng hàng không, du thuyền, khách sạn cùng xúc tiến tại một thị trường mục tiêu, theo ngôn ngữ trường thị trường thì sẽ ra kết quả nhanh và có chất lượng.

Năm 2022 du lịch nội địa vẫn là bình oxy vẫn cho các doanh nghiệp, tiếp tục các xu thế và chiến dịch người Việt Nam du lịch Việt Nam. Các điểm đến mới nổi cũng có cơ hội như nhau, điểm đến nào thích ứng nhanh, linh hoạt, thay đổi tư du làm du lịch theo hướng bền vững sẽ phát triển tốt. DLVN có thể định vị du lịch biển hay du lịch di sản với nhiều trải nghiệm mới lạ giầu cảm xúc, hạ tầng cải thiện, chính sách visa thân thiện, du lịch tuần hoàn, bền vững, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia du lịch trong khu vực Đông Nam Á.

Năm nội địa tiếp theo của du lịch Việt – Du thuyền lên ngôi vương hè 2022

PV:  Anh chia sẻ cụ thể hơn về việc sắp tung 10.000 cruise & limo package bán cho du thuyền hệ thống Lux Cruises đình đám Việt Nam? So với trước dịch lượng vouchers này biến động thế nào?

CEO  Phạm Hà: Tin vui là Việt Nam mở cửa du lịch quốc tế đến từ 15 tháng 3 tạo sức sống mới cho du lịch, hàng không và du thuyền. Trước mắt, hè năm nay sẽ vẫn là xu thế du thuyền và du lịch nội địa lên ngôi vương.

“Người Việt đi tàu Việt”, “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, tiếp theo thành công của xu thế nhà nhà đi du thuyền, người người đi du thuyền của năm 2020-2021 và đã định hình thành xu thế yêu thích của người Việt Nam biết và thích trải nghiệm du thuyền.

Lux Cruises (tổ hợp 3 du thuyền, hai thương hiệu Heritage Cruises, Emperor Cruises Halong and Nha Trang) chúng tôi sẽ bán ra đợt một 10.000 cruise and limo packages ngay tháng 3, với giá ưu đãi mua trước, cho xu thế bùng nổ và cầu luôn lớn hơn cung, với giá ưu đãi giảm 30%, so với trước dịch Covid 19, tăng 20% so với 2021.

Đặc biệt chúng tôi sẽ đào tạo và cấp chứng chỉ cho những Cty đối tác và những chuyên gia du thuyền đủ năng lực, tâm, tâm và tài để bán một sản phẩm du lịch trải nghiệm và kể được câu chuyện di sản, trân quý giá trị văn hoá di sản và thông điệp độc đáo và chân thực của Lux Cruises.

PV: Anh có chính sách sales off thế nào để thu hút du khách, kích cầu du lịch nội địa?

CEO  Phạm Hà: Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du khách luôn có nhu cầu tìm kiếm những trải nghiệm mới chân thực và độc đáo. Cụ thế hậu covid 19 như nghỉ dưỡng trên du thuyền relaxury, đi điểm đến gần bằng đường bộ, đi nhiều lần, du lịch xanh về thiên nhiên biển đảo và đi nhóm nhỏ, hay gia đình bằng xe riêng nhanh chóng và thuận tiện.

Cầu du lịch xanh ra biển đảo lênh đênh trên du thuyền, tận hưởng từng khoảnh khắc này càng lớn như lò xo bị nén và hết dịch là khách sẽ đi chơi ngay, có thêm đã tiêm vaccine mũi 3, đã miễn dịch cộng đồng làm du khách càng tự tin hơn rất nhiều nên chúng tôi thấy tăng nhẹ giá và tăng thêm dịch vụ và trải nghiệm để khách thoả mãn và hạnh phúc hơn.

Giảm 30% là mức kích cầu lớn để người Việt chúng ta được hưởng trải nghiệm mà khách nước ngoài phải bay cả ngàn km, trả gấp 2 lần tiền mới được trải nghiệm một tác phẩm độc bản giữa kỳ quan thiên nhiên vịnh đẹp Việt Nam như Nha Trang, Bái Tử Long, Hạ Long hay Vịnh Lan Hạ, quần đảo Cát Bà thì tại sao Người Việt Nam không đi du lịch Việt Nam và trân quý du lịch di sản nước mình?

PV: Bên cạnh chính sách sales off thì yếu tố nào được cho là cốt lõi để bên anh lấy lại được thị trường nội địa nhanh và hiệu quả về dòng tiền nhất? Các sản phẩm du lịch anh tung ra mùa du lịch hè năm nay thế nào?

CEO  Phạm Hà: Hè năm nay, chúng tôi không giảm mà còn tăng giá và tăng trải nghiệm, gia tăng giá trị thêm cho khách. Bán sớm giá rẻ hơn để tối ưu dòng tiền. Chúng tôi mong muốn nhiều “người ta được đi tàu ta” của cụ Bạch Thái Bưởi hằng mong muốn xưa kia, những giá trị văn hoá, di sản, ẩm thực và con người được biết đến nhiều hơn, nên chúng tôi giảm giá mà tăng chất lượng, dịch vụ luôn đổi mới sáng tạo để thoả mãn du khách.

Ví dụ du khách đi du thuyền Heritage Bình Chuẩn tháng 3 chúng tôi đưa thêm dịch vụ chụp ảnh, tặng phụ nữ sinh nhật tháng 3 quà tặng 50% giá hành trình khám phá tuyệt tác kỳ quan hai ngày và một đêm, chúng tôi đưa thời trang cao cấp haute couture, nhạc sống violon và guitar vào phục vụ tạo không khí và ký ức.

Các bữa ăn thành những trải nghiệm ẩm thực với chuyên gia rượu tư vấn, tiệc cocktail đón hoàng hôn trên Pool Bar và bể bơi. Chúng tôi mời bếp trưởng đoạt giải để tạo những món mớn theo mùa, nâng tẩm ẩm thực với ý tưởng bữa tối à la carte, ăn tối cao cấp fine dining bồng bềnh giữa vịnh, với âm nhạc và không gian sẽ tạo những kỷ niệm khó quyên cho du khách, trải nghiệm không có trên Google.

Chúng tôi dự định triển lãm ảnh “vũ khúc bốn mùa vịnh kỳ quan tại phòng chờ mới” của nhiếp ảnh Nguyễn Cường và kịch hoạt cuộc thi ảnh đẹp có giải mỗi tuần marketing lan truyền, để xúc tiến tại chỗ ngay tại cảng lô 28 cảng Quốc Tế Tuần Châu. Ngoài ra chúng tôi đưa dịch vụ lặn biển, stand up paddle vào khu vực bãi biển Ba Trái đào để du khách ở lâu hơn, trải nghiệm nhiều hơn, có thể lên rừng xuống biển.

Trên du thuyền chúng tôi đưa vào art tour khám phá mỹ thuật, và khám phá tuyệt tác du du thuyền cùng với chuyên gia. Chúng tôi không bán một cabin trên du thuyền mà tổng thể trải nghiệm, những câu chuyện thú vị, một hành trình về miền ký ức và kế một giấc mơ du thuyền đầu tiền made in Việt Nam dang dở. Chúng tôi tặng riêng du khách 3 ấn bản sách đặc biệt do chính chủ tàu chủ tịch CEO Phạm Hà viết tăng trải nghiệm và giầu cảm xúc trước khi chạm tới di sản văn hoá và thiên nhiên.

Riêng Emperor Cruises Legacy Halong dòng siêu sang trọng cho những khách thực sự có gu, chúng tôi tinh chỉnh sản phẩm, thêm 2 phòng spa mới, không gian mỹ thuật mới ngoài phòng spa, 1 Sunset Bar trên sundeck để thưởng thức âm nhạc, cocktail và ngắm hoàng hôn, thêm 2 phòng ngủ Hà Nội và Sài gòn, thành 10 phòng suites.

Trên du thuyền này chúng tôi phục vụ 20 khách và tối đa 30 khách, với dịch vụ quản gia, trọng gói tất cả đã bao gồm, tất cả các phòng đều có ban công riêng, tầm nhìn toàn cảnh. Emperor Cruises đưa thêm sản phẩm wellness chăm sóc sức khoẻ toàn diện để chào bán. Một trải nghiệm khác biệt độc đáo “đỉnh của chóp” trên vịnh Bái Tử Long và Hạ Long du khách tuỳ chọn hải trình mong muốn.

Du thuyền Emperor Cruises Nha Trang phù hợp hơn với mức giá của người Việt mà không giảm chất lượng. Chúng tôi tạo các đêm nhạc Trịnh, ngắm trăn tròn 15 giữa vịnh với âm nhạc, cảnh sắc, bạn hữu, ẩm thực và những câu chuyện. Du khách đi tàu ngày hay đêm đều được thưởng thức âm nhạc, dịch vụ trọng gói mà không phải trả thêm tiền.

Du khách có thể lựa chọn nghỉ ngơi trên bãi biển trong vịnh Nha Trang hoặc mua thêm tour đi lặn biển tại Hòn Mun. Trà chiều và giới thiệu nghệ thuật thưởng trà của người Việt giữa vịnh cũng là những hoạt động mới cho du khách.

PV: Giá cả các tour du thuyền sang chảnh dịp Tết rồi thế nào? Có full tour du thuyền không? Xu thế mới là gì trong dòng khách việt cao cấp?

CEO  Phạm Hà: Du lịch giờ đây như nhu cầu tất yếu, như cơm ăn nước uống, không còn quá xa xỉ, là nhu cầu được đi, được tài tạo sức lạo động và giải phóng tinh thần. Năm nay chúng tôi thấy xu thế đi phút cuối rất nhiều, đi chơi nhiều hơn và nhiều khách từ Sài gòn ra miền bắc chơi Tết và thưởng không khí lạnh và xuân miền Bắc.

Các Du thuyền Lux Cruises kín lịch hết tháng cuối tuần tháng 2 và tháng 3. Một xu thế nổi trội và ngày càng được người Việt Nam yêu thích, nhất là đi du lịch cùng gia đình, người thân vào dịp đặc biệt.

Chúng tôi hạnh phúc vì du khách đã lựa chọn Heritage Bình Chuẩn và luôn là du thuyền chạy nhiều nhất Vịnh Bắc Bộ chủ yếu là khách Việt Nam, cũng có người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nghỉ Tết đi chơi du thuyền, phần lớn vẫn là người Việt đi cũng gia đình, nhóm nhỏ, cặp đôi, thích văn hoá, di sản và thiên nhiên. Họ rất có gu và biết hưởng thụ, thích câu chuyện văn hoá, mỹ thuật, lịch sử, thời trang mà chúng tôi tâm huyết xây dựng và đưa vào trải nghiệm.

Chúng tôi hy vọng vọng với những tours mới, các lựa chọn 1,2,3 đêm, trải nghiệm mới trên du thuyền, trên mặt nước, trên bờ và dưới nước sẽ chọn 2 đêm, dịch vụ đổi mới sáng tạo sẽ làm ngạc nhiên du khách Việt về tàu Việt mùa hè năm nay.

PV:  Xu thế như thế Lux Cruises có kế hoạt phát triển đội tàu trong thời gian tới?

CEO  Phạm Hà: Nhờ có Covid mà chúng tôi thấy một thì trường nội địa đủ lớn cho du thuyền. Lux Cruises sẽ đưa thêm một tàu The Queen, mang thương hiệu Emperor Cruises Legend 200 chỗ vào Nha Trang và mở rộng ra Phú Quốc.

Do nhu cầu quá cao về du thuyền tại Vịnh Lan Hạ, Quần đảo Cát Bà, nên chúng tôi đóng mới Heritage Bạch Thái Bưởi trong năm nay, 32 cabin, mang tên King of Cruises, phong cách boutique chị em với Heritage Bình Chuẩn, và đưa vào hoạt động năm 2023.

Mục tiêu lớn nhất của Heritage Cruises là chinh phục các con sông Bắc Kỳ và chạy dọc bờ biển Việt Nam tạo sản phẩm mới cho du lịch Việt Nam vào 2025. www.lux-cruises.com

Ông Phạm Hà – Chủ tịch & CEO tập đoàn Lux Group