Định vị thương hiệu du lịch Hải Phòng bằng sản phẩm cao cấp Phạm Hà, CEO Lux Group

1. Ưu tiên phát triển sản phẩm cao cấp
Du lịch Hải Phòng cần ưu tiên tập trung vào lấy khách hàng làm trung tâm, sản phẩm cao cấp, cơ chế chính sách thuận lợi để phát triển du lịch, định vị thương hiệu, ứng dụng số quản lý và quảng bá du lịch ngắm tới khách hạng sang quốc nội và quốc tế có khả năng chi trả cao, ở lâu hơn. Từ đó, định vị điểm đến Hải Phòng cao cấp, khai thác mỏ vàng di sản văn hóa và thiên nhiên, nghỉ dưỡng biển đảo, sản phẩm chủ đề như golf, du thuyền và ẩm thực.
Việt Nam chúng ta vẫn loay hoay chọn lựa du lịch đại trà hay cao cấp. Thực tế là trong thời gian qua, một trong những điểm yếu của ngành du lịch là tập trung quá nhiều vào một điểm khiến cho nơi lưu trú quá tải, ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực không đảm bảo, dịch vụ đi xuống…Theo đó, về lâu dài, du lịch Việt Nam cần có một định hình, định vị thương hiệu quốc gia tốt.

Trong khu vực, Việt Nam có thế mạnh về di sản và biển thì chúng ta có chọn để định vị làm thương hiệu quốc gia, để từ đó thực hiện các chiến lược dài hơi để Việt Nam trở thành một điểm đến cao cấp trong khu vực. Khi định vị được thương hiệu, Việt Nam sẽ có các chính sách, hình ảnh, chương trình xúc tiến, nội dung xúc tiến hiệu quả hơn, truyền bá tốt hơn hình ảnh đất nước Việt Nam ra với thế giới. Cơ hội phục hồi cho du lịch và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ở các nước hiện nay là như nhau. Nước nào chuẩn bị tốt và nhanh thích ứng thì sẽ nắm bắt được cơ hội vàng này.
Từ câu chuyện định vị thương hiệu cho du lịch Việt Nam nói riêng, có thể soi lại định vị thương hiệu của Hải Phòng. Tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị:

Tháo gỡ 4 nút thắt để thể chế chính sách thông thoáng, phục vụ doanh nghiệp, sản phẩm khác biệt độc đáo, chất lượng nguồn nhân lực và định vị thương hiệu du lịch thành phố, lấy khách hàng làm trung tâm và xúc tiến hiệu quả.
Chính quyền thành phố Hải Phòng và các ban nghành liên quan cùng phát triển du lịch như một nghành kinh tế, coi trọng kinh tế du lịch có cơ chế hỗ trợ, phát triển mạnh và bền vững. Phát triển du lịch bền vững tạo ra nơi đẹp hơn để du khách đến thăm và nơi đáng sống cho người dân bản địa. Rác thải quá nhiều ven bờ và trong vịnh Lan Hạ, cáp treo qua rừng Cát Bà sẽ làm hỏng hệ sinh thái rừng, động thực vật, cần phát triển và bảo tồn 60 cá thể vọc Cát Bà. Phát triển nông nghiệp sạch, đảo văn minh và thông minh, phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch di sản biển đảo, du thuyển, khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe toàn diện, MICE, ẩm thực, du lịch thể thao trong đó có Golf.
Cơ chế phát triển du lịch hạ tầng đồng bộ, cảng biển du lịch, đường bộ ra Cát Bà tránh ác tắc mùa cao điểm, thuận tiện cho du khách.

Hải Phòng cần chú trọng du lịch cao cấp, muốn vậy phải có chất lượng nguồn nhân lực tốt, có năng lực, thái độ, kỹ năng và giỏi chuyên môn nghiệp vụ. Học đi đôi với hành. Sản phẩm cao cấp và định vị mới, như Hải Phòng vui hơn, ăn ngon hơn sẽ giúp khác biệt độc đáo so với Quảng Ninh và các địa phương phía Bắc. Điều này sẽ thu hút khách trong và ngoài nước đến vì di sản rừng vàng biển bạc, thiên đường biển đảo Hải Phòng, đến dễ dàng, ăn ngon và chơi vui hơn. Cần định vị thương hiệu du lịch Hải Phòng trong mắt khách hàng mục tiêu.

Về liên kết vùng: Trong xu thế hội nhập và nhu cầu tất yếu du lịch cần liên kết vùng, đa ngành nhiều lĩnh vực, xu thế các địa phương đang liên kết để tạo sản phẩm trải nghiệm mới, đa dạng, thuận tiện dễ dàng và thú vị hơn, khách ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn, và qua đó xúc tiến cùng nhau hiệu quả. Cụ thể con đường di sản Miền Trung, hay các tỉnh Tây Bắc, Nam Trung Bộ. Riêng Hạ Long và Hải Phòng cũng nên liên kết để tận dụng lợi thế cạnh tranh vùng, điểm đến hấp dẫn hơn và bảo vệ tốt hơn môi trường.

Cụ thể Hải Phòng có thể tận dụng thêm được nguồn khách từ Quảng Ninh thăm quan, mục địch tôn giáo, và nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, hay đi chơi kết hợp 2 nơi một chuyến đi Hạ Long sang vịnh Lan Hạ (Hải Phòng) và ngược lại. Du khách ngủ đêm 3 vịnh một hành trình, đi đến Quảng Ninh và về Hải Phòng, các đường bộ và đường thuỷ tăng doanh thu và hút khách quay lại. Quảng Ninh là thị trường du lịch lớn, hạ tầng tốt và nhiều nét tương đồng, gần đô thị lớn Hà Nội và khách nguồn từ TP.HCM, đều có sân bay, vì thế nên sớm mở rộng vùng di sản đồng bộ hoá chính sách thuế, phí và quản lý bằng GPS giám chi phí cho doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ vào quản lý. Du khách từ Cát Bà có thể sang thăm quan các hang động vịnh Hạ Long trong ngày hay ngủ đêm. Du lịch là phải vui và mở hết cỡ thay vì cấm đoán, ngăn sông cấm chợ.

CEO Phạm Hà – Chủ tịch tập đoàn Lux Group