Cần đột phá trong tư duy và hành động để đón được 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023.

December 22, 2022 By Blog Comments Off

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực mở cửa trở lại nhờ triển khai thành công chương trình tiêm chủng và đạt tỷ lệ cao người dân được tiêm chủng. Tuy nhiên, Việt Nam đã không thể tận dụng được lợi thế của vị trí dẫn đầu này.

Chúng ta chỉ có thể đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đón được 5 triệu lượt khách quốc tế và tạo ra tổng thu 4,5 tỷ đô la. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và đâu sẽ là giải pháp cho ngành du lịch Việt?

Đáng lý ra khi mở cửa du lịch các nước đều ở vạch xuất phát, cơ hội như nhau, nước nào có chiến lược phục hồi, nhanh thích ứng, linh hoạt hơn, đồng bộ thì đón được nhiều khách hơn. Thái Lan đã thành công đón 10 triệu khách ngay 2022 còn Việt Nam chúng ta thì thất bại. Tại sao thất bại và làm thế nào “vượt kế hoạch” 10 triệu khách trong năm 2023?

Du lịch Việt Nam hoàn toàn có thể đón được 8 đến 10 triệu khách du lịch quốc tế ngay trong năm 2022, không phải chờ đến năm sau nếu chúng ta nhìn vào thất bại và có kế hoạch khẩn cấp. Tôi là Phạm Hà sáng lập và CEO Lux Group (www.luxgroup.vn), thành viên thường trực HHDL Việt Nam, chuyên gia du lịch và lăn lộn nhiều năm quảng bá xúc tiến và thu hút khách quốc tế chiến dịch WOW Vietnam (wow nature, culture, food and people).

Việt Nam viết tắt các chữ cái tiếng Anh, cũng là 7 lý do mời gọi du khách tới thăm chúng ta lần một và nhiều lần sau. Vietnam: V – Varied landscape, I – Indigenous culture, E – Exotic beaches, T – Timeless charm, N – Natural heritage sites, A – Ancient cities, M – Memories to cherish forever

https://vir.com.vn/vietnam-seven-reasons-to-visit-65765.html

4. đột phá có thể làm ngay và ảnh hưởng tích cực tới lượng khách và 6 ưu tiên ngay trong 2023.

1. Cần gấp một chính sách visa cời mở vả đột phá , ví dụ như visa 30 ngày vào ra nhiều lần cho 65 quốc gia như Thái Lan, đột phá visa 3 tháng, 6 hay 1 năm, mở rộng khách lấy evisa, và khách lấy visa ngay khi đến sân bay Việt Nam không cần xin trước. DLVN các bộ ban ngành liên quan đều phải lấy khách du lịch làm trung tâm để thoả mãn họ.

2. Định vị thương hiệu quốc gia là điểm đến di sản, không ăn mày mà sáng tạo từ di sản tạo trải nghiệm du lịch cao cấp, chân thực và độc đáo mới và thay đổi bộ nhận diện du lịch mới.

3. Ứng dụng số vào quản lý du lịch đồng bộ, tw, địa phương. Liên bộ, nghành, cơ quan dùng số, và nói chuyện bằng số, bỏ ước tính, khoảng chừng trong các báo cáo số liệu.

4. Quản lý tốt các điểm đến bền vững : xanh sạch đẹp, không có rác và nước thải bẩn. Liên kết vùng cấp thiết tạo sản phẩm du lịch mới. Khẩn cấp phát triển kinh tế ban đêm cho khách quốc tế không muốn ngủ (6h tối tới 6h sáng hôm sau) với nhiều hoạt động trải nghiệm, có chỗ để khách tiêu tiền, vui vẻ, sôi động, hạnh phúc khi tiêu tới usd cuối cùng thay vì mang tiền về.

6 ưu tiên cần làm ngay trong 2023 để phục hồi và đạt mục tiêu 8 triệu khách, hoặc 10 triệu nếu:

1. Kế hoạch triển khai cụ thể

Có kế hoạch phục hồi tổng thể ngắn hạn, trung và dài hạn. Nghiên cứu thấu hiểu thị trường, chi nhỏ thị trường theo ngôn ngữ, nói tiếng nói và hiểu khách cần, tâm lý hành vi. Đa dạng hoá thị trường để không phục thuộc và bền vững quanh năm.

2. Thấu hiểu khách hàng muốn gì

Cần có sản phẩm phù hợp cho từng thị trường mục tiêu dựa trên sở thích, thói quen, mùa du lịch của họ. Bỏ mọi rào cản để phát triển sản phẩm phù hợp từng thị trường, thành phố, tiêu biểu biển đảo, văn hoá, ẩm thực, thể thao, du lịch xanh bền vững. Có ban chuyên trách nội địa và quốc tế đến cho hiệu quả.

3. Đủ người làm trong nghành du lịch

Cải thiện và bổ sung chất lượng nguồn nhân lực có chất lượng, theo ngôn ngữ, đủ năng lực và cùng các thương hiệu khách sạn đào tạo và công nhận, thừa nhận lẫn nhau bộ nghề VITOS Bộ Thương Binh, Lao Động, bộ Giáo Dục và chuẩn nghề Asean.

4. Xác định đúng kinh tế du lịch

Thể chế chính sách cho du lịch và vì du lịch, kinh tế bao trùm được tính cho du lịch, bỏ hết các rào cản, mở toang cửa đón khách. Truyền thông có kênh về du lịch, báo đài nâng cao nhận thức du lịch là kinh tế. Visa thân thiện, ứng dụng 4.0 quản lý du lịch, mỗi người dân là đại sứ du lịch. Phát triển hạ tầng du lịch cảng biển, sân bay, giao thông đường bộ, đường biển nội thuỷ ven sông và ven biển.

5. Văn hoá bản địa trong trải nghiệm du lịch

Bản địa hoá, các sản phẩm du lịch mang văn hoá bản địa, phát huy những tinh hoa, phát huy giá trị bản địa làm khác biệt độc đáo thu hút du khách. Du lịch tốt cho cả người dân được thụ hưởng, cộng đồng phát triển, xoá đói giảm nghèo, giữu gìn cảnh quan cho đời sau.

6. Định vị và nhận diện thương hiệu du lịch quốc gia.

Thấu hiểu khách hàng, bán cái khách cần, đúng khách hàng mục tiêu. Định vị thương hiệu du lịch quốc gia, bộ nhận diện mới, thực hiện các chiến dịch xúc tiến hiệu quả, cùng ngôn ngữ tw, địa phương, công – tư, cơ quan xúc tiến chuyên biệt tận dụng tối đa quỹ phát triển du lịch, hợp tác hàng không lữ hành, khách sạn cùng xúc tiến từng thị trường mục tiêu. Hàng không đi trước. Hàng năm đong đo đếm được chiến dịch khởi động như Wow Việt Nam 2023!

Vĩ thanh

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược cụ thể ngắn trung và dài hạn. Cần ngay việc DLVN làm mới mình với chiến lược thương hiệu quốc gia về du lịch và chính sách visa vàng đột phá, cần có tư duy mới về làm kinh tế du lịch, có ban chuyên trách phục hồi du lịch, khách sạn, hàng không, chịu trách nhiệm và có sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng mới thay đổi được trong năm 2023 và mục tiêu đón 8 triệu khách mới khả thi và vô địch Đông Nam Á thành cường quốc du lịch, tất cả tuỳ vào quyết tâm phục hồi ngành kinh tế quan trọng này của chính phủ Việt Nam và sự chỉ đảo gỡ các nút thắt thực hiện tầm nhìn và nghị quyết của TW Đảng 08 và 36 về du lịch.