Cảm hứng mới, năng lượng mới

Tháng mới, cảm hứng mới, năng lượng mới cho sự hồi sinh của nghành du lịch trong đó có Lux Group, chúng tôi có cuộc trò chuyện với chủ tịch và CEO Lux Group về cuộc đời, sự nghiệm và cảm hứng sáng tạo của người được chọn tạo tuyệt tác kỳ quan như Heritage Bình Chuẩn, viết tiếp giấc mơ du thuyền, lắng nghe câu chuyện vị thuyền trưởng cùng đội ngũ này vượt bão Covid 19 suốt 2 năm qua và đón đoàn khách đầu tiên “ mừng rơi nước mắt”.

PV: Dù doanh thu của Lux Group (www.luxgroup.vn) trong năm 2020 chỉ bằng 10% so với mức trung bình 220 tỷ đồng của những năm trước. Ông có thể chia sẻ quá trình khắc phục khó khăn của Lux Group trong mùa dịch cũng như kế hoạch sắp tới, khi Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn du lịch.

CEO Phạm Hà: Đấy là thiệt hại doanh thu của riêng Luxury Travel và Lux Travel, một thành viên tí hon vĩ đại của Lux Group, chuyên đón khách quốc tế đến Việt Nam. Trong giai đoạn Covid 19 chúng tôi đã chuyển đổi sang phục vụ khách cao cấp Việt Nam với chất lượng Châu Âu. Cùng với lữ hành chúng tôi có hệ sinh thái  với 3 du thuyền sang trọng với hai thương hiệu Emperor Cruises và Heritage Cruises hoạt động tại Nha Trang (Khánh Hoà), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Lan Hạ (Hải Phòng). Chúng tôi có đội xe Lux Limousine vận chuyển du khách bằng xe cao cấp.

Nhờ có hệ sinh thái chúng tôi linh hoạt thích ứng và chuyển đổi sang khách nội địa, tối ưu hoá dòng tiền, tạo công ăn việc làm, giữ lửa cho nghề và giữ nhân sự. Khi không thay đổi được hướng gió thì tôi điều chỉnh cánh buồm. Phát huy văn hoá doanh nghiệp, lãnh đạo kiên tâm, kiên cường, kiên trì chèo lái Lux Group, mọi người cùng đoàn kết, nỗ lực để về bờ vì bão lớn quá. Chúng tôi động viên nhau, truyền lửa nội bộ, giữ liên lạc khách hàng, thuyết phục khách không huỷ tour mà gia hạn để đi du lịch Việt Nam ngay khi mở cửa.

Chúng tôi nghiên cứu sản phẩm mới, hành vi tiêu dùng của du khách theo từng thị trường làm mới sản phẩm. Định vị lại thương hiệu, làm mới lại website luxtraveldmc.com và số hoá toàn bộ và toàn diện doanh nghiệp, làm việc linh hoạt không nhất thiết phải đến Cty, nhân viên có thể làm việc từ bất kỳ đâu. Chính vì vậy mà chúng tôi phục hồi và có khách quốc tế ngay khi Việt Nam mở của du lịch trong tháng 3.

PV:  Hiện tại, Lux Group đã có nhiều khách Inbound hay chưa, hay vẫn tập trung đón khách Việt, thưa ông?

CEO Phạm Hà: Nhờ có sự chủ động và không bị đứt gẫy nên Lux Travel chúng tôi đã đón khách quốc tế, đoàn đầu tiên 10 khách từ Châu Âu, cụ thể là khách Đức ngày 26 tháng 3, tôi mừng phát khóc và cả đội ngũ thấy và tin vào hừng đông sau đêm dài.

Thương hiệu Luxury Travel tập trung vào mảng nội địa cao cấp và khách outbound tới những điểm đến mới lạ, hấp dẫn, sang trọng. Chúng tôi thấy thị trường 100 triệu dân Việt Nam, giới giầu và cận giầu ngày một tăng và có nhu cầu trải nghiệm có gu, giầu cảm xúc, đầy phong cách, nên đây là mảng Cty sẽ tập trung đầu tư mạnh để phát triển, như vậy cũng phát huy được hệ sinh thái du lịch, lữ hành, du thuyền, sự kiện Lux Mice, Lux Hotels and Resorts.

Chúng tôi sẽ phục hồi và cất cánh bằng đôi cánh với 2 thương hiệu. Mảng Lux Cruises (www.lux-cruises.com) chúng tôi cũng đã đón khác quốc tế và mùa hè rất sôi động, các ngày lễ như 30 tháng 4 và 1 tháng 5 đã kín chỗ trên cả 3 du thuyền.

Mùa hè năm nay chúng tôi tự tin là sẽ đông khách cả khách Việt Nam và quốc tế, đặt biệt khách đến từ Tây Âu, Úc và Singapore. Du khách hậu Covid quan tâm nhiều đến trải nghiệm du lịch xanh lối sống, mạnh thể chất, lành về tinh thần. Những trải nghiệm mới của Lux Group để du khách tìm tòi, khám phá, mơ ước, tận hưởng, thư giãn, hoà mình vào văn hoá và thiên nhiên.

PV:   Cuối năm 2019, ông đã cho ra mắt Du thuyền Heritage Cruises Bình Chuẩn tại Cát Bà (Hải Phòng), được thiết kế dựa trên con tàu Bình Chuẩn của doanh nhân Bạch Thái Bưởi từ thế kỷ 20. Vị doanh nhân họ Bạch này ảnh hưởng thế nào đến triết lý kinh doanh cũng như phong cách sống của ông?

CEO Phạm Hà: Cụ Bạch Thái Bưởi là nguồn cảm hứng cho bao doanh chủ Việt Nam trong đó có tôi. Sự hi hữu tôi sinh sau cụ 100 năm và hạ thuỷ tàu Bình Chuẩn đúng tròn 100 năm cũng tại vùng nước lịch sử Hải Phòng như người được chọn viết tiếp giấc mơ du thuyền Made-in-Vietnam cập bến năm châu dang dở của tiền nhân chúa sông Bắc Kỳ, vua tàu thủy Việt Nam.

Những bài học kinh doanh của cụ thành công bằng sự tử tế, chính đạo cuộc đời, tâm, tầm của lãnh đạo là phụng sự, người làm dịch vụ từ tâm chạm cảm xúc, phục vụ đồng bào, ý chí lớn, mơ ước lớn, tầm nhìn xa trông rộng của một doanh chủ, quý tộc Việt thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm.

Cụ Bạch Thái Bưởi để lại nhiều bài học hay về quản trị, nghệ thuật lãnh, dụng nhân như dụng mộc, trao quyền, xây dựng nhân hiệu và thương hiệu, cạnh tranh phi giá cả, tự hào dân tộc, chú trọng vào thị trường nội địa và trong Covid chúng tôi áp dụng thành công tạo ra phong trào “người Ta đi tàu Ta” và “người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.

Cụ Bạch Thái Bưởi là hiện thân của tinh thần dám khởi nghiệp, dám tận dụng thời cơ, dám trao quyền, dám tiếp thu tân thư, dám vận dụng tinh thần yêu nước, dám cạnh tranh đến cùng, dám sáng tạo, dám mở rộng thị trường, dám làm lại từ đầu. Để nói về những bài học, con người và cảm hứng của cụ Bạch Thái Bưởi phải nhiều sách mới hết, tôi gói gọn trong cuốn sách “Kinh doanh thời 1.0” với sự giúp đỡ của gia đình đặc biệt là chị Bạch Quế Hương cháu gái hương khói cho cụ và dòng họ.

PV:  Ông sở hữu bộ sưu tập tranh đậm đà bản sắc văn hóa, tinh thần Việt Nam; từng hợp tác với đạo diễn Trần Anh Hùng làm bộ phim “Mùa hè chiều thẳng đứng”, ông có thể chia sẻ về tình yêu dành cho nghệ thuật của mình, ngoài công việc kinh doanh?

CEO Phạm Hà: Cảm được bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào đều là ân huệ của cuộc đời. Tôi sưu tầm để thư giãn, mỹ cảm, hiểu về quá khứ, lịch sử, truyền thống văn hoá, tục Việt Nam. Qua tranh vẽ tôi cảm được nhiều điều tuyệt vời, luôn cảm hứng và nhiều năng lượng mới tích cực. Làm phim với Trần Anh Hùng và những bối cảnh đẹp như Vịnh Hạ Long, làng chài, cuộc sống biển cả làm tôi thêm yêu thích di sản thiên nhiên Việt Nam.

Tôi cũng thích nghệ thuật, tham gia làm bối cảnh phim, sưu tầm đồ cổ, tranh nghệ thuật, làm art dealer, môi giới bán tour săn tranh của các hoạ sĩ Đông Dương và đương đại cho khách nước ngoài thành ra cũng tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ, sưu tầm nhiều hoạ sĩ. Tôi đặc biệt thích thú tìm hiểu lịch sử mĩ thuật và lịch sử Việt Nam, tôi thích hoạ sĩ chiến sĩ Phạm Lực, người kể chuyện chiến tranh, di sản thiên nhiên văn hoá Việt Nam, con người và sự phát triển của đất nước bằng đường nét, hình khối, mầu sắc và thông điệp từng bức hoạ.

Tôi thích tính phủi, sự hài hước kiểu lính và tài năng hiếm có của của một hoạ sĩ một đời vì nghệ thuật nên sưu tầm nhiều tranh của ông, viết sách và giới thiệu 100 tác phẩm đủ các chất liệu từ giấy, sơn mài, lụa, sơn dầu trêm toan, bao tải… trên du thuyền Heritage Cruises Binh Chuan Cat Ba Archipelago. Tôi xây tàu thoả ước mơ thủa ấu thơ và cũng để treo tranh, kể chuyện văn hoá, di sản, con người Việt Nam trên không gian di sản văn hoá cảm hứng từ tàu Bình Chuẩn Bạch Thái Bưởi để đưa những lữ khách khám phá di sản thiên nhiên kỳ vĩ của Việt Nam.

Đưa đam mê sưu tầm, sở thích cá nhân thành sản phẩm du lịch trải nghiệm chân thực và độc đáo, tranh kể chuyện di sản và thưởng lãm tranh như những quý tộc giữa không gian đặc biệt như vịnh Lan Hạ, Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc, cái đó thế giới không có, chỉ Việt Nam mới có. Doanh chủ cũng có nét tương đồng với hoạ sĩ là tạo ra những thứ từ trong và hoàn toàn mới trong thế giới này, sự hồi sinh di sản tàu Bình Chuẩn một tuyệt tác độc bản giữa kỳ quan sau đúng 100 năm là một tác phẩm như mơ là như thế.

PV:  Ông là doanh nhân sinh năm 1975, trùng với sự kiện Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về sự kiện lịch sử này, sự kiện có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của ông, những người được sinh ra trong thời bình, không còn chiến tranh?

CEO Phạm Hà đứng bên cạnh tranh của Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi

CEO Phạm Hà: Tôi sinh ra 2 tháng khi đất nước hoà bình Bắc Nam xum họp một nhà. Tôi lớn lên trong cậu chuyện chiến trường của bố, về người lính “sẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ”, và mẹ tôi du kích quân bảo vệ quê hương tại quê nhà, tình cảm bố mẹ chiến trường và hậu phương. Đó sự quan tâm, yêu thương, lo lắng, tình cảm gia đình, hy vọng hòa bình và sự đoàn tụ. Đoàn tụ sau chiến tranh của bố mẹ tôi là hạnh phúc hơn rất nhiều người trong làng.

Gia đình tôi và ông trẻ di cư vào Sài Gòn năm 1954 sau hiệp định Geneve từ vĩ tuyến 17. Sau chiến tranh tôi có dịp vào thăm ông trẻ và gia đình trong Sài Gòn. Tôi cũng có dịp được đi tàu biển từ Hải Phòng và Sài Gòn trên tàu Thống Nhất giữa những năm 80 của thế kỷ trước, từ đấy tôi có giấc mơ lớn nhất của đời tôi là xây dựng đội tàu và chạy dọc bờ biển Việt Nam.

Chiến tranh là đau khổ. Tôi ghét chiến tranh và những nỗi buồn chiến tranh, những số phận trong và sau chiến tranh. Khi bắt gặp những bức tranh của hoạ sĩ Phạm Lực làn tôi thổn thức, những hình ảnh ký ức mà tôi đã nghe kể và hình dung. Nên tôi sưu tầm nhiều, có nhiều bức hơn cả tuổi đời của tôi còn lỗ chỗ bom đạn, những hoạ phẩm giấy và bao bố và những câu chuyện sau mỗi bức tranh. Một thời kỳ đau thương của dân tộc, nhưng hào hùng.

Tôi thiết nghĩ chúng ta không quyên quá khứ, trân trọng và bước tiếp một cách tự tin về phía trước, chúng ta đều là người Việt Nam, hoà hợp dân tộc, tập hợp sức mạnh, ý chí, con người Việt Nam trong và ngoài nước, cờ vàng, cờ đỏ hoà hợp đều là người Việt Nam và ngày 30 tháng 4 nên là ngày hoà giải, hoà hợp người Việt Nam chúng ta, cả nước đều vui, chúng ta máu đỏ da vàng, dân tộc chỉ có một và trường tồn.

-Trân trọng cảm ơn ông!

 

 

CEO Phạm Hà – Làm lãnh đạo cũng là phục vụ

April 1, 2022 By Tin Tức Comments Off

Ông Phạm Hà là người thành lập nên Lux Group với số vốn khiêm tốn 1.000 USD. Từ chính thực lực của mình và tinh thần lạc quan kèm với triết lý sâu sắc, ông đã biến Lux Group trở thành một tập đoàn lớn tập trung vào du lịch hạng sang với Luxury Travel cùng hai đơn vị du thuyền Emperor và Heritage. Destination Review đã có buổi trò chuyện với ông để lắng nghe những chia sẻ về suy nghĩ và những giá trị mà “vị thuyền trưởng” này mong muốn lan tỏa.

Đầu tiên, có thể nói cụ Bạch Thái Bưởi là một trong những người thuộc thế hệ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam và là người truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ doanh nhân sau này chứ không chỉ riêng mình tôi. Khi bắt tay vào dự án này, tôi có duyên được kết nối với gia đình của cụ, cụ thể là chị Bạch Quế Hương – chắt của cụ. Nhờ đó, tôi có thể tìm hiểu được thêm rất nhiều câu chuyện và bài học hay từ cụ, lấy cảm hứng từ cụ để tạo nên du thuyền Heritage Cruises Bình Chuẩn. Ngoài ra, từ những câu chuyện của cụ, tôi còn có thể viết được một quyển sách mang tên “Kinh Doanh Thời 1.0”.

Sau khi tìm hiểu về cụ, tôi nhận thấy cụ có rất nhiều bài học và có nhiều điểm giống với con đường kinh doanh của mình. Tôi đã được cụ truyền cảm hứng nhờ câu chuyện xây tàu của cụ, học được đạo đức kinh doanh, cách thức xây dựng kinh doanh dựa trên các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc và niềm tự hào của người Việt để cạnh tranh với nước ngoài, đặc biệt là tinh thần dám khởi nghiệp, dám tận dụng thời cơ, tận dụng tinh thần yêu nước để cạnh tranh, dám canh tân và sáng tạo để làm lại từ đầu.

Tôi và Lux Group chú trọng vào việc mang lại các trải nghiệm và cảm xúc cho khách hàng, mà các trải nghiệm tại mỗi nơi đều khác nhau nên phải tạo ra các sản phẩm khác nhau.

Thương hiệu Emperor được lấy cảm hứng từ vua Bảo Đại – người xây dựng các biệt điện dọc khắp Việt Nam, vì thế nên thương hiệu Emperor chú trọng vào các trải nghiệm mang tính “nhất dạ đế vương”, giúp khách có được cảm giác sang trọng bậc nhất với những dịch vụ toàn diện từ A đến Z. Ví dụ như Emperor Nha Trang có các hành trình cho 60 khách như Day Cruise (du ngoạn trên tàu trong ngày) với các hoạt động kèm theo như lặn, tắm biển và đi thăm làng chài, hay hành trình Sunset (du ngoạn ngắm hoàng hôn trên tàu) với các hoạt động ngắm hoàng hôn, thưởng thức bữa tối và tiệc cocktail trên du thuyền, hay Emperor Bái Tử Long ở Hạ Long cho phép du khách nghỉ lại 1-3 đêm trên tàu.

Đối với những du khách chấp nhận trả mức giá cao hơn để nhận được toàn bộ các dịch vụ trên tàu từ thưởng thức rượu, trải nghiệm ẩm thực và mátxa, v.v…, Emperor sẽ mang lại những trải nghiệm độc đáo dành riêng cho phân khúc top high-end (siêu cao cấp) này, phù hợp với du khách thích sự riêng tư và có những trải nghiệm riêng biệt được cá nhân hóa theo từng ý muốn của du khách.

Đối với Heritage, đây lại là một thương hiệu mang tính di sản nhằm thể hiện các giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật và con người Việt Nam lấy cảm hứng từ vị “vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi. Heritage có concept boutique và hướng đến phân khúc 4-5 sao – rộng hơn so với phân khúc top high-end của Emperor để nhiều khách có thể tiếp cận được. Heritage có 20 phòng và có thể phục vụ tối đa 60 khách. Chúng tôi cũng xây dựng Heritage Cruises Bình Chuẩn như một không gian để tưởng nhớ cụ Bạch Thái Bưởi, vì ngay cả từ “Bình Chuẩn” trong tên tàu cũng xuất phát từ một trong những con tàu cụ xây dựng thời trước. Trên tàu có một bức tượng đồng tạc cụ và 100 bức tranh để tưởng nhớ 100 năm ngày tàu Bình Chuẩn của cụ hạ thủy, ngoài ra chúng tôi còn sưu tầm và trưng bày các tấm bưu ảnh cổ về những con tàu thực của cụ. Với Heritage Cruises Bình Chuẩn, du khách có thể vừa tận hưởng một không gian di sản trên tàu, vừa có thể tận hưởng trải nghiệm “bồng bềnh” giữa một di sản thiên nhiên của Vịnh Cát Bà.

Việc chia thành nhiều sản phẩm giúp cho chúng tôi có thể đáp ứng được nhiều thị trường thuộc các phân khúc khác nhau. Ngoài ra, những du thuyền này đều thể hiện các giá trị khác nhau và mang lại các trải nghiệm khác nhau.

Để trả lời cho việc vì sao tôi chọn đưa các giá trị di sản và dân tộc vào du thuyền Heritage, đầu tiên có thể bắt đầu bằng việc tôi rất thích sưu tập tranh và đây là một sở thích cá nhân của tôi. Mỹ thuật Việt Nam đóng góp cho mỹ thuật thế giới hai loại tranh, đó là tranh sơn mài và tranh lụa – và đây cũng là loại tranh chủ đạo của họa sĩ Phạm Lực, vị họa sĩ tôi đang sưu tập. Ông còn có một dòng tranh rất đặc biệt: tranh trên bao tải để mô tả chiến tranh Việt Nam.

Từ sở thích này, tôi nhận ra rằng tranh ảnh và mỹ thuật cũng là một trong những tài sản rất lớn của quốc gia, chúng kể rất nhiều về văn hóa và lịch sử. Qua tranh, ta có thể hiểu được thêm về quá khứ – hiện tại, chiến tranh, di sản cũng như cuộc sống của con người Việt Nam. Vì thế, đây đều là những nguyên liệu hết sức tuyệt vời để giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước về nền mỹ thuật, lịch sử và văn hóa Việt Nam. Đó là lý do tôi chọn đưa các giá trị di sản như thế này lên du thuyền.

Ngoài tranh ảnh, trên tàu còn có những bộ trang phục của người Việt vào thập niên 30, từ trang phục của các vị vua chúa thời xưa cho đến áo dài truyền thống. Tất cả những điều trên khi được hội tụ trên du thuyền Heritage tạo ra một điểm chạm văn hóa “bồng bềnh” giữa biển khơi.

Du khách có rất nhiều thời gian trên tàu, vì thế họ có thể trải nghiệm và tìm hiểu được thêm nhiều câu chuyện đằng sau trải nghiệm mang đậm các giá trị dân tộc sâu sắc. Thay vì chọn xây dựng theo phong cách Tây phương hoành tráng như những tàu khác, Heritage chọn một câu chuyện có thật về con người, văn hóa và lịch sử để thể hiện những giá trị đậm chất Việt Nam về mỹ thuật, lịch sử, văn hóa, ẩm thực – một cách nối tiếp tinh thần dân tộc của cụ Bạch Thái Bưởi. Sau khi Heritage Cruises Bình Chuẩn được triển khai, rất nhiều du khách đã đánh giá mức độ hài lòng của mình trong khoảng 6-7 sao trên thang đo 7 sao của công ty. Đây là sự công nhận đáng tự hào cho một trong những sản phẩm do Lux Group tạo ra.

Về cơ bản, du lịch có thể nói đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi. Tôi đã từng làm rất nhiều nghề, nhưng từ khi chuyển sang làm du lịch, tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc. Tôi nhận ra du lịch là niềm đam mê lớn nhất của mình và nhờ cảm thấy hạnh phúc với những điều đang làm, tôi có thể lan tỏa điều đó ra toàn bộ Lux Group và đến các công ty thành viên. Mọi người đều lấy niềm vui của khách hàng, trải nghiệm và sự thỏa mãn của khách hàng làm mục đích sau cùng trong công việc. Điều này cũng được thể hiện trong tiêu chí 5P (Passion, Purpose, People, Planet, Profit) của Lux Group – luôn đặt con người và đam mê lên hàng đầu.

Theo tôi, trong ngành du lịch và dịch vụ, làm cho khách hàng của mình hạnh phúc thì bản thân mình cũng sẽ hạnh phúc – bởi vậy tôi gọi đây là một nghề hạnh phúc. Muốn hạnh phúc thì phải làm từ cái tâm của mình, làm từ trải nghiệm cá nhân của mình, hướng đến khách hàng, vì các trải nghiệm của khách hàng và đặt khách hàng lên trên hết. Chính vì lẽ đó, giá trị cốt lõi tôi định hướng cho tập đoàn luôn là “mang lại hạnh phúc” cho tất cả mọi người.

Nhờ xác định được khách hàng là người chủ lớn nhất của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể trả lương cho nhân viên và duy trì hoạt động, toàn bộ công ty mới hướng về khách hàng, làm vì khách hàng và nhờ đó dẫn đến sự thành công của Lux Group trong 15 năm qua. Sau chừng ấy năm thành lập, hoạt động và phát triển, “mang lại hạnh phúc” vẫn và sẽ luôn là giá trị cốt lõi của công ty.

Tôi quan niệm làm lãnh đạo cũng là phục vụ: phục vụ con người, đội ngũ của mình và phục vụ khách hàng để mang lại lợi nhuận cho công ty. Vì thế, toàn bộ chúng tôi cũng đều đồng lòng và chung tay trong việc tạo ra những thế hệ kinh doanh mới mang tinh thần như vậy. Với tôi, “mang lại hạnh phúc” ở đây đầu tiên là cho bản thân mình, cho nhân viên, cho khách hàng, cho cộng đồng xã hội và cuối cùng mới là cho lợi nhuận công ty.

Trước Covid, các công ty của Lux Group chủ yếu tập trung đón khách du lịch quốc tế – khách inbound đến Việt Nam. Covid ập đến đồng nghĩa với việc không còn nguồn khách quốc tế, vì thế công ty đã nhanh chóng chuyển sang khách nội địa, cụ thể là nhắm vào thị trường khách cao cấp nội địa. Chuyển đổi là một quyết định khó khăn, chúng tôi phải đào tạo cho nhân viên nhận thức lại đối tượng khách hàng để thấu hiểu họ. Từ nền tảng thấu hiểu được khách, chúng tôi mới có thể phục vụ họ tốt hơn. Chúng tôi mất khoảng một tháng để thực hiện những điều này sau khi đưa ra quyết định trước hai lựa chọn – đóng cửa hoặc thay đổi. Nhưng may mắn là tất cả mọi người đều đồng lòng với nhau trong quyết định thay đổi để phục vụ thị trường nội địa. Và một khi đã quyết định thì mọi người đều có ý thức học hỏi và đào tạo lẫn nhau, tổ chức những buổi briefing hằng ngày để tạo ra những sản phẩm mới dựa trên tệp khách hàng và thói quen tiêu dùng của họ.

Ngoài ra, các hoạt động của công ty đều được số hóa, giúp cho nhân viên nhiều bộ phận có thể làm việc ở mọi lúc mọi nơi và giúp chúng tôi dễ dàng quản lý. Nhờ chuyển đổi số, chúng tôi có lợi thế trong việc thu thập dữ liệu, phân tích được nhu cầu và xu thế của khách hàng. Từ đó, chúng tôi đưa ra những sản phẩm có khả năng đáp ứng với xu thế này để tiến gần hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đây có thể xem là điểm mạnh của doanh nghiệp khi chuyển đổi thành công về cả thái độ và kỹ năng của nhân viên trên toàn bộ hệ thống số hóa của công ty.

Từ thời điểm hết giãn cách xã hội ngày 30/4, chúng tôi quyết định triển khai ngay các bước chuyển đổi cho thị trường nội địa để đáp ứng nhu cầu du lịch bị kìm hãm của khách Việt. Vì thế, ngay khi vừa tung sản phẩm ra thị trường, du khách đón nhận rất nhiệt tình, giúp chúng tôi ghi nhận được những dấu hiệu thành công ngay khi tiến hành chuyển đổi. Cụ thể là trong tháng 5, chúng tôi tung ra 5.000 voucher và đã bán hết chỉ trong vòng 15 ngày đầu. Hơn nữa, Heritage Cruises Bình Chuẩn cũng là một trong những du thuyền chạy nhiều nhất trên Vịnh Bắc Bộ, hầu như hoạt động không ngừng nghỉ ngày nào kể từ ngày 30/4 cho đến hiện tại. Điều này cũng là tín hiệu giúp chúng tôi nhận ra đây sẽ là một hướng đi đúng và có thể phát triển trong tương lai để tạo ra dòng tiền giúp hệ thống chạy và vận hành.

Thật ra, nhờ có Covid, chúng tôi mới nhận ra được rằng thị trường nội địa Việt Nam có tiềm năng rất lớn với dân số gần 100 triệu dân ngày càng phát triển và sức tiêu thụ cũng ngày càng tăng. Trong năm 2020, du khách Việt Nam lần đầu biết đến du thuyền nhờ công ty thực hiện ưu đãi để du khách Việt Nam có thể tiếp cận. Điều này cũng tương đồng với phương châm của cụ Bạch Thái Bưởi thời xưa – người Việt Nam đi du lịch Việt Nam, hay người Việt Nam đi tàu Việt Nam. Giống khách nước ngoài, rất nhiều người Việt cũng mong muốn được đến khám phá biển đảo, các vùng vịnh đẹp nhất của Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Vịnh Cát Bà hay Vịnh Nha Trang và tham dự các hoạt động có trên du thuyền. Đó là lý do chúng tôi đã đổi hướng sang các khách hàng trung và cao cấp trong năm vừa qua và nhận được những thành công nhất định.

Qua đó, tôi quyết định sẽ tập trung hơn vào thị trường du lịch cao cấp của Việt Nam, lập nên một phòng thị trường nội địa và outbound để khai thác thị trường này từ nay trở về sau. Như vậy, Lux Group sẽ vừa giữ lại thị trường kinh doanh ban đầu, vừa mở rộng ra những thị trường tiềm năng khác: phục vụ cả thị trường inbound (khách quốc tế đến Việt Nam) song song với domestic (khách Việt du lịch nội địa) lẫn outbound (khách Việt du lịch quốc tế). Tôi nghĩ đây sẽ là một hướng phát triển khá tốt nên sẽ đầu tư mạnh trong thời gian tới.

Về mở rộng sản phẩm, tôi và Lux Group dự định sẽ triển khai dự án trên Pù Luông. Pù Luông là một điểm đến tuyệt vời nằm giữa các ruộng bậc thang với hai mùa lúa chín, hai mùa nước đổ, có khả năng cao sẽ thu hút được cả du khách trong và ngoài nước. Tập đoàn dự định sẽ triển khai một khu nghỉ dưỡng tầm 35 phòng tại đây hướng đến mô hình wellness travel (du lịch chăm sóc sức khỏe toàn diện) dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa theo concept boutique.

Ngoài ra, về du thuyền, thương hiệu Emperor Cruise dự định sẽ có thêm một tàu 150 chỗ nữa vào Nha Trang trong năm 2021 và tiếp đến năm 2022 sẽ đưa thêm tàu ra Phú Quốc. Về Heritage, tiếp nối sự thành công của Heritage Cruises Bình Chuẩn, chúng tôi hiện đang tiến hành kiểm tra và phát triển thêm một con tàu nữa mang tên Bạch Thái Bưởi, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2022.

Mong muốn lớn nhất của tôi cũng như của công ty là chinh phục các con sông ở Vịnh Bắc Bộ và hiện thực hóa sứ mệnh lớn nhất của Heritage: chạy dọc bờ biển Việt Nam – như ngày xưa cụ Bạch Thái Bưởi đã từng chạy từ Hải Phòng vào đến Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang rồi vào Sài Gòn, sau đó sang Campuchia và các cảng khác trong khu vực châu Á. Đây sẽ là một trong những dự định và sứ mệnh sắp tới của thương hiệu Heritage.

Theo Destination Review

Heir to the legacy of Vietnam’s king of ships

March 30, 2022 By Uncategorized Comments Off

Inspired by the heritage and noble spirit of the entrepreneur, Bach Thai Buoi, who was recognized as the ‘king of ships’ in Vietnam in the early 20th century, Lux Group founder Pham Ha rewrites the story of the country’s cruise industry.

 

In the mid-1980s, Pham Ha accompanied his father on the large cruise ship Thong Nhat, bought from Norway after liberation to help people earn a living, that sailed along the Vietnamese coastline, from north to south. As a boy from the countryside, Pham Ha’s eyes were opened to the outside world and the experience and beautiful scenery made a huge impact on him and captured his heart. From then on, his childhood dream was to own a cruise ship.

As he grew up, Pham Ha showed an ability to speak foreign languages and as a student he became interested in the tourism industry. Working as a tour guide, his fluency in English and French enabled him to show off Vietnamese culture and people to foreign tourists.

The journey with his father from Haiphong to Saigon helped him to realize that each new destination brings a new perspective, new vision and new thinking, which can positively affect people. The beauty of travel is not just going from one point to another, but a journey of life experiences.

Vietnam started to develop its tourism industry in the early 1990s when it opened its doors to foreign tourists, but more than a decade later, travel companies were still having to work hard to attract them to the country. Backpackers were coming in their droves, but the accommodation choices were limited, not good quality, and service standards were poor.

Thanks to his early good fortune, Pham Ha had a vision for the future combined with his personal determination to succeed, and he decided to take a totally different direction by concentrating on meeting the small, but growing, demand for quality accommodation and higher standards of service.

In 2004 he founded Luxury Travel, focusing on the niche luxury market for big spenders, creating the right travel products, providing authentic and unique experiences, and offering personalized service, catering to the wishes of individual customers. Very quickly he became the acknowledged luxury travel expert in the field. And he did this with only a starting capital of 1,000 USD.

For Ha, happiness is a journey, not a destination, and his aim was purely to make visitors to Vietnam happy and understand the culture and history of his beloved homeland.

For Ha, happiness is a journey, not a destination, and his aim was purely to make visitors to Vietnam happy and understand the culture and history of his beloved homeland.

Many friends and colleagues were sceptical about this bold idea and were worried that he might be being a little reckless. But Ha was determined, and he asserted that in order to succeed, he must find a new direction, be a pioneer, and become an expert in that field.

In the early days of his career, his father gave him a lot of encouragement, strength and faith in his own abilities. He advised him to go away to study in the city, always believe in himself, never get discouraged, and succeed without becoming arrogant. “Live well, my son” he said. He always strongly believed in the ability of his children and encouraged them to pursue their dreams and to strive to be the best, whatever they did. He urged him to take the first steps to opening his own business and not be afraid to venture into the unknown.

Always be a pioneer

Starting a business in Vietnam was difficult, especially in the early 2000s, and with such a small amount of capital. Red tape and policies changed frequently, and the internet was still a new thing in Vietnam. Pham Ha’s biggest challenge was to get the message out about Luxury Travel and to encourage guests to book through him. He had to find a new way to achieve this.

When many people didn’t understand the capability of the internet or how to use it effectively, Ha realised that this technology would be the key to helping him to make money. He tinkered around on the computer and started to build a website that met international standards and had the technology to take credit card payments. Right from 2004, when e-commerce was little known in Vietnam, tourists around the world who wanted to visit Vietnam were able to book tours and pay online through Luxury Travel’s website.

After just four years, https://luxtraveldmc.com  was recognized by the Ecommerce Development Center (EcomViet) and Vietnam E-Commerce Association as one of the top 10 websites in the country.

“I dared to think outside the box and take a risk. If we pioneer and become the best in our field, we will be able to dominate the market. My success is thanks to continuing innovation, creativity, and taking those risks” Ha said.

Luxury Travel encountered difficulties in the 2008 financial crisis, along with everybody else. There were also difficulties when visitor numbers started to increase in general to Vietnam, as there weren’t enough high-end hotels available to meet the demand and the infrastructure was poor. The company found that it had to pay over the odds to 5-star hotels, to guarantee rooms for their guests, as hotels could easily fill their rooms and showed no loyalty to wholesale travel companies.

As tourism to Vietnam continues to increase, one of the biggest challenges for the tourist industry is human resources, finding suitable employees with the service and language skills to meet the requirements of international and increasingly sophisticated domestic tourists.

Fifteen years ago, this was an even greater problem. Pham Ha had to recruit and train young people who had excellent foreign language skills, but did not have the professional knowledge and expertise in the tourism service industry. He had to teach them sales techniques and soft skills, even writing emails to guests. But he stressed, the most important factor for the tourism industry is personnel having the right attitude.

“Young people, especially students, are a blank sheet of paper, but it is harder to train those who are already in the workplace and may have fixed ideas. For training, I prefer new graduates because giving them the skills to develop the appropriate attitude will be the first thing to draw on that blank piece of paper. In the service industry, attitude is of the utmost importance, but the most difficult to learn” Ha said.

Touching hearts to win over luxury travelers

For the Chairman of the Lux Group, it is not only customers who are the service users, but also his company employees. In order to please external customers, the guests, he must firstly satisfy internal customers, his employees.

“My management style is to look after my employees so that they will look after our customers as well” Ha shared.

Pham Ha treats colleagues the same way he expects them to treat their upmarket customers.

Pham Ha treats colleagues the same way he expects them to treat their upmarket customers, by listening and with consideration. He maintains an equal relationship between himself, the boss, and his employees.

He might have to wear an elegant suit when entertaining guests in smart restaurants, but in the office he dresses as they do, in a T-shirt, jeans, and sports shoes. Out of the office, at a company dinner, the employees always join the senior management team at the same table.

“I am a leader without position as I do not need power to be successful. Leadership is the art of influencing and sharing a vision for people to follow and achieve. Your vision is your future. Absolutely everyone is listened to and their ideas respected” Ha added.

As a leader, Ha always likens himself to being a bus driver, taking his employees on a journey with a mission of bringing happiness, based on the ‘5 Ps’: passion, people, purpose, planet, profit.

He ensures that his employees are aware that their clients are really the only ‘boss’ in the company. In order to bring in money and a better life for all, there must not only be many customers, but they must also be satisfied with the level of service they receive. That way, they come back time and again and recommend Luxury Travel to other wealthy guests. Word of mouth is free but powerful advertising.

According to the Lux Group management team, building a corporate culture is a must, one in which everyone must understand the thinking of the clients and translate this into action. The end of the working day is 5.30 pm at Lux Group, but many people often voluntarily stay at work until nearly 9 pm, to complete their work and ensure the best outcome for clients. Ha’s secret is empowering and trusting the employees to work well.

“If you believe, you have to give power, but if you want to give power, you must know exactly what your staff need and how to develop them. The key is to find the right people for the right work. I only employ the smartest people who share my values”.

The task of the leader is to set goals for employees and for them to work hard to find ways to achieve them. Empowering employees to be creative and innovative is important. For new recruits, the company ensures that it creates the ideal environment for them to use their talents, to listen to them and put into practice new ideas if they are feasible and effective. And, of course, to recognize their achievements by rewarding them well.

Leading with kindness is the key for Ha to retain his talented staff because, without training employees will inevitably leave, and training brings benefits and creates an environment where employees want to stay.

“My efforts go into creating an environment of creativity, empowerment, fairness and reward. This approach has encouraged everyone to contribute and the organization has gone from strength to strength with a consistently happy team”.

The biggest goal he sets is that 99% of customers must be satisfied with their travel experience of the company. The customer is not a king until the employee treats them as a king and, at the same time, treats their colleagues the same way to ensure the absolute best in teamworking.

According to Ha, there is not one simple definition of luxury as everybody has a different view depending on their own needs. For example, a person who has traveled to more than 70 countries like Ha, luxury is not a new concept so personalization to meet their requirements precisely is paramount.

At Lux Group, luxury travel is defined as experiences and personalized services. To win over luxury customers, the key is to understand the customer completely and to be able to provide experiences that meet their expectations, touch their hearts, and even give them a pleasant surprise. “Customers only buy the products that best meet their needs, so it is important to understand our customers to be successful in sales” Ha said.

High-end spenders only account for 3 per cent of the total number of visitors to Vietnam. Unlike mass tourism, where many people prefer to travel in groups, upmarket tourists often travel in small groups of family and friends with specific requirements such as privacy, unique, and unusual experiences.

Luxury tourism is no longer a narrow concept limited to staying in 5-star hotels, but ranges across the whole experience including the method of transport, such as helicopter or seaplane, and excursions that are not normally available to regular tourists, such as a private viewing in an artist’s studio. To these clients, the most important aspect is that it is memorable.

Seniors have money, education, experience, are well-traveled, and know exactly what they want, so Ha ensures his staff are particularly well trained and endeavours to offer new products regularly, continually upgrading to meet the highest standards.

Tourism is a key journey, so the Lux Group always focuses on creating heart-warming memories for customers at every point of dealing with the company, from the initial contact, either through personal recommendation or the website, talking to employees, and making the booking. Customers always enjoy personalized service at each stage of the booking.

“A brand is like a promise; customers buy brand promise. If expectations are met and even surpassed, the guests will feel completely happy and even wowed by the whole experience. They are then guaranteed to tell friends and family who will want to find out more” Ha shared.

Doing business is to show empathy, loyalty, and responsibility, qualities that Pham Ha particularly admired in the noble spirit of Bach Thai Buoi, who promoted Vietnamese society so that An Nam, at the beginning of the 20th century, could revive the economy, encourage development, and create a noble class strong enough to rebuild the country and compete with the Chinese and French.

Ha’s childhood dream of owning a cruise ship became a reality.

Ha’s childhood dream of owning a cruise ship became a reality.

He was inspired to build Heritage Cruises, a boutique-style brand that is the essence of Vietnamese heritage, rich in culture, history, art, and the quintessence of the north. This unique ship is based on a design seen on old postcards and imbues the spirit of the ship, Binh Chuan, that Bach Thai Buoi launched more than 100 years ago on September 7, 1919.

This historic ship, the largest vessel in An Nam at that time, was the first ship to sail from Cua Cam, Haiphong to Saigon and arrived in port on September 17, 1920. It was warmly received by the business community there who saw the possibilities to create new markets and business and revive national pride – “le premier bateau Annamite à Saigon”- the first Annamese ship to dock in Saigon.

“I acknowledge the culture, traditions, and aristocratic spirit of the early 20th century. That is the reason tourists come, to learn about the culture and history and get under the skin of the country” Ha stated.

Bach Thai Buoi also implemented his principles for the market: trade, trust, perseverance, energy, respect for profession, trade association, public relations, thrift, and focus on the domestic market. His values and business lessons still apply to the current trading conditions to manage effectively businesses and succeed in the marketplace.

“Money is just a tool; the most important thing is what we bring to society”. For Ha, money is not the most important aspect of his work; his passion for what he wants to achieve is the main reason that led him to work in travel, and this helps him to continue his lifelong project and be determined to develop this service industry to the benefit of all.

Ha admits that he is passionate about art and culture. Collecting works of art is a personal hobby which helps him to maintain a work/life balance, as he feels that it is sometimes necessary to slow down to feel better, more creative and happier. You always do what you like and like what you do. He especially likes the paintings by artist Pham Luc, known as the Picasso of Vietnam, because they touch his emotions. In Pham Luc’s paintings, Ha relives his childhood, his parents’ war memories, and Vietnamese stories told through the intriguing combination of colors, lines, and shapes.

That is the reason why hundreds of paintings by Pham Luc are displayed on Emperor Cruises ships (part of the Lux Group) in Nha Trang and Ha Long. Heritage Cruises is the first floating art cruise in Vietnam, as Ha has created a small onboard art gallery featuring the artworks of Pham Luc, works of other famous Vietnamese artists, and rare artworks from the Indochina School of Fine Arts.

Ha said that visitors are very excited about this unique concept and he plans to hold an art auction on the cruise soon. He has just completed his second book about Pham Luc called “A life of art”, following his first book “Picasso of Vietnam, paintings and life”.

The founder of Lux Group said: “A good life is a successful one when judged by others. Our personal contentment, when we do something well, is felt deep within our soul, our heart and our mind”.

Khách đoàn quốc tế trở lại thăm vịnh Hạ Long trên du thuyền Heritage Bình Chuẩn

  1. Chào ông, ông có thể cho biết đoàn khách mới đây gồm bao nhiêu người, đến từ quốc gia nào và trải nghiệm những dịch vụ gì tại tập đoàn?

Sau 2 năm đóng biên giới không có khách quốc tế, đội ngũ Lux Group chúng tôi vui mừng phát khóc đón tiếp đoàn khách quốc tế đầu tiên 10 khách quốc tế đầu tiên đến Hà Nội trong trải nghiệm trọn gói và trọn vẹn, xe riêng limousine, trải nghiệm thủy phi cơ và thăm quan trải nghiệm hai vịnh một hành trình trên du thuyền Heritage Bình Chuẩn hải trình 2 đêm. Khách đến từ Singapore, một nhóm nhỏ khác từ Châu Âu và Việt Kiều Đức về thăm quê hương và du lịch du thuyền. Tất cả đoàn chúng tôi phỏng vấn và cho biết đã chọn đi du lịch Việt Nam đầu tiên khi được đi xuất ngoại và chọn kỳ quan di sản thiên nhiên Việt Nam để tìm tòi, mộng mơ, khám phá, tận hưởng trải nghiệm và hòa mình vào văn hóa và thiên nhiên hoang sơ. Họ cũng có nhu cầu đi chơi  rất lớn như lò xo bị nén lâu.

  1. Du khách có phản hồi thế nào về chuyến đi ở Việt Nam?

Đoàn khách vô cùng thích thú được đi ra nước ngoài và chọn Việt Nam cho kỳ nghỉ miền Bắc Việt Nam vào mùa đẹp trong năm, thời tiết ủng hộ. Hạ tầng rất tốt, nhiều trải nghiệm mới, đặt biệt du khách trải nghiệm Vịnh Lan Hạ, xanh mát trong lành và nhiều hoạt động trên du thuyền, thăm hang và chèo kayak làm du khách thích thú. Đoàn khách Singapore đã đến Sài Gòn, Đà Nẵng, nhưng đây là lần đầu đến Hà Nội và Hạ Long, Vịnh Lan Hạ, họ trầm trồ với vẻ đẹp di sản thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực, con người và lòng hiếu khách Việt Nam và sẽ quay lại với gia đình và đồng nghiệp. Đoàn khách Châu Âu và Việt Kiều tìm thấy cảm xúc biển xanh cát trắng nắng vàng, ký ức và trải nghiệm biển đảo xanh, đẹp, đặt biệt là hang động và thời khắc bình minh và hoàng hôn trên di sản Vịnh Hạ Long và Lan Hạ.

  1. Trong thời gian sắp tới, tập đoàn đã chốt được bao nhiêu đoàn khách, họ sẽ trở lại trong thời gian nào?

Chúng tôi đã kết nối với 80 đoàn khách, phần lớn là khách Châu Âu và Úc sẽ có thêm những đoàn tới vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, hiện chúng tôi chốt được 30 đoàn. Chúng tôi chũng có thêm nhiều đoàn khách nhóm nhỏ đi theo gia đình hoặc đồng nghiệp chuyến đi khen thưởng tới Việt Nam. Những tín hiệu đặt mới  rất tốt từ những thị trường gần như Asean, Úc và Tây Âu là những tín hiệu tích cực, chúng tôi tin vào sự phục hồi dần, phân khúc trung và cao cấp phục hồi nhanh hơn và khách chọn những trải nghiệm xanh hơn, đề cao yếu tố an toàn, ít người, khách sạn và khu nghỉ cao cấp và biệt lập, hướng dẫn viên riêng và thửa theo yêu cầu. Nhiều đoàn khách đã đặt cho năm mùa du lịch cao điểm từ tháng 9 tới tháng 4 năm 2023, điều đó cho thấy du khách tự tin và điểm đến Việt Nam được khách quốc tế Âu Châu, và Úc yêu thích trong danh sách lựa chọn của họ cho chuyến đi nước ngoài đầu tiên. Hiện chúng tôi đang có chào các sản phẩm đó trên website thương mại điện tử www.luxtraveldmc.com

  1. Ông có dự đoán gì về những thị trường gần và xa trong thời gian tới?

Du khách cao cấp có nhu cầu tìm về những điểm đến mới, xanh hơn, thuận tiện, nhiều trải nghiệm, giầu cảm xúc cho thân, tâm và tuệ. Họ chú trọng vào sự phát triển bền vững, sản phẩm du lịch trải nghiệm giầu cảm xúc của điểm đến.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Khách sang trọng sẽ phục hồi nhanh nhất, họ quan tâm tới di sản văn hoá, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như khách Châu Âu, Úc, Mỹ, Trung Đông.

Đúng mùa du lịch của khách vào mùa hè như khách Châu Âu: Đức, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Pháp hay Úc và New Zeland. Cùng thị trường gần chúng ta trong Asean, có thể phục hồi nhanh, và thường có nhu cầu du lịch gần. Đông Bắc Á và TQ sẽ quý 3 họ mới mở của có thể lâu hơn, có chăng tập trung vào Hàn Quốc và Nhật Bản.

Thí trường Asean sẽ phụ hồi nhanh nhất vì có kết nối hàng không tốt, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Campuchia là những thị trường tăng trưởng ngay, thực tế cho thấy khách Asean và du lịch nội khối Asean cũng tăng trưởng tốt và thị trường 600 triệu dân là rất lớn.

Boutique concept của một du thuyền độc bản giữa kỳ quan

Đặc điểm của du thuyền nhỏ là gì?

Giống như các khách sạn nhỏ hay gọi là boutique, du thuyền boutique được đặc trưng bởi bầu không khí thân mật và phong cách riêng. Loại du thuyền này phân biệ với các du thuyền lớn bằng chú ý được cá nhân hoá trải nghiệm, trang trí theo chủ đề và có phong cách.

Nhỏ xinh và sang trọng

Đây là một ngành công nghiệp du thuyền đi vào phân khúc ngách, đang phát triển xoay quanh các tàu nhỏ gồm du thuyền, tàu thám hiểm, du thuyền trên sông và thuyền buồm cổ điển, thiên về chất hơn là lượng, số lượng hành khách lên tới gần 200 người là tối đa, thay vì 2.000 hoặc hơn thế so với siêu du thuyền.

Ngoài việc mang đến một bầu không khí ấm cúng hơn, kích thước nhỏ của những con tàu này còn tạo ra một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt, cả trên bờ và trên tàu. Các tàu nhỏ hơn cho phép dễ dàng tiếp cận các cảng xa xôi, ít người đến thăm mà các tàu lớn hơn không thể đến được, dẫn đến những hành trình độc đáo mới mẻ.

Trải nghiệm độc đáo và mang tính cá nhân cao

Du lịch kiểu boutique như Heritage Cruises làm cho việc đưa khách đến những địa điểm vắng vẻ, nơi họ có thể tận hưởng các hoạt động như đi xe đạp, đi bộ, chèo thuyền, chèo thuyền kayak hoặc lặn với ống thở.

Trên tàu, trải nghiệm không có đám đông, mà những lữ khách cùng tầng bậc, thân mật và hòa đồng hơn. Bạn có thể mong đợi dịch vụ cá nhân hóa hơn từ đội ngũ của chúng tôi và có nhiều khả năng làm quen với các hành khách đồng hành cùng đẳng cấp.

Mong đợi các hành trình hướng đến điểm đến được tăng cường bởi các chương trình sáng tạo và các chuyến du ngoạn được tổ chức, thường được dẫn dắt bởi các nhà sử học, nhà tự nhiên học và các chuyên gia am hiểu từng lĩnh vực riêng như nhiếp ảnh gia, chuyên gia rượu, đầu bếp nổi tiếng hay có 3 sao Michelin, nhà tự nhiên học, hướng dẫn viên nghệ thuật và chuyên gia chăm sóc sức khoẻ toàn diện…

Mười đặc điểm hàng đầu du thuyền Boutique

Lữ khách không ngừng tìm kiếm những trải nghiệm “mới và khác biệt”, thấu hiểu khách hàng nên chúng tôi đã phát triển du thuyền nhỏ trên vịnh, nhiều khách muốn biết chính xác thì du thuyền boutique là gì?

Mặc dù không có định nghĩa chặt chẽ về du thuyền boutique, nhưng thể loại này có xu hướng có một số đặc điểm chung. Dưới đây là mười đặc điểm hàng đầu của du thuyền boutique như Du thuyền di sản Bình Chuẩn: Kích thước, Cá tính, Thiết kế, Tính cách, Văn hóa, Dịch vụ, Ẩm thực, Khách hàng, Cảm nhận về một địa điểm, chân thực và độc đáo của trải nghiệm.

Kích thước – Các du thuyền nhỏ thường nhỏ, với 10 đến 100 cabin. Du thuyền nhỏ có quy mô nhỏ thân mật, tạo ra bầu không khí như một vị khách cùng chủ nhà trong một ngôi nhà nổi riêng tư, thay vì chỉ là cảm giác một hành khách du lịch trên du thuyền lớn. Vì du thuyền lớn bán mỗi phòng, thường có ít không gian chung, nơi khách có thể tương tác.

Tính cá nhân – Du thuyền nhỏ thường hoạt động độc lập và không liên kết với một chuỗi thương hiệu lớn nào cả. Các con tàu có một sự rung cảm đặc biệt và không bao giờ có cảm giác “công nghiệp”. Trải nghiệm du thuyền thửa theo sở thích cá nhân, chân thực và độc đáo. Các nhân viên chúng tôi nhớ tên của bạn và làm cho hành trình của bạn thực sự đáng nhớ.

Thiết kế – Kiến trúc và thiết kế nội thất của du thuyền boutique cũng độc đáo và đặc biệt như hoạt động của nó, luôn cao cấp và thường kết hợp các chi tiết lịch sử với sự sang trọng. Các đường nét tinh tế và đương đại hoặc cổ kính và ấm cúng – hoặc thậm chí là sự kết hợp nghệ thuật. Các cabin dành cho khách có ban công riêng, cửa sổ nhìn toàn cảnh và được thiết kế theo phong cách riêng sử dụng các loại toan lụa, vải cao cấp và các tiện nghi độc quyền.

Tính cách – Du thuyền nhỏ thường có tính cách kỳ quặc, vui vui vẻ và sôi nổi, hợp thời trang và lạc quan. Khả năng hài hước của những du thuyển nhó có thể được thể hiện thông qua thiết kế và những lời mời chào khách sáng tạo. Mỗi ngày là một cuộc phiêu lưu.

Văn hóa – Như một phần mở rộng của cá tính độc đáo của mỗi con tàu, các chuyến du thuyền cửa hàng thường tôn vinh hương vị địa phương bằng cách kết hợp các vật liệu có nguồn gốc địa phương và phản ánh di sản của địa điểm thông qua màu sắc và nghệ thuật. Các chuyến du ngoạn cửa hàng theo chủ đề xây dựng toàn bộ trải nghiệm của khách xung quanh một chủ đề cụ thể, chẳng hạn như mỹ thuật, thời trang hoặc thể thao.

Dịch vụ – Dịch vụ được cá nhân hóa cao là một đặc điểm nổi bật của các chuyến du ngoạn trên biển. Giám đốc du lịch sẽ trực tiếp chào đón bạn và nhân viên sẽ biết tên bạn vào ngày đầu tiên bạn lưu trú. Các tiện nghi sang trọng đặc biệt được cung cấp, chẳng hạn như danh sách các loại gối phong phú và đồ vệ sinh cá nhân sang trọng, cũng như cung cấp các dịch vụ spa xa hoa.

Tinh hoa ẩm thực – Du thuyền nhỏ tạo ra những trải nghiệm ăn uống độc đáo, không chỉ là thực đơn mà là không gian và kỷ niệm. Các nhà hàng và quán bar của họ có xu hướng thông minh và hợp thời, phục vụ các món ăn có nguồn gốc địa phương, chất lượng cao, khiến những điểm ăn uống này trở nên phổ biến với người dân địa phương cũng như thực khách.

Khách hàng – Những loại khách du lịch bị thu hút bởi các chuyến du lịch boutique cũng cá nhân như chính họ đi du lịch và có xu hướng cũng sang chảnh và sành điệu. Du khách thượng lưu, có gu, thích thiết kế sáng tạo, tính cách kỳ quặc và dịch vụ cá nhân.

Cảm nhận về một địa danh – Hoạt động trong Vịnh Bắc Bộ lịch sử, nắm bắt những tinh hoa của miền Bắc Việt Nam, kết hợp với hoài niệm về Đông Dương những năm 1930 và con tàu di sản của Bạch Thái Bưởi, Heritage Cruises được thiết kế cho một hành trình khám phá, một nơi tôn nghiêm nơi mà khách du lịch có thể cảm nhận một nơi nào đó và tạo ra những kỷ niệm của riêng họ.

Tính chân thực và độc đáo – Sự tôn trọng đối với sự đơn giản, di sản, nhỏ xinh và sự chân thực của sản phẩm trải nghiệm. Du ngoạn trên biển là tất cả về điểm đến, trải nghiệm và kỷ niệm. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là cung cấp trải nghiệm ngoạn mục ngoại hạng dựa trên các yếu tố độc quyền, tiện nghi, sang trọng và phong cách. Đội ngũ chúng tôi trên bờ và trên tàu nhiệt huyết, đảm bảo trải nghiệm du lịch – du thuyền của bạn thật giàu kỷ niệm.

Phong thủy tàu Heritage Bình Chuẩn

March 26, 2022 By Uncategorized Comments Off

Heritage Cruises phân loại các con tàu của mình không chỉ bằng số sao mà còn theo đặc tính, chất lượng, kiểu dáng và trải nghiệm đặc biệt tổng thể, cùng nhau đảm bảo rằng các chuyến du ngoạn của du khách có một câu chuyện để kể.

Bắt nguồn từ Trung Quốc, Phong Thủy (Feng Shui) đã có lịch sử 3000 năm và Việt Nam, giống như nhiều nước châu Á khác, tiếp tục thực hành nó trong cuộc sống hàng ngày, trong kiến trúc và thiết kế nội thất của mình. Con tàu du lịch lấy cảm hứng từ di sản của chúng tôi, Heritage Cruises, đã được tạo ra với sự cân bằng của âm và dương, với năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ hài hòa với môi trường xung quanh.

Phong thủy ảnh hưởng đến sức khỏe, các mối quan hệ, chất lượng cuộc sống và tất nhiên là cả những trải nghiệm khi chúng ta đi du lịch. Du ngoạn là tất cả về bạn và trải nghiệm của bạn. Chúng tôi đã thiết kế hành trình và chỗ ở của mình với các phương pháp tốt nhất về phong thủy để mang lại cho bạn sự thoải mái hơn, giấc ngủ phục hồi và trải nghiệm đáng nhớ khi bạn ở lại và du ngoạn trên du thuyền với chúng tôi.

Tất cả các phòng suite của chúng tôi đều được thiết kế theo các nguyên tắc phong thủy, bao gồm ánh sáng, màu sắc trung tính, không có TV và giường hướng ra đại dương, tôn trọng dòng chảy tự nhiên của khí trong phòng ngủ Bạn có thể nhìn thấy đại dương từ mọi góc trong căn hộ của mình và chúng tôi tạo ra một bầu không khí ấm áp và dễ chịu để bạn tạo ra những kỷ niệm của riêng mình. Chúng tôi thậm chí có một cây trong mỗi dãy phòng, ở đó để mang lại may mắn.

Dưới đây là mười yếu tố hàng đầu mà chúng tôi đưa vào các phòng để phù hợp với các quy tắc phong thủy và nâng cao giác quan của bạn.

Phòng Regal Suites – Heritage Cruises Bình Chuẩn

  1. Thiết kế có chủ đích

Các dãy phòng của chúng tôi đã được thiết kế chu đáo cho khách của chúng tôi với sự an toàn, chân thực, chân thành, bảo vệ và thoải mái tuyệt vời trong tâm trí. Tất cả 20 dãy phòng đều nằm ở bong chính và tầng trên, cách xa tiếng ồn của động cơ, các khu vực công cộng, dễ dàng tiếp cận tất cả các khu vực lối ra ở cả phía sau và phía trước tàu. Các cầu thang chính là trung tâm của con tàu được hưởng cả ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành.

  1. Màu sắc trung tính và không gian ấm áp

Chúng tôi sử dụng các thiết kế lấy cảm hứng từ phong cách Indochine với màu sắc trung tính, sử dụng các vật liệu tự nhiên tạo ra bầu không khí ấm áp, trang nhã, dễ chịu cho những vị khách cao cấp của chúng tôi. Chúng tôi đảm bảo mang đến cho khách hàng sự sang trọng và tinh tế cùng với các tiện nghi đặc biệt trên tàu.

  1. Phong thủy vị trí giường ngủ

Có không gian phía trên và xung quanh giường để cân bằng Rồng và Hổ (hổ trắng tượng trưng cho năng lượng nữ). Với chiếc giường theo phong cách thuộc địa cổ điển và đầu giường bằng gỗ, chiếc giường được đặt tránh những đường thẳng và vị trí để tận hưởng trọn vẹn cửa sổ kính trong suốt từ trần đến sàn và mang lại năng lượng cho bạn.

  1. Dòng sinh khí tự do

Sự bừa bộn trong phòng ngủ cản trở dòng chảy tự do của nước, gió biển và dòng chảy của khí tươi tự nhiên và từ điều hòa tổng. Các dãy phòng của chúng tôi được trang trí tối giản để các vật dụng không làm xáo trộn sinh khí nhưng rất gọn gàng, đơn giản và trang nhã, theo phong cách boutique đặc biệt. Toàn tàu được lưu thông gió, không khí từ đầu tới cuối con tàu, chỗ nào cũng có mùi thơm tho tự nhiên.

  1. Mộc trong Kim, Mộc, Thủy, Thổ

Mỗi phòng suite có một cái cây nhỏ là yếu tố phong thủy của gỗ, cùng với giường kiểu thuộc địa Indochine với đầu giường bằng gỗ, bàn đèn, ghế sofa và giá để hành lý thông minh.

  1. Nhịp sống chậm

Mỗi suite được thiết kế với mục đích bảo tuyệt đối không gian riêng tư, mang đến cho bạn không gian để trân trọng cuộc sống và tận hưởng những khung cảnh tuyệt vời. Không có TV trong phòng và chỉ có màn hình lớn từ sàn tới trần xem cảnh không ngừng biển đổi qua ô cửa sổ. Thật vậy, bạn sẽ có thể ghi lại mọi khoảnh khắc lãng mạn như mỗi giây trôi qua khi bạn ở trong phòng và trên tàu.

  1. Kết nối với thiên nhiên

Chúng tôi sử dụng vật liệu bền vững, thân thiên môi trường và màu sắc trung tính để nâng cao tâm trạng của bạn và tạo ra bầu không khí thư giãn hoàn hảo cho bạn và người đồng hành của bạn, để bạn có thể kết nối với thiên nhiên cũng như thưởng ngoạn văn hóa, nghệ thuật, con người, ẩm thực, di sản và thời trang.

  1. Ngôn ngữ của nghệ thuật

Bạn có thể thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời với các chủ đề khác nhau về đồng bằng sông Hồng, đại dương và người kể chuyện di sản bằng hội họa của Picasso Việt Nam là Phạm Lực và vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi người đã truyền cảm hứng cho đội ngũ chúng tôi, áp dụng đạo kinh doanh trong mọi việc chúng tôi làm, đảm bảo cho bạn một lần trải nghiệm đáng nhớ trong đời.

  1. Ánh sáng tự nhiên

Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của ánh sáng và các dãy phòng đã được thiết kế trang nhã để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí trong phòng và toàn bộ khu vực trong tàu, giếng trời lưu thông các tầng. Với ban công riêng, bạn có thể dành thời gian ngoài trời hoặc ở trong phòng, tận hưởng sự thoải mái trong suite của mình như ăn sáng, uống trà, tận hượng từng khoảnh khắc.

  1. Đơn giản

Sự đơn giản là đỉnh cao của sự tinh tế và sang trọng trong thiết kế các phòng suite của chúng tôi. Chúng tôi tránh các vật có góc nhọn và phản chiếu, quạt trần và bàn trang điểm có thể trở nên lộn xộn. Với chúng quan niệm tôi đơn giản là đẹp, chỉ cần một chạm là lấy được đồ, đồ đạc tiện dụng khi sử dụng, nên mọi thứ trên du thuyền này đều tối giản.

10 điều thú vị về ‘vua tàu thuỷ’ Bạch Thái Bưởi

 

Câu nói nổi tiếng thấm đẫm tinh thần dân tộc “người Việt đi tàu Việt” của doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874 – 1932) là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ doanh nhân về sau.

Theo điếu văn của Hội Khai Trí Tiến Đức, Bạch Thái Bưởi là một bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu trong giới thương trường làm rạng danh con người Việt Nam một thời. Lịch sử của ông đáng được phô bày cho quốc dân biết, sự nghiệp của ông đáng làm gương cho các nhà buôn noi theo.

Tay trắng làm nên nghiệp lớn

Theo chị Bạch Quế Hương, chắt nội của cụ Bạch Thái Bưởi, tên hiệu cụ tự đặt cho mình có ý nghĩa là người làm nên nghiệp lớn từ bàn tay trắng. Tên cúng cơm của cụ là Đỗ Thái Bửu. Cả cuộc đời cụ gắn liền với số 7 kỳ diệu. Cụ là doanh nhân Việt Nam thời 1.0, thế hệ đầu tiên kinh doanh trong nghịch cảnh, cạnh tranh với người Hoa có tiền và người Pháp có quyền.

M&A đình đám đầu tiên tại Việt Nam

Cụ thực hiện thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) đầu tiên tại Việt Nam với việc mua nhà máy, mua tàu và nhà máy đóng tàu hãng Marty và Deschwanden của chủ tàu người Pháp và người Đức. Năm 1916, cụ chuyển trụ sở từ Nam Định ra Hải Phòng, từ sông ra biển lớn với cờ hiệu ba ngôi sao, cờ vàng, mỏ neo của Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công ty.

Nhà doanh nhân – tư sản dân tộc đầu thế kỷ 20 – Bạch Thái Bưởi

Người Việt đầu tiên có nhà máy đóng tàu

Cụ Bạch Thái Bưởi có nhà máy đóng tàu đầu tiên và là cha đẻ của ngành đóng tàu thuỷ Việt Nam. Chiến lược mua nhà máy để chủ động các khâu khép kín từ thiết kế, đóng mới, vận hành và bảo dưỡng tàu bè. Nhà máy đóng tàu này là tiền thân của nhà máy đóng tàu Sông Cấm ngày nay.

Tổ nghề ngủ đêm trên du thuyền

Có thể nói, cụ Bạch Thái Bưởi là tổ nghề du thuyền và ngủ đêm trên tàu thuỷ của người Việt Nam. Từ đi thuê ba tàu Phi Long, Phi Phượng, Fai Tsi Long để bắt đầu kinh doanh sông nước từ năm 1909, cụ đã trở thành chúa sông Bắc kỳ và sở hữu đội tàu tới 30 chiếc xuôi ngược các con sông Bắc kỳ, chạy ven biển Đông Dương và cập bến nhiều cảng biển Châu Á.

Một trong bốn tứ đại phú

Cụ Bạch Thái Bưởi khởi nghiệp thành công và đóng góp xây cầu sắt Paul Doumer nay là cầu Long Biên bằng việc cung cấp gỗ và thanh tà vẹt xây đường sắt. Một trong tứ đại phú Việt Nam đầu thế kỷ 20, nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường tứ Bưởi, cụ Bạch Thái Bưởi được ca tụng đến nay mặc dù đứng thứ tư. Cụ kinh doanh là phụng sự đồng bào, thành công bằng sự tử tế và tinh thần ái quốc, khởi nghiệp kiến quốc.

Tàu người An Nam đầu tiên cập cảng Sài gòn

Nhà công nghiệp Bạch Thái Bưởi tự thiết kế và đóng mới tàu Bình Chuẩn theo kỹ thuật phương tây loại lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam những năm 20 của thế kỷ trước và gây tiếng vang lớn là tàu người An Nam đầu tiên cập cảng Sài gòn vào ngày 17/9/1920. Thương giới và đồng bào ca tụng cụ là vua tàu thuỷ có lẽ từ lúc này.

Nhà quý tộc thành tín, đạo nghĩa, trách nhiệm

Cụ Bạch Thái Bưởi đã được bầu làm Hội phó Hội Khai Trí Tiến Đức, di sản trụ sở hội nay là 79 Hàng Trống, cạnh Hồ Gươm. Cụ là người sáng lập ra Hội Hợp Thiện mục đích để hộ sinh, hộ tử, tế bần, di tích còn lại là nhà tang lễ Phùng Hưng, thành phố Hà Nội.


Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh

Cụ cổ suý phong cờ thực nghiệp trống canh tân theo ý chí cụ Phan, trấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp; đấu tranh bất bạo động với phương châm dân quốc phú cường giành lại độc lập.

Cả hai đời vua khen thưởng

Nhà quý tộc Việt thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm được hoàng đế Khải Định trao “Hàn Lâm Viện Thị Độc”. Hoàng đế Bảo Đại có chiếu khen ngợi vì đã cứu đói Huế sau lũ lụt. Hiện vật này gia đình chị Bạch Quế Hương còn lưu giữ. Nhân hiệu và thương hiệu tàu Bưởi còn được yêu mến đến ngày nay. “Than ôi mây mờ Cửa Cấm, gió lạnh ngàn Yên, cụ theo mây theo gió về với mỏ cũ bến xưa” ở tuổi 58 khi giấc mơ ra biển lớn còn dang dở.

Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu

Cụ Bạch Thái Bưởi là một doanh danh Việt được sống qua hai thế kỷ 19 và 20, nước Việt Nam nửa thực dân nửa phong kiến. Cụ được vua Việt “ban thưởng”, được nước Pháp trao tặng huân chương cao quý bắc đẩu bội tinh và sau này nhà nước Việt Nam truy tặng “doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” nhân ngày doanh nhân 13/10.

Cần định vị du lịch Việt nam là điểm đến di sản, nâng tầm, sáng tạo thu hút khách sang trọng.

March 16, 2022 By Uncategorized Comments Off

So với các nước trong khu vực, du lịch Việt Nam mới bắt đầu cần xác định sức hút du lịch Việt, điểm khác biệt độc đáo là gì, khách hàng chúng ta là ai, ở đâu, họ thích gì, làm sao thỏa mãn họ. Chúng ta không bán cái mãi chúng ta có mà cái khách hàng cần, muốn vậỵ phải định vị cho được thương hiệu du lịch quốc gia Việt nam trong mắt khách hàng tiềm năng. Khách hàng ở đâu marketing ở đó, có vậy mới trúng và đúng.

4 điểm mạnh và khác biệt du lịch VN: Văn hóa, thiên nhiên, ẩm thức và con người. 4 điểm yếu du lịch VN: cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến quảng bá. Cần định vị du lịch Việt nam là điểm đến di sản, nâng tầm, sáng tạo thu hút khách sang trọng. Người trân quý di sản quốc gia mình. Yêu di sản, du lịch Việt Nam! Giờ là lúc cần làm mới DLVN, nhận diện lại thương hiệu, thực hiện tầm nhìn mới, du lịch thành thực sự là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Việt Nam sở hữu vẻ đẹp riêng biệt, bất tận chưa bao giờ là hết hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Một đất nước mấy ngàn năm lịch sử uốn lượn theo hình chữ S bên bờ Biển Đông, cùng nền văn hóa độc đáo hấp dẫn và một danh sách dài những món ăn ngon nhất thế giới. Việt Nam là lựa chọn tuyệt vời và thú vị cho chuyến du lịch đáng nhớ. Từ những tuyệt tác đá thiên nhiên tại Vịnh Hạ Long đến những cánh đồng ruộng bậc thang kỳ vỹ tại SaPa, từ những thiên đường biển dọc miền Trung đẹp hút hồn du khách đến vẻ đẹp bình dị nơi sông nước miền Tây Nam Bộ.

Thế giới xa xỉ bao gồm không gian sinh sống xa xỉ (home luxury), những tiện ích đi cùng (personal luxury) và dịch vụ xa xỉ (luxury of services). Và du lịch sang trọng (Luxury Travel) va siêu sang trọng (ultra luxury travel) chính là một phần nằm trong phần dịch vụ sang trọng mà khi nói đến, chúng ta luôn hình dung về những tiện nghi cao cấp cùng dịch vụ hoàn hảo. Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Với gần 20 năm kinh nghiệm dịch vụ chuẩn Châu Âu, đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế, chúng tôi mang đến cho du khách Việt Nam những trải nghiệm chân thực và độc đáo đúng xu thế và phong cách và thửa theo yêu cầu riêng với dịch vụ từ tâm. Chúng tôi cam kết quyền khách hàng 100% hài lòng và mang về những kỷ niệm đẹp chạm cảm xúc.

Hoàng Su Phì Lodge, Hà Giang

Phóng viên: Thưa ông, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa du lịch hoàn toàn vào ngày 15/3. Sau khi mở cửa du lịch, chúng ta nên đón khách đại trà hay tập trung vào thị trường, phân khúc du khách nào?

CEO Phạm Hà:  Một số điểm đến tại Việt đã quá tải, phát triển ồ ạt gây mất cảnh quan, ô nhiễm mỗi trường, hạ tầng xuống cấp, dịch vụ tệ do quá đông và quá tập trung vào một nguồn hoặc nhiều nguồn khách đại trà. Sau Covid 19, Du lịch Việt Nam cần định vị lại thương hiệu quốc gia, nhắm tới chất hơn lượng,, tập trung vào thị trường mục tiêu, khách cao cấp có khả năng chỉ trả cao, ở lâu hơn và bền vững khi mở cửa du lịch quốc tế trở lại, định vị điểm đến Việt Nam cao cấp khai thác mỏ vàng di sản văn hóa và thiên nhiên.

Phóng viên: Nếu là phân khúc khách chi tiêu cao, sản phẩm nào hay điều gì thu hút họ trở lại Việt Nam?

CEO Phạm Hà:  Việt Nam chúng được nhiều tạp chí quốc tế chuyên về du lịch sang trọng như  Conde Nast Traveler, Travel and Leisure, hay Vituosso đánh giá Việt Nam là điểm đến du lịch sang trọng mới nổi của thế giới. VN chúng ta có văn hóa, di sản, ẩm thực, con người hiếu khách. Hạ tầng ngày càng tốt, kết nối hàng không thuận tiện, đường bộ, đường biển ngày càng dễ dàng, nhiều bãi biển đẹp, những vùng vịnh kỳ quan và những trải nghiệm mới, điểm đến mới như Phú Quốc sánh ngang Bali hay Phú Ket.

Du khách cao cấp có nhu cầu tìm về những điểm đến mới, xanh hơn, thuận tiện, nhiều trải nghiệm, giầu cảm xúc cho thân, tâm và tuệ. Chúng ta phải đặt khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ mọi điểm chạm để khách đi rồi muốn quay lại thay vì một đi không trở lại. Muốn vậy khách đến Việt Nam phải dễ dàng hơn, đến rồi được tiêu nhiểu tiền hơn, vui hơn.

Họ chú trọng vào sự phát triển bền vững, sản phẩm du lịch trải nghiệm giầu cảm xúc của điểm đến. Du lịch Việt Nam cần định hướng bền vững và có trách nhiệm dựa trên 6 trụ cột. Gìn giữ tài nguyên môi trường, trách nhiệm văn hoá xã hội, phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm trả lương ổn định cho người dân địa phương, khách hàng thoả mãn và doanh nghiệp có lợi nhuận.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du lịch Việt Nam hậu Covid cần khắm tới khách high-end, khách sang trọng, quan tâm tới di sản văn hoá, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như khách Châu Âu, Úc, Mỹ, Trung Đông. Chúng ta nên tập trung vào chất hơn lượng, nhiều khách hay khách đại trà như trước kia cũng chưa có nhân lực làm ngay và luôn.

Trong ngắn hạn muốn chiến lược mở cửa thành công thì chúng ta cần chia nhỏ thị trường có khả năng phục hồi nhanh, mạnh, bền vững, và đúng mùa du lịch của khách vào mùa hè như khách Châu Âu: Đức, TBN, UK, Pháp hay Úc. Cùng thị trường gần chúng ta trong Asean, có thể phục hồi nhanh, và thường có nhu cầu du lịch gần. Đông Bắc Á và TQ sẽ quý 3 họ mới mở của có thể lâu hơn, có chăng tập trung vào Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bộ VHTT và DL, TCDL cần chia thị trường mục tiêu theo ngôn ngữ hiểu văn hoá và hành vi tiêu dùng. Hàng không, lữ hành và điểm đến cùng xúc tiến sẽ tạo hiệu ứng tốt tại thị trường mục tiêu, có khách ngay hè này từ tháng 5-6. Chuẩn bị tốt cho mùa du lịch quốc tế đến tới từ tháng 9.

P’APIU Resort, Hà Giang

Phóng viên:  Hiện nay Việt Nam có ưu điểm, nhược điểm gì trong thu hút khách chi trả cao? Chúng ta có thể học hỏi gì từ các nước trong khu vực hay những điểm đến hàng đầu thế giới về dòng khách này?

CEO Phạm Hà:  Hiện tại chúng ta chưa nhắm tới họ một cách bài bản và trọng tâm, thỏa mãn họ. DLVN cần phải coi khách hàng làm trung tâm của mọi chính sách phát triển. Nghịch lý là chúng ta đang có các giải thưởng lớn về du lịch sang trọng, các khu nghỉ tầm cỡ quốc tế, các thương khách sạn hàng đầu thế giới đã quy tụ tại Việt Nam, tuy nhiên DLVN lại chưa có hình ảnh đẹp, sang  trọng trong tâm trí khách hàng quốc tế. Để thu hút họ phải biết họ là ai, muốn gì, du lịch kiểu như thế nào, trải nghiệm nào họ thích, tại sao lại chọn chúng ta thay vì các đối thủ cạnh tranh chúng ta như Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Singapore?

Các nước trong khu vực đều có định vị phân phúc này riêng, họ tập trung chính sách và nguồn lực để thu hút họ, ví dụ Malaysia có chính sách second home, cho khách nghỉ hưu, đến vùng nắng ấm, không cần visa, ở bao lâu tùy thích. TCDL Thailand có hẳn một phòng du cao cấp, các sản phẩm, video thương mại riêng cho phân khúc này, các hình ảnh và trải nghiệm thưc sự chân thực và khác biết của sang trọng Thái Land. Khách đến sân bay có làn riêng fast track, không cần kiểm tra visa và ra thẳng xe limousine, xe cảnh sát hộ tống, các dịch vụ bay private jet, du thuyền, đánh golf.

Những bữa tiệc riêng ngoài bãi biển, những khu nghỉ sang trọng ít phòng và đối đãi khách như những thượng khách được giới thiệu trong các tạp chí và hội chợ du lịch sang trọng quốc, tại những thị trường mục tiêu như ILTM, Pure, WTM, ITB Berlin. Tổng cục DL Thái Lan có riêng phòng DL Sang Trọng chuyên trách kết nối các hãng lữ hành, sản phẩm trải nghiệm sang trọng, cập nhật các xu thế, nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách sang trọng và thỏa mãn họ. Hãy học Thái Land để thu hút khách sang trọng và siêu sang, VN chúng ta có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn họ thiếu đi tầm nhìn và định vị thương hiệu du lịch sang trọng trong tâm trí du khách và các Cty lữ hành nước ngoài.

Phóng viên:  Về phía tập đoàn Lux Group, sau khi mở cửa du lịch trở lại sẽ có những sản phẩm nào đón đầu xu hướng du lịch sau Covid-19?

CEO Phạm Hà:  Thế giới xa xỉ bao gồm không gian sinh sống xa xỉ (home luxury), những tiện ích đi cùng (personal luxury) và dịch vụ xa xỉ (luxury of services). Và du lịch sang trọng (Luxury Travel) va siêu sang trọng (ultra luxury travel) chính là một phần nằm trong phần dịch vụ sang trọng mà khi nói đến, chúng ta luôn hình dung về những tiện nghi cao cấp cùng dịch vụ hoàn hảo. Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức.

Lux Group là tổ hợp các thương hiệu về lữ hành quốc tế đến dưới thương hiệu Lux Travel Dmc, Luxury Travel cho mảng nối địa và đưa khác Việt Nam ra nước ngoài, vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, du thuyền với gần 20 năm kinh nghiệm. Lux Group chúng tôi chọn lối nhỏ vào nhà sang. Chúng tôi đi tiên phong trong thị trường sang trọng và siêu sang trọng, chỉ chiếm 5% lượng khách đến Việt Nam, bằng việc tự đầu tư, thiết kế, làm mới các sản phẩm trải nghiệm du lịch giầu cảm xúc, cho thân, tâm và tuệ.

Khách quốc tế chúng tôi phát triển theo ngôn ngữ, trước mắt để có khách ngay, chúng tôi tiếp cận các nước Asean. Sau đó Châu Âu và Úc + NZ đây là mùa du lịch hè của họ. Chúng tôi có thêm một bộ sản phẩm the secret hideaway collection cho dòng sản phẩm này như khu nghỉ hẻo lánh sang trọng, homestay sang, farm stay, du thuyền riêng, nhóm nhỏ, golf, luxury MICE, du lịch chăm sóc sức khỏe toàn diện wellness, trốn thế giới, du lịch một mình, du lịch đường sông, thể thao và thiên nhiên, du lịch ẩm thực và các hàng thửa cho nhu cầu trải nghiệm du lịch riêng biệt với cá nhân hóa cao.

Qua đại dịch chúng tôi thấy cầu rất lớn và thị trường 100 triệu dân rất mê du lịch cao cấp và chúng tôi sẽ tập trung vào mảng này thay, như máy bay bay bằng đôi cánh để cất cánh trong bối cảnh thích ứng mới, thay vì chỉ quốc tế như trước, và phát triển bền vững bằng 2 mảng nối địa và quốc tế. Covid 19 làm cho mảng quốc tế làm chúng tôi lùi lại 5 năm, như 2015, chúng tôi xác định build back better phục hồi nhanh chóng và tốt đẹp hơn.

Chúng tôi dự đoán quốc tế đến cũng phải quý 2 năm 2022, chúng tôi đang chuẩn bị kế hoạch cho sự cho 5 thị trường ngôn ngữ, kết nối các hãng nước ngoài với sự thuận tiện, nhanh chóng và những trải nghiệm mới chân thực và độc đáo. Chúng tôi tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn mới hợp thời và các hành trình cũ và trải nghiệm mới.

Lux Group sẽ đầu tư mở khu nghỉ núi Secret Hideaways Pù Luông, cảm hứng từ thơ Tây Tiến thi sĩ Quang Dũng, 35 căn xây dựng thuận thiên, an nhiên trên núi lớn Pù Luông, cho trải nghiệm tâm, thân và tuệ, xanh lối sống, khỏe thể chất, lành tinh thần. Chúng tôi không bán tour mà bán cảm xúc, trải nghiệm để du khách đáng nhớ và mang về nhà những trải nghiệm đẹp. Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến trải nghiệm và ký ức. Du Lịch là nghề hạnh phúc, mang đến những trải nghiệm hạnh phúc cho du khách.

Hiện đã có bản vẽ được đăng kiểm cho du thuyền Phú Quốc, chúng tôi mở rộng thương hiệu Emperor Cruises thêm 1 du thuyền 200 chỗ cho Nha Trang và đã xong nghiên cứu tiền khả thi, và chấp thuận đầu tư 10 du thuyền cho Phú Quốc, nhu cầu rất lớn cho cả khách quốc tế và VN tại đây, chúng tôi dự kiến đưa du thuyền đầu tiên với 200 chỗ cho 2 hải trình du ngoạn trong ngày và ngắm hoàng hôn trên đảo ngọc Phú Quốc vào quý 4 năm sau, bắt đầu mùa nắng đẹp và khách quốc tế tới Phú Quốc.

Chúng tôi đang hoàn thành siêu du thuyền Lux Yacht Spirit 150 cabins cho 300 khách cho hải trình dọc bờ biển Việt Nam theo tinh thần cụ Bạch Thái Bưởi, đây sẽ sẽ là sản phẩm trải nghiệm độc đáo mới lạ hấp dẫn cho buổi bình minh du thuyền Việt Nam, đánh dấu 20 năm thành lập Lux group vào 2025.

Ăn tối theo phong cách đế vương trên du thuyền Emperor Cruises

Phóng viên:  Ông đánh giá thế nào về cơ hội bứt phá của ngành du lịch Việt Nam?

CEO Phạm Hà:  Cơ hội cho các quốc gia là như nhau hậu Covid, các tỉnh thành trong một nước cũng như nhau, nên tỉnh thành nào nhanh chóng thính ứng nhanh sẽ phục hồi và phát triển nhanh chóng và được truyền thông tốt. Cái mà doanh nghiệp mong ngóng là kết nối hàng không, thông tin mở cửa, quy định cụ thể, chính thống và cam kết đồng bộ các bộ và tw tới địa phương. Giờ đây không phải cá lớn nuốt cá bé mà là cá nhanh nuốt cá chậm. Chúng ta đang quá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines.

Việt Nam có thể trở thành quốc gia du lịch hàng đầu Châu Á, về di sản và du lịch biển. Về lâu dài DLVN cần giải quyết 4 điểm yếu nút thắt như thể chế chính sách trong đó có vấn đề visa (visa long stay, miễn visa 1 tháng vào ra nhiều lần, tiến tới bỏ visa thực hiện chính sách thân thiện visa để thu hút du khách cao cấp), nguồn nhân lực có chất lượng, sản phẩm du lịch nhiều chất xám, giầu cảm xúc, chân thực độc đáo, đa dạng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam giầu có về di sản, nhận diện lại thương hiệu trong du khách quốc tế, nhất là sau Covid, các nước đang làm mới lại thương hiệu quốc gia của họ. Cơ hội phục hồi cho các nước là như nhau hậu Covid 19, nước nào chuẩn bị tốt và nhanh thích ứng sẽ có cơ hội vàng.

CEO PHẠM HÀ – Chủ tịch tập đoàn Lux Group

Việt Nam mở cửa du lịch hoàn toàn: “Chúng ta rụt rè, cầu toàn dẫn tới chậm chạp”

March 16, 2022 By Uncategorized Comments Off

Việc khẩn cấp nhất là phục hồi nguồn nhân lực trong ngành du lịch. Sau 3 năm Covid-19, giờ phải đào tạo lại. Chúng ta không thể có dịch vụ tốt nếu không có nguồn nhân lực có chất lượng, có năng lực và yêu nghề – ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group chia sẻ quan điểm sau khi Việt Nam mở cửa du lịch ngày 15/3.

 

 Phóng viên: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cuộc gặp về mở cửa du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Ngoại giao tổ chức tối qua, nói rằng “chúng ta không chỉ mở cửa du lịch mà còn mở cửa giao lưu, giao thương quốc tế từ 15/3 như trước dịch Covid-19, với tinh thần không phân biệt khách quốc tế với người Việt trên phương diện chống dịch”. Vậy ông có thể nói gì về tình hình du lịch lúc này, sau khi Việt Nam vừa có quyết định mở cửa du lịch?

CEO Phạm Hà: Chúng ta vẫn rất chậm so với các nước về thông tin. Cho đến hôm 15/3 chúng ta mới công bố mở cửa chính thức, khôi phục chính sách visa và hướng dẫn y tế ngày 16/3, như vậy doanh nghiệp và khách du lịch mới có đầy đủ thông tin. Do vậy chúng ta không có khách ngay được mà phải còn truyền thông ra bên ngoài.

Là người làm du lịch, chúng tôi rất vui mừng đón nhận việc Việt Nam mở cửa du lịch, giao thương với thế giới sau 2 năm đóng băng. Du lịch dần phục hồi, các hoạt động đi lại kinh doanh sẽ phục hồi trước, sau đó đến khách du lịch. Chúng tôi không kỳ vọng có lãi mà khôi phục kinh doanh tạo việc làm cho toàn bộ nhân viên.

Là một trong những doanh nghiệp chủ yếu đón khách nước ngoài, ông có gặp vướng mắc gì khi làm việc với các đối tác nước ngoài?

CEO Phạm Hà: Từ năm 2019, chúng tôi đã có khoảng 80 đoàn khách từ Châu Âu đặt tour tới Việt Nam. Trong suốt hơn hai năm Covid-19 với những đợt giãn cách, đóng biên, chúng tôi đã nỗ lực tận dụng mọi tín hiệu để thuyết phục họ không hủy tour.

Mãi cho tới 14/3, một ngày trước khi khách quốc tế được bay vào Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch chúng tôi vẫn chưa có trong tay văn bản hướng dẫn chi tiết đón khách như thế nào. Trong khi khách cần câu trả lời hàng ngày, càng cụ thể, chi tiết càng tốt, chúng tôi vẫn chỉ có thể cung cấp thông tin chung chung.

Chúng ta rụt rè, cầu toàn dẫn tới chậm chạp, chậm cả truyền thông ra quốc tế. Trong khi Campuchia, Thái Lan đã mở cửa cả năm qua, thì Việt Nam cần có sự vào cuộc thực sự.

CEO PHẠM HÀ – Chủ tịch tập đoàn Lux Group

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về triển vọng phục hồi thị trường khách quốc tế, có điều gì khả quan? 

CEO Phạm Hà: Với bối cảnh hiện nay vừa có chiến tranh giữa Nga và Ukraine, vừa dịch bệnh, sự chậm chễ và không thống nhất giữa các bộ nghành, chậm truyền thông và chuẩn bị không tốt cho sự mở cửa du lịch toàn diện thì tôi thấy quan ngại về khả năng phục hồi.

Thực tế cho thấy rằng, chúng ta mở cửa du lịch từ ngày 15/3 nhưng không phải cứ nói mở cửa là  khách có thể tới ngay được. Trong ngắn hạn, muốn chiến lược mở cửa thành công thì chúng ta cần chia nhỏ thị trường có khả năng phục hồi nhanh, mạnh, bền vững, và đúng mùa du lịch của khách vào mùa hè như khách châu Âu (Đức, Tây Ban Nha, Anh, Pháp), Mỹ, Trung Đông và Úc.

Gần với chúng ta hơn là thị trường khách trong ASEAN, có thể phục hồi nhanh, và thường có nhu cầu du lịch gần. Trung Quốc có thể lâu hơn, có chăng chúng ta nên tập tập trung vào thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch và Tổng cục Du lịch cần chia thị trường mục tiêu theo ngôn ngữ hiểu văn hoá và hành vi tiêu dùng. Hàng không, lữ hành và điểm đến cùng xúc tiến sẽ tạo hiệu ứng tốt tại thị trường mục tiêu, có khách ngay hè này từ tháng 5-6. Chuẩn bị tốt cho mùa du lịch quốc tế đến từ tháng 9.

Chúng ta có các điểm nghẽn cần khơi thông để phát triển kinh tế du lịch là cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến truyền thông. Cơ hội cho các quốc gia là như nhau hậu Covid-19, các tỉnh thành trong một nước cũng như nhau, nên tỉnh thành nào nhanh chóng thính ứng nhanh sẽ phục hồi và phát triển nhanh chóng và được truyền thông tốt.

Có lẽ Việt Nam phải mất ít nhất vài năm mới có thể phục hồi như năm 2019, tuy nhiên chúng ta nên tập trung vào chất lượng, hơn là số lượng. Lấy khách hàng làm trung tâm, sự thỏa mãn họ, lắng nghe họ, tạo nhiều trải nghiệm, cơ chế chính sách mới thông thoáng, nhiều chỗ tiêu tiền, để du khách rộng hầu bao chi tiêu nhiều hơn.

Phóng viên: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, xu hướng, tâm lý của khách du lịch cũng có nhiều sự thay đổi. Theo ông yếu tố nào sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho ngành du lịch Việt Nam?

CEO Phạm Hà: So với các nước trong khu vực, du lịch Việt Nam cần xác định sức hút du lịch Việt, điểm khác biệt độc đáo là gì, khách hàng chúng ta là ai, ở đâu, họ thích gì, làm sao thỏa mãn họ. Chúng ta không bán cái mãi chúng ta có mà cái khách hàng cần. Muốn vậy phải định vị cho được thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam trong mắt khách hàng tiềm năng. Khách hàng ở đâu marketing ở đó, có vậy mới trúng và đúng.

Theo tôi, 4 điểm mạnh và khác biệt du lịch Việt Nam: Văn hóa, thiên nhiên, ẩm thức và con người. 4 điểm yếu là cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến quảng bá. Cần định vị du lịch Việt Nam là điểm đến di sản, nâng tầm, sáng tạo thu hút khách sang trọng. Giờ là lúc cần làm mới du lịch Việt Nam, nhận diện lại thương hiệu, thực hiện tầm nhìn mới, du lịch thành thực sự là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Thời hậu Covid, cơ hội cho các quốc gia là như nhau, nước nào thích ứng nhanh, chuẩn bị tốt thì sẽ có nhiều cơ hội. Chúng ta đang quá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam tự đặt ra quá nhiều rào cản và chưa thống nhất được các bộ, ban, nghành để phát triển du lịch như một nghành kinh tế thực sự.

Việt Nam chúng ta có quá nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, hạ tầng thay đổi và cải thiện rất nhiều theo hướng thuận tiện và cao cấp, như sân bay, cảng biển, đường xá, máy bay thuê riêng, khách sạn, du thuyền sang trọng, nhiều khu thương hiệu quốc tế đến và nhiều điểm đến mới nổi trong 2 năm qua như Phú Quốc, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Vịnh Lan Hạ, khu bảo tồn Pù Luông. Du khách luôn có nhu cầu tìm về những điểm đến mới, xanh hơn, thuận thiên, thuận tiện đến dễ dàng hơn, đến vui hơi nhiều trải nghiệm, giàu cảm xúc cho thân, tâm và tuệ.

Khách du lịch hiện nay cũng có xu hướng chậm lại, họ tìm tòi, mộng mơ, khám phá, thư giãn, tận hưởng, trải nghiệm giầu cảm xúc và hòa mình vào văn hóa và thiên nhiên. Chúng ta phải đặt khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ mọi điểm chạm để khách đi rồi muốn quay lại thay vì một đi không trở lại. Muốn vậy khách đến Việt Nam phải thực sự dễ dàng hơn, đến rồi được tiêu nhiều tiền hơn, thỏa mãn hơn, vui hơn.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du lịch Việt Nam hậu Covid 19 cần chất hơn lượng, hướng tới khách cao cấp, khách sang trọng, quan tâm tới di sản văn hoá, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như khách châu Âu, Úc, Mỹ.

Phóng viên: Du lịch Việt Nam có những “nút thắt” gì cần tháo gỡ để có thể phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ?

CEO Phạm Hà: Việt Nam có thể trở thành quốc gia du lịch hàng đầu châu Á, về di sản và du lịch biển. Về lâu dài, du lịch Việt Nam cần giải quyết bốn điểm yếu, nút thắt như thể chế chính sách (trong đó phải có Bộ Du Lịch, coi du lịch là nghành kinh tế, có vấn đề visa thân thiện, không quá phụ thuộc quá nhiều vào một vài nguồn khách), nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và định vị thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam. Cần có nhận diện lại thương hiệu trong du khách quốc tế, nhất là sau Covid, các nước đang làm mới lại thương hiệu quốc gia của họ.

Covid-19 đã làm đứt gẫy và sụp đổ nhiều mắt xích quan trọng của ngành du lịch. Việc đứt gãy các chuỗi cung ứng như vận chuyển (nhà xe cần bảo dưỡng, sửa chữa sau hai năm đắp chiếu), khách sạn (không phải tất cả đều mở cửa), hướng dẫn viên, nhân sự du lịch không có… khiến việc hồi phục khó có thể nhanh được, mà chỉ có thể từ từ.

Có lẽ việc khẩn cấp nhất trong ngắn hạn là phục hồi nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch. Sau 3 năm Covid, giờ phải đào tạo lại, đưa họ trở lại làm việc, giúp họ về tài chính và công việc ổn định khi tương lai chưa sáng sủa. Vì du lịch tất cả là con người, chúng ta không thể có dịch vụ tốt nếu không có nguồn nhân lực có chất lượng, có năng lực và yêu nghề.

Khẩn tiếp theo xác định được điểm mạnh của du lịch Việt, sản phẩm nào đặc trưng để du khách nghĩ tới là muốn đi VN.  Từ đó nhận diện lại thương hiệu lại DLVN, cần những chuyên gia thương hiệu, không phải từ các cuộc thi. Làm mới lại mình, xác định lại chân dung khách hàng mục tiêu, nguồn khách để có chiến lượng tiếp thị hiệu quả. Khách hàng ở đâu thì marketing ở đó. Trong nước cần truyền thông nhận thức của du khách và xã hội đối với nghành du lịch.

Mỗi người dân yêu di sản văn hóa đất nước mình bằng sự tự hào và giới thiệu du khách như đại sứ du lịch. Marketing hiệu quả trên môi trường số, đong đo đếm được số lượng khách,cần chuyên trách cho từng khu vực và thị trường và chiến lược dài hơi và cụ thể hóa tầm nhìn DLVN.

Triển vọng phục hồi thị trường du lịch quốc tế sau khi Việt Nam mở cửa du lịch trở lại

March 12, 2022 By Blog Comments Off

PV: Ông đánh giá thế nào về triển vọng phục hồi thị trường khách quốc tế sau ngày 15/3 cũng như khả năng phục hồi nền kinh tế xanh Việt Nam giai đoạn mở cửa hoàn toàn sắp tới?

CEO Phạm Hà: Tôi thực sự quan ngại về sự phục hồi của du lịch Việt Nam với bối cảnh hiện nay vừa có chiến tranh, vừa dịch bệnh và sự chậm chễ và không thống nhất giữa các bộ nghành và chậm truyền thông và chuẩn bị không tốt cho sự mở cửa du lịch toàn diện. Chúng ta có nguy cơ mở cửa du lịch ngày 15 tháng 3 mà không có khách tới. Không phải cứ mở cửa là có người tới như lầm tưởng. Chính sách visa chưa rõ ràng và khách Đức của tôi chưa biết là có vào được VN miễn như trước kia hay không và chính sách cách ly mới nhất là gì.

Trong ngắn hạn, muốn chiến lược mở cửa thành công thì chúng ta cần chia nhỏ thị trường có khả năng phục hồi nhanh, mạnh, bền vững, và đúng mùa du lịch của khách vào mùa hè như khách châu Âu (Đức, Tây Ban Nha, Anh, Pháp), Mỹ, Trung Đông và Úc. Cùng thị trường gần chúng ta trong ASEAN, có thể phục hồi nhanh, và thường có nhu cầu du lịch gần. Trung Quốc có thể lâu hơn, có chăng tập trung vào Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và Tổng cục Du lịch cần chia thị trường mục tiêu theo ngôn ngữ hiểu văn hoá và hành vi tiêu dùng. Hàng không, lữ hành và điểm đến cùng xúc tiến sẽ tạo hiệu ứng tốt tại thị trường mục tiêu, có khách ngay hè này từ tháng 5-6. Chuẩn bị tốt cho mùa du lịch quốc tế đến tới từ tháng 9.

Chúng ta mất ít nhất 4-5 năm mới phục hồi như năm 2019, tuy nhiên không nhất thiết phải sống chết với số lượng năm sau cao hơn năm trước, mà là chất lượng, lấy khách hàng làm trung tâm sự thỏa mãn họ, lắng nghe họ, tạo nhiều trải nghiệm, cơ chế chính sách mới thông thoáng, nhiều chỗ tiêu tiền, để du khách rộng hầu bao chi tiêu nhiều hơn.

PV: Giai đoạn mở cửa trong tình hình mới, với sự thay đổi của tâm lý du khách hậu COVID, theo ông yếu tố nào sẽ tạo nên sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cho du lịch Việt?

CEO Phạm Hà: Thời hậu Covid, cơ hội như nhau cho các quốc gia, nước nào thích ứng nhanh, chuẩn bị tốt thì sẽ có nhiều cơ hội, còn không trâu chậm thì uống nước đục. Chúng ta đang quá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam tự đặt ra quá nhiều rào cản và chưa thống nhất được các bộ, ban, nghành để phát triển du lịch như một nghành kinh tế thực sự. Du lịch di sản là tài nguyên du lịch và mỏ vàng lớn nhất Việt nam cần nâng tầm phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên, không ăn mày mãi di sản.

Thật vậy, Việt Nam chúng ta có quá nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, hạ tầng thay đổi và cải thiện rất nhiều theo hướng thuận tiện và cao cấp, như sân bay, cảng biển, đường xá, máy bay thuê riêng, khách sạn, du thuyền sang trọng, nhiều khu thương hiệu quốc tế đến và nhiều điểm đến mới nổi trong 2 năm qua như Phú Quốc, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Vịnh Lan Hạ, khu bảo tồn Pù Luông. Du khách luôn có nhu cầu tìm về những điểm đến mới, xanh hơn, thuận thiên, thuận tiện đến dễ dàng hơn, đến vui hơi nhiều trải nghiệm, giầu cảm xúc cho thân, tâm và tuệ.

Du khách du lịch chậm lại, họ tìm tòi, mộng mơ, khám phá, thư giãn, tận hưởng, trải nghiệm giầu cảm xúc và hòa mình vào văn hóa và thiên nhiên. Chúng ta phải đặt khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ mọi điểm chạm để khách đi rồi muốn quay lại thay vì một đi không trở lại. Muốn vậy khách đến Việt Nam phải thực sự dễ dàng hơn, đến rồi được tiêu nhiều tiền hơn, thỏa mãn hơn, vui hơn.

Tôi cho rằng, du lịch từ góc độ doanh nghiệp cần định hướng bền vững và có trách nhiệm dựa trên sáu trụ cột: gìn giữ tài nguyên môi trường, trách nhiệm văn hoá xã hội, phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm trả lương ổn định cho người dân địa phương, khách hàng thoả mãn và doanh nghiệp có lợi nhuận. Du lịch có trách nhiệm phải tạo ra điểm đến đẹp hơn để du khách đến thăm quan và trải nghiệm, nơi đáng sống hơn cho người dân địa phương.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du lịch Việt Nam hậu Covid 19 cần chất hơn lượng, tới khách cao cấp, khách sang trọng, quan tâm tới di sản văn hoá, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như khách châu Âu, Úc, Mỹ. Chúng ta nên tập trung vào chất hơn lượng, nhiều khách hay khách đại trà như trước kia cũng chưa có nhân lực làm ngay và luôn. Du lịch phải bền vững hơn, có trách nhiệm hơn và tuần hoàn.

PV: Sau hai năm “đóng băng,” ông nhận định du lịch Việt Nam hiện đang có những “nút thắt” gì cần tháo gỡ để có thể phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ?

CEO Phạm Hà: Việt Nam có thể trở thành quốc gia du lịch hàng đầu châu Á, về di sản và du lịch biển. Về lâu dài, du lịch Việt Nam cần giải quyết bốn điểm yếu, nút thắt như thể chế chính sách (trong đó phải có Bộ Du Lịch, coi du lịch là nghành kinh tế, có vấn đề visa thân thiện, không quá phụ thuộc quá nhiều vào một vài nguồn khách), nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và định vị thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam. Cần có nhận diện lại thương hiệu trong du khách quốc tế, nhất là sau Covid, các nước đang làm mới lại thương hiệu quốc gia của họ. Cơ hội phục hồi cho các nước là như nhau hậu Covid-19, nước nào chuẩn bị tốt và nhanh thích ứng sẽ có cơ hội vàng.

Covid-19 đã làm đứt gẫy và sụp đổ nhiều mắt xích quan trọng của ngành du lịch. Việc đứt gãy các chuỗi cung ứng như vận chuyển (nhà xe cần bảo dưỡng, sửa chữa sau hai năm đắp chiếu), khách sạn (không phải tất cả đều mở cửa), hướng dẫn viên, nhân sự du lịch không có… khiến việc hồi phục khó có thể nhanh được, mà chỉ có thể từ từ.

Chúng ta rụt rè, cầu toàn dẫn tới chậm chạp, chậm cả truyền thông ra quốc tế. Trong khi Campuchia, Thái Lan đã mở cửa cả năm qua, thì Việt Nam cần có sự vào cuộc thực sự. Các bộ ngành đã đồng lòng, nhưng cần sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, vai trò của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch là rất quan trọng trong việc quyết định doanh nghiệp nào làm, mở thị trường nào trước để tập trung xúc tiến, chứ không thể nói chung chung. Hiện tại, đại diện của Lux Group tại châu Âu đang làm road-show với hãng hàng không vừa mở đường bay tới Frankfurt để xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Đức từ ngày 7 – 8 tháng 3 và ITB Berlin Đức (8-10 tháng 3).

PV: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có đề xuất khi gửi Chính phủ yêu cầu khách du lịch phải có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 10.000 USD. Trong khi đó, một số quốc gia hiện không yêu cầu khách du lịch phải có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?

CEO Phạm Hà: So với đề trước mức này là phù hợp, tôi ủng hộ mức này, để có được mức trách nhiệm trên du khách trả 30-40 USD cho mỗi chuyến đi là chấp nhận được và cạnh tranh với các nước trong khu vực. Thực tế thì chúng tôi cũng khuyên khách mua cao hơn và bắt buộc khi có Covid sảy ra khi đi tour hay thì khác dễ dàng xử lý hơn. Lux Travel Dmc đã đưa vào điều khoản bắt buộc du khách phai mua khi tham gia các tour Vietnam Test and Go 2022 đang chào bán trên website thương mại điện tử www.luxtraveldmc.com

PV: Chúng ta đã nói đến rất nhiều việc mà ngành du lịch Việt cần phải làm nếu muốn phục hồi, nhưng nếu chỉ được chọn một việc cần kíp để ưu tiên, theo ông nên chọn gì và tại sao?

CEO Phạm Hà: Có lẽ việc khẩn cấp nhất trong ngắn hạn là phục hồi nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch. Họ có tình yêu mới hay chuyển nghề khách sau 3 năm Covid, giờ phải đào tạo lại, đưa họ trở lại làm việc, giúp họ về tài chính và công việc ổn định khi tương lai chưa sáng sủa. Vì du lịch tất cả là con người, chúng ta không thể có dịch vụ tốt nếu không có nguồn nhân lực có chất lượng, có năng lực và yêu nghề.

Khẩn tiếp theo xác định được điểm mạnh của du lịch VN, sản phẩm nào đặc trưng để du khách nghĩ tới là muốn đi VN, biết ngay là trải nghiệm chỉ có tại VN ví dụ như “ trải nghiệm ngủ đêm trên du thuyền giữa kỳ quan” cái đó thế giới không có, chỉ VN mới có. Tại sao du khách phải chọn VN để đến so với các nước trong khu vực như Thái Land, Malaysia, Indonesia? Từ đó nhận diện lại thương hiệu lại DLVN, cần những chuyên gia thương hiệu, không phải từ các cuộc thi. Làm mới lại mình, xác định lại chân dung khách hàng mục tiêu, nguồn khách để có chiến lượng tiếp thị hiệu quả. Khách hàng ở đâu thì marketing ở đó. Trong nước cần truyền thông nhận thức của du khách và xã hội đối với nghành du lịch. Mỗi người dân yêu di sản văn hóa đất nước mình bằng sự tự hào và giới thiệu du khách như đại sứ du lịch. Marketing hiệu quả trên môi trường số, đong đo đếm được số lượng khách, cần chuyên trách cho từng khu vực và thị trường và chiến lược dài hơi và cụ thể hóa tầm nhìn DLVN.

PV: Khi bước vào giai đoạn mở cửa du lịch, Lux Group có gặp phải khó khăn nào không? Hiện công tác chuẩn bị đón khách quốc tế của Lux Group đang tiến triển ra sao và ông có gặp vướng mắc gì khi làm việc với các đối tác nước ngoài không?

CEO Phạm Hà: Tôi đặt ngôi sao năm cánh cho sự khác biệt độc đáo du lịch Việt Nam trong khu vực là văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên, con người và công nghệ thông tin. Chúng ta có các điểm nghẽn cần khơi thông để phát triển kinh tế du lịch là cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến truyền thông. Cơ hội cho các quốc gia là như nhau hậu Covid, các tỉnh thành trong một nước cũng như nhau, nên tỉnh thành nào nhanh chóng thính ứng nhanh sẽ phục hồi và phát triển nhanh chóng và được truyền thông tốt.

Chúng ta rụt rè, cầu toàn dẫn tới chậm chạp, chậm cả truyền thông ra quốc tế. Trong khi Campuchia, Thái Lan đã mở cửa cả năm qua, thì Việt Nam cần có sự vào cuộc thực sự. Các bộ ngành đã đồng lòng, nhưng cần sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, vai trò của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch là rất quan trọng trong việc quyết định doanh nghiệp nào làm, mở thị trường nào trước để tập trung xúc tiến, chứ không thể nói chung chung. Hiện tại, đại diện của Lux Group tại châu Âu đang làm road-show với hãng hàng không vừa mở đường bay tới Frankfurt để xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Đức từ ngày 7 – 8 tháng 3 và ITB Berlin Đức.

Cái doanh nghiệp du lịch cần lúc này là vốn, nhân lực và chính sách thuận lợi. Giờ là lúc mở tung cơ chế kìm hãm nghành này phát triển thành nghành kinh tế, có hẳn Bộ Du lịch từ Trung ương tới địa phương, thống nhất tới Sở và Phòng Du Lịch, có cơ chế chính sách đúng với nghành kinh tế. Những doanh nghiệp này cùng với các hãng hàng không, du thuyền, khách sạn cùng xúc tiến tại một thị trường mục tiêu, theo ngôn ngữ trường thị trường thì sẽ ra kết quả nhanh và có chất lượng.

Năm 2022, du lịch nội địa vẫn là bình oxy vẫn cho các doanh nghiệp, tiếp tục các xu thế và chiến dịch người Việt Nam du lịch Việt Nam. Các điểm đến mới nổi cũng có cơ hội như nhau, điểm đến nào thích ứng nhanh, linh hoạt, thay đổi tư du làm du lịch theo hướng bền vững sẽ phát triển tốt. Du lịch Việt Nam có thể định vị du lịch biển hay du lịch di sản với nhiều trải nghiệm mới lạ, giầu cảm xúc, hạ tầng cải thiện, chính sách visa thân thiện, du lịch tuần hoàn, bền vững, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia du lịch trong khu vực Đông Nam Á.

PV: Đại diện cho Lux Group, ông mong muốn điều gì nhất lúc này và có đề xuất gì với các cấp quản lý ngành?

CEO Phạm Hà: Hãy đồng hành cùng doanh nghiệp để phục hồi và phát triển, coi DN là đối tượng phục vụ thay vì quản lý. Đối thoại với doanh nghiệp cùng hướng tới thị trường mục tiêu để thu hút khách bền vững. Hãy đừng xây dựng các điểm đến DL VN bền vững hơn, giờ là lúc hoặc không bao giờ có thể xây dựng và định vị thương hiệu du lịch VN có chất lượng và uy tín, cao cấp, độc đáo, tập trung chất hơn lượng, DL cao cấp. Về lâu dài hãy xác định DL là nghành kinh tế thực sự, có riêng bộ Du Lịch, hoạt động thống nhất hiệu quả từ TW tới địa phương, để DL VN cất cánh, đóng góp nhiều hơn 10% cho GDP tạo ra nhiều công ăn việc làm và có tính lan tỏa cao.

Để doanh nghiệp lữ hành hồi sinh, phục hồi và phát triển bền vững, cần giải các nút thắt cổ chai như trên và là điểm yếu cốt tử của du lịch Việt Nam xưa nay. Cần tư duy đột phá để bứt tốc du lịch, cần có cơ quan chuyên trách phục hồi kinh tế xã hội, trong đó có du lịch, gỡ khó, gỡ rối chính sách theo hướng phục vụ và vướng mắc cho doanh nghiệp bằng đòn bẩy tài chính, cơ chế chính sách. Hà hơi tiếp sức 5% doanh nghiệp đã cầm cự được trong suốt hai năm qua, chứng tỏ họ có sức nội sinh và phục hồi được.