Triển vọng phục hồi thị trường du lịch quốc tế sau khi Việt Nam mở cửa du lịch trở lại

PV: Ông đánh giá thế nào về triển vọng phục hồi thị trường khách quốc tế sau ngày 15/3 cũng như khả năng phục hồi nền kinh tế xanh Việt Nam giai đoạn mở cửa hoàn toàn sắp tới?

CEO Phạm Hà: Tôi thực sự quan ngại về sự phục hồi của du lịch Việt Nam với bối cảnh hiện nay vừa có chiến tranh, vừa dịch bệnh và sự chậm chễ và không thống nhất giữa các bộ nghành và chậm truyền thông và chuẩn bị không tốt cho sự mở cửa du lịch toàn diện. Chúng ta có nguy cơ mở cửa du lịch ngày 15 tháng 3 mà không có khách tới. Không phải cứ mở cửa là có người tới như lầm tưởng. Chính sách visa chưa rõ ràng và khách Đức của tôi chưa biết là có vào được VN miễn như trước kia hay không và chính sách cách ly mới nhất là gì.

Trong ngắn hạn, muốn chiến lược mở cửa thành công thì chúng ta cần chia nhỏ thị trường có khả năng phục hồi nhanh, mạnh, bền vững, và đúng mùa du lịch của khách vào mùa hè như khách châu Âu (Đức, Tây Ban Nha, Anh, Pháp), Mỹ, Trung Đông và Úc. Cùng thị trường gần chúng ta trong ASEAN, có thể phục hồi nhanh, và thường có nhu cầu du lịch gần. Trung Quốc có thể lâu hơn, có chăng tập trung vào Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và Tổng cục Du lịch cần chia thị trường mục tiêu theo ngôn ngữ hiểu văn hoá và hành vi tiêu dùng. Hàng không, lữ hành và điểm đến cùng xúc tiến sẽ tạo hiệu ứng tốt tại thị trường mục tiêu, có khách ngay hè này từ tháng 5-6. Chuẩn bị tốt cho mùa du lịch quốc tế đến tới từ tháng 9.

Chúng ta mất ít nhất 4-5 năm mới phục hồi như năm 2019, tuy nhiên không nhất thiết phải sống chết với số lượng năm sau cao hơn năm trước, mà là chất lượng, lấy khách hàng làm trung tâm sự thỏa mãn họ, lắng nghe họ, tạo nhiều trải nghiệm, cơ chế chính sách mới thông thoáng, nhiều chỗ tiêu tiền, để du khách rộng hầu bao chi tiêu nhiều hơn.

PV: Giai đoạn mở cửa trong tình hình mới, với sự thay đổi của tâm lý du khách hậu COVID, theo ông yếu tố nào sẽ tạo nên sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cho du lịch Việt?

CEO Phạm Hà: Thời hậu Covid, cơ hội như nhau cho các quốc gia, nước nào thích ứng nhanh, chuẩn bị tốt thì sẽ có nhiều cơ hội, còn không trâu chậm thì uống nước đục. Chúng ta đang quá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam tự đặt ra quá nhiều rào cản và chưa thống nhất được các bộ, ban, nghành để phát triển du lịch như một nghành kinh tế thực sự. Du lịch di sản là tài nguyên du lịch và mỏ vàng lớn nhất Việt nam cần nâng tầm phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên, không ăn mày mãi di sản.

Thật vậy, Việt Nam chúng ta có quá nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, hạ tầng thay đổi và cải thiện rất nhiều theo hướng thuận tiện và cao cấp, như sân bay, cảng biển, đường xá, máy bay thuê riêng, khách sạn, du thuyền sang trọng, nhiều khu thương hiệu quốc tế đến và nhiều điểm đến mới nổi trong 2 năm qua như Phú Quốc, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Vịnh Lan Hạ, khu bảo tồn Pù Luông. Du khách luôn có nhu cầu tìm về những điểm đến mới, xanh hơn, thuận thiên, thuận tiện đến dễ dàng hơn, đến vui hơi nhiều trải nghiệm, giầu cảm xúc cho thân, tâm và tuệ.

Du khách du lịch chậm lại, họ tìm tòi, mộng mơ, khám phá, thư giãn, tận hưởng, trải nghiệm giầu cảm xúc và hòa mình vào văn hóa và thiên nhiên. Chúng ta phải đặt khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ mọi điểm chạm để khách đi rồi muốn quay lại thay vì một đi không trở lại. Muốn vậy khách đến Việt Nam phải thực sự dễ dàng hơn, đến rồi được tiêu nhiều tiền hơn, thỏa mãn hơn, vui hơn.

Tôi cho rằng, du lịch từ góc độ doanh nghiệp cần định hướng bền vững và có trách nhiệm dựa trên sáu trụ cột: gìn giữ tài nguyên môi trường, trách nhiệm văn hoá xã hội, phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm trả lương ổn định cho người dân địa phương, khách hàng thoả mãn và doanh nghiệp có lợi nhuận. Du lịch có trách nhiệm phải tạo ra điểm đến đẹp hơn để du khách đến thăm quan và trải nghiệm, nơi đáng sống hơn cho người dân địa phương.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du lịch Việt Nam hậu Covid 19 cần chất hơn lượng, tới khách cao cấp, khách sang trọng, quan tâm tới di sản văn hoá, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như khách châu Âu, Úc, Mỹ. Chúng ta nên tập trung vào chất hơn lượng, nhiều khách hay khách đại trà như trước kia cũng chưa có nhân lực làm ngay và luôn. Du lịch phải bền vững hơn, có trách nhiệm hơn và tuần hoàn.

PV: Sau hai năm “đóng băng,” ông nhận định du lịch Việt Nam hiện đang có những “nút thắt” gì cần tháo gỡ để có thể phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ?

CEO Phạm Hà: Việt Nam có thể trở thành quốc gia du lịch hàng đầu châu Á, về di sản và du lịch biển. Về lâu dài, du lịch Việt Nam cần giải quyết bốn điểm yếu, nút thắt như thể chế chính sách (trong đó phải có Bộ Du Lịch, coi du lịch là nghành kinh tế, có vấn đề visa thân thiện, không quá phụ thuộc quá nhiều vào một vài nguồn khách), nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và định vị thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam. Cần có nhận diện lại thương hiệu trong du khách quốc tế, nhất là sau Covid, các nước đang làm mới lại thương hiệu quốc gia của họ. Cơ hội phục hồi cho các nước là như nhau hậu Covid-19, nước nào chuẩn bị tốt và nhanh thích ứng sẽ có cơ hội vàng.

Covid-19 đã làm đứt gẫy và sụp đổ nhiều mắt xích quan trọng của ngành du lịch. Việc đứt gãy các chuỗi cung ứng như vận chuyển (nhà xe cần bảo dưỡng, sửa chữa sau hai năm đắp chiếu), khách sạn (không phải tất cả đều mở cửa), hướng dẫn viên, nhân sự du lịch không có… khiến việc hồi phục khó có thể nhanh được, mà chỉ có thể từ từ.

Chúng ta rụt rè, cầu toàn dẫn tới chậm chạp, chậm cả truyền thông ra quốc tế. Trong khi Campuchia, Thái Lan đã mở cửa cả năm qua, thì Việt Nam cần có sự vào cuộc thực sự. Các bộ ngành đã đồng lòng, nhưng cần sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, vai trò của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch là rất quan trọng trong việc quyết định doanh nghiệp nào làm, mở thị trường nào trước để tập trung xúc tiến, chứ không thể nói chung chung. Hiện tại, đại diện của Lux Group tại châu Âu đang làm road-show với hãng hàng không vừa mở đường bay tới Frankfurt để xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Đức từ ngày 7 – 8 tháng 3 và ITB Berlin Đức (8-10 tháng 3).

PV: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có đề xuất khi gửi Chính phủ yêu cầu khách du lịch phải có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 10.000 USD. Trong khi đó, một số quốc gia hiện không yêu cầu khách du lịch phải có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?

CEO Phạm Hà: So với đề trước mức này là phù hợp, tôi ủng hộ mức này, để có được mức trách nhiệm trên du khách trả 30-40 USD cho mỗi chuyến đi là chấp nhận được và cạnh tranh với các nước trong khu vực. Thực tế thì chúng tôi cũng khuyên khách mua cao hơn và bắt buộc khi có Covid sảy ra khi đi tour hay thì khác dễ dàng xử lý hơn. Lux Travel Dmc đã đưa vào điều khoản bắt buộc du khách phai mua khi tham gia các tour Vietnam Test and Go 2022 đang chào bán trên website thương mại điện tử www.luxtraveldmc.com

PV: Chúng ta đã nói đến rất nhiều việc mà ngành du lịch Việt cần phải làm nếu muốn phục hồi, nhưng nếu chỉ được chọn một việc cần kíp để ưu tiên, theo ông nên chọn gì và tại sao?

CEO Phạm Hà: Có lẽ việc khẩn cấp nhất trong ngắn hạn là phục hồi nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch. Họ có tình yêu mới hay chuyển nghề khách sau 3 năm Covid, giờ phải đào tạo lại, đưa họ trở lại làm việc, giúp họ về tài chính và công việc ổn định khi tương lai chưa sáng sủa. Vì du lịch tất cả là con người, chúng ta không thể có dịch vụ tốt nếu không có nguồn nhân lực có chất lượng, có năng lực và yêu nghề.

Khẩn tiếp theo xác định được điểm mạnh của du lịch VN, sản phẩm nào đặc trưng để du khách nghĩ tới là muốn đi VN, biết ngay là trải nghiệm chỉ có tại VN ví dụ như “ trải nghiệm ngủ đêm trên du thuyền giữa kỳ quan” cái đó thế giới không có, chỉ VN mới có. Tại sao du khách phải chọn VN để đến so với các nước trong khu vực như Thái Land, Malaysia, Indonesia? Từ đó nhận diện lại thương hiệu lại DLVN, cần những chuyên gia thương hiệu, không phải từ các cuộc thi. Làm mới lại mình, xác định lại chân dung khách hàng mục tiêu, nguồn khách để có chiến lượng tiếp thị hiệu quả. Khách hàng ở đâu thì marketing ở đó. Trong nước cần truyền thông nhận thức của du khách và xã hội đối với nghành du lịch. Mỗi người dân yêu di sản văn hóa đất nước mình bằng sự tự hào và giới thiệu du khách như đại sứ du lịch. Marketing hiệu quả trên môi trường số, đong đo đếm được số lượng khách, cần chuyên trách cho từng khu vực và thị trường và chiến lược dài hơi và cụ thể hóa tầm nhìn DLVN.

PV: Khi bước vào giai đoạn mở cửa du lịch, Lux Group có gặp phải khó khăn nào không? Hiện công tác chuẩn bị đón khách quốc tế của Lux Group đang tiến triển ra sao và ông có gặp vướng mắc gì khi làm việc với các đối tác nước ngoài không?

CEO Phạm Hà: Tôi đặt ngôi sao năm cánh cho sự khác biệt độc đáo du lịch Việt Nam trong khu vực là văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên, con người và công nghệ thông tin. Chúng ta có các điểm nghẽn cần khơi thông để phát triển kinh tế du lịch là cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến truyền thông. Cơ hội cho các quốc gia là như nhau hậu Covid, các tỉnh thành trong một nước cũng như nhau, nên tỉnh thành nào nhanh chóng thính ứng nhanh sẽ phục hồi và phát triển nhanh chóng và được truyền thông tốt.

Chúng ta rụt rè, cầu toàn dẫn tới chậm chạp, chậm cả truyền thông ra quốc tế. Trong khi Campuchia, Thái Lan đã mở cửa cả năm qua, thì Việt Nam cần có sự vào cuộc thực sự. Các bộ ngành đã đồng lòng, nhưng cần sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, vai trò của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch là rất quan trọng trong việc quyết định doanh nghiệp nào làm, mở thị trường nào trước để tập trung xúc tiến, chứ không thể nói chung chung. Hiện tại, đại diện của Lux Group tại châu Âu đang làm road-show với hãng hàng không vừa mở đường bay tới Frankfurt để xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Đức từ ngày 7 – 8 tháng 3 và ITB Berlin Đức.

Cái doanh nghiệp du lịch cần lúc này là vốn, nhân lực và chính sách thuận lợi. Giờ là lúc mở tung cơ chế kìm hãm nghành này phát triển thành nghành kinh tế, có hẳn Bộ Du lịch từ Trung ương tới địa phương, thống nhất tới Sở và Phòng Du Lịch, có cơ chế chính sách đúng với nghành kinh tế. Những doanh nghiệp này cùng với các hãng hàng không, du thuyền, khách sạn cùng xúc tiến tại một thị trường mục tiêu, theo ngôn ngữ trường thị trường thì sẽ ra kết quả nhanh và có chất lượng.

Năm 2022, du lịch nội địa vẫn là bình oxy vẫn cho các doanh nghiệp, tiếp tục các xu thế và chiến dịch người Việt Nam du lịch Việt Nam. Các điểm đến mới nổi cũng có cơ hội như nhau, điểm đến nào thích ứng nhanh, linh hoạt, thay đổi tư du làm du lịch theo hướng bền vững sẽ phát triển tốt. Du lịch Việt Nam có thể định vị du lịch biển hay du lịch di sản với nhiều trải nghiệm mới lạ, giầu cảm xúc, hạ tầng cải thiện, chính sách visa thân thiện, du lịch tuần hoàn, bền vững, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia du lịch trong khu vực Đông Nam Á.

PV: Đại diện cho Lux Group, ông mong muốn điều gì nhất lúc này và có đề xuất gì với các cấp quản lý ngành?

CEO Phạm Hà: Hãy đồng hành cùng doanh nghiệp để phục hồi và phát triển, coi DN là đối tượng phục vụ thay vì quản lý. Đối thoại với doanh nghiệp cùng hướng tới thị trường mục tiêu để thu hút khách bền vững. Hãy đừng xây dựng các điểm đến DL VN bền vững hơn, giờ là lúc hoặc không bao giờ có thể xây dựng và định vị thương hiệu du lịch VN có chất lượng và uy tín, cao cấp, độc đáo, tập trung chất hơn lượng, DL cao cấp. Về lâu dài hãy xác định DL là nghành kinh tế thực sự, có riêng bộ Du Lịch, hoạt động thống nhất hiệu quả từ TW tới địa phương, để DL VN cất cánh, đóng góp nhiều hơn 10% cho GDP tạo ra nhiều công ăn việc làm và có tính lan tỏa cao.

Để doanh nghiệp lữ hành hồi sinh, phục hồi và phát triển bền vững, cần giải các nút thắt cổ chai như trên và là điểm yếu cốt tử của du lịch Việt Nam xưa nay. Cần tư duy đột phá để bứt tốc du lịch, cần có cơ quan chuyên trách phục hồi kinh tế xã hội, trong đó có du lịch, gỡ khó, gỡ rối chính sách theo hướng phục vụ và vướng mắc cho doanh nghiệp bằng đòn bẩy tài chính, cơ chế chính sách. Hà hơi tiếp sức 5% doanh nghiệp đã cầm cự được trong suốt hai năm qua, chứng tỏ họ có sức nội sinh và phục hồi được.