Thưởng thức bữa tối cầu kỳ và tiếng đàn tranh sâu lắng
Mặc quốc phục, thưởng nhạc, hoạ, thẩm rượu vang, tận hưởng ẩm thực địa phương nâng tầm fine-dining trong không gian thuần văn hoá Bắc Bộ tại nhà hàng Le Tonkin, Heritage Bình Chuẩn.
Đàn tranh (chữ Nôm: 檀箏, chữ Hán: 古箏: cổ tranh) – còn được gọi là đàn thập lục, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông, có xuất xứ từ Trung Quốc. Đàn thuộc họ dây, chi gảy. Vì có 16 dây nên đàn còn có tên gọi là Thập lục.
Nguồn gốc
Nguồn gốc đàn tranh Việt Nam là đàn tranh giống như đàn Sắt (Se) và đàn Cổ tranh (Guzheng) từ Trung Quốc truyền sang nước Việt có thể từ đời nhà Trần hay trước nữa, dùng trong dân gian dưới dạng 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi số dây từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép.
Qua bảy, tám thế kỷ, người nước Việt dùng và bản địa hoá nó, tạo cho nó một phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức, biến nó trở thành một loại nhạc cụ bản địa mang tính dân tộc, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt, và nói rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam.
Cấu tạo
Một cây đàn tranh
Đàn tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110–120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25–30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15–20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn (còn gọi là con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh.
Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Ngày xưa dùng dây tơ. Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo 3 móng gẩy vào ngón cái, trỏ và ngón giữa để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.
Âm thanh
Âm sắc đàn tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng. Đàn tranh ít thích hợp với những tính cách trầm hùng, khoẻ mạnh. Tầm âm đàn tranh rộng 3 quãng 8, từ Đô lên Đô 3.
Sử dụng
Đàn tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc tài tử, phường bát âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Trên du thuyền Heritage Bình Chuẩn, khách quý sẽ được trải nghiệm ẩm thực fine dining tại nhà hàng Le Tonkin trong tiếng nhạc hoà tấu đàn tranh. Một trải nghiệm ẩm thực để nhớ khi về miền di sản Hạ Long. www.heritagecruises.com
Hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch
Chia sẻ với DĐDN, chuyên gia Phạm Hà – Chủ tịch Lux Group cho biết, với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023, nếu không hành động ngay và có những giải pháp tổng thể thu hút khách quốc tế, cùng với sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương thì e rằng ngành Du lịch sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
PV: Sau 1 năm mở cửa từ dấu mốc 15/3, ông nhận định ra sao về thị trường du lịch Việt Nam và sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi?
CEO Phạm Hà: Có thể nói ngày 15/03/2022 thời điểm du lịch Việt Nam mở cửa đã đánh một dấu mốc quan trọng, mở toang cánh cửa hồi sinh cho ngành du lịch Việt Nam. “Tiếng trống” từ Chính phủ đã đánh thức toàn bộ hệ sinh thái của ngành du lịch sau “kỳ ngủ đông” chưa từng có trong lịch sử. Các doanh nghiệp ngành du lịch háo hức bật dậy nhanh chóng với rất nhiều kế hoạch cho ngày trở lại. Địa phương triển khai loạt tour, tuyến mới; hệ thống lưu trú huấn luyện nhân viên, tu bổ lại cơ sở hạ tầng; Lữ hành rục rịch kết nối lại với các đối tác nước ngoài,…
Do nhiều vấn đề về rào cản ban đầu trong chính sách hướng dẫn khách đến Việt Nam và sau này đã được sửa đổi, lượng khách Quốc tế dần quay trở lại đến Việt Nam.
Kết quả trong năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,66 triệu lượt người, gấp 23,3 lần so với cùng kì năm 2021. Con số thống kê khách du lịch này vẫn còn thấp rất nhiều so với thời điểm trước dịch Covid-19, tuy nhiên đã phần nào đánh dấu sự khởi sắc tuyệt vời của Du lịch Việt Nam năm 2022.
PV: Theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp ngày 15/3/2023, Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch phối hợp với Văn Phòng Chính Phủ và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc về du lịch. Ở góc độ doanh nghiệp du lịch, ông mong muốn những gì từ hội nghị này?
CEO Phạm Hà: Ở góc độ doanh nghiệp, tôi mong muốn Du lịch Việt Nam sẽ cần ngồi lại với nhau cùng hợp tác trao đổi để tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại cản trở phát triển du lịch và đưa ra những giải pháp phát huy hết những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Nói đi đôi với làm, quyết liệt để du lịch thực sự là nghành kinh tế. Đánh giá lại kết quả sau 5 năm của nghị quốc 08 của TW Đảng và nghị quyết 36 về phát triển kinh tế biển trong đó có kinh tế du lịch.
Để chấm dứt tình trạng “đi trước về sau,” Việt Nam cần “mở cánh cửa visa.” Chính sách visa của Việt Nam đang bất lợi, về cả số quốc gia miễn, thời gian lưu trú với e-visa, thời gian miễn visa cũng như hình thức visa. Nếu chúng ta không điều chỉnh linh hoạt, rất có thể du lịch tiếp tục tụt lại phía sau. Tôi mong muốn có thể chế, chính sách rõ ràng, có Bộ Du lịch, chính sách miễn visa đến 30 ngày vào ra nhiều lần cho những nước đã miễn visa, hoặc visa điện tử cho tất cả các quốc tịch còn lại bằng nhiều ngôn ngữ, lấy và trả tiền thuận tiện và visa on arrival nhanh chóng. Cần mạnh dạn thực thi chính sách visa vàng, lưu trú 3 đến 6 tháng cho khách muốn đến sống, lưu trú và tiêu tiền tại Việt Nam.
PV: Để hiện thực hoá mục tiêu 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023, từng bước đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch, Du lịch Việt Nam cần có những giải pháp chiến lược ra sao, theo ông?
CEO Phạm Hà: Trước hết, chúng ta cần định vị thương hiệu quốc gia du lịch, lấy di sản văn hóa và thiên nhiên là khác biệt độc đáo. Du lịch Việt Nam cần phát huy thế mạnh là du lịch biển đảo, du thuyền, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nguyên sơ, giàu truyền thống văn hóa. Phát triển điểm đến du lịch theo hướng du lịch bền vững, hướng đến các điểm đến không ô nhiễm, quản lý tốt điểm đến, điểm đến đem lại nhiều cảm xúc, nhiều trải nghiệm để khách tận hưởng từng khoảnh khắc, và chỉ mang về những kỉ niệm đáng nhớ.
Thứ hai, những người làm du lịch cần xuất phát từ tâm, sự hiếu khách và lấy khách hàng làm trung tâm thỏa mãn họ. Thái độ chiều khách của người làm du lịch gây thương nhớ để du khách tiếp tục quay lại.
Thứ ba, với dịch vụ mua sắm và giải trí, Du lịch Việt Nam còn thiếu sản phẩm du lịch mua sắm và giải trí để đáp ứng mọi nhu cầu du khách. Do đó cần làm phong phú, đa dạng những dịch vụ này để làm sao khách có cơ hội tiêu tiền, khách mua cạn túi tiền vẫn muốn mua tiếp.
Các hoạt động trình diễn nghệ thuật cần kiếm tiền từ kinh tế sáng tạo, hình thành công nghiệp văn hoá, khách vui, ta khoe văn hoá mà có nhiều tiền. Luôn đổi mới sáng tạo, số hoá vị nhân sinh và trải nghiệm khách du lịch, phục vụ thống kê, hoạch định chuẩn chiến lược, số hóa phục vụ thống kê khách và chi tiết số lượng chấm dứt ước lượng, ước chừng, khoảng…. Chất hơn lượng, nên lấy số liệu thống kê để hoạch định tương lai thay vì để báo cáo số đẹp và năm nào cũng phải tăng.
Làm được những điều trên, tôi tin rằng Việt Nam không lâu nữa cũng không thua kém gì so với Du lịch Thái lan và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành một trong 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.
Xin cảm ơn ông!
Souce: VCCI/ Tạp Chí Doanh Nhân
Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật
Du lịch Việt Nam cần hành động khẩn cấp để phục hồi và phát triển
(Tạp chí Du lịch) – Với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023, nếu không hành động ngay và có những giải pháp tổng thể thu hút khách quốc tế, cùng với sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương thì e rằng ngành Du lịch sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Đó là chia sẻ của ông Phạm Hà – Chủ tịch Lux Group trước thềm Hội nghị toàn quốc về du lịch.
Thưa ông, từ sau ngày 15/3/2022, Du lịch Việt Nam chính thức mở cửa đón khách trở lại và đã có sự khởi sắc. Ở góc độ doanh nghiệp du lịch, ông nhìn nhận thế nào về bức tranh du lịch Việt Nam hiện nay?
Có thể nói thời điểm mở cửa du lịch Việt Nam ngày 15/3/2022 đã đánh một dấu mốc quan trọng, mở toang cánh cửa hồi sinh cho ngành Du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp du lịch háo hức bật dậy nhanh chóng với rất nhiều kế hoạch; địa phương triển khai loạt tour, tuyến mới; hệ thống lưu trú huấn luyện nhân viên, tu bổ lại cơ sở hạ tầng; lữ hành rục rịch kết nối lại với các đối tác nước ngoài… Kết quả là năm 2022, Việt Nam đón và phục vụ hơn 3,66 triệu lượt khách quốc tế, gấp 23,3 lần so với cùng kì năm 2021. Dù số lượng khách vẫn còn thấp rất nhiều so với thời điểm trước dịch COVID-19, tuy nhiên đã phần nào đánh dấu sự khởi sắc tuyệt vời của du lịch Việt Nam năm 2022.
Riêng với Lux Group, thị phần khách quốc tế năm 2022 chủ yếu là thị trường khách Âu, Mỹ, Úc. Trong đó, khách đến từ thị trường Đức tăng trưởng nhanh và mạnh nhất, bằng với doanh thu và lượng khách của năm 2019. Tiếp đến là thị trường Anh và Tây Ban Nha; các thị trường khác cũng đạt 70% so với 2019.
Thời điểm trong và sau khi kiểm soát dịch COVID-19, Lux Group đã vượt khó thế nào? Ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế?
Đại dịch COVID-19 phủ bóng đen lên ngành kinh tế xanh toàn cầu. Không riêng Lux Group mà tất cả các doanh nghiệp du lịch đều phải đương đầu với những khó khăn, thách thức chưa từng có. Để đảm bảo hoạt động của Lux Group, vượt qua khó khăn, tôi đã phải đưa ra vô số quyết định từ táo bạo, đau đớn đến mạo hiểm, được tính theo ngày, theo tuần. Nhưng đây cũng là dịp để doanh nghiệp nhìn lại mình, cấu trúc lại, tạo những sản phẩm tốt hơn cho mùa tới; đào tạo thêm, nâng cao năng lực, kỹ năng, hiểu biết, đặc biệt là thái độ phục vụ khách cho nhân viên. Suốt thời kì đại dịch, Lux Group đã buộc phải chuyển hướng kinh doanh đến thị trường cao cấp Việt Nam và châu Á; năng động, sáng tạo, chuyên tâm thực hiện các hoạt động dịch vụ đảm bảo thỏa mãn quyền lợi khách hàng.
Lux Group đã không ngừng đổi mới, số hóa toàn bộ doanh nghiệp; các quy trình quy chuẩn được thiết lập. Chiến lược của Lux Group đã được thay đổi cho phù hợp và tồn tại được nhờ sự thân thiện, nhờ vào quyết tâm làm hài lòng du khách. Các ý tưởng mới, sản phẩm mới, cách tư duy mới được đưa vào triển khai tạo ra kết quả. Trong năm 2022, doanh thu và lượng khách của toàn bộ hệ sinh thái Lux Group đã phục hồi 50%. Lux Group kỳ vọng phục hồi 80% doanh thu và lượng khách trong năm 2023; phục hồi hoàn toàn vào năm 2024.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc về du lịch vào ngày 15/3/2023 nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới; thảo luận những hạn chế, điểm nghẽn và giải pháp tháo gỡ khó khăn giúp du lịch Việt Nam sớm phục hồi và phát triển bền vững. Ở góc độ doanh nghiệp du lịch, ông có kiến nghị, đề xuất gì đến Hội nghị này?
Ở góc độ doanh nghiệp, tôi mong muốn toàn ngành Du lịch Việt Nam sẽ ngồi lại với nhau, cùng trao đổi để tháo gỡ những vướng mắc, đưa ra những giải pháp phát huy hết những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Nói đi đôi với làm, làm quyết liệt để du lịch thực sự là ngành kinh tế. Cần đánh giá lại kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 36-NQ/TW năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển trong đó có kinh tế du lịch.
Cụ thể: Tôi mong muốn có Bộ Du lịch; có thể chế, chính sách rõ ràng; chính sách miễn visa đến 30 ngày, vào ra nhiều lần cho những nước đã miễn visa; visa điện tử cho tất cả các quốc tịch còn lại bằng nhiều ngôn ngữ. Làm sao để khách đến được dễ dàng, cảm thấy được chào đón ngay từ điểm chạm đầu tiên là visa. Các nước đang cạnh tranh khốc liệt để thu hút khách đến, trong khi chính sách visa hiện nay của Việt Nam cần phải thay đổi bắt kịp khu vực. Cần mạnh dạn thực thi chính sách visa vàng, lưu trú 3 đến 6 tháng cho khách muốn đến sống, lưu trú và tiêu tiền tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, định vị thương hiệu du lịch quốc gia, lấy di sản văn hóa và thiên nhiên làm khác biệt độc đáo. Du lịch Việt Nam cần phát huy thế mạnh du lịch biển đảo, du thuyền, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa. Phát triển điểm đến du lịch theo hướng du lịch bền vững, hướng đến các điểm đến không ô nhiễm; quản lý tốt điểm đến, đem lại nhiều cảm xúc, nhiều trải nghiệm để khách tận hưởng từng khoảnh khắc, và chỉ mang về những kỉ niệm đáng nhớ. Làm du lịch tử tế, xuất phát từ tâm, sự hiếu khách; lấy khách hàng làm trung tâm và thỏa mãn họ. Dùng thái độ chiều khách của người làm du lịch gây thương nhớ để du khách tiếp tục quay lại.
Cần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ mua sắm, giải trí, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Phải làm sao để khách có cơ hội tiêu tiền, làm sao để khách mua cạn túi tiền vẫn còn muốn tiếp tục mua… Không “ăn mày” di sản, mà phải kiếm tiền từ kinh tế sáng tạo; hình thành công nghiệp văn hoá, làm sao để khách vui, ta khoe được văn hoá mà lại kiếm được nhiều tiền. Luôn đổi mới sáng tạo, số hoá trải nghiệm của khách du lịch; phục vụ thống kê, hoạch định chuẩn chiến lược; chấm dứt ước lượng, ước chừng, khoảng… Đặc biệt là nên lấy số liệu thống kê để hoạch định tương lai.
Xin cảm ơn ông!
Tuấn Sơn ( Tạp Chí Du Lịch)
Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật
Dòng dõi nhà quý tộc dân tộc Bạch Thái Bưởi: Trứng rồng lại nở ra rồng.
Sự thăng trầm lịch sử Việt Nam, chiến tranh và hòa bình, nhìn nhận sai lầm về giai tầng xã hội trong quá khứ đã ảnh hưởng lên số phận từng con người nhà họ Bạch, nhưng “trứng rồng lại nở ra rồng”, truyền thống gia đình vẫn được tiếp nối.
Ông Bạch Thái Tòng
(7/11/1900 – 1946 (1949))
Là người được nhà tư sản họ Bạch tin tưởng, đặc biệt giao trọng trách điều hành, quản lý việc kinh doanh trong gia đình. Chẳng thế mà khi lấy vợ cho con trai Bạch Thái Tòng, Bạch Thái Bưởi đã tổ chức một đám cưới đặc biệt, nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ và được nhiều hãng thống tấn của Pháp đưa tin. Ông Bạch Thái Tòng nối nghiệp sau khi cụ Bạch Thái Bưởi qua đời từ năm 1932. Năm mất và cái chết của ông vẫn là một bí ẩn của lịch sử.
Bác Bạch Thái Hải
(8/1925 – 11/7/1992)
Là con trai của ông Bạch Thái Tòng, cháu ruột nhà tư sản, nên bác Bạch Thái Hải chịu lý lịch dòng dõi tư bản. Khi tham gia kháng chiến – Phóng viên Báo Quân Đội Nhân Dân bác Hải đã gửi Nhà cho UBND Thành Phố Hải Phòng giữ hộ. Khi hoà bình lập lại bác Hải đã có đơn đề nghị UBND Thành phố Hải Phòng trả lại nhà nhưng chưa được giải quyết thì bác Hải mất.
Chị Bạch Quế Hương
(30/5/1961)
Con gái duy nhất của bác Bạch Thái Hải, người chăm sóc mộ phần hương khói giỗ chạp gia đình họ Bạch. Chị là nhà giáo đã nghỉ hưu, chăm sóc mẹ già và vui với sự vương trưởng của con trai tên Hiếu và con gái tên Thảo. Một nhà giáo mẫu mực, xứng danh con cháu cụ Bạch gìn giữ nề nếp gia phong và rất chuẩn mực. Chị cũng là người nghiên cứu rất nhiều tài liệu về cụ Bạch, viết sách và tiếp tục đòi nhà thay cha mình mà chưa có kết quả.
Quần đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ, một trong những vịnh đẹp nhất thế giới.
Hoang sơ đích thực là từ thông dụng để dân nghiền du lịch nói về quần đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ. Đi du lịch Cát Bà bằng đường bộ chỉ mất 1,5 giờ từ Hà Nội bằng đường cao tốc 5B. Ngày nay, du khách đang chuyển từ vịnh Hạ Long sang thăm quan Cát Bà và vịnh Lan Hạ với số lượng ngày càng tăng.
Nơi này bây giờ đang trong giai đoạn bắt đầu phát triển du lịch nên mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Lan Hạ rất nhỏ nên bạn có thể thuê một chiếc thuyền du lịch để tự khám phá vịnh nếu ngủ đêm trong các khu nghỉ biển trên đảo Cát Bà. Đây là ý tưởng hoàn hảo cho những người tự tin, có kinh nghiệm và muốn có một cuộc phiêu lưu hoàn toàn mới.
Cát Bà là đảo lớn nhất trong số 366 hòn đảo trải rộng trên 260km2 bao gồm quần đảo Cát Bà, tạo thành rìa phía đông nam vịnh Hạ Long ở miền Bắc Việt Nam.
Đảo Cát Bà có diện tích bề mặt là 285km2 và vẫn giữ được những đặc điểm ấn tượng và gồ ghề của vịnh Hạ Long. Hòn đảo này thuộc thành phố Hải Phòng – một thành phố công nghiệp quan trọng, cùng với Hà Nội và Hạ Long, tạo thành một tam giác kinh tế quan trọng ở miền Bắc Việt Nam.
Khoảng một nửa đảo Cát Bà được bao phủ bởi công viên quốc gia, nơi cư trú của loài voọc Cát Bà đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Hòn đảo này có nhiều hệ sinh thái tự nhiên, cả biển và trên cạn, dẫn đến tỷ lệ đa dạng sinh học cực kỳ cao.
Các hình thái sinh cảnh tự nhiên được tìm thấy ở quần đảo Cát Bà bao gồm núi đá vôi, rừng núi đá vôi nhiệt đới, rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển, đầm phá, bãi biển, hang động và rừng liễu đầm lầy. Đảo Cát Bà là một trong những hòn đảo đông dân nhất ở vịnh Hạ Long, với khoảng 13.000 cư dân sống ở sáu xã khác nhau, và hơn 4.000 cư dân sống trên các làng chài nổi ngoài khơi.
Phần lớn dân số của thị trấn Cát Bà sinh sống ở mũi phía nam của đảo (15km về phía nam của vườn quốc gia) và đây cũng là trung tâm thương mại. Nước mắm Cát Bà đặc biệt nổi tiếng và một trong những ngành công nghiệp chính trên đảo từ hơn 100 năm nay với thương hiệu mắm Vạn Vân và du khách có thể ghé thăm xưởng sản xuất ở thị trấn Cát Bà.
Vịnh Hạ Long rất nổi tiếng và đông đúc hơn, nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm nó một mình, bạn nên thuê riêng một chiếc thuyền của chúng tôi, nó sẽ đưa bạn đến nơi bạn muốn, bay trên hành trình của riêng bạn. Đi sâu vào vịnh, bạn sẽ khám phá các hang và động, rồi qua vịnh Bái Tử Long và Vịnh Lan Hạ, đi bộ trong Vườn quốc gia Cát Bà, leo núi đá, chèo thuyền kayak và ngắm nhìn hoàng hôn tuyệt vời nhất mà bạn chưa từng thấy.
CÁT BÀ – NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT TOÀN CẦU.
Có thể bạn chưa biết hết về quần đảo Cát Bà và những danh hiệu Quốc Gia và Quốc tế.1, Vườn Quốc Gia (1986)
2, Khu dự trữ sinh quyển thế giới (2004)
3, Nhãn hiệu chứng nhận khu Dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên (2007)
4, Rừng mưa nguyên sinh trên đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam (2011)
5, Rạn san hô phát triển bậc nhất ven biển Bắc Bộ (2011)
6, Rừng ngập mặn lớn nhất ở đảo Việt Nam (2011)
7, Có nhiều Hồ nước mặn nhất:
Chỉ riêng Hồ nước mặn khu vực Hạ Long – Quần đảo Cát Bà đã có số lượng từ 119 – 138 hồ. Kiểm tra trên Google Earth, tác giả Jaap Jan Yermeulen ước tính có khoảng 400 hồ nước mặn trên toàn thế giới. Như vậy riêng vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà chiếm khoảng 1/3 hồ nước mặn toàn cầu. Trong đó hồ Hang Vẹm (28,8 ha) là hồ lớn nhất….
8, Kỉ lục Quần đảo có nhiều đảo nhất Việt Nam (2012)
9, Di tích quốc gia đặc biệt (2013)
10, Vịnh Lan Hạ thành viên hiệp hội Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới (2020)
11, Loài linh trưởng hiếm nhất châu Á, đồng thời không có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, chỉ còn tồn tại duy nhất ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) – Vooc Cát Bà
Heritage by night on the bay
Đêm di sản thực cảnh đầu tiên trên vịnh Bắc Bộ ngày ra mắt thương hiệu Heritage Cruises.
Dòng Sông Hồng và các phù lưu tạo lên một vùng châu thổ rộng lớn và trù phú, một trong 36 nền văn minh lớn của thế giới, đó là tinh hoa Bắc Bộ. Khám khá vẻ đẹp quê hương và nông thôn Việt Nam qua mỹ thuật bằng ngôn ngữ kể chuyện di sản của họa sĩ Phạm Lực, những bức tranh hoài niệm về thôn quê hòa quyện với âm nhạc dân gian đậm chất làng quê Bắc Bộ trên vùng vịnh di sản thiên nhiên Hạ Long và Lan Hạ trên du thuyền di sản Bình Chuẩn. Bạn còn chờ đợi gì hơn sự độc đáo này?
Chương trình này hấp đẫn người thưởng thức âm nhạc dân gian Việt Nam, đậm chất sáng tạo, nghệ thuật thuần khiết mà rất gần với đời sống, nhu cầu giải trí và thưởng thức. “Heritage by night on the bay” khoe cái hay, cái đẹp của nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn nhị, thập lục, tam thập lục, đàn đáy và các đạo cụ bằng luồng, tre, nứa.
3 cảnh chính với 7 phần nội dung kết nối liền mạch với nhau, giới thiệu về đời sống lao động, sinh hoạt của người dân quê Việt Nam đồng bằng Bắc bộ. Mở đầu là buổi sớm Bình minh, tiếp đó là không gian Chợ quê, Ngày mùa, Khoảng khắc trưa hè, Cuộc sống lao động làng nghề, Thiếu nữ gội đầu, tắm trăng và cuối cùng là Hội làng.
Câu chuyện làng quê bằng âm nhạc diễn ra theo qui luật tự nhiên trong một ngày từ sáng sớm đến tối muộn. Ngay trong phần mở màn, khán giả bất ngờ khi được trở về không gian làng quê bình yên, tinh khôi với tiếng mõ của mẹ, tiếng rít thuốc lào vang rền của cha. Trong không gian đó, tiếng sáo trúc từng nhịp, từng nhịp trong trẻo, bay bổng vang lên, lúc điệu đà, khi rộn rã theo tiếng chim, tiếng dế.
Sau Bình Minh yên tĩnh, khán giả bất ngờ đến với Chợ quê ồn ào, náo nhiệt, ở đó có tiếng rao của người bán, xen lẫn tiếng dao thớt, xoong nồi, xô chậu được liên kết với nhau tạo thành dàn hợp xướng sinh động, trong đó người đàn ông mù kéo đàn nhị hát xẩm giữ vị trí trung tâm buổi hòa tấu. Hát xẩm là chiêu thức quảng bá tại chỗ trên các bến tàu và trên “tàu Bưởi”, và chúng tôi kể bằng nhạc và họa trong đêm di sản.
Heritage by night on the bay mở ra những không gian đẹp, những giai điệu và tiết tấu âm nhạc khi bay bổng, lúc trầm lắng làm người xem có lúc như nghẹn lại, đó là lúc người dân quê đẫm mình vào lao động ngày mùa, là sự thanh tịnh khi cô thôn nữ thong thả gội đầu, đùa giỡn với ánh trăng thanh, là những màn hát múa giao duyên tình tứ, ý nhị….
Ngày hội làng của người dân quê ngưng lại mang theo dư âm đẹp. Sáng tạo ra buổi diễn thực cảnh sử dụng âm nhạc dân gian để chở hồn quê, làng Việt cùng lũy tre xanh, đồng lúa chín vàng, cây đa, bến nước, sân đình đến với mọi người dân đất Việt và du khách gần xa.
Không gian bình yên, tinh khôi về với tuổi thơ, với làng quê cùng mẹ, cùng cha và những người nông dân chất phát. Những âm thanh đầu tiên bắt đầu, tiếng côn trùng, tiếng gà gáy sáng cất lên đưa mình tới một thế giới hoàn toàn khác, đầy ắp những tiếng đàn hay.
Tầu Bình Chuẩn tới Sài Gòn
Báo tiếng Pháp, L’Écho Annamite – Tiếng Vọng An Nam xuất bản ngày 16 tháng 9 năm 1920 viết bài “Tầu Bình Chuẩn tới Sài gòn”, trang trọng đưa tin trang nhất, người viết xin dịch nguyên văn từ Tiếng Pháp hầu quý vị.
Chúng tôi vui mừng thông báo với công chúng về tầu An Nam đầu tiên cập cảng Sài Gòn, đó là tầu của ông Bạch Thái Bưởi, tầu Bình Chuẩn, có thể tầu sẽ đến vào sáng mai ngày 17 tháng 9.
Đây là con tầu tiên được người Việt Nam thiết kế và đóng mới hoàn toàn tại Hải Phòng, trong xưởng đóng tầu lớn của nhà công nghiệp Bạch Thái Bưởi.
Trên hải trình từ Bắc Kỳ vào Nam Kỳ, tầu này có dừng tại Tourane (Đà nẵng ngày nay), đích thân hoàng đế Khải Định, nhiều quan lại triều đình Huế cùng các người Pháp và dân bản địa đã đến thăm quan con tầu cập cảng tại đây.
Tất cả khách thăm quan đều được đón tiếp long trọng và có ấn tượng tốt đẹp, có lời chúc mừng thuyền trưởng của tầu An Nam và không ngớt lời khen ngợi chủ tầu Hải Phòng, xứ Bắc Kỳ.
Tầu Bình Chuẩn sẽ lưu lại Sài gòn chục hôm để công chúng Sài gòn được đến thăm quan và chiêm ngưỡng, thuyền trưởng và thủy thủ đoàn sẽ đón tiếp chu đáo.
Sau đó tầu sẽ đón du khách du ngoạn ra Bắc Kỳ, dừng chân tại Trung Kỳ với giá vé rất hợp lý. Mọi chi tiết có thể liên hệ với Ông Nguyễn Đắc, tại 46 phố Catinat (nay là phố Đồng Khởi) hoặc liên hệ trực tiếp với thuyền trưởng của con tầu, khi tầu Bình Chuẩn cập cảng Sài Gòn.
Theo chuyên gia du lịch sang trọng, Heritage Bình Chuẩn ấn tượng nhất trong các du thuyền trên vịnh Bắc Bộ, Việt Nam
Lần thứ n quay lại Hạ Long – Lan Hạ, lần thứ n đi cruise nhưng đây là lần có ấn tượng mạnh nhất với Heritage Cruises Bình Chuẩn theo lời lữ khách.
Từ hồi du thuyền này còn đang đóng, mình đã “phải nghe” giám đốc bán hàng Giang Đỗ nói về sản phẩm nhà nó với ánh mắt lấp lánh đầy ngưỡng mộ. Rồi lỡ hẹn với chuyến hạ thuỷ đầu tiên, và 2 lần khác. Các điểm khen với Heritage Bình Chuẩn:
Tàu rất to, rất rộng. Một diện tích tương đương tàu khác làm 46 phòng thì họ chỉ làm 20 phòng. Mình nói như vậy để mọi người hình dung du thuyền này có nhiều không gian public cho khách để Relax & Chill đến thế nào. 2 nhà hàng, 1 Piano Lounge, 1 Thư viện, 1 Art Gallery, 1 Wine Cellar, 1 bể bơi và bar, 1 sundeck rộng thênh thang.
Nên đúng là về phòng chỉ ngủ mặc dù phòng cũng rất đẹp và có gu. Nhiều khu công cộng như thế nên Bình Chuẩn rất hợp lý để đi cruises 3-4 ngày. Thậm chí dài hơn mà khách sẽ ko bị nhàm chán. Vì bình thường mình sẽ đánh giá trên số lượng phòng để tưởng tượng về độ to rộng của tàu. Nên đúng là lúc lên Heritage Bình Chuẩn, mình cũng hơi ngợp về độ rộng bên trong của nó.
Décor: có hơi hướng của dòng MGallery, boutique nhưng vẫn có nét riêng, truyền thống. Dọc hành lang phòng nghỉ là những bức ảnh Le Tonkin xưa. Thiết kế tận dụng ánh sáng tự nhiên tối đa với giếng trời, các cửa sổ lớn từ sàn lên trần. 100% các phòng có ban công riêng và tầm nhìn toàn cảnh.
Điểm cộng nữa là từ lúc lên tàu đến lúc xuống tàu, bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy 1 đồ nhựa nào. Điểm này các tàu mới gần đây cũng rất chú trọng. Những người bảo vệ môi trường sẽ rất hài lòng điều này.
Điểm cộng nữa mà mình thấy số ít tàu làm được là chú trọng giới thiệu lịch sử, văn hoá của Việt Nam và của Lan Hạ. Thổi hồn vào 1 con tàu bằng 1 câu chuyện, 1 huyền thoại, sau đấy truyền cảm hứng được tới từng nhân viên để họ truyền tải cô đọng đến với du khách trong 1 hải trình ngắn ngủi nhưng nhiều ký ức. Mặc dù mình cũng đã được nói quá nhiều trước đó về cụ Bạch Thái Bưởi, về con tàu đầu tiên của người Việt.
Nhưng lên tàu thấy 2 tượng to tướng thì mình hiểu họ trân trọng di sản & lịch sử đến thế nào. Nên khi gọi tên, hãy gọi đúng Heritage Bình Chuẩn. Bởi vì Bình Chuẩn là con tàu đầu tiên do người Việt đóng, và chạy chuyến xuyên việt từ cảng Hải Phòng tới cảng Sài Gòn. Năm 2019 là năm hạ thuỷ và cũng tròn 100 năm phục dựng độc bản của con tàu huyền thoại ấy (1919-2019).
Hành trình: Như mình nói ở trên, mình may mắn có cơ hội đi hầu hết du thuyền Hạ Long. Nên lúc bắt đầu đi mình cũng khá chủ quan, mục đích là đi xem phòng ốc, thiết kế, bữa ăn. Nhưng cuối cùng ngoài việc quá hài lòng về không gian thiết kế, mình cũng bị thuyết phục bởi hải trình.
Bên cạnh 1 Vịnh Hạ Long bắt đầu touristic, Vịnh Lan Hạ vắng hơn. Kayaking, bơi, lặn ở Ba Trái Đào hợp lý. Nước biển trong vắt, cá tung tăng bơi lội quanh chân. Còn Hang Sáng Tối thì đi nhiều quá rồi nên cũng không bình luận gì nhiều. Hy vọng bạn nhìn thấy khỉ hay vọc trên vác đá vôi vào buổi sáng yên tĩnh khi đi thuyền nan luồn lách qua các hang vòm đá vôi bị sóng xuyên thủng tạo cảnh quan tuyệt đẹp.
Điều lý thú: Mọi người nghe nhiều về truyền thuyết Hạ Long rồi đúng không? Vậy mình giải thích thêm nè, sau khi Rồng xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc xâm lược thì không quay về thiên giới. Nơi Rồng Mẹ “hạ cánh” gọi là vịnh Hạ Long.
Nơi Rồng Con “Hạ cánh” gọi là vịnh Bái Tử Long. Nơi đuôi rồng quẫy gọi là “vịnh Lan Hạ” 3 vịnh này gọi chung là vịnh Bắc Bộ (cùng với các đảo và quần đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ….)
Vậy là mình đã đi Hạ Long, Lan Hạ. Còn Bái Tử Long thì mời cả nhà đi Emperor Cruises. Cũng là Lux Cruises quản lý Emperor Cruises và Heritage Cruises. Một con tàu Emperor Cruises có diện tích tương đương 32 PHÒNG thì họ chỉ làm 10 phòng. Nói vậy để mọi người hình dung nó to và rộng thế nào. (Vợ chồng đi tàu này cần tìm nhau chỉ có cách gọi điện chứ không đi rã cẳng cũng không tìm được).
Siêu đẳng cấp với true butler (Quản gia riêng thật sự nhé), chứ không phải gọi chung Butler cho sang mồm đâu. Tức là có hẳn 1 người phục vụ riêng cho đôi bạn. Chăm sóc bạn đến chân răng. Hôm nào rảnh lại review Emperor Cruises sau nha. Mình xin gửi lời cám ơn toàn bộ đội ngũ du thuyền Heritage Bình Chuẩn nói chung vì tình yêu của mọi người tới sản phẩm của chính các bạn đã thật sự truyền cảm hứng.
Với người Việt thì khơi dậy được sự tự hào, với người nước ngoài thì đã truyền tải được văn hoá, lịch sử của Việt Nam. Một hải trình của ký ức, lịch sử, văn hoá và cả nghệ thuật nữa. Giá có thêm một cuốn sách về không gian di sản Heritage Bình Chuẩn để du khách khám phá tuyệt tác độc bản trong lòng di sản này thì tuyệt vời và chắc chắn tôi sẽ quay lại tận hưởng và trải nghiệm hải trình viễn thám 4 ngày 3 đêm.
Kể chuyện di sản văn hoá Việt Nam bằng ngôn ngữ du lịch trải nghiệm
Đất nước Việt Nam chúng ta có mỏ vàng di sản quý giá cho phát triển du lịch di sản văn hoá, trải nghiệm giá trị, độc đáo, giầu cảm xúc và đáng nhớ.
Du lịch di sản là một phần của du lịch văn hóa. Theo định nghĩa của Tổ chức Bảo tồn Di sản Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ, “Du lịch di sản văn hóa là du lịch để trải nghiệm điểm đến, hiện vật, các hoạt động thể hiện chân thực những câu chuyện và con người xưa và nay, nó bao gồm văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên”.
Di sản thiên nhiên – đường thủy, cảnh quan, rừng cây, đầm lầy, vùng cao, động vật hoang dã bản địa, côn trùng, thực vật, cây cối, chim và động vật. Di sản hữu hình – các di tích lịch sử, tòa nhà, tượng đài, đèn biển, hiện vật trong viện bảo tàng và kho lưu trữ… Di sản phi vật thể – phong tục tập quán, thể thao, âm nhạc, khiêu vũ, văn hóa dân gian, câu chuyện, hàng thủ công mỹ nghệ, kỹ năng và kiến thức bản địa.
Lux Group tổ hợp các công ty tí hon vĩ đại, chuyên tâm đầu tư xây dựng và thiết kế vào các sản phẩm du lịch trải nghiệm, du lịch di sản signature, và thửa theo yêu cầu. Các du thuyền như Emperor hay Heritage Bình Chuẩn chúng tôi đều phát triển từ những câu chuyện di sản thành sản phẩm du lịch trải nghiệm một cách tinh tế và hấp dẫn. Sắp tới chúng tôi đưa vào hoạt động Emperor Cruises Legend Phú Quốc. Kế tiếp thành công chúng tôi phát triển thương hiệu mới Secret-Hideaways Pù Luông, cảm hứng từ thơ Tây Tiến Quang Dũng.
Chúng tôi tâm niệm rằng bí quyết thành công đằng sau mỗi dự án chính là niềm đam mê, tận tâm và cống hiến. Đơn giản là đẹp là sang, chúng tôi coi trọng những yếu tố văn hoá di sản, nét trang nhã tạo ra tính chân thực và độc đáo của trải nghiệm.
Du thuyền Heritage Cruises là thương hiệu rất được du khách và lữ hành chào đón, tạo tiếng vang ngay khi ra đời, đây là du thuyền mang phong cách boutique độc đáo, đậm chất nghệ thuật, tinh tế đến từng chi tiết. Du thuyền là điểm đến thú vị cho hành trình khám phá trải nghiệm trên Vịnh Bắc Bộ và Sông Hồng.
Lữ khách không ngừng tìm kiếm những trải nghiệm “mới và khác biệt độc đáo”, thấu hiểu khách hàng cao cấp nên chúng tôi đã phát triển du thuyền nhỏ trên vịnh. Mười đặc điểm hàng đầu của du thuyền boutique như Du thuyền Heritage Bình Chuẩn: Kích thước, Cá tính, Thiết kế, Tính cách, Văn hóa, Dịch vụ, Ẩm thực, Khách hàng có văn hóa, để cảm nhận về một điểm đến trọn vẹn, tính chân thực và độc đáo của trải nghiệm.
Lấy khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ, chúng tôi tập trung vào tiện nghi, tôn trọng không gian riêng tư dành cho du khách với 20 phòng Suites (33-80m2), rộng rãi, sang trọng, có ban công riêng, hướng biển và du khách có thể ngắm kỳ quan thiên nhiên từ bất kỳ chỗ nào trong phòng. Chúng tôi muốn mỗi khoảnh khắc đều trân quý, đáng để lưu giữ ký ức đẹp của cuộc đời.
Chúng tôi chú trọng toàn vào bộ trải nghiệm thực sự ấn tượng và khác biệt độc đáo, bắt nguồn từ việc kết hợp hài hòa giữa con người, tinh hoa văn hoá bản địa và những nét đẹp hoang sơ cùng với dịch vụ hoàn hảo cá nhân hoá cao – tất cả yếu tố này hoà quyện nhau tạo nên kỷ niệm đẹp của hành trình khám phá, trải nghiệm trên Heritage Cruises.
Sứ mệnh hồi sinh di sản văn hoá hữu hình và vô hình Bình Chuẩn (1919-2019) và những tư tưởng và bài học thực nghiệp một quý tộc Việt, đó là cụ Bạch Thái Bưởi (1874-1932), thành tín đạo nghĩa và trách nhiệm, viết tiếp giấc mơ du thuyền made-in-Vietnam ra biển lớn, “dân quốc phú cường”.
Khi nhận định về ông, hội Khai Trí Tiến Đức cho rằng: Cụ là một bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu nơi thương trường mà cuộc đời của Cụ đáng phô bầy cho quốc dân, sự nghiệp của Cụ đáng làm gương cho các nhà buôn bán noi theo. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ viết về Bạch Thái bưởi trong tạp chí Đông Thanh: Bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà
Từ góc độ tiếp cận văn hoá di sản, từ thiết kế, logo có tính biểu trưng ý nghĩa, tới các hoạ tiết mang tinh hoa văn hoá Bắc Bộ, các địa danh lịch sử của vùng đất, nước, tên các con tàu, chúng tôi lấy lại tên tàu Bình Chuẩn (tôi đóng mới, hạ thuỷ, đưa vào vận hành sau đúng 100 năm).
Heritage Bình Chuẩn kể câu chuyện văn hoá, lịch sử, mỹ thuật (hoạ sĩ triệu đô với 100 bức tranh Phạm Lực kỷ niệm 100 năm tàu Bình Chuẩn), thời trang, ẩm thực, kiến trúc những năm 30 thế kỷ trước và chúng tôi cũng hoà quyện thêm yếu tố đương đại để tôn vinh di sản văn hoá, con người, vùng nước, vùng biển mà các con tàu (trong số 30 chiếc) ngược xuôi ngọn nguồn các con sông Bắc Kỳ, vịnh Bắc Bộ và cận duyên Việt Nam từ Hải Phòng vào Sài Gòn hồi đầu thế kỷ 20.
Với du khách Việt Nam, chúng tôi mang gần hơn, kể câu chuyện lịch sử tàu Made-in-Vietnam đầu tiên của tiền nhân, để mọi người chạm được vào di sản phi vật thể trên hành trình khám phá di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Lan Hạ. Một giấc mơ người Việt đang được viết tiếp trên hành trình giấc mơ du thuyền Việt Nam ra biển lớn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chúng tôi vinh danh di sản Việt Nam và con người Việt Nam.
Du khách nước ngoài được khám phá sự giầu có văn hóa Việt Nam, được đánh thức 5 giác quan và giác quan thứ 6 là cảm nhận văn hoá di sản ở một nơi di sản thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Du khách khám phá mỹ thuật, “đọc” các bưu ảnh cổ, tận hưởng ẩm thực fine-dining trên không gian hoài niệm bồng bềnh giữa kỳ quan, nghe câu chuyện lịch sử người xưa khởi nghiệp, tận hưởng kỳ nghỉ du thuyền sang trọng với nhiều tiện ích, thư giãn và trải nghiệm kỳ nghỉ biển xanh, cát trắng nắng vàng, thăm quan làng chài 5000 năm tuổi Cài Bèo, hoà mình vào di sản văn hoá và thiên nhiên để lưu khoảnh khắc, giữ kỷ niệm.
“Một du thuyền di sản văn hoá đưa lữ khách khám phá kỳ quan thiên nhiên thế giới.” Đúng như nhà sử học Dương Trung Quốc nói khi viết về sự độc đáo của Heritage Bình Chuẩn: ”Cái đó thế giới không có, chỉ Việt Nam mới có”. Chúng tôi không chỉ tạo ra thương hiệu mà tạo ra trào lưu “người Việt Nam đi du thuyền”, Heritage Bình Chuẩn là du thuyền chạy nhiều nhất vịnh Bắc Bộ và được du khách trong và ngoài nước yêu thích nhất, nhiều giải thưởng và tạp chí sang trọng nước ngoài vinh danh “tuyệt tác kỳ quan”.
Hãy khám phá, học hỏi, tôn trọng, vui chơi và tận hưởng!
Du lịch Việt Nam cần chiến lược và hành động khẩn cấp để phục hồi và phát triển bền vững
Sau nhiều cố gắng, đặc biệt là việc mở cửa sớm nhưng du lịch Việt Nam không đạt được mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế năm 2022. Với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023, nếu không hành động ngay và có những giải pháp tổng thể thu hút khách quốc tế, cùng với sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương thì e rằng ngành Du lịch sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
1. Từ sau ngày 15/3/2022, thời điểm du lịch Việt Nam chính thức mở cửa đón khách trở lại, du lịch Việt Nam đã có sự khởi sắc. Ở góc độ doanh nghiệp du lịch, ông có nhìn nhận về bức tranh du lịch Việt Nam thế nào?. Lượng khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thế nào?. Lượng khách đến với Lux Group ra sao?, chủ yếu thị trường nào?
Có thể nói ngày 15/03/2022 thời điểm du lịch Việt Nam mở cửa đã đánh một dấu mốc quan trọng, mở toang cánh cửa hồi sinh cho ngành du lịch Việt Nam. “Tiếng trống” từ Chính phủ đã đánh thức toàn bộ hệ sinh thái của ngành du lịch sau “kỳ ngủ đông” chưa từng có trong lịch sử. Các doanh nghiệp (DN) ngành du lịch háo hức bật dậy nhanh chóng với rất nhiều kế hoạch cho ngày trở lại. Địa phương triển khai loạt tour, tuyến mới; hệ thống lưu trú huấn luyện nhân viên, tu bổ lại cơ sở hạ tầng; Lữ hành rục rịch kết nối lại với các đối tác nước ngoài; Do nhiều vấn đề về rào cản ban đầu trong chính sách hướng dẫn khách đến Việt Nam và sau này đã được sửa đổi, lượng khách Quốc tế dần quay trở lại đến Việt Nam. Kết quả trong năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,66 triệu lượt người, gấp 23,3 lần so với cùng kì năm 2021. Con số thống kê khách du lịch này vẫn còn thấp rất nhiều so với thời điểm trước dịch Covid-19, tuy nhiên đã phần nào đánh dấu sự khởi sắc tuyệt vời của Du lịch Việt Nam năm 2022.
Thị phần khách Quốc tế của Lux Group chủ yếu là thị trường khách Âu, Mỹ, Úc. Cụ thể, trong năm 2022, khách đến từ thị trường Đức tăng trưởng nhanh và mạnh nhất bằng với doanh thu và lượng khách của năm 2019, tiếp theo là thị trường Anh quốc và thị trường Tây Ban Nha và các thị trường khác cũng đạt 70% so với 2019.
2. Trong thời điểm có dịch và khi dịch được kiểm soát, Lux Group đã có nhiều nỗ lực “ vượt khó” trong hoạt động, kinh doanh như: chuẩn bị nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới hoạt động kinh doanh, chuyển hướng trong việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm thị trường. Lux Group đã tạo nên nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn góp phần trong việc thu hút khách quốc tế đến khám phá, trải nghiệm. Xin ông có thể chia sẻ một số thông tin liên quan và kinh nghiệm?.
Đại dịch Covid-19 phủ bóng đen lên ngành kinh tế xanh toàn cầu, không riêng Lux Group mà tất cả các doanh nghiệp du lịch đang phải đương đầu với những khó khăn, thách thức chưa từng có. Dưới góc độ là người lãnh đạo Lux Group, trong ác mộng tôi cũng không thể nghĩ thế giới đột ngột chao đảo bởi một con siêu virus và hoạt động kinh doanh của công ty đang như diều gặp gió, bỗng phải ngủ đông. “Con thuyền” càng lớn thì càng bị tác động mạnh, là lãnh đạo doanh nghiệp có 250 nhân sự, kể từ khi Covid-19 ập đến, tôi đã phải đưa ra vô số quyết định từ táo bạo, đau đớn đến mạo hiểm, được tính theo ngày, theo tuần.
Nhưng đây cũng là dịp để doanh nghiệp nhìn lại mình, cấu trúc lại, tạo những sản phẩm tốt hơn cho mùa tới, đào tạo thêm, nâng cao năng lực, kỹ năng, hiểu biết, đặc biệt là thái độ phục vụ khách của nhân viên. Trong suốt thời kì đại dịch chúng tôi chuyển hướng kinh doanh đến thị trường cao cấp Việt nam và châu Á. Đội ngũ chúng tôi năng động, sáng tạo, chuyên tâm thực hiện quyền khách hàng 100% thoả mãn đã làm lên thương hiệu,
Đặc biệt, chúng tôi không ngừng đổi mới sáng tạo, số hóa toàn bộ doanh nghiệp, các quy trình quy chuẩn được thiết lập. Các ý tưởng mới, sản phẩm mới, cách tư duy mới được đưa vào triển khai tạo ra kết quả. Kiên tâm, kiên định, kiên cường Cty Luxury Travel hoạt động liên tục vượt qua Covid 19, đón khách quốc tế và nội địa cao cấp ngay 15 tháng 3 khi Việt Nam mở cửa du lịch. Đến hết năm 2022, hệ sinh thái của chúng tôi, doanh thu và lượng khách phục hồi 50% và kỳ vọng phục hồi 80% trong năm 23 và 100% vào năm 2024.
Chiến lược của chúng tôi thay đổi cho phù hợp và tồn tại được nhờ SMILE. #Together Cùng nhau #SMILE (Cười). SMILEs: S – Bền vững (Sustainability) với chiến lược phát triển xanh, thân thiện môi trường; M – Nguồn nhân lực (Manpower) với mục tiêu nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động du lịch lên tiêu chuẩn quốc tế; I – Tất cả vì kinh doanh (Inclusive sales) bảo đảm các hoạt động nhằm bán hàng mang về doanh thu ; L – Bản địa hóa (Localisation) trong đó đưa nét độc đáo của mỗi cộng đồng làm điểm thu hút du lịch; E – Hệ sinh thái (Ecosystem) tận dụng hệ sinh thái Lux Group, sản phẩm trải nghiệm và kiến thức địa phương ) và S – Sáng tạo xã hội (Social Innovations).
3. Theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 15/3/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc về Du lịch. Ở góc độ doanh nghiệp du lịch, ông mong muốn những gì từ Hội nghị này?
Ở góc độ Doanh nghiệp, tôi mong muốn Du lịch Việt Nam sẽ cần ngồi lại với nhau cùng hợp tác trao đổi để tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại cản trở phát triển du lịch và đưa ra những giải phát phát huy hết những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Nói đi đôi với làm, quyết liệt để du lịch thực sự là nghành kinh tế. Đánh giá lại kết quả sau 5 năm của nghị quốc 08 của TW Đảng và nghị quyết 36 về phát triển kinh tế biển trong đó có kinh tế du lịch.
Cụ thể: Tôi mong muốn có thể chế, chính sách rõ ràng, có Bộ Du lịch, chính sách miễn visa đến 30 ngày vào ra nhiều lần cho những nước đã miễn visa, hoặc visa điện tử cho tất cả các quốc tịch còn lại bằng nhiều ngôn ngữ, lấy và trả tiền thuận tiện và visa on arrival nhanh chóng. Khách đến dễ dàng và cảm thấy được chào đón ngay từ điểm chạm đầu tiên là visa, đem đến sự thuận tiện cho tất cả khách Quốc tế đến đất nước dải chữ S của chúng ta. Các nước đang cạnh tranh khốc liệt để lôi khách đến. Chính sách visa hiện nay quá lỗi thời, cần phải thay đổi bắt kịp khu vực chính sách visa vàng, lưu trú 3 đến 6 tháng cho khách nếu muốn đến sống và lưu trú tiêu tiền tại Việt Nam.
Định vị thương hiệu quốc gia du lịch, lấy di sản văn hóa và thiên nhiên là khác biệt độc đáo. Du lịch Việt Nam cần phát huy thế mạnh là du lịch biển đảo, du thuyền, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nguyên sơ, giàu truyền thống văn hóa. Phát triển điểm đến du lịch theo hướng du lịch bền vững, hướng đến các điểm đến không ô nhiễm, quản lý tốt điểm đến, điểm đến đem lại nhiều cảm xúc, nhiều trải nghiệm để khách tận hưởng từng khoảnh khắc, và chỉ mang về những kỉ niệm đáng nhớ.
Làm du lịch tử tế, xuất phát từ tâm, sự hiếu khách và lấy khách hàng làm trung tâm thỏa mãn họ. Thái độ chiều khách của người làm du lịch gây thương nhớ để du khách tiếp tục quay lại. Dịch vụ mua sắm và giải trí: Du lịch Việt Nam còn thiếu sản phẩm du lịch mua sắm và giải trí để đáp ứng mọi nhu cầu du khách. Do đó cần làm phong phú, đa dạng những dịch vụ này để làm sao khách có cơ hội tiêu tiền, khách mua cạn túi tiền vẫn muốn mua tiếp.
Cá hoạt động trình diễn nghệ thuật: không ăn mày di sản, không ăn mày di sản, kiếm tiền từ kinh tế sáng tạo, hình thành công nghiệp văn hoá, khách vui, ta khoe văn hoá mà có nhiều tiền. Luôn đổi mới sáng tạo, số hoá vị nhân sinh và trải nghiệm khách du lịch, phục vụ thống kê, hoạch định chuẩn chiến lược, số hóa phục vụ thống kê khách và chi tiết số lượng chấm dứt ước lượng, ước chừng, khoảng…. Chất hơn lượng, nên lấy số liệu thống kê để hoạch định tương lai thay vì để báo cáo số đẹp và năm nào cũng phải tăng.
Làm được những điều trên, tôi tin rằng Việt Nam sẽ không lâu nữa cũng không thua kém gì so với Du lịch Thái lan và trở thành Quốc gia du lịch trong khu vực. Việt Nam coi du lịch là kinh tế và kinh tế biển lấy du lịch là trọng tâm. Cùng với Nông Nghiệp, Công Nghệ Thông Tin và Du lịch là trụ cột phát triển của Việt Nam, cạnh tranh thế giới trong thời kỳ 4.0 và đưa Việt Nam phát triển thịnh vượng.