Chất lượng dịch vụ từ tâm chạm cảm xúc.

January 25, 2023 By Uncategorized Comments Off

Đúng như tư tưởng chủ tịch và nhà sáng lập Phạm Hà đã nói: “Chất lượng không tự nhiên mà có, đó luôn là kết quả của sự chú tâm, cố gắng hết mình, chỉ đạo thông minh và chuẩn mực các kỹ năng chuyên về môn nghiệp vụ, chất lượng phải là lựa chọn thông minh nhất trong số các giải pháp”.

Lux Cruises chúng tôi mang đến trải nghiệm hơn cả mong đợi chạm vào cảm xúc du khách. Đây là 6 cấp độ mà chúng tôi cam kết từ cấp độ 4 tới 6, 99% khách hàng hài lòng và giới thiệu cho những người khác.

Du lịch bền vững và có trách nhiệm dựa vào 6 trụ cột chính là bảo vệ nguồn môi trường sinh thái tự nhiên, trách nhiệm văn hoá xã hội, tạo việc làm tốt cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế, khách hàng thoả mãn, doanh nghiệp có lợi nhuận.

Chúng tôi định nghĩa du lịch bền vững là phải bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, cùng nhau tạo ra nơi đẹp hơn cho người dân sinh sống và tạo ra nơi đẹp hơn để du khách tới thăm quan trải nghiệm.

Chúng tôi bảo đảm văn hoá xã hội, gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, văn hoá, phong tục tập quán địa phương. Chúng tôi cam kết hoạt động kinh doanh có đạo đức nghề nghiệp, phát huy văn hoá, lối sống của người dân địa địa phương và giới thiệu những tinh hoa văn hoá, di sản, lịch sử, mỹ thuật, ẩm thực địa phương cho du khách trong và ngoài nước.

Chúng tôi sử dụng nguồn nhân lực địa phương, đào tạp phát triển chuẩn năng lực làm việc, trả lương ổn định, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân địa phương. Góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương và quốc gia nhằm tạo công ăn việc làm xoá đói giảm nghèo và điều kiện làm việc tốt nhất có thể.

Mục đích quan trọng nhất của tổ chức là thoả mãn khách hàng mục tiêu như chúng tôi tuyên bố quyền của khách hàng 100% hài lòng. Cuối cùng và sau cuối, doanh nghiệp có lợi nhuận.

06. Dịch vụ không thể tin nổi

Là dịch vụ trên cả tuyệt vời một cách đáng kinh ngạc. Đây là cấp độ dịch vụ khiến khách hàng không thể quên, họ sẽ kể với tất cả bạn bè của họ về dịch vụ huyền thoại mà họ đã được trải nghiệm. Họ sẽ viết trên báo, mạng xã hội…

05. Dịch vụ kinh ngạc

Là dịch vụ đặc biệt ví dụ như một món quà bất ngờ, gọi đúng tên khách, biết khách quay lại. cấp độ này tạo cho du khách những trải nghiệm vượt qúa mong đợi của họ, khiến họ thích thú và quay lại nhiều lần.

04. Dịch vụ như mong đợi

là dịch vụ cung cấp những trải nghiệm cá nhân hóa theo sở thích và hy vọng của khách hàng. Khách hàng sẽ quay lại với doanh nghiệp vì bạn làm đúng quy trình theo cách mà họ thích.

03. Dịch vụ cơ bản

Là dịch vụ không có gì đặc biệt. Là tiêu chuẩn, bình thường, đúng chuẩn mực. Khách hàng sẽ quay lại với bạn, nhưng chỉ khi không có sự lựa chọn nào tốt hơn.

02. Dịch vụ tối thiểu

Là dịch vụ thất vọng. Đây là dịch vụ có thể khiến những trải nghiệm chán nản của khách hàng, trở thành sự giận dữ nhưng khi kết thúc hành trình lại không đủ thất vọng để phàn nàn. Tuy nhiên họ sẽ kể cho bạn bè và sẽ không quay lại sử dụng dịch vụ thêm một lần nữa.

01. Dịch vụ tồi tệ

Là cấp độ dịch vụ rất kém. Trải nghiệm của khách hàng thậm chí còn không đạt được mực mong đợi tối thiểu. Ở cấp độ này, khách hàng sẽ nhớ để không bao giờ quay lại và đủ giận dữ để gọi điện phàn nàn về bạn và nói với người khác về sự tồi tệ.

Lux Cruises (www.lux-cruises.com) là nhà tàu có trách nhiệm và hoạt động bền vững, kinh doanh tử tế. Chúng tôi tuyên Bố Về Quyền Của Khách Hàng. Chúng tôi muốn bạn thoả mãn trên mọi khía cạnh khi đã tin tưởng vào lời hứa thương hiệu. Với tư cách là khách hàng của Heritage Cruises bạn có quyền:

Được hưởng trải nghiệm chân thực và độc đáo với dịch vụ tuyệt vời và đáng nhớ nhất. Được hưởng dịch vụ cao cấp (thái độ + nghệ thuật phục vụ + chuẩn quy trình) từ những nhân lực có năng lực (thái độ + các kỹ năng + hiểu biết).

Được đưa ra yêu cầu riêng và được đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi hay thắc mắc trong vòng 24h. Được tất cả nhân viên chăm sóc chu đáo, an toàn, riêng tư, chất lượng, được đối xử bình đẳng, tôn trọng và trung thực.

Được thoả mãn 100% với du lịch trải nghiệm, và được hưởng sự chăm sóc khách hàng lịch sự, nhiệt tình và chu đáo. Tại Cty cổ phần tập toàn Lux Cruises, đội ngũ đầy đam mê của chúng tôi phục vụ từ tâm cho trải nghiệm xứng tầm. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là đảm bảo khách hàng hài lòng.

Du Lịch Tử Tế

January 10, 2023 By Uncategorized Comments Off

Tôi có đoàn khách Pháp 10 người đi du thuyền Hạ Long thăm quan hai ngày một đêm và họ rất thích cảnh đẹp vịnh rồng, kỳ quan thế giới nhưng chê thậm tệ môi trường bụi lửng và rác “Hạ Long mênh mông là rác” họ nói sẽ không bao giời quay lại, chính quyền địa phương làm gì không quản lý vịnh đẹp thế mà đầy rác, phí thu thì cao nhất thế giới vào di sản thế giới, mua vé xếp hàng rõ lâu tại sau không mua vé điện tử khách phàn nàn, cầu cảng Tuần Châu đông đúc và không đẹp, khách chen nhau. Điểm trừ cho du lịch Hạ Long là rác và chưa áp dụng 4.0 vào quản lý.

Loại bỏ tham nhũng vặt, người làm du lịch có năng lực và biết cười, biết cảm ơn, mỗi người dân là một đại sứ du lịch bằng nụ cười và sự tử tế. Sản phẩm du lịch đa dạng, biển xanh sạch đẹp không có rác, quản lý điểm đến tốt, hạ tầng luôn cải thiện vì trải nghiệm khách hàng, lấy khách du lịch làm trung tâm, chào mừng du khách bằng chính sách visa vàng thân thiện và cởi mở.

Việt Nam sẽ là điểm đến yêu thích của du khách và quay trở lại càng nhiều, Chính phủ VIệt Nam cần quyết liệt và coi trọng phát triển du lịch như một nghành kinh tế thự sự đóng góp hơn 10% GDP và có các giải pháp hiệu quả VN chúng ta hoàn toàn có thể đón được 10 -12 triệu khách quốc tế ngay trong năm 2023.

“Làm du lịch cần phải có tâm và tầm để có thể trở thành quốc gia du lịch.”

1.
Mục tiêu gia tăng lượng khách du lịch hàng năm đến Việt Nam luôn là nhiệm vụ trọng yếu của ngành du lịch và để làm được điều đó, cần phải xác định được nhóm khách hàng mục tiêu để đưa ra được chiến lược thu hút khách phù hợp.

Nếu du lịch Việt Nam muốn đón khách có tiền, đi dài, ở lâu, như khách châu Âu, Úc, Mỹ – những người vốn ưa chuộng thiên nhiên và du lịch trải nghiệm thì phải cấm cáp treo, giữ đảo nguyên sơ, biển sạch không ô nhiễm, rừng còn nguyên sinh, điểm đến luôn xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Bên cạnh đó, việc kiến tạo quốc gia du lịch phải được trú trọng. Khuyến khích mọi người làm du lịch một cách văn minh và hưởng lợi hợp pháp từ du lịch. Muốn đón khách nước ngoài, phải xoá bỏ tâm lý về bảy nỗi sợ khi đến Việt Nam mà du khách quốc tế vẫn truyền tai nhau gồm: cướp giật, trộm cắp, kẹt xe, tai nạn giao thông, thái độ phục vụ khách, nhà vệ sinh mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, khách nội địa vẫn cần được quan tâm nhiều hơn bởi nhiều người vẫn luôn ao ước một lần được đi hết Việt Nam. Do đó, cần khuyến khích nhiều hãng hàng không tham gia thị trường, kết nối trong nước, khu vực, giúp du khách di chuyển thuận tiện, dễ dàng.
Ngoài ra, Việt Nam cần phải có thêm nhiều đường bay đến các thị trường mục tiêu. Quảng bá xúc tiến hiệu quả trong chiến lược quốc gia theo sự điều khiển của nhạc trưởng có tài, nên đặt văn phòng đại diện tại thị trường mục tiêu, điều hành bởi những người có năng lực.

Khi du khách đã quyết định đến Việt Nam, cần khiến cho hành trình của họ dễ dàng hơn, miễn thị thực để họ được cảm thấy chào đón hơn. Điều này có thể học hỏi được từ quốc gia có lượng lớn khách du lịch như Thái Lan.

2.
Không chỉ du khách mà đối với bất cứ ai cũng vậy, họ sẽ chỉ muốn ở lại lâu tại những nơi họ thấy vui vẻ và thoải mái. Muốn vậy, chúng ta cần nắm được mong muốn của họ để tìm cách đáp ứng lại mong đợi của họ. Trước hết, cần cho thời hạn visa 30 ngày hoặc lâu hơn thì khách sẽ dự định ở lâu hơn, nếu thấy vui.
Để níu chân được du khách, du lịch Việt cần tạo ra nhiều trải nghiệm mới. Khu mua sắm, đồ lưu niệm phải đẹp, có nhiều không gian cho khách tham quan, khu vui chơi giải trí được mở muộn, thí điểm một số casino, sân golf, khu đèn đỏ riêng có kiểm soát như đã đề xuất. Hà nội cần phát triển du lịch đường sông, TP. HCM cần có du thuyền trên sông.

Đặc biệt, du lịch Việt không nên bỏ qua những du khách cao cấp hoặc khách lớn tuổi từ những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc bởi do đặc thù về sức khỏe, họ sẽ thường chọn lựa du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, chăm sóc y tế lúc nghỉ hưu. Việt Nam có thể trở thành điểm đến lý tưởng để hưởng thụ cuộc sống khi tuổi cao.

3.

Nhiều người đến Việt Nam cảm thấy có tiền nhưng không có chỗ để tiêu, thậm chí, nhiều người cảm thấy chuyến đi nhàm chán tới nỗi chỉ đơn giản đi từ phòng ngủ ra thẳng máy bay. Muốn khiến du khách tiêu tiền đến đồng xu cuối cùng trước khi về nước như cách mà Hàn Quốc, Thái Lan đã làm được, cần tạo ra nhiều trải nghiệm mới, kích thích sự hứng thú của khách hàng.

Sự sáng tạo trong du lịch để tạo trải nghiệm mới du khách, tạo điều kiện thuận lợi để kinh doanh và đầu tư vào du lịch là những thứ cần được khuyến khích.

Việt Nam không nên cấm đoán những gì khách du lịch thích. Sân bay cần có dịch vụ VIP cho khách sang trọng, đón khách từ máy bay ra thẳng xe limousine không cần qua cổng an ninh, sẽ có bộ phận lo…

Cần phát triển kinh tế du lịch biển, hạ tầng du lịch cảng hành khách thông thoáng và thuận tiện. Các công ty nên được nhập các siêu du thuyền, xe sang trọng của thể giới phục vụ khách. Có như vậy, mới đủ cơ sở vật chất thực sự chất lượng để đón giới siêu giàu chịu chơi từ các nước khác. Các cảng biển nên mở rộng các cảng du lịch để khách có thể đi nhiều ngày từ Bắc vào Nam bằng đường biển.

4.

Trước hết, muốn để lại dấu ấn sâu đậm về con người Việt Nam trong lòng du khách, chúng ta cần phải để lại ấn tượng trong họ. Nụ cười Thái là một ví dụ điển hình mà chúng ta có thể học hỏi.

Toàn dân biết làm du lịch, biết cười, biết cảm ơn, cả hệ thống vì khách hàng, vì sự trải nghiệm của khách và khiến họ hài lòng thì mới tạo được ấn tượng tốt của họ về Việt Nam, khiến họ nhớ lâu.

Từ hải quan biết cười chào đón khách khi họ vừa đặt chân đến Việt Nam đến chú lái xích lô dạo quanh hồ. Luôn tươi cười, thấu hiểu, lắng nghe, giúp đỡ người khác và luôn giữa cho môi trường xung quanh xanh, sạch đẹp chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khách du lịch mỗi khi ghé qua Việt Nam.

5.
Điều quan trọng là Việt Nam định vị mình là một điểm đến văn hoá hay thiên nhiên. Tôi cho rằng, nếu xác định mình là một điểm đến văn hóa hay điểm đến nghỉ dưỡng biển thì khách sẽ quay lại thường xuyên hơn. Điểm đến thì cần cải thiện sao cho có nhiều trải nghiệm mới thú vị hơn, cơ sở hạ tầng nâng cấp, thuận tiện hơn, vui hơn.

Phục vụ tốt du khách đã đến, họ sẽ hết các nỗi sợ như hiện tại. Khách hài lòng, họ sẽ trở lại và giới thiệu nhiều du khách khác đến trải nghiệm nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Muốn khách sớm quay trở lại, du lịch Việt phải tạo được sự thương nhớ trong lòng du khách, đặc biệt nhờ vào những trải nghiệm tuyệt vời có được từ điểm chạm đầu tiên cho đến điểm chạm cuối cùng trong mọi chuyến đi trước đó.

Yên Bái phát triển kinh tế du lịch cao cấp dựa vào di sản văn hoá và thiên nhiên một cách bền vững.

Xưa cụ Bạch Thái Bưởi chạy tàu bằng đường thủy Sông Hồng nối Hà Nội với Yên Bái và Phố Lu, đây là tuyến tàu di sản hoàn toàn có thể phục hồi nếu có bến tàu, tạo trải nghiệm viễn thám.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du khách du quốc tế hay quốc nội đều muốn tìm đến những địa điểm mới lạ để thăm quan, trải nghiệm, nhất là những địa điểm giầu di sản văn hoá và thiên nhiên.

Tài nguyên du lịch của Yên Bái rất giầu tiềm năng, xanh, có hồ, có rừng, có văn hoá đồng bào vùng cao, khoáng nóng, di sản ruộng lúa bậc thang, ẩm thực ngon lại gần thị trường nguồn như Hà Nội là một lợi thế cạnh tranh tốt.

Đặc biệt là Yên Bái đi sau về phát triển du lịch so với các vùng miền khách và có lợi thế quy hoạch và học hỏi kinh nghiệm để phát triển kinh tế trong đó có kinh tế du lịch xanh một cách bền vững.

Điều kiện cần

Yên Bái cũng cần định vị điểm đến của mình cho đối tượng khách du lịch nào, quốc tế hay quốc nội, cao cấp hay đại trà, lựa chọn của Yên Bái sẽ quyết định tương lại ai sẽ đến. Cá nhân tôi đến nhiều lần mảnh đất này thấy rất đẹp hoang sơ, thiên nhiên đã vẽ một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, nên đề xuất định vị điểm đến: Naturally Blessed – Thiên Nhiên Hùng Vĩ.

Thực tế chúng tôi làm du lịch gần 30 năm thì ít khách quốc đến Yên Bái không rồi về Hà Nội, họ chỉ ngang qua trên hành trình Đông Tây Bắc dài ngày. Có khách Tây Âu lưu lại một đêm trong lòng hồ, về cơ bản hạ tầng còn kém, ít trải nghiệm, chưa phát huy được giá trị văn hoá, thiên nhiên, con người, ẩm thực.

Hạ tầng luôn phải đi đầu, như cầu cảng thuận tiện, thuận lợi cho du thuyền, du khách khám phá. Quy hoạch lấy hồ làm trung tâm. Tiếp cận điểm đến dễ dàng, thuận tiện, bằng đường bộ cao tốc, sông từ Hà Nội nếu có thể, xây dựng đường hàng không, máy bay nhỏ, trực thăng tiếp cận nếu muốn nhắm tới khách cao cấp.

Muốn phát triển Yên Bái là điểm di sản thiên nhiên phải đến của Việt Nam thì cần phải hài hoà kiến trúc, giữ gìn cảnh quan, văn hoá bản địa. Khách cao cấp nước ngoài thường di chuyển trong phạm vi 200 km từ điểm này tới điểm kia bằng xe hơi, rất thuận tiện từ Hà Nội, tuy nhiên Yên Bái phải cho họ lý do ở lại lâu hơn một đêm và chi tiêu tiền nhiều hơn. Người Hà Nội có thể tơid cuối tuần hoặc mua nhà thứ 2 để nghỉ ngươi dưỡng già.

Các điểm đến trên thế giời đều phát triển tốt xung quang Hồ, lấy hồ nước làm trung tâm, hồ trên núi cao như Yên Bái rất tuyệt vời để phát triển du lịch.

Ngoài việc tiếp cận điểm đến dễ dàng, đến rồi phải có chỗ lưu trú tiện nghi thoải mái và phù hợp với thiên nhiên của điểm đến. Khách ở sang mà không cảm thấy có tội, khách đến vui vì phát triển được du lịch, kinh tế địa phương, giúp được cuộc sống người dân tốt hơn, tạo công ăn việc làm, họ sẽ thoả mãn và đến nhiều lần và giới thiệu nhiều người.

Nhiều nhà đầu tư có tiền xây khách sạn mà không biết xây cho ai, cứ nghĩ xây khách sẽ đến. Việt Nam khi phát triển các điểm đến cũng hay tư duy như vậy và nhiều khu phát triển bất động sản là chính và du lịch ăn theo, không phải mục đích chính là phát triển lưu trú cho du lịch. Du khách đến không chỉ có giấc ngủ ngon và là trải nghiệm thân tâm và tuệ tại khu lưu trú và tham gia các trải nghiệm bên ngoài khu nghỉ.

Phần lớn các khu lưu trú du lịch Yên Bái nhỏ lẻ, homestay, cần có quy hoạch tốt để đa dạng các lựa chọn cho du khách, khu cắm trại, khu villas, biệt thự, khu resort nổi trên hồ… với địa hình và cảnh quan của Yên Bái nói chung và lòng hồ nói riêng phát triển nhiều sản phẩm trải nghiệm, du lịch nông nghiếp, rồi bến du thuyền các hoạ động dưới nước, trên mặt nước, mạo hiểm dù lượn, du lịch thể thao, trekking, đi bộ thiên nhiên, tắm rừng, du lịch cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ toàn diện, nghỉ ngơi thư giãn và hoà mình vào di sản thiên nhiên hoang sơ.

Điều kiện đủ để khách đến Yên Bái là đủ dễ dàng, thuận tiện, xanh thể chất, lành lối sống, mạnh tinh thần, đủ đẹp, đủ tiện nghi, đáng đến để thăm quan trải nghiệm nhiều ngày và lưu giữ nhiều kiểm niệm đẹp. Kỷ niệm thành ký ước, và có chuyện kể về vùng đất con người điểm đến, chỉ những câu chuyện hay du khách mới nhớ lâu.

Xưa cụ Bạch Thái Bưởi chạy tàu bằng đường thủy Sông Hồng nối Hà Nội với Yên Bái và Phố Lu, đây là tuyến tàu di sản hoàn toàn có thể phục hồi nếu có bến tàu, tạo trải nghiệm viễn thám.

Mỗi điểm đến đều có những bí mật, những câu chuyện, kho báu về ẩm thực, thiên nhiên, văn hoá, nghệ thuật, di sản, lịch sử và con người của vùng đất đó, đấy chính là điểm lôi cuốn những lữ khách tới để tìm tòi, khám phá, tận hưởng, thư giãn, hoà mình vào di sản văn hoá và thiên nhiên. Yên Bái phải định vị được thương hiệu, kể được chuyện, xây nhiều trải nghiệm để nhớ và phát triển bền vững.

Từ khoá trên toàn thế giới là du lịch bền vững và có trách nhiệm, du khách ngày một có trách nhiệm hơn. Theo thống kế năm 2022 booking.com, 61% du khách Việt Nam thích chọn điểm đến và khu lưu trú bền vững.

Từ góc độ doanh nghiệp, du lịch bền vững và có trách nhiệm dựa vào 6 trụ cột chính là bảo vệ nguồn môi trường sinh thái tự nhiên, trách nhiệm văn hoá xã hội, tạo việc làm tốt cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế, khách hàng thoả mãn, doanh nghiệp có lợi nhuận.

Chúng tôi định nghĩa du lịch bền vững là phải bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, cùng nhau tạo ra nơi đẹp hơn cho người dân sinh sống và tạo ra nơi đẹp hơn để du khách tới thăm quan trải nghiệm.

Chúng tôi bảo đảm văn hoá xã hội, gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, văn hoá, phong tục tập quán địa phương. Chúng tôi cam kết hoạt động kinh doanh có đạo đức nghề nghiệp, phát huy văn hoá, lối sống của người dân địa địa phương và giới thiệu những tinh hoa văn hoá, di sản, lịch sử, mỹ thuật, ẩm thực địa phương cho du khách trong và ngoài nước.

Chúng tôi sử dụng nguồn nhân lực địa phương, đào tạp phát triển chuẩn năng lực làm việc, trả lương ổn định, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân địa phương. Góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương và quốc gia nhằm tạo công ăn việc làm xoá đói giảm nghèo và điều kiện làm việc tốt nhất có thể. Mục đích quan trọng nhất của tổ chức là thoả mãn khách hàng mục tiêu như chúng tôi tuyên bố quyền của khách hàng 100% hài lòng. Cuối cùng và sau cuối, doanh nghiệp có lợi nhuận.

Chính quyền địa phương cũng phải cùng doanh nghiệp tháo gỡ những rào cản, đồng hành cùng doanh nghiệp tới thành công, coi du lịch là nghành kinh tế địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương, sinh kế người dân bền vững. Khai thác bền vững tài nguyên di sản văn hóa, thiên nhiên, ẩm thực, phong cách sống bản địa, lấy khách du lịch làm trung tâm, thỏa mãn họ. Yên bái sẽ là điểm đến thiên nhiên hàng đầu Việt Nam trong tâm trí khách du lịch mục tiêu.

“Kho báu” du lịch Việt Nam cần một nhạc trưởng xứng tầm

December 7, 2022 By Blog, Blog, Blog, Blog Comments Off

PV Thành Trung: Hơn 2 năm “chết đi sống lại” vì “cơn đại hồng thủy” Covid-19, du lịch Việt Nam đã bắt đầu cựa quậy hồi sinh. Tuy nhiên, ngành công nghiệp xanh vẫn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là thiếu một “nhạc trưởng” xứng tầm để “chỉ huy” cả “dàn nhạc” du lịch nước nhà, hệ quả là du lịch phát triển thiếu tầm nhìn dài hạn, manh mún, liên kết lỏng lẻo giữa các bên liên quan. 

 

“Ngày hôm qua đã là quá khứ. Cần sống cho hôm nay và hy vọng cho ngày mai” – doanh nhân Phạm Hà, Chủ tịch kiêm CEO Lux Group.

Mang ý kiến này cùng với nhiều câu hỏi khác đến gặp ông Phạm Hà, Chủ tịch kiêm CEO Lux Group, người có nhiều trăn trở và khát khao đóng góp cho du lịch nước nhà, ông nói thẳng với chúng tôi: “Du lịch Việt Nam thiếu một nhạc trưởng xứng tầm”!

Sống sót và hồi sinh

Tất nhiên cũng như các doanh nghiệp lữ hành lớn bé khác, Lux Group của ông Phạm Hà cũng hứng đòn nặng nề từ đại dịch kinh hoàng này. Chỉ cần lấy một con số để dẫn chứng: năm 2020, tính riêng Luxury Travel và Lux Travel DMC, 2 công ty thành viên của Lux Group, mức doanh thu đã sụt giảm, chỉ bằng 10% so với mức trung bình 220 tỷ đồng của những năm trước! “Chúng tôi trước đây gần như phục vụ 100% khách nước ngoài, khi Covid-19 bùng phát tại Việt Nam vào năm 2020, Lux Group đã nhanh chóng chuyển sang phục vụ khách Việt”, ông Hà chia sẻ với Nhà Đầu Tư.

Để tồn tại qua đại dịch, ông Hà và ban lãnh đạo Lux Group tập trung toàn lực vào các nhóm giải pháp quyết liệt, trong đó lấy định hướng phục vụ khách nội địa. Ông Hà cho biết: “Trước đại dịch chúng tôi khá thụ động. Có tới 99% khách hàng của Lux Group là khách quốc tế đến Việt Nam và chúng tôi ngụp lặn trong vùng an toàn đó khi doanh thu luôn tăng trưởng 30% mỗi năm, làm không hết việc. Đại dịch Covid-19 phủ bóng đen lên ngành kinh tế xanh toàn cầu, không riêng Lux Group mà tất cả các doanh nghiệp hoạt động du lịch đều gặp nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có”.

Tưởng tượng Lux Group như cánh diều đang bay cao thì gặp gió lớn, ưu tiên hàng đầu của công ty là diều phải an toàn trong bão tố, không bị đứt dây, còn lại mọi việc tính sau. Trong khi một số doanh nghiệp lữ hành chọn giải pháp “ngủ đông”, vị doanh nhân sinh năm 1975 này chọn hướng đi khác. Ban lãnh đạo chọn cách nói chuyện, tương tác với tập thể nhân viên nhiều hơn, nhằm cùng nhau tìm ra các giải pháp phù hợp vượt qua đại nạn. Khi bế tắc, họ xoay sở mời chuyên gia về “cùng chụm đầu” nghĩ cách.

Không ai thông minh hơn tất cả chúng ta cộng lại. Lúc khó khăn mới thấy văn hoá doanh nghiệp được phát huy tác dụng ở sự đồng lòng cùng chèo lái công ty ở các cấp bậc, giá trị cốt lõi, tầm nhìn sứ mệnh và sự tin tưởng, giao tiếp nhau cùng vượt khó và dám làm, tự chuyển đổi để thích ứng trong tình hình mới”, CEO Lux Group đúc kết. Điều đặc biệt nhất doanh nghiệp này đã thực hiện được giữa giai đoạn Covid căng thẳng nhất, theo ông Hà, là việc họ đã số hóa toàn bộ doanh nghiệp, thiết lập các quy trình chuẩn. Kết quả là các ý tưởng mới, sản phẩm mới, cách làm mới được mạnh dạn áp dụng vào kinh doanh.

Bài học lớn nhất với Lux Group? Theo CEO Phạm Hà, đó là: “Ngày hôm qua đã là quá khứ. Cần sống cho hôm nay và hy vọng cho ngày mai. Chúng tôi nhìn lại mình, cấu trúc lại, tạo những sản phẩm tốt hơn cho mùa tới, đào tạo thêm, nâng cao năng lực, kỹ năng, hiểu biết, đặc biệt là thái độ phục vụ khách của nhân viên”.

Tìm đâu một nhạc trưởng giỏi?

Câu chuyện giữa chúng tôi vào một buổi chiều muộn đầu Đông chuyển sang chủ đề vĩ mô hơn: tại sao du lịch nước ta vẫn chưa thực sự bùng nổ, có thể vượt lên các nước khu vực Đông Nam Á và châu Á? Tại sao chúng ta chưa khai thác hết các lợi thế lớn của thiên nhiên và con người Việt Nam phục vụ ngành công nghiệp không khói?

Quay trở lại thời điểm dịch Covid-19 tàn phá ngành du lịch, ông Phạm Hà cho biết, dịch bệnh chặn đứng luồng khách quốc tế đến Việt Nam, buộc doanh nghiệp của ông phải tự thay đổi để trở nên linh hoạt hơn, đa năng hơn. Nhìn lại điểm mạnh và yếu của bản thân mình, Lux Group quyết định tạo ra phòng du lịch nội địa và website www.luxurytravel.vn riêng tập trung vào phân khúc khách hàng trung và cao cấp người Việt Nam.

Ông cho rằng, du lịch Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu rõ các nhóm khách quốc tế đến nước ta. Với thực tế hiện nay, theo ông, xu thế du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc sức khỏe… với thị trường chính là khách nội địa vẫn chiếm ưu thế trong vài năm nữa. Theo ông dự báo, ít nhất cũng phải mất khoảng 4 – 5 năm nữa, thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mới có thể phục hồi như năm 2019 (trước dịch).

Vì thế, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những chính sách phù hợp cho cả thị trường nội địa và quốc tế, nếu không du lịch Việt Nam sẽ tụt về lượng khách so với các nước trong khu vực”, thuyền trưởng Lux Group chia sẻ.

Vậy những lực cản lớn nhất của du lịch Việt Nam là gì? Theo quan điểm của ông Phạm Hà, có 6 vấn đề lớn nhất của ngành cần được các cơ quan chức năng nhìn thẳng và giải quyết bằng các hành động quyết liệt. Thứ nhất là cơ chế chính sách cho du lịch và vì du lịch. Thứ hai là yếu tố con người, tức là nguồn nhân lực. Thứ ba là sản phẩm du lịch và thứ 6 là việc xúc tiến du lịch hiệu quả. Ông Hà chia sẻ: “Trong sáu vấn đề ấy, cần ưu tiên tập trung vào tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, kiến tạo cho doanh nghiệp làm những gì mà luật pháp không cấm”. Du lịch Việt Nam không thể có chất lượng dịch vụ tốt nếu thiếu nhân sự có năng lực chuẩn thái độ, kỹ năng và hiểu biết. Cần

Thứ 5 là việc quản lý điểm đến yếu kém và thứ 6 là thực hiện số hoá theo kiểu “nói nhiều nhưng ứng dụng ít” và chưa đồng bộ. Ngoài ra chúng ta đang thiếu một chiến lược phục hồi ngắn, trung và dài hạn nhằm phát triển du lịch bền vững. Ông Phạm Hà kiến nghị, Chính phủ nên thành lập một Bộ Du Lịch riêng biệt, tách hẳn khỏi các lĩnh vực văn hóa và thể theo, vì du lịch là một lĩnh vực rất khác biệt nên cần có một cơ quan cấp bộ quản lý, tương tự như Malaysia.

Lấy ví dụ từ chính một sản phẩm chủ lực của Lux Group là du thuyền, vị CEO có nhiều kinh nghiệm nhìn nhận thẳng thắn, “nhờ có Covid”, khách nội địa mới chuyển hướng quan tâm đến du thuyền bởi trước kia, nhắc tới du thuyền là họ nghĩ đây là “địa hạt” của riêng du khách nước ngoài. Và khi đã xác định được hình thức du lịch bằng du thuyền trở thành xu thế mới của khách du lịch nội địa trung và thượng lưu, thì Tổng Cục Du lịch Việt Nam (VNAT) cần có các chính sách đúng đắn và kịp thời để khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ tập trung khai thác và phục vụ tốt khách hàng.

So với trước dịch, bắt đầu từ mùa Hè 2020 khi xu hướng đi du thuyền của người Việt bùng nổ, du thuyền Heritage Bình Chuẩn thuộc Lux Group luôn ở tình trạng “full slot”. Theo ông Hà, thực tế này cho thấy khách Việt hoàn toàn có nhu cầu và khả năng chi trả, thậm chí nhiều nhóm khách còn chi tiêu mạnh tay cho các dịch vụ “luxury” trên du thuyền như massage, bar… Ông Phạm Hà-người được coi như “truyền nhân” của cố doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874-1932) và sinh sau cụ Bưởi đúng 100 năm-đã dành nhiều tâm huyết và công sức để tạo ra một câu chuyện di sản văn hóa có chiều sâu cho du thuyền Heritage Bình Chuẩn của ông để thu hút du khách, thay vì chỉ bán một sản phẩm du lịch thuần túy. Nói chính xác, ông Hà và Heritage Cruises đang bán trải nghiệm du lịch độc đáo, độc bản cho tệp khách hàng cao cấp của mình.

Đó là trải nghiệm lênh đênh trên biển Cát Bà trên một du thuyền sang trọng được đặt tên theo con tàu Bình Chuẩn cũ mà cụ Bạch Thái Bưởi cho chạy từ Hải Phòng vào Sài Gòn năm 1919 (đúng 100 năm trước khi Heritage Bình Chuẩn hạ thủy năm 2019). Trên con tàu này có rất nhiều bức tranh quý của họa sĩ nổi tiếng Phạm Lực thuộc bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân của ông Hà. Heritage Bình Chuẩn, một trong ba du thuyền của Lux Group, hiện nay được coi là con tàu du lịch nghỉ đêm chạy nhiều chuyến nhất ở vịnh Bắc Bộ với 25 chuyến/tháng, phục vụ hơn 7.000 lượt du khách.

Từ ví dụ trên, ông Hà cho rằng, vị nhạc trưởng mà du lịch Việt cần phải hiểu tường tận điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam, từ đó đưa ra những chính sách, chủ trương đúng đắn và cấp bách để khơi thông những “điểm nghẽn” đang tồn tại. Chẳng hạn, lấy một ví dụ, dọc dài bờ biển hơn 3.200km với những thắng cảnh tuyệt đẹp của Việt Nam lẽ nào chỉ có những khu resort 5 sao như những nước châu Á có biển khác? Việt Nam thiếu hẳn định vị du lịch quốc gia và các sản phẩm du thuyền, cảng biển ven các khu vực duyên hải rộng lớn để thu hút du khách toàn cầu đến khám phá và tiêu tiền.

Câu hỏi này cũng như nhiều “nan đề” lớn khác của du lịch đang chờ một nhạc trưởng tài giỏi đưa ra đáp án!


Lux Group kinh doanh du lịch với hệ sinh thái khép kín bao gồm xe vận tải hành khách (Luxtrans Limousine); lữ hành (Lux Travel DMC, Luxury Travel); khu nghỉ dưỡng trên núi (Secret Hideaways Pù Luông); đội du thuyền 5 sao (Emperor Cruises Nha Trang và Hạ Long, Heritage Bình Chuẩn trên đảo Cát Bà).

Chợ trong văn hóa Việt Nam

Nét đẹp văn hoá chợ từ nơi vùng cao tới đồng bằng Bắc Bộ

Ở Việt Nam, chợ là nơi gặp gỡ, không chỉ đơn giản là để mua và bán. Quan niệm này vẫn như vậy trong nhiều thế kỷ và tiếp tục cho đến ngày nay, mặc dù Việt Nam đã trải qua những thay đổi sâu rộng trong thế kỷ 21.

Chẳng có đứa trẻ nào không muốn mẹ dắt đi chợ cả. Tại sao? Nếu họ sống ở vùng sâu, vùng xa, phải làm việc vất vả ngoài đồng hoặc nơi khác để kiếm sống, ít có cơ hội gặp gỡ bạn bè, họ hàng, làng xóm, vì vậy chợ là một nơi tuyệt vời để giao lưu.

Trên vùng cao, nếu không có chợ, cuộc sống có thể khá tẻ nhạt, vì vậy các cộng đồng giữa chúng vì vô số lý do để đi chợ, không chỉ để mua sắm, mặc dù chợ là nơi người dân địa phương tìm thấy những sản phẩm tươi ngon nhất, gà sống, nông cụ, đồ gia dụng, quần áo hoặc đồ nghề cắt tóc.

Người dân địa phương đến chợ để hòa nhập với bạn bè và gia đình, thực hiện các giao dịch kinh doanh hoặc thậm chí tìm kiếm một người bạn đời. Một khu chợ cũng là nơi lý tưởng để mặc những bộ quần áo mới, những món đồ may hay làm bằng tay thể hiện tài năng của người con gái.

Dù ở bất cứ nơi đâu, vùng sông nước, đồng bằng hay lên miền núi, bạn sẽ luôn có thể tìm thấy chợ, dù là làng nhỏ, tỉnh lẻ, chợ nổi hay chợ phố ở một thành phố lớn. Chúng có thể diễn ra hàng ngày, vào sáng sớm hay chợ đêm, 3, 5 hoặc 7 ngày một lần, vào thứ bảy hoặc chủ nhật cuối tuần chẳng hạn như ở vùng núi phía bắc (ví dụ ở Sapa, Bắc Hà, Cốc Ly và Phong Thổ), hay thậm chí mỗi năm chỉ có một lần như chợ Khâu Vai ở Hà Giang và chợ Viềng đầu năm mới ở Nam Định.

Mọi người sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đi những quãng đường dài, vượt đồi núi, thậm chí băng qua biên giới chỉ để đến chợ. Ở miền núi, chợ thường được dựng lên từ ngày trước và có thể có không khí lễ hội khá sôi động với các tiết mục văn nghệ, thi hát truyền thống, thầy bói xem quẻ, hát Xẩm chợ.

Vào những dịp như vậy, mọi người đều tham gia, từ nông dân đến chuyên gia và quan chức chính phủ, nhiều người trong số họ mặc những bộ quần áo đẹp nhất của họ, hay trang phục truyền thống của mỗi dân tộc.

Các thành phố lớn, chẳng hạn như Hà Nội, cũng không khác. Bất cứ nơi nào có chợ, đường phố sẽ đông đúc người dân địa phương. Tại Hà Nội, bạn có thể tha hồ lựa chọn và không thể bỏ qua chợ Bưởi, Đồng Xuân, chợ hoa Quảng Bá sáng sớm, chợ Long Biên và chợ hoa Tết hàng năm ở Phố Cổ.

Khi đất nước phát triển, lối sống thay đổi và một số chợ mất đi tính chân thực, nhưng những chợ khác vẫn là tâm điểm cho các cộng đồng nông thôn. Để có được hương vị của bất kỳ ngôi làng, thị trấn, thành phố nào, đừng quên khám phá các khu chợ. Bạn sẽ không phải thất vọng.

Nếu bạn đang ở trên một trong những chuyến Du lịch trên biển Di sản của chúng tôi, tại khu bếp mở, nhà hàng Le Tonkin, không gian chợ quê, đình làng, nơi bạn sẽ được đưa ngược thời gian trở về đầu thế kỷ 20, tôi mời bạn khám phá những khu chợ náo nhiệt đầy màu sắc nhất của chúng tôi ở miền Bắc Việt Nam thông qua bộ sưu tập bưu thiếp hiếm và ảnh gốc của tôi.

###
Heritage Cruises Binh Chuan Cat Ba Archipelago
Vietnam’s first boutique cruise brings heritage alive
Gọi chúng tôi 24/7: 886036668
E: [email protected]
W: www.heritagecruises.com
P: (+84)24 3223 9988 Hotline 24/7: (+84)88 603 66 68