Gỡ nút thắt cho ngành du lịch

Theo đánh giá của ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group (www.luxgroup.vn), mở cửa sớm nhưng chậm chạp trong việc thay đổi là điều khiến du lịch Việt Nam để tuột mất nhiều cơ hội.

PV: Đâu là những nút thắt làm cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm hiện nay, thưa ông?

Ông Phạm Hà: Mặc dù đã mạnh dạn mở cửa sớm hơn nhưng du lịch Việt nam đã không thể nhanh chóng nắm bắt được cơ hội để có thể hồi phục so với các nước trong khu vực thực hiện chính sách mở cửa muộn hơn.

Chính sách của ta quá chậm so với các nước mà nổi bật trong đó là sự dậm chân tại chỗ về chính sách thị thực (visa) trong khi các nước đã thay đổi liên tục trong suốt hơn 2 năm qua nhằm đáp ứng được nhu cầu của du khách để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.

Từ khi Covid-19 xảy ra, Thái Lan đã điều chỉnh chính sách visa tới 7 lần. Nước này miễn thị thực đối với công dân của 65 quốc gia, thời gian miễn kéo dài từ 30 đến 45 ngày và trong một số trường hợp là 90 ngày. Điểm mấu chốt là các thành phần trong trong hệ sinh thái, từ các cơ quan nhà nước cho đến địa phương và doanh nghiệp đều hành động nhanh để thích ứng với sự thay đổi.

Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ miễn thị thực cho một số nước hạn chế; thời hạn cũng chỉ kéo dài 15 ngày thay vì 30 ngày như trước đây. Đó là một trong các nút thắt quan trọng để du khách quốc tế thấy Việt Nam không chào đón họ.

Việc kết nối hàng không chậm chạp cũng là một nút cản khác. Các sản phẩm còn thiếu và thông tin truyền thông tới du khách cũng chưa được nhất quán.

Quan trọng nhất, Việt Nam rất chậm trong việc định hình chân dung khách hàng mục tiêu. Họ là ai, đến từ đâu, cần gì và muốn gì thì không tính toán được. Bao năm nay, du lịch Việt Nam vẫn đang khá chủ quan và kinh doanh phụ thuộc vào lượng khách đại trà, tiêu biểu là Trung Quốc và Nga. Ta vẫn chưa thay đổi để thích ứng, vẫn đang coi trọng số lượng hơn chất lượng. Kể cả con số 5 triệu lượt khách quốc tế đến trong năm nay cũng mang tính chất “bốc thuốc” mà không có căn cứ, không có kế hoạch hành động.

PV: Vậy theo quan sát của ông là một người chuyên phục vụ khách quốc tế cao cấp, từ tháng 3/2022, ngành du lịch đã kết nối với nhau để đưa ra các kế hoạch và hành động cụ thể trong việc thu hút du khách các nước hay chưa?

Ông Phạm Hà: Từ khi Việt Nam mở cửa, một số chương trình hành động để kích cầu du lịch hậu Covid đã được triển khai nhưng đa phần đến vỗ tay rồi đi về. Sau các chương trình, thấy lượng khách nội địa tăng rất tốt, từ đó ngành du lịch “tự sướng”, thoả mãn với số lượt khách đạt được nhưng doanh thu đang rất thấp.

Rõ ràng, khách nội địa không thể nào thay thế cho khách quốc tế. Ngành du lịch muốn bền vững cần đảm bảo song song hai mảng khách để giải quyết được bài toán du lịch mùa vụ, đảm bảo nguồn khách và doanh thu cho các địa phương.

Cần thành thật với nhau là từ khi Việt Nam mở cửa thì gần như không có chiến lược phục hồi và phát triển từ ngắn, trung cho đến dài hạn. Từ khi Việt Nam mở cửa du lịch hoàn toàn từ giữa tháng 3/2022, chúng ta đã không tập trung vào nhóm du khách sẽ đến Việt Nam vào mùa hè là Tây Âu, đã không xác định được thị trường nào trong số 8 thị trường nguồn sẽ đến Việt Nam ngay sau Covid để từ đó có các chính sách và mục tiêu phù hợp cho từng đối tượng. Hầu như không có hoạt động gì đáng chú ý trong năm 2022.

Vì thiếu hẳn một chiến lược phục hồi mà mỗi người chạy một kiểu, doanh nghiệp cũng phải tự cứu mình là chính.

PV: Có thể hiểu là nhìn vào bên trong, ta thấy được sự thụ động của ngành du lịch Việt. Vậy còn nhìn ra bên ngoài, nhu cầu của du khách quốc tế đối với điểm đến Việt Nam so với các điểm đến khác như Thái Lan hay Singapore thì sao?

Ông Phạm Hà: Các nước mở cửa sau ta nhưng có chính sách trọng tâm, trọng điểm nên phục hồi nhanh hơn. Trước Covid-19, Thái Lan đón khoảng 40 triệu khách/năm. Ngay sau khi mở cửa, du lịch nước này đã đón 10 triệu lượt khách quốc tế chỉ trong tháng 11/2022 với tổng thu 14 tỷ USD nhờ các chính sách hấp dẫn và cạnh tranh khốc liệt với các thị trường trong khu vực.

Họ coi du lịch là ngành kinh tế thực sự nên các doanh nghiệp và người lao động được hỗ trợ trong suốt mùa dịch. Việc kết nối hàng không cũng rất tốt vì có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên. Các bên nhanh chóng cập nhật các xu hướng mới, đặc biệt là về insight (thấu hiểu) khách hàng để từ đó có các điều chỉnh và đồng thuận về chính sách để thu hút du khách.

Nhu cầu của khách quốc tế đối với điểm đến Việt Nam là rất lớn. Trong đó, Việt Nam cùng với Campuchia và Sri Lanka được khách Tây Âu ưa thích.

PV: Như ông nói, du lịch của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc và Nga. Chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra cũng như câu chuyện Trung Quốc đóng cửa du lịch dường như đã ảnh hưởng quá lớn đến du lịch của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, liệu ta có thể tìm nguồn khách nào thay thế được? Ấn Độ là một cái tên được nhắc đến khá nhiều gần đây nhưng có vẻ cũng đang khá chậm?

Ông Phạm Hà: Rõ ràng, việc tập trung vào 1-2 nguồn khách là không bền vững, chưa kể đến các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững khác như điểm đến, môi trường, các dự án bất động sản du lịch mọc lên làm mất tính tự nhiên và thậm chí “đuổi khách” quốc tế, thiếu tính tạo cảm xúc cho du khách…

Nếu nói về các yếu tố bên ngoài thì Thái lan cũng bị ảnh hưởng như Việt Nam bởi khách Trung Quốc đến Thái rất nhiều. Điều đáng nói là họ đã phục hồi nhanh bằng cách thay đổi để thích ứng. Họ tập trung vào các thị trường có thể chuyển đổi và phục hồi nhanh như Anh quốc.

Khách Ấn Độ cũng là một giải pháp nhưng họ chưa đến nhiều do ta chưa nghiên cứu được hành vi và nhu cầu của du khách. Đó là một câu chuyện lớn. Du khách Ấn Độ không thể thay thế Trung Quốc và cũng không hề “dễ ăn”. Để thu hút được họ, cần có các sản phẩm du lịch và trải nghiệm đặc thù và chính người làm du lịch cũng cần biết cách tư duy như người Ấn.

PV: Vậy việc nghiên cứu để có thể thấu hiểu nhu cầu, khẩu vị của khách hàng để có thể mang lại trải nghiệm khác biệt cho từng đối tượng sẽ thuộc về trách nhiệm của ai, thưa ông?

Ông Phạm Hà: Trong khi các thị trường khác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 để nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng để đánh trúng và đúng nhu cầu của khách thì đó vẫn là một vấn đề ‘thâm căn cố đế” của du lịch Việt Nam, dẫn đến việc các chiến dịch marketing chưa mang lại hiệu quả.

Phần lớn doanh nghiệp tự làm tự cứu mình là chính mà không có thông tin nghiên cứu, khảo sát có quy mô từ các cơ quan Nhà nước. Các thấu hiểu này mới là thứ giúp các doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách đưa ra được các quyết sách phù hợp.

Du lịch Việt Nam đang thiếu nhạc trưởng đánh bản nhạc hay là chỗ đó. Các cơ quan như Tổng cục du lịch cũng trực thuộc Bộ Thể thao, văn hoá và du lịch cũng đang hoạt động mờ nhạt trong Bộ nên gần đây nhất là các chính sách để “giải cứu” hoặc hỗ trợ doanh nghiệp du lịch khi mới bước qua khủng hoảng gần như không có nếu so với các lĩnh vực khác.

Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng đã được 5 năm; Nghị quyết 36 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 các ngành kinh tế thuần biển trong đó có du lịch biển, đóng góp 10% GDP cả nước cũng đã được 4 năm nhưng chưa có kế hoạch hành động gì cụ thể để đưa vào cuộc sống.

Đâu đó có nhiều nghị quyết, lời lẽ rất mạnh nhưng kế hoạch triển khai cụ thể và năng lực triển khai đang yếu và kém. Chúng ta cần sự triển khai đồng bộ, có thể kết hợp công – tư.

PV: Qua các đợt đi xúc tiến du lịch thời gian qua, ông có cảm nhận và đánh giá như thế nào về triển vọng và sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam trong năm tới?

Ông Phạm Hà: Các nghiên cứu cho thấy độ phục hồi năm 2022 đã được khoảng 50% và có thể đạt 75-80% trong năm 2023 và hoàn toàn phục hồi trong năm 2024, tuỳ vào thị trường.

PV: Khuyến nghị của ông là gì?

Ông Phạm Hà: Chúng ta nên tập trung vào các thị trường mới và đi du lịch vào các mùa mới không chỉ cao điểm. Thay vì chỉ chú trọng số lượng, cũng cần đánh vào các thị trường có khả năng chi trả cao và kết nối hàng không tốt như Mỹ và Canada. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Tây Âu thì cũng cần để ý thêm Đông Âu. Một số thị trường gần như Úc hay New Zealand cũng nên lưu ý vì họ thường đi vào mùa hè. Cần nghiên cứu các thị trường để tạo du lịch quanh năm để đảm bảo tính bền vững.

Trước mắt, Việt Nam nên tuyên bố đã kết thúc Covid để thu hút truyền thông quốc tế, song song với đưa ra các chính sách mới. Việt Nam cũng nên tuyên bố bỏ bảo hiểm du lịch quốc tế chi trả cả bệnh Covid-19 khi làm thủ tục xin Visa. Đặc biệt là ngay và luôn, Việt Nam cần thực hiện cạnh tranh bằng chiến lược visa đã không thay đổi gì trong nhiều năm qua.

Xin cảm ơn ông!

Sơn Trần
TheLeader.vn

VÌ SAO DU LỊCH VIỆT NAM MỞ CỬA SỚM VẪN ĐỨNG “BÉT BẢNG”

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực mở cửa trở lại nhờ triển khai thành công chương trình tiêm chủng và đạt tỷ lệ cao người dân được tiêm chủng. Tuy nhiên, Việt Nam đã không thể tận dụng được lợi thế của vị trí dẫn đầu này. Chúng ta chỉ có thể đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đón được 5 triệu lượt khách quốc tế và tạo ra tổng thu khoảng 4,5 tỷ đô la. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và đâu sẽ là giải pháp cho ngành du lịch Việt? Chuyện tối nay hôm nay chúng tôi có mời đến trường quay ông  PHAM HÀ – chủ tịch, CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) – Chuyên gia Du lịch và Du Thuyền cao cấp sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

MC: Vừa qua đã có thống kê, Việt Nam chỉ đón có 3,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022 theo Ông đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Ông Phạm Hà: Nguyên nhân thì có nhiều, chủ quan và khách quan. Phần lớn là do chính chúng ta, chủ quan là chính, khách quốc tế đến Việt Nam chưa dễ dàng và đến rồi chưa vui. Là người làm du lịch lâu năm, tôi không ngạc nhiên vì con số này. Con số 5 triệu khách là con số bốc thuốc khi chúng ta mở cửa du lịch không có tính toán căn cơ và làm thế nào để đạt được, đạt được số đó thì ai làm, ai phục vụ họ khi nhân lực của nhành đã chuyển qua nghành khác hay bỏ nghề vì ít hoặc không có sự hỗ trợ 2 năm Covid.

Tôi không thấy có kế hoạch cụ thể nào từ 15 tháng 3 làm thế nào để DLVN chúng ta đạt được số lượng khách trên, họ là ai, đến từ đâu, có kết nối hàng không dễ dàng, họ mong muốn gì khi đi du lịch Việt Nam, tại sao chọn Việt Nam chúng ta, hành vi tiêu dùng của họ thay đổi như thế nào, và Việt Nam chúng ta có gì cuốn hút và khác biệt, cạnh tranh hơn đối thủ Thái Lan và Malaysia hay không? Khi nào là mùa đi du lịch của họ và sản phẩm du lịch nào phù hợp, điểm đến nào mới với thị trường khách nguồn mục tiêu mà du lịch VN nhắm tới? Hoàn toàn thiếu vắng một chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các doanh nghiệp cứu mình và tự bơi là chính.

Khi mở cửa du lịch lại sắp vào dịp hè, khi khách nội địa đông thì chúng ta thỏa mãn và cho rằng du lịch đã phục hồi, nhiều cuộc kịch hoạt các địa phương rầm rộ, phần lớn vẫn là ta làm cho ta xem, không có các hoạt động đổi mới nào xúc tiến lớn ở nước ngoài, các cơ chế chính sách không linh hoạt phù hợp với sự thay đổi và cạnh tranh khu vực. Visa là một ví dụ, Thái Lan đã thay đổi thích ứng nhanh chóng tới 7 lần visa, 45 ngày, vào ra nhiều lần và có cả visa 90 ngày cho khách lưu trú lâu hơn. Ngoài ra thiếu vắng một ban chỉ đạo chính phủ phục hồi nghành kinh tế này, du lịch, hàng không, lữ hành. Kết nối hàng không yếu kém, thiếu nhân sự trong nghành, sản phẩm, xúc tiến không có hiệu quả, vì chưa biết làm mới mình và vẫn tư duy cũ và nhiều bộ ban ngành vẫn nghĩ khách ở ngay cửa du lịch biên giới mở cửa là khách đến ngay, ùa vào thăm quan Việt Nam chúng ta.

 

thiếu kịch bản tổng thể cho việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế

 

MC: Nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân mà nhiều khách du lịch nước ngoài gặp phải là quá trình làm visa vào Việt Nam mất nhiều thời gian. Vậy điều này có thực sự ảnh hưởng để việc tìm kiếm thị trường khách của các doanh nghiệp không thưa Ông?

Ông Phạm Hà:  Chúng ta đã có nghị quyết 08 và 36 của TW Đảng về DL là ngành kinh tế, và coi kinh tế biển trong đó có DL Biển ưu tiên đầu tiên phát triển, sau 5 năm rồi chúng ta vẫn còn trên giấy, chưa có hành động cụ thể biến nghị quyết thành hành động và du lịch VN còn chưa là nghành kinh tế và quá nhiều nút thắt từ thể chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, định vị thương hiệu quốc gia, quản lý điểm đến, chuyển đổi số đồng bộ và ứng dụng vào thực tiễn. DLVN chấm dứt được “ước khoảng” mà phải thực tế, thành thật trong thống kê, ra được số liệu chính xác từ SỐ.

DL là liên nghành liên vùng, nhiều khi tiếng nói quá nhỏ bé và nói không ai nghe. Visa là một trong những nút thắt trong thể chế chính sách, nói nhiều rồi, biết rồi khổ lắm nói mãi mà vẫn chưa thay đổi được từ nhiều năm nay. Các nước thực hiện visa rất tốt, linh hoạt và visa vàng thì chúng ta vẫn 15 ngày vào ra một lần, lạc điệu và trì trệ, kém cạnh tranh. Điểm chạm đầu tiên khách thấy chính sách visa VN chưa đột phá, không chào đón họ.

Cần visa 30-45 ngày 6 tháng đến 1 năm cho khách ở lâu hơn và chi tiêu tiền nhiều hơn. Ít nhất VN nên cấp visa du lịch 30 ngày, vào ra nhiều lần. Miễn visa cho các thị trường nguồn như Úc, NZ, các nước Bắc Âu, Mỹ- Canada… ít nhất 65 nước như Thái Lan đang miễn nếu muốn cạnh tranh với họ. Tiến hành cấp visa điện tử nhanh chóng bằng nhiều ngôn ngữ, mở rộng các nước được cấp, đưa Sri Lanka, Ấn Độ, Nam Phi…

 

Visa

 

Các quốc tịch khách được miễn Visa du lịch 15 ngày vào Việt Nam, khi muốn ở dài hơn 30 ngày cũng không được sử dụng 15 ngày miễn trừ và 30 ngày E-Visa, khiến cho khách phải bay qua nước thứ 3 rồi quay lại nhập cảnh mới được áp dụng tiếp E-Visa, khiến cho khách cảm thấy phiền phức, mất tiền, mất thời gian nên họ không lưu trú dài ngày tại Việt Nam, trong khi có những quốc tịch khách có thể lưu trú 2-3 tuần tại các vùng biển đẹp của Việt Nam như khách Đức thì việc này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các tour trọn gói có nghỉ biển dài ngày cho đối tượng khách chi trả cao như vậy

MC: Việt Nam chưa có Kế hoạch cấp quốc gia về Phục hồi ngành Du lịch và Khách sạn. Ngoài ra, ngành du lịch còn đang phụ thuộc vào các sáng kiến, dự án mang tính sự việc không thường xuyên. Ông nghĩ sao về điều này?

Ông Phạm Hà:  Như tôi nói trên, Việt Nam chưa coi trọng du lịch là một nghành kinh tế, thiếu vắng một một nhạc trưởng, MỘT BỘ DU LỊCH trong dài hạn hoặc ít nhất phải có ngay một ban chuyên trách phục hồi nghành du lịch, có kế hoạch phục hồi du lịch nhanh chóng bằng kế hoạch cụ thể từ TW tới địa phương, trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để phục hồi, tháo gỡ khó khăn và phát triển du lịch, hành không, khách sạn một cách bền vững, mang tính cạnh tranh cao và mang về USD, đóng góp hơn 10% cho GDP.

Kế hoạch đó phải gỡ được các nút thắt kể trên như thể chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, quản lý điểm đến, kết nối hàng không, chuyển đổi số. Cần có đối thoại thoại công tư, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp tự lực tự cường còn sống được qua Covid có cơ hội hồi sinh và phát triển được.

Có những nghiên cứu thị trường, định vị thương hiệu, phát triển thị trường mới thay thế, câng cao chất lượng du lịch VN< định vị điểm đến di sản, nhắm khách trung và cao cấp, có khả năng chi trả cao và đến bằng đường hàng không và đường biển còn rất khiêm tốn 2%. Hạ tầng cảng thủy nội địa, tài nguyên ven biển duyên hải cần phải đánh thức, tạo sản phẩm du thuyền Made-in-Vietnam chạy dọc bờ biển và ra các nước trong khu vực và đón khách tàu biển cao cấp đến với các cảng biển và thành phố ven biển Việt Nam.

MC: Theo Ông thì vì sao các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore… họ lại là những thị trường du lịch hấp dẫn hơn chúng ta?

Ông Phạm Hà: Đấy là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của DLVN, tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực, con người, di sản ít hơn và kém hơn chúng ta nhưng Thailand trước Covid đón 40 triệu khách, Malaysia đón 30 triệu khách quốc tế.

Chiến lược “SMILE” của Thái Lan được viết tắt từ các chữ S (Bền vững về mọi khía cạnh), M (Nhân lực: Nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động du lịch lên tiêu chuẩn quốc tế), I (Nền kinh tế bao trùm: Đảm bảo tất cả các khu vực kinh tế đều được đưa vào ngành du lịch), L (Bản địa hóa: Thúc đẩy tính độc đáo của các cộng đồng như là điểm thu hút du lịch), và E (Hệ sinh thái: Thúc đẩy du lịch sinh thái và môi trường địa phương).

Họ đi trước và họ chuyên nghiệp hơn chúng ta về mọi mặt, họ có hẳn bộ DL hoặc cơ quan ngang bộ về DL, họ coi DL là một nghành kinh tế, tất cả cho du lịch và vì du lịch. Truly Asia, Amazing Thailand cùng các chiến dịch marketing hiệu quả tăng gấp 2, 3 lượng khách trong thời gian ngắn và lượng khách có chất lượng.

MC: Dưới góc độ doanh nghiệp, hiện nay cái khó nhất và mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp là gì thưa Ông?

Ông Phạm Hà:  Phần lớn các doanh nghiệp lữ hành VN đều nhỏ, họ thực sự khát vốn và giải bài toán nhân sự lúc này để phục hồi. Họ cần các thông tin thị trường, sản phẩm mới, xu thế mới hậu Covid, số hóa cho doanh nghiệp của họ như thế nào và từ đâu.

Khi phát triển các thị trường mới cần có hãng hàng không, cty du lịch, khách sạn cùng phát triển, xúc tiến, với sản phẩm cụ thể thì sẽ chiếm lĩnh thị trường nhanh hơn và hiệu quả hơn.

MC: Vậy chúng ta cần làm gì để tháo gỡ những khó khăn hiện nay cho thị trường du lịch quốc tế thưa ông?

Ông Phạm Hà: Về lâu dài nếu chính phủ VN coi DL là nghành kinh tế cần sớm có BỘ DU LỊCH để phát triển du lịch bền vững và đóng góp nhiều hơn cho GDP.

Trước mắt cần có chiến ban trực thuộc chính phủ chuyên trách mảng phục hồi ngành này trong 2 năm, tiếp sức ngành hàng không, khách sạn, lữ hành, khó đâu gỡ đó nhất là cơ chế chính sách như visa. Phát triển hiệu quả quỹ phát triển du lịch mà CP đã cấp mà hiện đang khá rối khi về BỘ VHTTDL, Tổng Cục DL còn là Cục DL trực thuộc.

DLVN cần tập trung vào các thị trường nguồn, khách cao cấp, đột phá về chính sách visa thực sự thân thiện thông thoáng. Nhiều chuyên gia du lịch quốc tế nói với tôi VN có nhiều tiềm năng du lịch hơn cả trong CHÂU Á. VN cần định vị thương hiệu làm mới mình với bộ nhận diện thương hiệu mới, WOW Việt Nam chẳng hạn, wow nature, culture, food and people. Lấy di sản làm thương hiệu quốc gia, đổi mới sáng tạo từ di sản, tạo trải nghiệm mới.

Mở tung các rào cản, tư duy cũ, các vùng biển liên kết được với nhau như Hạ Long với Lan Hạ. Huế với Đà Nẵng…để khách quay trở lại với hạ tầng tốt hơn, thuận tiện hơn, đi lại dễ dàng hơn, vui hơn. Kinh tế ban đêm cần triển khai càng sớm càng tốt từ 6 tối tới 6h sáng mới là thời gian tiêu tiền nhiều nhất của du khách. 3,5 triệu khách mà tiêu bằng 5 triệu khách thì cần gì phải cố đón 5 triệu khách cho điểm đến quá tải, không có người làm du lịch.

DL VN nên định nghĩa lại, tư duy lại, ít mà chất, không nhất thiết phải cố sống cố chết với 5 triệu và thành tích năm này cao hơn năm trước. Hãy lấy khách du lịch làm trung tâm thỏa mãn họ, giầu cảm xúc, nhớ về VN, đi lại nhiều lần, vui vẻ, tiêu tới đồng USD cuối cùng, có lẽ đấy mới là du lịch. DL giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức.

MC: Cảm ơn Ông đã tham gia chương trình!

 

Thực hiện: Thanh Hà

Voọc Cát Bà

December 19, 2022 By Uncategorized Comments Off

Voọc Cát Bà (Cat Ba Langur) còn được biết đến với tên gọi Voọc đầu vàng, tên khoa học trachypithecus poliocephalus policephalus, tên tiếng Anh – Cat Ba langur hay Golden headed langur, là một trong 4 loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, chúng chỉ sống trên các khu rừng trên những dẫy núi đá vôi thuộc quần đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng với số lượng cá thể không nhiều.


Voọc Cát Bà (Cat Ba Langur)

Khi mới sinh, Voọc Cát Bà non có bộ lông màu vàng cam rực rỡ, Từ tháng thứ tư trở đi, màu lông trên cơ thể của chúng bắt đầu chuyển dần sang màu đen, riêng từ vai đến đỉnh đầu vẫn giữ màu vàng tươi. Voọc non có thời kỳ thơ ấu dài, được các cá thể trưởng thành trong đàn chăm sóc và truyền dạy các kỹ năng sinh tồn. Càng trưởng thành, màu lông trên đầu Voọc Cát Bà càng nhạt dần, bởi vậy nhìn vào đầu lông trên đầu ta có thể đoán biết độ tuổi của chúng. Lông trên đầu tạo thành mào nhọn. Da mặt, tai, long bàn tay, chân có màu đen sậm.


Voọc non có lông toàn thân màu vàng cam tuyệt đẹp

Voọc Cát Bà trưởng thành có chiều dài cơ thể khoảng từ 47 đến 53cm. Đặc biệt, đuôi của chúng dài hơn cơ thể rất nhiều, khoảng từ 85 đến 90cm và có tác dụng giúp chúng giữ thăng bằng cơ thể trong khi di chuyển trên những dẫy núi đá vôi cheo leo, hiểm trở.

Trưởng thành từ 4 đến 6 tuổi Voọc Cát Bà chỉ sinh một con một lần và khoảng cách giữa các lần sinh là khoảng 2 năm.

Tuổi thọ của Voọc Cát Bà khoảng từ 25 đến 30 tuổi. Những khu rừng trên những dẫy núi đá vôi cheo leo trên quần đảo Cát Bà là môi trường sống duy nhất của Voọc Cát Bà. Ban ngày, chúng hoạt động trên các tầng cây cao, kiếm ăn và nghỉ ngơi trên đó. Ban đêm chúng ngủ trong các hang hoặc những vách đá, rìa đá trên những dãy núi đá đó để tránh thời tiết khắc nghiệt. Voọc Cát Bà có tập tính sinh sống theo đàn như những đơn vị gia đình, với một con đực làm chủ gia đình, có vai trò dẫn dắt đàn đi kiếm ăn, cảnh báo về những mối đe dọa có thể xẩy đến với gia đình và tìm nơi ngủ.

Khi cảm thấy có nguy hiểm, con đầu đàn sẽ đứng trên 1 mỏm núi cao ra tín hiệu cảnh báo cho cả đàn. Thức ăn của chúng là lá cây, một số ít khác là hoa, quả cây rừng: các loại quả Đa, Phật dụ núi…, đặc biệt, do cấu tạo của dạ dày và có lá gan lớn, Voọc Cát Bà có thể ăn những loài lá quả cây độc như: lá ngón, quả mãn tiền. Là loài động vật đặc hữu của Quần Đảo Cát Bà và từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Tuy nhiên, Voọc Cát Bà lại đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, đối mặt với nguy cơ tuyệt chúng cao. Hiện tại, quần thể Voọc Cát Bà trên toàn quần đảo Cát Bà vẫn là một quần thể mỏng manh, với số lượng chỉ khoảng 65 cá thể. Đối mặt với nguy cơ trên, nhưng may mắn, đàn Voọc Cát Bà đã và đang là một loài được đặc biệt quan tâm bảo vệ bởi không chỉ Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà, một chương trình bảo tồn có mục tiêu cao nhất là đảm bảo cho loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng, mà còn bởi tất cả các cơ quan, tổ chức quan trọng trên đảo Cát Bà như Vườn Quốc Gia Cát Bà, Khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà…


Thói quen sống bầy đàn của Voọc Cát Bà

Quần thể Voọc Cát Bà đã bị suy giảm mạnh từ những năm 1960. Sự suy giảm ngày càng lớn tỷ lệ với sự gia tăng các khu định cư và gia tăng dân số trên đảo Cát Bà những thập niên tiếp theo. Từ những năm 1970 đến 1986 thì tốc độ suy giảm của Voọc Cát Bà ngày càng tăng. Không những thế, chúng còn bị chia cắt thành những tiểu quần thể nhỏ và không liên hệ được với nhau. Suy giảm về quần thể Voọc Cát Bà đã diễn ra cả ở quy mô đàn và số cá thể trong đàn. Trong những năm trước đây, Voọc Cát Bà bị đe dọa bởi nhiều yếu tố, trong đó nạn săn bắn là nguyên nhân chính làm suy thoái quần thể này.

Theo ước tính, trong vòng 40 năm từ 1960 – 1990, Voọc Cát Bà đã mất đi khoảng 98% quy mô quần thể. Đây là một thực trạng đáng buồn đối với sự tồn tại của một linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới. Phần lớn quần thể Voọc còn lại phân bố ở các khu vực sinh sống ở nơi khó khăn nhất mới có cơ hội sống sống khỏi nạn săn bắn trong quá khứ. Việc mất đi môi trường sống cộng với tỷ lệ sinh sản thấp cũng là những đe dọa đối với Voọc Cát Bà.

Ngoài nạn săn bắn đã được lực lượng Kiểm Lâm Vườn quốc gia Cát Bà kiểm soát, quá trình chọn lọc tự nhiên cũng dẫn đến suy giảm hao hụt quần thể như xung đột chiếm đàn dẫn đến tử vong nhưng cá thể bị thương nặng, sau tranh đàn cắn chết con non làm giảm lớp kế cận sinh sản tương lai, tỷ lệ già hóa hết dẫn đến khả năng sinh sản, tình trạng cận huyết làm suy thoái giống nòi.

Sống trong môi trường tự nhiên, duy nhất có tại quần đảo Cát Bà

Trong những năm gần đây, Cát Bà đã thu hút một lượng khách du lịch rất lớn và trong những năm tới chắc sẽ không ngừng tăng lên. Nếu không được kiểm soát tốt thì du lịch sẽ là một nguy cơ đối với môi trường sống của muôn loài. Là loài linh trưởng quý nhất trên thế giới, Voọc Cát Bà chưa thể xem như một sự thu hút khách du lịch cho tới khi số lượng của chúng tăng lên tới một số lượng an toàn hơn. Tình trạng rất nguy cấp hiện nay của Voọc Cát Bà phải mất nhiều năm nữa mới có thể cải thiện được.

Voọc Cát Bà, tài sản thiên nhiên vô cùng quý hiếm không chỉ của Cát Bà, Việt Nam mà là của thế giới và hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Vì vậy cần có sự hợp tác quốc tế, hợp tác của nhiều tổ chức phi chính phủ trong công tác bảo tồn để có các biện pháp hữu hiệu và các nguồn tài trợ, cũng như các kinh nghiệm quốc tế để bảo vệ loài tránh bị tuyệt chủng, và khôi phục phát triển quần thể Voọc Cát Bà.

Nguồn: catba.com.vn/vooc-cat-ba.htm

Du lịch biển và kỳ vọng đội tàu ‘made in Việt Nam’

December 16, 2022 By Uncategorized Comments Off

Việt Nam lâu nay chỉ đón khách tàu biển vào nên còn bị động, phụ thuộc, chưa có đội tàu chạy trên lãnh hải nước ta, chạy ra lãnh hải quốc tế, chở khách từ Việt Nam đi các nước.
Việt Nam chưa có đội tàu du lịch nào.

Tại Hội thảo Phát triển Du lịch biển đảo Việt Nam, diễn ra tại Đà Nẵng mới đây, ông Duy Vũ, chuyên gia du lịch tàu biển, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty lữ hành Saigontourist, đánh giá, với tiềm năng về du lịch biển, Việt Nam đã trở thành điểm đến thường xuyên của các hãng tàu biển trên thế giới. Khách tàu biển đến nước ta ngày càng tăng, tàu càng lớn, với tàu lên tới 4.500-4.800 khách. Nếu không có dịch Covid, chúng ta đã đón được tàu chở 6.000 khách. Thời gian tàu ghé cảng lâu hơn, nhiều cảng hơn, thay vì chỉ 1-2 cảng như trước.

Tuy nhiên, lượng khách du lịch tàu biển mới chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2-3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. So với khách đi bằng đường không, đường bộ, tỷ lệ khách tàu biển tăng trưởng rất thấp, một số năm còn sụt giảm.

Theo ông Vũ, đó là bởi du lịch tàu biển tại Việt Nam chưa được chú trọng quảng bá, chưa có văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Úc, Đông Nam Á, qua đó thu hút khách tàu biển; chưa có cảng đón khách chuyên dụng tại một số thành phố cảng, vốn là điểm đến du lịch phổ biến nên phải sử dụng cảng hàng hóa, cảng container… ; một số cảng hạn chế tàu phải neo bên ngoài, khách phải tăng bo mất thời gian, không đảm bảo an toàn… Sản phẩm tàu biển chưa đa dạng, hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu ăn uống, mua sắm và giải trí của khách…

Hơn nữa, chính sách visa với khách tàu biển tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chậm. Hãng tàu phải mất nhiều thời gian chuẩn bị, sắp xếp hộ chiếu cho khách trên tàu để được cấp visa, tạo áp lực lớn cho hãng tàu, nhân viên, nhất là tàu có số lượng khách đông 2.000-4.000 khách trở lên.

Trong khi đó, theo ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, dù Việt Nam có 3.000km bờ biển, hàng trăm bãi biển đẹp, hàng trăm hòn đảo có tài nguyên du lịch, hàng chục thành phố ven biển, nhưng du lịch và du lịch biển đảo Việt Nam vẫn chỉ là những mảnh ghép rời rạc, hạ tầng lạc hậu, thiếu cảng biển du lịch. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một đội tàu du lịch nào.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, nhìn nhận, Việt Nam mới có chiến lược phát triển du lịch tàu biển inbound, tức đón khách quốc tế vào Việt Nam, nên hoàn toàn bị động. Ông đề xuất cần chủ động vươn ra, bởi du lịch biển là một trong những trụ cột của kinh tế biển.

Theo ông, Việt Nam phải có những cặp tàu chạy trên lãnh hải nước ta, chạy ra lãnh hải quốc tế, chở khách từ Việt Nam đi các nước, bằng tàu của chúng ta.

Đồng quan điểm, ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group, nhấn mạnh, cần thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào tàu biển và du thuyền mang quốc tịch Việt Nam chạy dọc bờ biển, tạo ra sản phẩm mới hấp dẫn hơn cho ngành du lịch, đồng thời phát huy được tài nguyên ven bờ.

Thực tế, dọc biển Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch, tại mỗi cảng khách cập bến lại có đặc trưng khác nhau: Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…


“Cái áo quá chật” cho du lịch biển

Tàu biển chỉ là một trong những nội dung liên quan đến phát triển du lịch biển tại Việt Nam. Vấn đề đáng lưu ý hiện nay, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng chỉ ra rằng, chúng ta đang “mặc cái áo quá chật cho du lịch biển”. Đó là bởi khung pháp lý hiện nay mới áp dụng cho thủy nội địa chứ không phải cho du lịch biển, tuyến hàng hải. Khung đó cũng chỉ áp dụng cho tàu khách, tàu đi theo tuyến, chứ không phải tàu du lịch.

Ông dẫn chứng, khi đi tàu ăn uống trên sông Hàn (Đà Nẵng), khách phải mặc áo phao, không được di chuyển, chụp hình. Diễn viên lên múa phải mặc áo phao nên không thể biểu diễn. Đây là các quy định vốn áp dụng với hành khách đi lại bằng đường biển, nhưng cũng áp luôn với khách trên tàu du lịch.

Hay tại Lý Sơn, hạ tầng cho phát triển du lịch biển rất bất cập khi phải dùng cảng cá nhỏ của ngư dân khiến khách bước chân xuống tàu thấy hôi thối nên… có người say luôn.
Chưa kể, việc kết nối vùng rất kém, nếu không nói là cát cứ. Điển hình như tàu hoạt động trên hai vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Lan Hạ (Hải Phòng) trong cùng một vùng di sản. Hiện, khách từ Lan Hạ muốn đi vịnh Hạ Long lại phải đi tàu của Hạ Long, khách từ Hạ Long muốn đi Lan Hạ lại phải vòng sang Hải Phòng trong khi đó hai vịnh hoàn toàn có thể kết nối được.

Chính vì không thể kết nối với Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng cũng đang thiếu mảnh ghép du lịch tàu biển. Mấy năm nay, địa phương vẫn chưa có được tour ra vịnh. Trong khi, chỉ cần các địa phương đặt du khách là trung tâm sẽ giải quyết được bài toán này.


Tình trạng ô nhiễm môi trường, cấp bách và cấp thiết, cũng khiến các doanh nghiệp du lịch lo lắng, hành khách ái ngại. Ông Phạm Hà nhận xét, tại một số địa phương ven biển, việc quản lý điểm đến rất tệ. Rác trên biển, chất thải ven bờ vô cùng nhiều mà không có bất kỳ hoạt động thu gom nào.

Vì thế mà tại Lý Sơn, đảo mới phục vụ khách nội địa là chính, khách quốc tế rất ít. Hay như Lan Hạ, vừa qua các doanh nghiệp phải tự lập ra một chi hội du thuyền, sau đó thuê tàu đi vớt rác ít nhất tại các điểm mà tàu có khách nước ngoài thường xuyên hoạt động, như chèo thuyền kayak, thăm hang, chèo đò,… Đây là vấn đề cấp thiết cần xử lý để du lịch biển Việt Nam phát triển bền vững, là điểm đến xanh.

Do đó, các doanh nghiệp lữ hành đề xuất: Cần có chiến lược tổng thể quốc gia về phát triển du lịch biển Việt Nam. Hạ tầng thiếu, khung pháp lý lạc hậu, cần khắc phục, thay đổi ngay để thích ứng với thực tiễn. Ngoài ra, tránh tình trạng chồng chéo trong cấp phép cho các tàu biển xuất bến, cập cảng.

Đại diện Tổng cục Du lịch, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, du lịch biển là một trong những sản phẩm du lịch có thế mạnh của Việt Nam, có tiềm năng, tài nguyên và rất nhiều điều kiện để phát triển mạnh, cạnh tranh rất cao đối với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Việc phát triển hiện nay là chưa tương xứng. Ông đồng ý cần sớm có chiến lược tổng thể về phát triển du lịch biển đảo; có quy hoạch để phát triển; chú trọng đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất; bảo vệ môi trường; cơ chế chính sách phù hợp và xúc tiến quảng bá tại các thị trường du lịch biển trọng điểm. Đây là những điểm nghẽn trong phát triển du lịch biển đảo, cần sớm tháo gỡ. www.heritagecruises.com

Nguồn: Vietnamnet

Tuyệt tác của nghệ thuật & kiến trúc

December 14, 2022 By Uncategorized Comments Off

Du thuyền nghệ thuật nơi gặp gỡ giữa mỹ học, công nghệ đóng tàu và khoa học kiến trúc

Con tàu không chỉ là một sản phẩm thực dụng mà còn là một sản phẩm tinh thần phản ánh nhu cầu thẩm mỹ cao của con người. Trong một số trường hợp, ở một mức độ nào đó, cái nhu cầu tinh thần còn vượt xa cái thực dụng. Con tàu được đóng mới ngày nay đang là một sự kết hợp giữa thực tiễn và thẩm mỹ, với các thuộc tính chung của vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp xã hội và vẻ đẹp nghệ thuật.

Theo ông Đỗ Thanh Bình, tác giả cuốn “Mỹ học tàu thuyền” mà tôi có dịp được tham vấn thì ông định nghĩa mỹ học tàu bè là một môn học chuyên nghiên cứu các quy luật về vẻ đẹp tàu thuyền dựa trên một loạt các học thuyết cơ bản như mỹ học, khoa học đóng tàu và kiến trúc. Môn học này giúp ta tạo hình con tàu, bố trí mặt boong, phân chia không gian các khoang buồng, lựa chọn màu sắc…

Nó tạo nên nền tảng của kiểu dáng tàu và thiết kế các cabin cho phù hợp với ergonomics – công thái học – tức là phù hợp quan hệ giữa con người và máy móc – cũng như phù hợp với các quy chuẩn, quy phạm, công ước, và các nhà thiết kế cùng phối hợp với nhau dựa trên các điều kiện cụ thể của con tàu để hoàn thành công việc thiết kế kỹ thuật cũng như thiết kế nội thất.

Là một khoa học liên ngành, mỹ học tàu thuyền hình thành do kết hợp hữu cơ giữa công nghệ đóng tàu và khoa học kiến trúc. Chính vì nhu cầu kép của con người đối với các công năng thực tế và thẩm mỹ con tàu mà việc tạo hình tàu và thiết kế nội thất các phòng ốc có vai trò quan trọng và giữ vị trí không gì thay thế được trong thiết kế và đóng tàu.

Các thuộc tính này được thể hiện bằng hình dạng của con tàu, việc sử dụng hợp lý các vật liệu, bằng mối quan hệ tỷ lệ của con tàu, trang trí màu sắc và sự phối hợp hài hòa với môi trường. Hình thái cùa một con tàu cuối cùng được tạo thành từ một số yếu tố như hình dạng, màu sắc, chất liệu… và việc thiết kế phải tuân thủ một số quy luật của mỹ học.

Hình dạng tàu, tức tình trạng hình học lại được tạo thành từ các yếu tố: điểm, đường và mặt. Trong cuốn sách “Mỹ học tàu thuyền”, tác giả Đỗ Thanh Bình lấy du thuyền Heritage Bình Chuẩn làm ví dụ điển hình về của vẻ đẹp du thuyền nơi gặp gỡ mỹ học, công nghệ đóng tàu và khoa học kiến trúc.

Bản thân du thuyền đã là một tạo tác nghệ thuật về kiểu dáng và thiết kế tàu thủy du lịch ngủ đêm, cộng hưởng với kiến trúc nội thất truyền thống tinh hoa Bắc Bộ hòa quyện các yếu tố vị lại mang hơi thở đương đại tạo nên tác phẩm độc nhất vô nhị. Du thuyền Heritage Bình Chuẩn được phát triển theo 5 cảm hứng lõi về thiết kế nội thất để tạo nên một kiệt tác độc bản trong lòng di sản cho những lữ khách tìm giá trị chân, thiện, mỹ.

Cảm hứng di sản và nghệ thuật

Tuyệt tác này được xây dựng từ tình yêu nghệ thuật, kết tinh các kinh nghiệm của chuyên gia du thuyền và du lịch, tuân thủ mỹ học tàu thuyền, chính vì vậy đây là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo làm sống lại di sản tàu Bình Chuẩn cách nay đúng 100 năm. Du thuyền ngủ đêm vừa có công năng nhà hàng, quán bar, spa, buồng phòng, bể bơi…nhưng vẫn là phương tiện đường thuỷ, tuân thủ các quy định phương tiện thuỷ tiêu chuẩn cao. Mỗi không gian thiết kế được tính toán tỉ mỉ cho sự hợp lý không gian, công năng, tiện nghi và đẹp từng centimet. Các không gian làm nổi bật 100 tác phẩm hội hoạ nguyên bản, nhiều đồ cổ, đồ nội thất gỗ, mây tạo tác thủ công làm nên sự khác biệt độc đáo và ngày càng có thêm giá trị.

Tinh hoa Bắc Bộ bồng bềnh giữa thiên nhiên

Mỗi người Việt đều có một ngôi làng, nơi sinh ra, lớn lên, ra đi và trở về, chủ đầu tư cũng là người con Bắc Bộ nên mỗi không gian tầng theo chủ đề, ví dụ như Delta đều mang hơi thở làng quê, đình làng, tiếng mõ, con sông quê, di sản, âm nhạc, ngày hội, ký ức chiều hè của mục đồng đua trâu. Thấu hiểu điều này du thuyền mang đến chủ để cuộc sống Bắc Bộ xưa từ cao nguyên, đồng bằng, biển đảo kết nối hiện tại, gắn với cảm hứng ngôi làng Việt truyền thống trên vịnh thiên đường lãng quên Lan Hạ, quần đảo Cát Bà.

Kiến trúc Indochine những năm 30

Triết lý thiết kế kiến trúc là sự tính ngưỡng tinh hoa kiến trúc Việt Nam lâu đời với hơi thở đương đại tạo ra sự tiện nghi và hoà quyện vị lai thú vị, khi khách đến ở không chỉ là nơi ta ở mà nơi lưu khoảnh khắc, giữ kỷ niệm, cảm xúc thăng hoa và man mát hoài niệm trong không gian Bắc Bộ, đẹp sang trọng trong sự tối giản. Một kiến trúc bản địa đặc sắc, nội thất xưa nhưng không bao giờ cũ, ngày thêm giá trị trong không gian đậm chất phong thủy cho kỳ nghỉ sức khoẻ và thượng lưu.

Nội thất khơi gợi hoài cảm

Những nội thất được làm ra bởi những nghệ nhân bản địa giỏi và có tâm, tầm, tài. Nội thất thủ công được khéo léo kết hợp với tác phẩm đương đại để gợi nhắc câu chuyện trong không gian quen thuộc truyền thống như bếp mở, trạn bát, tủ tường khuy đồng, gạch bông, giường gỗ bốn cọc màn, điểm mây tre thân thuộc và hoài niệm. Mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa gắn kết quá khứ và tương lai, gợi mở về một chuyến du hành về miền kí ức xưa những năm 30 của thế kỷ 20.

Ánh sáng tạo xúc cảm thoải mái

Ánh sáng tạo cảm xúc và chúng tôi thấu hiểu điểu này và đã tạo ra con tàu đẹp cả ngày và đêm. Các không gian đều được tối ưu được ánh sáng tự nhiên phong thủy trong phòng và toàn du thuyền, rất thoáng gió và khí. Từng khu vực được thiết kế để ánh sáng tô điểm thêm cho nội thất, tranh ảnh và đặc biệt là du khách cảm thấy thoải mái và dễ chịu trong không gian đó. Một kịch bản ánh sáng với các gam màu trung tính, trầm ấm, được tính toán trên toàn bộ không gian của du thuyền, để tạo nên xúc cảm nhung nhớ cho những đôi chân mỏi của lữ khách. www.heritagecruises.com

Nét đẹp Chợ trong văn hóa Việt Nam

December 14, 2022 By Uncategorized Comments Off

Nét đẹp văn hoá chợ từ nơi vùng cao tới đồng bằng Bắc Bộ

Ở Việt Nam, chợ là nơi gặp gỡ, không chỉ đơn giản là để mua và bán. Quan niệm này vẫn như vậy trong nhiều thế kỷ và tiếp tục cho đến ngày nay, mặc dù Việt Nam đã trải qua những thay đổi sâu rộng trong thế kỷ 21.

Chẳng có đứa trẻ nào không muốn mẹ dắt đi chợ cả. Tại sao? Nếu họ sống ở vùng sâu, vùng xa, phải làm việc vất vả ngoài đồng hoặc nơi khác để kiếm sống, ít có cơ hội gặp gỡ bạn bè, họ hàng, làng xóm, vì vậy chợ là một nơi tuyệt vời để giao lưu.

Trên vùng cao, nếu không có chợ, cuộc sống có thể khá tẻ nhạt, vì vậy các cộng đồng giữa chúng vì vô số lý do để đi chợ, không chỉ để mua sắm, mặc dù chợ là nơi người dân địa phương tìm thấy những sản phẩm tươi ngon nhất, gà sống, nông cụ, đồ gia dụng, quần áo hoặc đồ nghề cắt tóc. Người dân địa phương đến chợ để hòa nhập với bạn bè và gia đình, thực hiện các giao dịch kinh doanh hoặc thậm chí tìm kiếm một người bạn đời. Một khu chợ cũng là nơi lý tưởng để mặc những bộ quần áo mới, những món đồ may hay làm bằng tay thể hiện tài năng của người con gái.

Dù ở bất cứ nơi đâu, vùng sông nước, đồng bằng hay lên miền núi, bạn sẽ luôn có thể tìm thấy chợ, dù là làng nhỏ, tỉnh lẻ, chợ nổi hay chợ phố ở một thành phố lớn. Chúng có thể diễn ra hàng ngày, vào sáng sớm hay chợ đêm, 3, 5 hoặc 7 ngày một lần, vào thứ bảy hoặc chủ nhật cuối tuần chẳng hạn như ở vùng núi phía bắc (ví dụ ở Sapa, Bắc Hà, Cốc Ly và Phong Thổ), hay thậm chí mỗi năm chỉ có một lần như chợ Khâu Vai ở Hà Giang và chợ Viềng đầu năm mới ở Nam Định.

Mọi người sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đi những quãng đường dài, vượt đồi núi, thậm chí băng qua biên giới chỉ để đến chợ. Ở miền núi, chợ thường được dựng lên từ ngày trước và có thể có không khí lễ hội khá sôi động với các tiết mục văn nghệ, thi hát truyền thống, thầy bói xem quẻ, hát Xẩm chợ. Vào những dịp như vậy, mọi người đều tham gia, từ nông dân đến chuyên gia và quan chức chính phủ, nhiều người trong số họ mặc những bộ quần áo đẹp nhất của họ, hay trang phục truyền thống của mỗi dân tộc.

Các thành phố lớn, chẳng hạn như Hà Nội, cũng không khác. Bất cứ nơi nào có chợ, đường phố sẽ đông đúc người dân địa phương. Tại Hà Nội, bạn có thể tha hồ lựa chọn và không thể bỏ qua chợ Bưởi, Đồng Xuân, chợ hoa Quảng Bá sáng sớm, chợ Long Biên và chợ hoa Tết hàng năm ở Phố Cổ.

Khi đất nước phát triển, lối sống thay đổi và một số chợ mất đi tính chân thực, nhưng những chợ khác vẫn là tâm điểm cho các cộng đồng nông thôn. Để có được hương vị của bất kỳ ngôi làng, thị trấn, thành phố nào, đừng quên khám phá các khu chợ. Bạn sẽ không phải thất vọng.

Nếu bạn đang ở trên một trong những chuyến Du lịch trên biển Di sản Heritage Binh Chuan (www.heritagecruises.com) của chúng tôi, tại khu bếp mở, nhà hàng Le Tonkin, không gian chợ quê, đình làng, nơi bạn sẽ được đưa ngược thời gian trở về đầu thế kỷ 20, tôi mời bạn khám phá những khu chợ náo nhiệt đầy màu sắc nhất của chúng tôi ở miền Bắc Việt Nam thông qua bộ sưu tập bưu thiếp hiếm và ảnh gốc của tôi.

Bút Lực

December 12, 2022 By Uncategorized Comments Off
Một đời họa sĩ chiến sĩ Phạm Lực cháy hết mình vì nghệ thuật.

Đối với một nghệ sĩ nổi tiếng làng hoạ Việt Nam thì nguồn cảm hứng và chủ đề cho ra đời các tác phẩm hội họa được tìm thấy ở mọi lúc, mọi nơi, trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Và họa sĩ Phạm Lực thì vẽ tranh giống như tập thể dục hàng ngày. Nếu một ngày, ông ấy không vẽ một thứ gì đó thì ông ấy cảm thấy như bị ốm, mà vẽ là khỏe ra ngay, điều này có lẽ giải thích

cho số lượng tranh dồi dào và các nhà sưu tập phong ông danh hiệu như Picasso của Việt Nam giành cho ông ấy.

Dòng dõi nghệ thuật

Sinh năm 1943 tại Huế, thấy tình hình Huế có nhiều biến động, cha ông là một vị quan nhỏ triều Nguyễn đã đưa vợ và con ra ra Hà Tĩnh, lớn lên tại vùng biển Miền Trung này, sau đó ông được cử ra Hà Nội học mỹ thuật. Mẹ Phạm Lực là chắt ngoại đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820).

Cùng huyết thống dòng máu nghệ thuật, cụ Nguyễn Du viết thơ còn Phạm Lực diễn tả cảm xúc bằng màu sắc đường nét và hình khối. Hoạ sĩ Phạm Lực đã cầm cọ được khoảng trên 70 năm và vẫn còn vẽ dù rất yếu vì tuổi già, gần như cả đời cầm cọ, đủ thấy bút lực và đam mê hội hoạ của ông lớn nhường nào.

Từ khi ba tuổi, ông ấy đã cố gắng biến mọi thứ thành cọ vẽ. Đó có thể là một cục gạch hoặc than, một cành cây, hoặc một viên đá, và khắp nơi đều là tấm bạt vẽ của ông. Rất nhiều lần ông bị những người hàng xóm mắng vì ông đã vẽ lên tường nhà họ. May mắn thay, sau đó ông đã tìm thấy một bờ cát rộng bên bờ sông gần nhà, nơi ông có thể vẽ trên tấm vải cát bằng một cành cây.

Lớn lên trong thời chiến, chàng thanh niên Phạm Lực trở thành một người lính sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Nhưng niềm đam mê hội họa của ông không bao giờ ngừng. Khi một tay cầm súng, tay kia luôn cầm cọ vẽ đấy là cuộc đời của một họa sĩ chiến trường, xông pha các mặt trận khói lửa dọc Trường Sơn đánh Mỹ. Bạn đồng hành thường xuyên của ông ấy là giấy, bút lông và màu vẽ. “Nhiệm vụ của một họa sĩ là ghi lại những gì mình quan sát được,” họa sĩ Phạm Lực giải thích. “Cuộc sống luôn tràn ngập sắc màu. Tôi không muốn bỏ lỡ điều gì”.

Những lúc quá tập trung để không bỏ lỡ một khoảnh khắc nào của cuộc sống, ông thường bị lỡ chuyến tàu hoặc bị kẻ trộm lợi dụng. Mất đi “công cụ” của mình là một thảm họa vì những thứ như vậy rất hiếm trong thời chiến. Tuy nhiên, cái khó ló cái khôn. Một lần nữa, ông ấy lại cố gắng biến mọi thứ vứt đi thành toan vẽ, chẳng hạn như bìa carton, bao tải hoặc võng bồ đội, những họa phẩm độc nhất vô nhị mà ngày nay những nhà sư tầm tranh săn lùng ráo riết.

Ảnh hưởng tứ trụ

Phạm Lực cũng không bao giờ giới hạn bản thân trong một phong cách cụ thể. Từ nghiên cứu của ông về trường phái nghệ thuật Châu Âu tại trường học Pháp, màu nước Trung Quốc trong nghệ thuật châu Á, và học hỏi từ bộ tứ các họa sĩ Việt Nam nổi tiếng và thành công nhất từ năm 1945 – Nghiêm, Liên, Sáng và Phái – tất cả đều tốt nghiệp từ trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (L’Ecole des Beaux Arts de L’Indochine).

Mỗi họa sĩ đi theo những con đường hoàn toàn khác nhau, trường phái và phong cách khách nhau, với ước lệ của Nghiêm, sự mềm mại và nữ tính của Liên, sự mạnh mẽ của Sáng và chủ nghĩa hiện thực của Phái, nghệ thuật của Lực phản ánh nơi giao thoa giữa Đông và Tây. Ông cũng thử thách bản thân ở nhiều phong cách khác nhau – tranh sơn dầu, sơn mài, tranh lụa, mầu nước và tranh khắc gỗ, tranh ông vẽ đủ cả các trường phái từ trừu tượng, hiện thực, siêu thực, dã thú, đến ấn tượng.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông về hưu, ông bắt đầu vẽ với các chất liệu vải khác nhau ở mọi ngóc ngách trong nhà, nơi trở thành không gian làm việc của ông. Khi bị bí chất liệu, cùng chủ đề chuyển tải vẽ tranh sơn, ông có thể đổi nó thành tranh sơn dầu, tranh lụa và tiếp tục với một tâm trạng khác.

Tùy sức khỏe họa sĩ cũng vẽ theo mùa như mùa đông ông hay vẽ tranh lụa và sơn dầu. Mùa hè cởi trần ra làm sơn mài ấy là khi ông còn khỏe. Ông nói: “Cứ để tôi một mình trong căn phòng có chiếc radio cũ phát nhạc Việt Nam thời tiền chiến và bút vẽ, màu và tôi sẽ làm việc một cách tự nhiên, theo cảm hứng, ký ức, không cần phác thảo.”

Do thường xuyên bị đau đầu bởi chứng huyết áp cao, Phạm Lực bị mất ngủ từ năm 14 tuổi. Nhiều ý tưởng mới nảy ra trong đầu ông vào những đêm ông trằn trọc trên giường. Ông ấy thường không biết liệu nó đến từ thực tế hay là một giấc mơ. Nhưng ông ấy nhanh chóng đi đến khung vẽ để khắc họa ý tưởng. Mỗi khi chạm vào bút vẽ, cơn đau đầu của ông ấy lại dịu đi và họa sĩ như chìm vào một giấc mơ. Ngày hôm sau, đôi khi ông quên đi khả năng sáng tạo đêm qua của mình, thức dậy vào buổi sáng và ngạc nhiên thú vị khi nhìn thấy tác phẩm.

Họa sĩ của nhân dân

Các nhân vật trong tranh Lực cũng rất đa dạng, chẳng hạn như chợ quê, tranh Tết, miêu tả các bài ca trù, di sản vật thể và phi vật thể, những nhân vật trích đoạn Chèo, Tuồng, Ả Đào, anh hùng Thánh Gióng hay những nhân vật trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Phụ nữ và hoa dường như truyền cảm hứng cho ông ấy nhiều hơn. Đó có thể là một người phụ nữ mặc váy cũ đạp xe chở con trai trong thời chiến, hay một bà lão bán nước cổng làng quê truyền thống Bắc Bộ, hay những phụ nữ với nhiều tâm trạng thời hiện tại.

Ông tin rằng các cuộc chiến của Việt Nam là cuộc chiến của tất cả mọi người. Khác với các cuộc chiến tranh khác, bất cứ nơi nào Việt Nam cũng có thể bị ném bom và là hiện trường của một trận chiến. Trong bối cảnh đó, phụ nữ Việt Nam là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Phạm Lực nói: “Trong chiến tranh, họ yếu ớt và có thể bị tấn công bất cứ lúc nào. Khi hòa bình lập lại, họ đợi chồng, con trai hoặc anh em của họ về nhà nhưng những người đó không bao giờ trở về. Trong thời hiện tại, cuộc sống cũng khó khăn. Tôi luôn xúc động khi xem những hình ảnh về phụ nữ. Phụ nữ luôn đẹp, giống như hoa.” Nếu không có người phụ nữ bên cạnh ông ấy, thì sẽ có hoa ở đâu đó bên cạnh.

Sự đồng cảm và yêu thương những người phụ nữ trong các tác phẩm hội họa đã mang lại cho ông tình yêu đích thực. Một người phụ nữ Pháp say mê nghệ thuật của ông đã mua nhiều bức tranh chịu của ông. Ba năm sau, cô ấy đưa ông đến một biệt thự và nói đó là trả tiền tranh, và cầu hôn ông ấy. Với sự ủng hộ của cô vợ Pháp, các bức tranh của anh ấy đã được trưng bày ở châu Âu và tăng lượng người hâm mộ.

Trong số các họa sĩ Việt Nam đương đại, Phạm Lực là người duy nhất có một câu lạc bộ người hâm mộ sưu tầm tác phẩm của mình. Hơn một trăm thành viên của câu lạc bộ có khoảng 6.000 bức tranh của ông và thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm. Trong số đó, có Tony Oliver đến từ Úc, người có hàng trăm bức tranh của Lực, đã mở một cuộc triển lãm vào năm 2009 và bức tranh nào cũng được bán hết. Tuy nhiên, ông cảm thấy hối tiếc về quy mô thành công của triển lãm và đã thương lượng để mua lại bốn bức tranh trong số đó.

Người kể chuyện di sản

Họa sĩ Phạm Lực sống qua hai thế kỷ, tham gia chiến tranh chống Mỹ, chống Trung Quốc và cuộc sống hiện tại nên tranh ông rất nhiều sắc màu ký ức, di sản. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với nhà văn Nguyên Ngọc về Phạm Lực, ông Thomas J. Vallely, Giám đốc Chương trình Harvard Việt Nam cho biết nơi ông thích nhất ở Việt Nam không phải là thành phố hay nông thôn mà là ngôi nhà cũng là xưởng vẽ của hoạ sĩ Phạm Lực. Mỗi khi đến thăm, Phạm Lực đều nói về nghệ thuật do đó Thomas J. Vallely đã học được nhiều điều mới mẻ về Việt Nam, cả quá khứ cũng như hiện tại.

Ông thấy tác phẩm của Phạm Lực giàu văn hóa, lịch sử và mang tính di sản, thông qua các chủ đề đa dạng và phong phú, với ngôn ngữ nghệ thuật về các chủ đề và những góc khuất của chiến tranh Mỹ -Việt, những khó khăn và nỗi buồn của cuộc sống, những sáng tạo, chủ đề được đề cập tới không chỉ mang tính Việt Nam mà còn mang tính toàn cầu.

Không chỉ là một nhà sưu tập tôi là người sáng lập Lux Group, với các thương hiệu Lux Travel Dmc, Luxury Travel, Secret Hideaways,  Emperor Cruises, Heritage Cruises… tôi còn coi mình là một người bạn của họa sĩ Phạm Lực và treo một số tác phẩm trên đủ các chất liệu khách nhau, trường phái hội họa khách nhau trên du thuyền tại những điểm đến yêu thích nhất Việt Nam, những vùng vịnh và quẩn đảo đẹp nhất thế giới như Nha Trang, Hạ Long hay vịnh Lan Hạ, quần đảo Cát Bà.

Mỗi tác phẩm của ông ấy đều độc đáo, chứa đầy tình yêu, hy vọng và ý nghĩa, kể những câu chuyện với phong cách đặc biệt của anh ấy. Nghệ thuật của ông ấy giúp người xem dễ dàng hiểu hơn về văn hóa Việt Nam thông qua ngôn ngữ hình ảnh và cách thể hiện nghệ thuật rất riêng của họa sĩ, khiến người xem nhận ra và có thể đọc và hiểu được thông điệp mỗi bức tranh chuyền tải và phong cách nghệ thuật của ông ấy.”

Được xây dựng bằng tâm huyết, các du thuyền của tôi gắn với bậc thầy hội họa Phạm Lực cho các chủ đề du lịch, du ngoạn, ẩm thực, rượu vang, lòng hiếu khách, âm nhạc và nghệ thuật đại diện cho lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, di sản và ẩm thực phong phú của Việt Nam, tất cả tạo nên những kỷ niệm cho du khách.

Trên những du thuyền tâm huyết của tôi đều treo bức tranh quý được làm những khung tranh đặc biệt để bảo quản những bức tranh khỏi tác động của môi trường biển, và tin rằng những bức tranh đẹp sơn mài, tranh lụa của họa sĩ Phạm Lực sẽ trở nên đẹp hơn và giá trị hơn với theo thời gian và để du khách được thưởng lãm.

Màu hoài niệm Bắc Bộ

Màu hoài niệm hội tụ 100 tác phẩm hội họa của danh hoạ Phạm Lực (1943). Những bức họa đã ra đời từ những năm 1965-2019, sắp xếp có chủ ý theo chủ đề từng tầng và mỗi địa điểm, đem đến những cảm xúc khi khám phá di sản, văn hoá và lịch sử. Đặc biệt có bức chân dung chúa sông Bắc Kỳ, vua tàu thuỷ Việt Nam.

Những bức tranh vừa như rất mộc mạc, hoà sắc đơn giản, vừa như rất tinh tế, đều mang những gam màu thâm trầm, phù hợp hoàn hảo với không gian hoài niệm di sản của Du thuyền Heritage Bình Chuẩn cảm hứng từ vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi (1874-1932)

Đi thăm tầng Delta ngay tầng một ngắm những bức tranh hoài niệm như đi chợ, hội làng, mõ làng, Tấm Cám, hát quan họ, hát xẩm chợ, thiếu nữ, mùa gặt, mục đồng đua trâu nước, hay mùa yêu… du khách sẽ lạc vào một dòng ký ức Bắc Bộ xưa, đã xa mà vẫn rất đẹp.

Một cái đẹp đích thực, yên bình của làng quê, con người, cảnh vật và truyền thống, mãn nhãn trong màu sắc, đường nét, nội dung kể truyện mỗi bức hoạ thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau từ giấy, bao tải, sơn dầu, sơn mài và lụa.

Tranh là đời

Không chỉ đẹp tranh còn phải có tư tưởng “Khi sưu tập tranh của các hoạ sĩ Phạm Lực, tôi thích các tác phẩm có ý nghĩa, có tư tưởng mạnh mẽ rõ ràng, có mối liên hệ với ký ức, trải nghiệm cá nhân. Sưu tập tranh đó là niềm vui cuộc sống, niềm đam mê tận hưởng cái đẹp, sau đó tôi phát hiện ra tranh là tài nguyên du lịch, là lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Tôi chọn tranh sưu tập phải có chủ đề gắn với từng giai đoạn của đất nước, gắn với lịch sử dân tộc, và lịch sử phát triển nghệ thuật, phản ánh các vấn đề đời nóng bỏng của sống xã hội, môi trường sống, con người, cảnh quan thiên nhiên, chứa đựng thông điệp nào đó chứ không chỉ dừng lại ở đẹp.

Tác phẩm phải có ẩn ý ngoài cái “dễ đọc thấy”, làm người xem phải suy tư và xúc động. Xem tranh Phạm Lực mãn nhãn, nội dung phong phú, xem đi lại muốn xem lại, đầy mê hoặc nó là như vậy. Tranh họa sỹ chiến sĩ Phạm Lực đầy trải nghiệm của người sống qua hai thế kỷ, với hai chủ điểm chính là chiến tranh và hoà bình, luôn phảng phất chất phủi, chất lính, khỏe khoắn, phóng khoáng và đầy tính ngẫu hứng.

Lối vẽ trực họa, có lực, đậm, mạnh mẽ, không tỉa tót được ông chớp lấy từ cảm xúc. Người xem sẽ cảm nhận rõ cảm xúc tuôn trào mạnh mẽ qua mỗi tác phẩm được vẽ một mạch và thường không phác thảo.

Vì thế người xem sẽ được đắm mình trong thế giới của nghệ thuật của hoạ sĩ, ông kể những chuyện văn hóa di sản bản địa và lịch sử trên hành trình về miền ký ức, khám phá quá khứ và hiện tại – một hải trình vượt thời gian trên không gian di sản, nghệ thuật nổi bồng bềnh trên vịnh kỳ quan, cái đó là sự độc nhất vô nhị trên thế giới”.

Phạm Hà, Chủ Tịch kiêm CEO Lux Group

Yên Bái phát triển kinh tế du lịch cao cấp dựa vào di sản văn hoá và thiên nhiên một cách bền vững.

December 7, 2022 By Uncategorized Comments Off

Xưa cụ Bạch Thái Bưởi chạy tàu bằng đường thủy Sông Hồng nối Hà Nội với Yên Bái và Phố Lu, đây là tuyến tàu di sản hoàn toàn có thể phục hồi nếu có bến tàu, tạo trải nghiệm viễn thám.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du khách du quốc tế hay quốc nội đều muốn tìm đến những địa điểm mới lạ để thăm quan, trải nghiệm, nhất là những địa điểm giầu di sản văn hoá và thiên nhiên.

Tài nguyên du lịch của Yên Bái rất giầu tiềm năng, xanh, có hồ, có rừng, có văn hoá đồng bào vùng cao, khoáng nóng, di sản ruộng lúa bậc thang, ẩm thực ngon lại gần thị trường nguồn như Hà Nội là một lợi thế cạnh tranh tốt.

Đặc biệt là Yên Bái đi sau về phát triển du lịch so với các vùng miền khách và có lợi thế quy hoạch và học hỏi kinh nghiệm để phát triển kinh tế trong đó có kinh tế du lịch xanh một cách bền vững.

Điều kiện cần

Yên Bái cũng cần định vị điểm đến của mình cho đối tượng khách du lịch nào, quốc tế hay quốc nội, cao cấp hay đại trà, lựa chọn của Yên Bái sẽ quyết định tương lại ai sẽ đến. Cá nhân tôi đến nhiều lần mảnh đất này thấy rất đẹp hoang sơ, thiên nhiên đã vẽ một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, nên đề xuất định vị điểm đến: Naturally Blessed – Thiên Nhiên Hùng Vĩ.

Thực tế chúng tôi làm du lịch gần 30 năm thì ít khách quốc đến Yên Bái không rồi về Hà Nội, họ chỉ ngang qua trên hành trình Đông Tây Bắc dài ngày. Có khách Tây Âu lưu lại một đêm trong lòng hồ, về cơ bản hạ tầng còn kém, ít trải nghiệm, chưa phát huy được giá trị văn hoá, thiên nhiên, con người, ẩm thực.

Hạ tầng luôn phải đi đầu, như cầu cảng thuận tiện, thuận lợi cho du thuyền, du khách khám phá. Quy hoạch lấy hồ làm trung tâm. Tiếp cận điểm đến dễ dàng, thuận tiện, bằng đường bộ cao tốc, sông từ Hà Nội nếu có thể, xây dựng đường hàng không, máy bay nhỏ, trực thăng tiếp cận nếu muốn nhắm tới khách cao cấp.

Muốn phát triển Yên Bái là điểm di sản thiên nhiên phải đến của Việt Nam thì cần phải hài hoà kiến trúc, giữ gìn cảnh quan, văn hoá bản địa. Khách cao cấp nước ngoài thường di chuyển trong phạm vi 200 km từ điểm này tới điểm kia bằng xe hơi, rất thuận tiện từ Hà Nội, tuy nhiên Yên Bái phải cho họ lý do ở lại lâu hơn một đêm và chi tiêu tiền nhiều hơn. Người Hà Nội có thể tơid cuối tuần hoặc mua nhà thứ 2 để nghỉ ngươi dưỡng già.

Các điểm đến trên thế giời đều phát triển tốt xung quang Hồ, lấy hồ nước làm trung tâm, hồ trên núi cao như Yên Bái rất tuyệt vời để phát triển du lịch.

Ngoài việc tiếp cận điểm đến dễ dàng, đến rồi phải có chỗ lưu trú tiện nghi thoải mái và phù hợp với thiên nhiên của điểm đến. Khách ở sang mà không cảm thấy có tội, khách đến vui vì phát triển được du lịch, kinh tế địa phương, giúp được cuộc sống người dân tốt hơn, tạo công ăn việc làm, họ sẽ thoả mãn và đến nhiều lần và giới thiệu nhiều người.

Nhiều nhà đầu tư có tiền xây khách sạn mà không biết xây cho ai, cứ nghĩ xây khách sẽ đến. Việt Nam khi phát triển các điểm đến cũng hay tư duy như vậy và nhiều khu phát triển bất động sản là chính và du lịch ăn theo, không phải mục đích chính là phát triển lưu trú cho du lịch. Du khách đến không chỉ có giấc ngủ ngon và là trải nghiệm thân tâm và tuệ tại khu lưu trú và tham gia các trải nghiệm bên ngoài khu nghỉ.

Phần lớn các khu lưu trú du lịch Yên Bái nhỏ lẻ, homestay, cần có quy hoạch tốt để đa dạng các lựa chọn cho du khách, khu cắm trại, khu villas, biệt thự, khu resort nổi trên hồ… với địa hình và cảnh quan của Yên Bái nói chung và lòng hồ nói riêng phát triển nhiều sản phẩm trải nghiệm, du lịch nông nghiếp, rồi bến du thuyền các hoạ động dưới nước, trên mặt nước, mạo hiểm dù lượn, du lịch thể thao, trekking, đi bộ thiên nhiên, tắm rừng, du lịch cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ toàn diện, nghỉ ngơi thư giãn và hoà mình vào di sản thiên nhiên hoang sơ.

Điều kiện đủ để khách đến Yên Bái là đủ dễ dàng, thuận tiện, xanh thể chất, lành lối sống, mạnh tinh thần, đủ đẹp, đủ tiện nghi, đáng đến để thăm quan trải nghiệm nhiều ngày và lưu giữ nhiều kiểm niệm đẹp. Kỷ niệm thành ký ước, và có chuyện kể về vùng đất con người điểm đến, chỉ những câu chuyện hay du khách mới nhớ lâu.

Xưa cụ Bạch Thái Bưởi chạy tàu bằng đường thủy Sông Hồng nối Hà Nội với Yên Bái và Phố Lu, đây là tuyến tàu di sản hoàn toàn có thể phục hồi nếu có bến tàu, tạo trải nghiệm viễn thám.

Mỗi điểm đến đều có những bí mật, những câu chuyện, kho báu về ẩm thực, thiên nhiên, văn hoá, nghệ thuật, di sản, lịch sử và con người của vùng đất đó, đấy chính là điểm lôi cuốn những lữ khách tới để tìm tòi, khám phá, tận hưởng, thư giãn, hoà mình vào di sản văn hoá và thiên nhiên. Yên Bái phải định vị được thương hiệu, kể được chuyện, xây nhiều trải nghiệm để nhớ và phát triển bền vững.

Từ khoá trên toàn thế giới là du lịch bền vững và có trách nhiệm, du khách ngày một có trách nhiệm hơn. Theo thống kế năm 2022 booking.com, 61% du khách Việt Nam thích chọn điểm đến và khu lưu trú bền vững.

Từ góc độ doanh nghiệp, du lịch bền vững và có trách nhiệm dựa vào 6 trụ cột chính là bảo vệ nguồn môi trường sinh thái tự nhiên, trách nhiệm văn hoá xã hội, tạo việc làm tốt cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế, khách hàng thoả mãn, doanh nghiệp có lợi nhuận.

Chúng tôi định nghĩa du lịch bền vững là phải bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, cùng nhau tạo ra nơi đẹp hơn cho người dân sinh sống và tạo ra nơi đẹp hơn để du khách tới thăm quan trải nghiệm.

Chúng tôi bảo đảm văn hoá xã hội, gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, văn hoá, phong tục tập quán địa phương. Chúng tôi cam kết hoạt động kinh doanh có đạo đức nghề nghiệp, phát huy văn hoá, lối sống của người dân địa địa phương và giới thiệu những tinh hoa văn hoá, di sản, lịch sử, mỹ thuật, ẩm thực địa phương cho du khách trong và ngoài nước.

Chúng tôi sử dụng nguồn nhân lực địa phương, đào tạp phát triển chuẩn năng lực làm việc, trả lương ổn định, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân địa phương. Góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương và quốc gia nhằm tạo công ăn việc làm xoá đói giảm nghèo và điều kiện làm việc tốt nhất có thể. Mục đích quan trọng nhất của tổ chức là thoả mãn khách hàng mục tiêu như chúng tôi tuyên bố quyền của khách hàng 100% hài lòng. Cuối cùng và sau cuối, doanh nghiệp có lợi nhuận.

Chính quyền địa phương cũng phải cùng doanh nghiệp tháo gỡ những rào cản, đồng hành cùng doanh nghiệp tới thành công, coi du lịch là nghành kinh tế địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương, sinh kế người dân bền vững. Khai thác bền vững tài nguyên di sản văn hóa, thiên nhiên, ẩm thực, phong cách sống bản địa, lấy khách du lịch làm trung tâm, thỏa mãn họ. Yên bái sẽ là điểm đến thiên nhiên hàng đầu Việt Nam trong tâm trí khách du lịch mục tiêu.

“Kho báu” du lịch Việt Nam cần một nhạc trưởng xứng tầm

PV Thành Trung: Hơn 2 năm “chết đi sống lại” vì “cơn đại hồng thủy” Covid-19, du lịch Việt Nam đã bắt đầu cựa quậy hồi sinh. Tuy nhiên, ngành công nghiệp xanh vẫn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là thiếu một “nhạc trưởng” xứng tầm để “chỉ huy” cả “dàn nhạc” du lịch nước nhà, hệ quả là du lịch phát triển thiếu tầm nhìn dài hạn, manh mún, liên kết lỏng lẻo giữa các bên liên quan. 

 

“Ngày hôm qua đã là quá khứ. Cần sống cho hôm nay và hy vọng cho ngày mai” – doanh nhân Phạm Hà, Chủ tịch kiêm CEO Lux Group.

Mang ý kiến này cùng với nhiều câu hỏi khác đến gặp ông Phạm Hà, Chủ tịch kiêm CEO Lux Group, người có nhiều trăn trở và khát khao đóng góp cho du lịch nước nhà, ông nói thẳng với chúng tôi: “Du lịch Việt Nam thiếu một nhạc trưởng xứng tầm”!

Sống sót và hồi sinh

Tất nhiên cũng như các doanh nghiệp lữ hành lớn bé khác, Lux Group của ông Phạm Hà cũng hứng đòn nặng nề từ đại dịch kinh hoàng này. Chỉ cần lấy một con số để dẫn chứng: năm 2020, tính riêng Luxury Travel và Lux Travel DMC, 2 công ty thành viên của Lux Group, mức doanh thu đã sụt giảm, chỉ bằng 10% so với mức trung bình 220 tỷ đồng của những năm trước! “Chúng tôi trước đây gần như phục vụ 100% khách nước ngoài, khi Covid-19 bùng phát tại Việt Nam vào năm 2020, Lux Group đã nhanh chóng chuyển sang phục vụ khách Việt”, ông Hà chia sẻ với Nhà Đầu Tư.

Để tồn tại qua đại dịch, ông Hà và ban lãnh đạo Lux Group tập trung toàn lực vào các nhóm giải pháp quyết liệt, trong đó lấy định hướng phục vụ khách nội địa. Ông Hà cho biết: “Trước đại dịch chúng tôi khá thụ động. Có tới 99% khách hàng của Lux Group là khách quốc tế đến Việt Nam và chúng tôi ngụp lặn trong vùng an toàn đó khi doanh thu luôn tăng trưởng 30% mỗi năm, làm không hết việc. Đại dịch Covid-19 phủ bóng đen lên ngành kinh tế xanh toàn cầu, không riêng Lux Group mà tất cả các doanh nghiệp hoạt động du lịch đều gặp nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có”.

Tưởng tượng Lux Group như cánh diều đang bay cao thì gặp gió lớn, ưu tiên hàng đầu của công ty là diều phải an toàn trong bão tố, không bị đứt dây, còn lại mọi việc tính sau. Trong khi một số doanh nghiệp lữ hành chọn giải pháp “ngủ đông”, vị doanh nhân sinh năm 1975 này chọn hướng đi khác. Ban lãnh đạo chọn cách nói chuyện, tương tác với tập thể nhân viên nhiều hơn, nhằm cùng nhau tìm ra các giải pháp phù hợp vượt qua đại nạn. Khi bế tắc, họ xoay sở mời chuyên gia về “cùng chụm đầu” nghĩ cách.

Không ai thông minh hơn tất cả chúng ta cộng lại. Lúc khó khăn mới thấy văn hoá doanh nghiệp được phát huy tác dụng ở sự đồng lòng cùng chèo lái công ty ở các cấp bậc, giá trị cốt lõi, tầm nhìn sứ mệnh và sự tin tưởng, giao tiếp nhau cùng vượt khó và dám làm, tự chuyển đổi để thích ứng trong tình hình mới”, CEO Lux Group đúc kết. Điều đặc biệt nhất doanh nghiệp này đã thực hiện được giữa giai đoạn Covid căng thẳng nhất, theo ông Hà, là việc họ đã số hóa toàn bộ doanh nghiệp, thiết lập các quy trình chuẩn. Kết quả là các ý tưởng mới, sản phẩm mới, cách làm mới được mạnh dạn áp dụng vào kinh doanh.

Bài học lớn nhất với Lux Group? Theo CEO Phạm Hà, đó là: “Ngày hôm qua đã là quá khứ. Cần sống cho hôm nay và hy vọng cho ngày mai. Chúng tôi nhìn lại mình, cấu trúc lại, tạo những sản phẩm tốt hơn cho mùa tới, đào tạo thêm, nâng cao năng lực, kỹ năng, hiểu biết, đặc biệt là thái độ phục vụ khách của nhân viên”.

Tìm đâu một nhạc trưởng giỏi?

Câu chuyện giữa chúng tôi vào một buổi chiều muộn đầu Đông chuyển sang chủ đề vĩ mô hơn: tại sao du lịch nước ta vẫn chưa thực sự bùng nổ, có thể vượt lên các nước khu vực Đông Nam Á và châu Á? Tại sao chúng ta chưa khai thác hết các lợi thế lớn của thiên nhiên và con người Việt Nam phục vụ ngành công nghiệp không khói?

Quay trở lại thời điểm dịch Covid-19 tàn phá ngành du lịch, ông Phạm Hà cho biết, dịch bệnh chặn đứng luồng khách quốc tế đến Việt Nam, buộc doanh nghiệp của ông phải tự thay đổi để trở nên linh hoạt hơn, đa năng hơn. Nhìn lại điểm mạnh và yếu của bản thân mình, Lux Group quyết định tạo ra phòng du lịch nội địa và website www.luxurytravel.vn riêng tập trung vào phân khúc khách hàng trung và cao cấp người Việt Nam.

Ông cho rằng, du lịch Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu rõ các nhóm khách quốc tế đến nước ta. Với thực tế hiện nay, theo ông, xu thế du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc sức khỏe… với thị trường chính là khách nội địa vẫn chiếm ưu thế trong vài năm nữa. Theo ông dự báo, ít nhất cũng phải mất khoảng 4 – 5 năm nữa, thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mới có thể phục hồi như năm 2019 (trước dịch).

Vì thế, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những chính sách phù hợp cho cả thị trường nội địa và quốc tế, nếu không du lịch Việt Nam sẽ tụt về lượng khách so với các nước trong khu vực”, thuyền trưởng Lux Group chia sẻ.

Vậy những lực cản lớn nhất của du lịch Việt Nam là gì? Theo quan điểm của ông Phạm Hà, có 6 vấn đề lớn nhất của ngành cần được các cơ quan chức năng nhìn thẳng và giải quyết bằng các hành động quyết liệt. Thứ nhất là cơ chế chính sách cho du lịch và vì du lịch. Thứ hai là yếu tố con người, tức là nguồn nhân lực. Thứ ba là sản phẩm du lịch và thứ 6 là việc xúc tiến du lịch hiệu quả. Ông Hà chia sẻ: “Trong sáu vấn đề ấy, cần ưu tiên tập trung vào tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, kiến tạo cho doanh nghiệp làm những gì mà luật pháp không cấm”. Du lịch Việt Nam không thể có chất lượng dịch vụ tốt nếu thiếu nhân sự có năng lực chuẩn thái độ, kỹ năng và hiểu biết. Cần

Thứ 5 là việc quản lý điểm đến yếu kém và thứ 6 là thực hiện số hoá theo kiểu “nói nhiều nhưng ứng dụng ít” và chưa đồng bộ. Ngoài ra chúng ta đang thiếu một chiến lược phục hồi ngắn, trung và dài hạn nhằm phát triển du lịch bền vững. Ông Phạm Hà kiến nghị, Chính phủ nên thành lập một Bộ Du Lịch riêng biệt, tách hẳn khỏi các lĩnh vực văn hóa và thể theo, vì du lịch là một lĩnh vực rất khác biệt nên cần có một cơ quan cấp bộ quản lý, tương tự như Malaysia.

Lấy ví dụ từ chính một sản phẩm chủ lực của Lux Group là du thuyền, vị CEO có nhiều kinh nghiệm nhìn nhận thẳng thắn, “nhờ có Covid”, khách nội địa mới chuyển hướng quan tâm đến du thuyền bởi trước kia, nhắc tới du thuyền là họ nghĩ đây là “địa hạt” của riêng du khách nước ngoài. Và khi đã xác định được hình thức du lịch bằng du thuyền trở thành xu thế mới của khách du lịch nội địa trung và thượng lưu, thì Tổng Cục Du lịch Việt Nam (VNAT) cần có các chính sách đúng đắn và kịp thời để khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ tập trung khai thác và phục vụ tốt khách hàng.

So với trước dịch, bắt đầu từ mùa Hè 2020 khi xu hướng đi du thuyền của người Việt bùng nổ, du thuyền Heritage Bình Chuẩn thuộc Lux Group luôn ở tình trạng “full slot”. Theo ông Hà, thực tế này cho thấy khách Việt hoàn toàn có nhu cầu và khả năng chi trả, thậm chí nhiều nhóm khách còn chi tiêu mạnh tay cho các dịch vụ “luxury” trên du thuyền như massage, bar… Ông Phạm Hà-người được coi như “truyền nhân” của cố doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874-1932) và sinh sau cụ Bưởi đúng 100 năm-đã dành nhiều tâm huyết và công sức để tạo ra một câu chuyện di sản văn hóa có chiều sâu cho du thuyền Heritage Bình Chuẩn của ông để thu hút du khách, thay vì chỉ bán một sản phẩm du lịch thuần túy. Nói chính xác, ông Hà và Heritage Cruises đang bán trải nghiệm du lịch độc đáo, độc bản cho tệp khách hàng cao cấp của mình.

Đó là trải nghiệm lênh đênh trên biển Cát Bà trên một du thuyền sang trọng được đặt tên theo con tàu Bình Chuẩn cũ mà cụ Bạch Thái Bưởi cho chạy từ Hải Phòng vào Sài Gòn năm 1919 (đúng 100 năm trước khi Heritage Bình Chuẩn hạ thủy năm 2019). Trên con tàu này có rất nhiều bức tranh quý của họa sĩ nổi tiếng Phạm Lực thuộc bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân của ông Hà. Heritage Bình Chuẩn, một trong ba du thuyền của Lux Group, hiện nay được coi là con tàu du lịch nghỉ đêm chạy nhiều chuyến nhất ở vịnh Bắc Bộ với 25 chuyến/tháng, phục vụ hơn 7.000 lượt du khách.

Từ ví dụ trên, ông Hà cho rằng, vị nhạc trưởng mà du lịch Việt cần phải hiểu tường tận điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam, từ đó đưa ra những chính sách, chủ trương đúng đắn và cấp bách để khơi thông những “điểm nghẽn” đang tồn tại. Chẳng hạn, lấy một ví dụ, dọc dài bờ biển hơn 3.200km với những thắng cảnh tuyệt đẹp của Việt Nam lẽ nào chỉ có những khu resort 5 sao như những nước châu Á có biển khác? Việt Nam thiếu hẳn định vị du lịch quốc gia và các sản phẩm du thuyền, cảng biển ven các khu vực duyên hải rộng lớn để thu hút du khách toàn cầu đến khám phá và tiêu tiền.

Câu hỏi này cũng như nhiều “nan đề” lớn khác của du lịch đang chờ một nhạc trưởng tài giỏi đưa ra đáp án!


Lux Group kinh doanh du lịch với hệ sinh thái khép kín bao gồm xe vận tải hành khách (Luxtrans Limousine); lữ hành (Lux Travel DMC, Luxury Travel); khu nghỉ dưỡng trên núi (Secret Hideaways Pù Luông); đội du thuyền 5 sao (Emperor Cruises Nha Trang và Hạ Long, Heritage Bình Chuẩn trên đảo Cát Bà).

ĐÀ NẴNG – THÀNH PHỐ BIỂN ĐANG THIẾU SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG

Từ trước đến nay mỗi khi nhắc đến thành phố Đà nẵng thì hầu như tất cả đều nhắc đến thành phố du lịch biển xanh, sạch,đáng sống nhất Việt Nam, thành phố có một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới…Khách du lịch đến Đà Nẵng được tắm biển thỏa thích, ăn hải sản ngon, ngủ resort hướng biển…

Tuy nhiên để chơi các trò chơi biển, để khám phá thêm các đảo biển lân cận, để tận dụng được các bãi cát vàng xen dọc theo bán đảo Sơn Trà, Vịnh Lăng Cô, Cù Lao Chàm để du khách vừa đi từ phố ra biển ngắm nhìn bán đảo vừa thưởng ngoạn cảnh sông núi biển tuyệt đẹp tại nơi đây thì chúng ta chưa làm được.

  1. XU HƯỚNG DU LỊCH THỜI HẬU COVID- THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CHƯA THEO KỊP.

Sau đại dịch Covid 19 thì xu hướng du lịch cũng đã thay đổi, chúng ta muốn tồn tại thì phải thích nghi và thay đổi theo. Những người làm du lịch Đà nẵng bao năm qua cứ bám lấy Bà Nà, Hội An, Huế để lấy là sản phẩm, điểm đến chủ đạo của mình, để khai thác mãi và thực hiện tour trên nền tảng ấy. Các khu du lịch mới ra tại thành phố Đà Nẵng và khu lân cận thì được xây dựng hoành trán, to bự hơn cái trước,bê tông hóa nhiều hơn mà không chú trọng đến chiều sâu của sản phẩm, không chú trọng đến xu hướng du lịch của thời đại. Hiện tại du lịch xanh, bền vững, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch chăm sóc sức khỏe cũng như tâm hồn đang được các nước trong khu vực và thế giới quan tâm nhiều. Nhìn lại chúng ta đã quá chậm so với xu hướng mới.

  1. DU LỊCH ĐÀ NẴNG CẦN ĐỊNH HÌNH LẠI, THÍCH NGHI VÀ THAY ĐỔI NHANH

Đà nẵng có nhiều khách sạn 5 sao, đủ sức đón bất cứ thượng khách sang trọng nào đến nghỉ dưỡng tại thành phố xinh đẹp này. Đà Nẵng từng đón nhiều nguyên thủ quốc gia đến để dự hội nghị APEC, đã từng có nhiều tỷ phú thế giới đền nghỉ dưỡng. Cơ sở lưu trú thuộc vào hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên khách chỉ nghỉ dưỡng, làm việc thôi chứ chưa thật sự tiêu tiền. Nguồn khách Á như Trung Quốc, Hàn Quốc đi theo nhóm đông, giúp lấp đầy các cơ sở lưu trú và phần nào là các khu chợ địa phương. Nguồn khách này vô tình làm cho thành phố ngộ nhận rằng chúng ta đang đi đúng hướng trong cách làm du lịch, đang phát triển một cách đều đặn theo lộ trình mà quên rằng chúng ta hoàn toàn dựa vào thiên nhiên ban tặng, dựa vào trào lưu du lịch của khách Hàn,Trung mà chưa có nội lực bản thân, chưa biết tạo ra sản phẩm đặc trưng mà mình Đà nẵng có. Khi xu hướng du lịch của khách Hàn,Trung thay đổi điểm đến, Đà Nẵng sẽ vắng lặng lại vì chúng ta không có nét đặc trưng lôi kéo họ. Những người làm du lịch Đà Nẵng cần ngồi lại, nhìn nhận vấn đề,thức tỉnh kịp thời để tìm ra lời giải.

Định hình lại thành phố biển, chúng ta đang có gì ở biển, đang có sản phẩm gì ở sông. Chúng ta đã thực sự quan tâm đến du lịch bền vững chưa,du lịch xanh chưa hay vẫn ngày càng nhiều khu du lịch phá hủy thiên nhiên, bê tông hóa hàng ngàn hecta rừng núi, đánh mất dần các bãi biển trắng tinh và vùng biển xanh sạch đẹp để đổi lại là các khách sạn cao tầng.

  1. SẢN PHẨM DU LỊCH SÔNG BIỂN – MỘT THẾ MẠNH CHƯA ĐƯỢC KHAI THÁC

Các sở ban ngành thành phố đang tập trung nhiều nguồn lực cho du lịch Đà Nẵng phát triển,ngành mũi nhọn đóng góp rất lớn vào ngân sách thành phố và giải quyết hơn 50% lực lượng lao động trên địa phương.

Chúng ta cần định vị thương hiệu du lịch Đà Nẵng,chúng ta có khách sạn tiêu chuẩn 5 sao quốc tế nhưng chưa có sản phẩm du lịch đi kèm. Một khách quốc tế từng hỏi tôi một câu mà tôi không trả lời được: Tôi có thể vừa ngắm thành phố xinh đẹp này và bán đảo Sơn Trà trên 1 du thuyền sang trọng, vừa thưởng thức ly vang trong không gian của tiếng nhạc du dương lúc chiều tà đến khi phố lên đèn được không?

Câu hỏi của vị khách kia cũng chính là gợi ý cho câu trả lời về sản phẩm du lịch sông biển tại Đà Nẵng.

Chúng ta đang bỏ phí những bãi cát tuyệt đẹp xen kẻ với các làng chài quanh bán đảo Sơn trà. Tại sao chưa có được các du thuyền 5 sao chạy ngắm hoàng hôn quanh bán đảo và vịnh Đà Nẵng rồi thưởng thức bữa tối dọc sông Hàn thơ mộng. Các hoạt động đua thuyền buồm hàng năm cho khách quốc tế ,các trò chơi biển mạo hiểm…

Du lịch nội địa sau Covid phát triển rất mạnh, khách quay lại hỏi các trò chơi biển thì Đà Nẵng…chưa có hoặc chưa cho phép vì không an toàn. Vậy tại sao chúng ta không tạo ra các sản phẩm du lịch biển an toàn, cao cấp mà du khách sẵn sàng bỏ tiền ra mua thay vì cấm hoạt động?

  1. LỜI KẾT

Các cấp chính quyền hãy mạnh dạn kêu gọi nhà đầu tư vào sản phẩm du lịch cao cấp sông biển đảo. Hãy cho phép các trò chơi mạo hiểm dọc bãi biển khi chúng ta qui hoạch thành một khu và kiểm soát an toàn bằng những tiêu chuẩn quốc tế.Các khu du lịch về đêm nên được khuyến khích vì sự chi tiêu của khách ban đêm gấp rất nhiều lần ban ngày. Khách quốc tế ngày nay biết đến Đà Nẵng rất nhiều,đường bay thuận tiện giúp Đà Nẵng tiếp cận được nhiều nguồn khách và không có lý do gì để khách đến Đà Năng rồi ra về khi túi tiền họ vẫn còn nguyên vẹn.Đà Nẵng xứng đáng được đẹp hơn, được quyến rũ hơn và thu hút hơn.Hãy tô điểm thêm cho thành phố bằng nhiều sản phẩm du lịch mới.

 Văn Hiệp
Trưởng chi nhánh Lux Travel Dmc tại Đà Nẵng