Cảm hứng mới, năng lượng mới
Tháng mới, cảm hứng mới, năng lượng mới cho sự hồi sinh của nghành du lịch trong đó có Lux Group, chúng tôi có cuộc trò chuyện với chủ tịch và CEO Lux Group về cuộc đời, sự nghiệm và cảm hứng sáng tạo của người được chọn tạo tuyệt tác kỳ quan như Heritage Bình Chuẩn, viết tiếp giấc mơ du thuyền, lắng nghe câu chuyện vị thuyền trưởng cùng đội ngũ này vượt bão Covid 19 suốt 2 năm qua và đón đoàn khách đầu tiên “ mừng rơi nước mắt”.
PV: Dù doanh thu của Lux Group (www.luxgroup.vn) trong năm 2020 chỉ bằng 10% so với mức trung bình 220 tỷ đồng của những năm trước. Ông có thể chia sẻ quá trình khắc phục khó khăn của Lux Group trong mùa dịch cũng như kế hoạch sắp tới, khi Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn du lịch.
CEO Phạm Hà: Đấy là thiệt hại doanh thu của riêng Luxury Travel và Lux Travel, một thành viên tí hon vĩ đại của Lux Group, chuyên đón khách quốc tế đến Việt Nam. Trong giai đoạn Covid 19 chúng tôi đã chuyển đổi sang phục vụ khách cao cấp Việt Nam với chất lượng Châu Âu. Cùng với lữ hành chúng tôi có hệ sinh thái với 3 du thuyền sang trọng với hai thương hiệu Emperor Cruises và Heritage Cruises hoạt động tại Nha Trang (Khánh Hoà), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Lan Hạ (Hải Phòng). Chúng tôi có đội xe Lux Limousine vận chuyển du khách bằng xe cao cấp.
Nhờ có hệ sinh thái chúng tôi linh hoạt thích ứng và chuyển đổi sang khách nội địa, tối ưu hoá dòng tiền, tạo công ăn việc làm, giữ lửa cho nghề và giữ nhân sự. Khi không thay đổi được hướng gió thì tôi điều chỉnh cánh buồm. Phát huy văn hoá doanh nghiệp, lãnh đạo kiên tâm, kiên cường, kiên trì chèo lái Lux Group, mọi người cùng đoàn kết, nỗ lực để về bờ vì bão lớn quá. Chúng tôi động viên nhau, truyền lửa nội bộ, giữ liên lạc khách hàng, thuyết phục khách không huỷ tour mà gia hạn để đi du lịch Việt Nam ngay khi mở cửa.
Chúng tôi nghiên cứu sản phẩm mới, hành vi tiêu dùng của du khách theo từng thị trường làm mới sản phẩm. Định vị lại thương hiệu, làm mới lại website luxtraveldmc.com và số hoá toàn bộ và toàn diện doanh nghiệp, làm việc linh hoạt không nhất thiết phải đến Cty, nhân viên có thể làm việc từ bất kỳ đâu. Chính vì vậy mà chúng tôi phục hồi và có khách quốc tế ngay khi Việt Nam mở của du lịch trong tháng 3.
PV: Hiện tại, Lux Group đã có nhiều khách Inbound hay chưa, hay vẫn tập trung đón khách Việt, thưa ông?
CEO Phạm Hà: Nhờ có sự chủ động và không bị đứt gẫy nên Lux Travel chúng tôi đã đón khách quốc tế, đoàn đầu tiên 10 khách từ Châu Âu, cụ thể là khách Đức ngày 26 tháng 3, tôi mừng phát khóc và cả đội ngũ thấy và tin vào hừng đông sau đêm dài.
Thương hiệu Luxury Travel tập trung vào mảng nội địa cao cấp và khách outbound tới những điểm đến mới lạ, hấp dẫn, sang trọng. Chúng tôi thấy thị trường 100 triệu dân Việt Nam, giới giầu và cận giầu ngày một tăng và có nhu cầu trải nghiệm có gu, giầu cảm xúc, đầy phong cách, nên đây là mảng Cty sẽ tập trung đầu tư mạnh để phát triển, như vậy cũng phát huy được hệ sinh thái du lịch, lữ hành, du thuyền, sự kiện Lux Mice, Lux Hotels and Resorts.
Chúng tôi sẽ phục hồi và cất cánh bằng đôi cánh với 2 thương hiệu. Mảng Lux Cruises (www.lux-cruises.com) chúng tôi cũng đã đón khác quốc tế và mùa hè rất sôi động, các ngày lễ như 30 tháng 4 và 1 tháng 5 đã kín chỗ trên cả 3 du thuyền.
Mùa hè năm nay chúng tôi tự tin là sẽ đông khách cả khách Việt Nam và quốc tế, đặt biệt khách đến từ Tây Âu, Úc và Singapore. Du khách hậu Covid quan tâm nhiều đến trải nghiệm du lịch xanh lối sống, mạnh thể chất, lành về tinh thần. Những trải nghiệm mới của Lux Group để du khách tìm tòi, khám phá, mơ ước, tận hưởng, thư giãn, hoà mình vào văn hoá và thiên nhiên.
PV: Cuối năm 2019, ông đã cho ra mắt Du thuyền Heritage Cruises Bình Chuẩn tại Cát Bà (Hải Phòng), được thiết kế dựa trên con tàu Bình Chuẩn của doanh nhân Bạch Thái Bưởi từ thế kỷ 20. Vị doanh nhân họ Bạch này ảnh hưởng thế nào đến triết lý kinh doanh cũng như phong cách sống của ông?
CEO Phạm Hà: Cụ Bạch Thái Bưởi là nguồn cảm hứng cho bao doanh chủ Việt Nam trong đó có tôi. Sự hi hữu tôi sinh sau cụ 100 năm và hạ thuỷ tàu Bình Chuẩn đúng tròn 100 năm cũng tại vùng nước lịch sử Hải Phòng như người được chọn viết tiếp giấc mơ du thuyền Made-in-Vietnam cập bến năm châu dang dở của tiền nhân chúa sông Bắc Kỳ, vua tàu thủy Việt Nam.
Những bài học kinh doanh của cụ thành công bằng sự tử tế, chính đạo cuộc đời, tâm, tầm của lãnh đạo là phụng sự, người làm dịch vụ từ tâm chạm cảm xúc, phục vụ đồng bào, ý chí lớn, mơ ước lớn, tầm nhìn xa trông rộng của một doanh chủ, quý tộc Việt thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm.
Cụ Bạch Thái Bưởi để lại nhiều bài học hay về quản trị, nghệ thuật lãnh, dụng nhân như dụng mộc, trao quyền, xây dựng nhân hiệu và thương hiệu, cạnh tranh phi giá cả, tự hào dân tộc, chú trọng vào thị trường nội địa và trong Covid chúng tôi áp dụng thành công tạo ra phong trào “người Ta đi tàu Ta” và “người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.
Cụ Bạch Thái Bưởi là hiện thân của tinh thần dám khởi nghiệp, dám tận dụng thời cơ, dám trao quyền, dám tiếp thu tân thư, dám vận dụng tinh thần yêu nước, dám cạnh tranh đến cùng, dám sáng tạo, dám mở rộng thị trường, dám làm lại từ đầu. Để nói về những bài học, con người và cảm hứng của cụ Bạch Thái Bưởi phải nhiều sách mới hết, tôi gói gọn trong cuốn sách “Kinh doanh thời 1.0” với sự giúp đỡ của gia đình đặc biệt là chị Bạch Quế Hương cháu gái hương khói cho cụ và dòng họ.
PV: Ông sở hữu bộ sưu tập tranh đậm đà bản sắc văn hóa, tinh thần Việt Nam; từng hợp tác với đạo diễn Trần Anh Hùng làm bộ phim “Mùa hè chiều thẳng đứng”, ông có thể chia sẻ về tình yêu dành cho nghệ thuật của mình, ngoài công việc kinh doanh?
CEO Phạm Hà: Cảm được bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào đều là ân huệ của cuộc đời. Tôi sưu tầm để thư giãn, mỹ cảm, hiểu về quá khứ, lịch sử, truyền thống văn hoá, tục Việt Nam. Qua tranh vẽ tôi cảm được nhiều điều tuyệt vời, luôn cảm hứng và nhiều năng lượng mới tích cực. Làm phim với Trần Anh Hùng và những bối cảnh đẹp như Vịnh Hạ Long, làng chài, cuộc sống biển cả làm tôi thêm yêu thích di sản thiên nhiên Việt Nam.
Tôi cũng thích nghệ thuật, tham gia làm bối cảnh phim, sưu tầm đồ cổ, tranh nghệ thuật, làm art dealer, môi giới bán tour săn tranh của các hoạ sĩ Đông Dương và đương đại cho khách nước ngoài thành ra cũng tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ, sưu tầm nhiều hoạ sĩ. Tôi đặc biệt thích thú tìm hiểu lịch sử mĩ thuật và lịch sử Việt Nam, tôi thích hoạ sĩ chiến sĩ Phạm Lực, người kể chuyện chiến tranh, di sản thiên nhiên văn hoá Việt Nam, con người và sự phát triển của đất nước bằng đường nét, hình khối, mầu sắc và thông điệp từng bức hoạ.
Tôi thích tính phủi, sự hài hước kiểu lính và tài năng hiếm có của của một hoạ sĩ một đời vì nghệ thuật nên sưu tầm nhiều tranh của ông, viết sách và giới thiệu 100 tác phẩm đủ các chất liệu từ giấy, sơn mài, lụa, sơn dầu trêm toan, bao tải… trên du thuyền Heritage Cruises Binh Chuan Cat Ba Archipelago. Tôi xây tàu thoả ước mơ thủa ấu thơ và cũng để treo tranh, kể chuyện văn hoá, di sản, con người Việt Nam trên không gian di sản văn hoá cảm hứng từ tàu Bình Chuẩn Bạch Thái Bưởi để đưa những lữ khách khám phá di sản thiên nhiên kỳ vĩ của Việt Nam.
Đưa đam mê sưu tầm, sở thích cá nhân thành sản phẩm du lịch trải nghiệm chân thực và độc đáo, tranh kể chuyện di sản và thưởng lãm tranh như những quý tộc giữa không gian đặc biệt như vịnh Lan Hạ, Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc, cái đó thế giới không có, chỉ Việt Nam mới có. Doanh chủ cũng có nét tương đồng với hoạ sĩ là tạo ra những thứ từ trong và hoàn toàn mới trong thế giới này, sự hồi sinh di sản tàu Bình Chuẩn một tuyệt tác độc bản giữa kỳ quan sau đúng 100 năm là một tác phẩm như mơ là như thế.
PV: Ông là doanh nhân sinh năm 1975, trùng với sự kiện Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về sự kiện lịch sử này, sự kiện có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của ông, những người được sinh ra trong thời bình, không còn chiến tranh?
CEO Phạm Hà: Tôi sinh ra 2 tháng khi đất nước hoà bình Bắc Nam xum họp một nhà. Tôi lớn lên trong cậu chuyện chiến trường của bố, về người lính “sẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ”, và mẹ tôi du kích quân bảo vệ quê hương tại quê nhà, tình cảm bố mẹ chiến trường và hậu phương. Đó sự quan tâm, yêu thương, lo lắng, tình cảm gia đình, hy vọng hòa bình và sự đoàn tụ. Đoàn tụ sau chiến tranh của bố mẹ tôi là hạnh phúc hơn rất nhiều người trong làng.
Gia đình tôi và ông trẻ di cư vào Sài Gòn năm 1954 sau hiệp định Geneve từ vĩ tuyến 17. Sau chiến tranh tôi có dịp vào thăm ông trẻ và gia đình trong Sài Gòn. Tôi cũng có dịp được đi tàu biển từ Hải Phòng và Sài Gòn trên tàu Thống Nhất giữa những năm 80 của thế kỷ trước, từ đấy tôi có giấc mơ lớn nhất của đời tôi là xây dựng đội tàu và chạy dọc bờ biển Việt Nam.
Chiến tranh là đau khổ. Tôi ghét chiến tranh và những nỗi buồn chiến tranh, những số phận trong và sau chiến tranh. Khi bắt gặp những bức tranh của hoạ sĩ Phạm Lực làn tôi thổn thức, những hình ảnh ký ức mà tôi đã nghe kể và hình dung. Nên tôi sưu tầm nhiều, có nhiều bức hơn cả tuổi đời của tôi còn lỗ chỗ bom đạn, những hoạ phẩm giấy và bao bố và những câu chuyện sau mỗi bức tranh. Một thời kỳ đau thương của dân tộc, nhưng hào hùng.
Tôi thiết nghĩ chúng ta không quyên quá khứ, trân trọng và bước tiếp một cách tự tin về phía trước, chúng ta đều là người Việt Nam, hoà hợp dân tộc, tập hợp sức mạnh, ý chí, con người Việt Nam trong và ngoài nước, cờ vàng, cờ đỏ hoà hợp đều là người Việt Nam và ngày 30 tháng 4 nên là ngày hoà giải, hoà hợp người Việt Nam chúng ta, cả nước đều vui, chúng ta máu đỏ da vàng, dân tộc chỉ có một và trường tồn.
-Trân trọng cảm ơn ông!