Quản trị tài năng và văn hoá doanh nghiệp theo phong cách Vua Tàu Thuỷ Bạch Thái Bưởi

June 5, 2023 By Blog, Blog, Blog, Blog, Blog, Blog Comments Off

Sử dụng nhân tài và phát huy văn hoá doanh nghiệp của doanh chủ dân tộc và quý tộc Bạch Thái Bưởi dưới góc nhìn quản trị doanh nghiệp thời hiện đại.

“Một cái gương cho thương giới nước ta”. Đó là tựa đề bài viết của tác giả Thượng Chi, bút danh của nhà nho học giả Phạm Quỳnh (1892-1945), đăng trên Nam Phong Tạp Chí – số 28, từ trang 318, xuất bản tháng 12 năm 1919 tại Hà Nội, ví nhà công nghiệp Bạch Thái Bưởi (1874-1932) sánh tầm “vua bể”, “vua thép” Âu Mỹ cùng thời. Nhờ có bài báo này mà chúng ta biết cụ thể cơ ngơi hoành tráng và sự nhộn nhịp tại các các sở tàu và nhà máy đóng tàu Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công Ty hay gọi tắt là Bạch Thái Công Ty tại Hải Phòng lên tới 1000 người, chia ra nhân viên làm bàn giấy văn phòng và thợ làm dưới nhà máy đóng tàu bên bờ Sông Cấm.

Tính ra cả xứ Bắc Kỳ, Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Cty có tới 1415 người làm, quản lý Tây và Ta, vận hành 25 con tàu khắp Bắc Kỳ, vừa hạ thuỷ tàu Bình Chuẩn chạy tuyến Bắc Nam ven biển, các tàu vận tốc trung bình 8 hải lý/một giờ, tổng các tàu có đầy đủ số liệu, tên tàu cụ thể phục vụ 6.643 hành khách, những người chủ chốt làm đại diện là người Việt nam ta cả như ông Lã Quý Chấn, đại diện Công Ty ở Nam Định, ông Nguyễn Văn Thịnh đại diện tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Phúc, chủ trì coi nhà máy tại Hải Phòng, là kiến trúc sư trưởng, thiết kế, đóng mới tàu Bình Chuẩn lừng danh, và sáng tạo nối dài các tàu.

Con người cụ là doanh chủ Việt Nam có văn hoá, có tâm yêu thương, trí tuệ, có tư tưởng và lòng bao dung. Bởi vì “nhân tài” có năng lực, có mong muốn, cam kết và phù hợp với doanh nghiệp được thoả sức vẫy vùng khi được tin tưởng trao nguyền, người tài là tài sản vốn quý nhất của doanh nghiệp là những người tài năng, có đam mê, có ý chí mạnh mẽ; muốn đứng đầu những người này thì người doanh chủ phải có tâm, tầm, tài trí, dũng, công minh, liêm chính, có tố chất lãnh đạo rất cao, có năng lực dẫn dắt rất “giỏi” và tầm nhìn xa trông rộng thu phục nhân tâm, kinh doanh chính đạo cuộc đời, ngoài lợi nhuận sự thịnh vượng tài chính còn là tinh thần dân tộc lớn lao cao cả hơn lợi nhuận.

Vẫn theo cụ Phạm Quỳnh báo Nam Phong vào thời điểm năm 1919, Bạch Thái công ty đã sở hữu 25 tàu lớn nhỏ, chạy trên khắp các sông ở Bắc Kì và Trung Kì, ngoài ra công ty còn có 20 chiếc sà lan. Mỗi năm công ty chạy khoảng 5.000 chuyến khứ hồi, 17 tuyến tàu ngược xuôi ngọn nguồn các con sông Bắc Kỳ, với 1,5 triệu lượt hành khách và 15 vạn tấn hàng hoá. Công ty của Bạch Thái Bưởi đã tạo việc làm cho 1.415 người.

Bài báo kết luận: “Chắc chắn sau này có lẽ còn nhiều người kỳ tài, kiệt xuất hơn ông nữa, nhưng hiện nay thời ông cũng đã đáng làm một cái gương chung cho cả thương giới nước ta vậy. Ông thật là làm vẻ vang cho giống nòi ta và rửa được cho ta cái tiếng rằng dân nước An Nam không có tư cách làm được sự buôn bán to. Ước gì trong nước được răm người như ông, thì cái vấn đề chấn chỉnh thương trường lo gì mà chẳng giải quyết được”.

Doanh chủ Bạch Thái Bưởi có những phẩm chất lãnh đạo kỳ tài, triết lý kinh doanh nhân bản, văn hoá doanh tự nhiên như vốn có, nghệ thuật dụng nhân như dụng mộc, tinh thần kiên tâm, kiên định và kiên cường vượt nghịch cảnh, trên hết là khát vọng độc lập, thống nhất nước nhà bằng dân quốc phú cường. Ngay thời bấy giờ, tài kinh doanh, quản trị người tài, dùng uy tín cá nhân và ảnh hưởng tầm quốc gia dân tộc, thu hút nhân tài cả Tây và Ta chia sẻ giá trị văn hoá doanh nghiệp chân thật tự nhiên, cho thấy khả năng dùng người giỏi, sức mạnh dân tộc trong cạnh tranh phi thị trường, văn hoá soi đường doanh chủ minh doanh, con người là vốn quý của doanh nghiệp và kinh doanh dựa vào con người, đồng bào mình ủng hộ sẽ thắng.

Ngày nay kinh doanh hiện đại mới chú trọng nhiều đến văn hoá doanh nghiệp, kinh doanh bền vững ESG, trải nghiệm nhân hạnh phúc, lấy khách hàng làm trung tâm để thoả mãn họ trên từng điểm chạm của trải nghiệm. Kinh doanh tử tế từ tâm, phụng sự đồng bào. Văn hoá kinh doanh có tinh thần doanh chủ văn hoá, tinh thần dân tộc, có đạo kinh doanh riêng, có bản sắc và sự tự hào doanh chủ và nhân viên.

Văn hoá doanh nghiệp có phần hữu hình, vô hình và phần giá trị chia sẻ ấy là giá trị cốt lõi, có tầm nhìn, sứ mệnh, con đường riêng khác biệt hoá để dẫn dắt doanh nghiệp ra biển lớn, cộng sự, tổ chức, đồng bào tới thành công và hạnh phúc bằng tinh thần quý tộc Việt : thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm. Sứ mệnh lớn nhất của doanh chủ hay đạo kinh doanh tốt đẹp đó là sứ mệnh phụng sự vị nhân sinh vì đồng bào, cạnh tranh tới thắng tư sản mại bản người Hoa có tiền và người Pháp có quyền và “dân quốc phú cường giành độc lập.”

Văn hoá doanh nghiệp cụ Bạch Thái Bưởi chính là kinh doanh tử tế, vương đạo cuộc đời doanh chủ, chú trọng trải nghiệm khách hàng nội bộ, đoàn kết nghìn người như một, văn hoá doanh nghiệp mạnh, uy tín nhân hiệu và thương hiệu tàu Bưởi, thoả mãn khách hàng bên ngoài doanh nghiệp, thậm chí vượt mong đợi như giải trí trên tàu để tạo tạo marketing truyền miệng cả nước là bí mật thành công kinh doanh cụ hồi đầu thế kỷ 20.

Khi nhận định về cụ, hội Khai Trí Tiến Đức cho rằng: Cụ là một bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu nơi thương trường mà cuộc đời của cụ đáng phô bầy cho quốc dân, sự nghiệp của Cụ đáng làm gương cho các nhà buôn bán noi theo. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ viết về Bạch Thái Bưởi trong tạp chí Đông Thanh: Bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà

“Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường tứ Bưởi” tuy chỉ xếp thứ 4 danh sách bốn người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20 nhưng doanh nhân Bạch Thái Bưởi lại được nhiều thế hệ người Việt ca tụng như một tấm gương khởi nghiệp thành công từ nghịch cảnh, quản trị nhiều doanh nghiệp chi nhánh mà giờ đây gọi là tập đoàn, nhờ văn hoá doan nghiệp, ý chí doanh chủ, tinh thần dân tộc của một quý tộc Việt.

Tôi cũng cũng nghiệp học quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp từ nhỏ tới lớn và rất chú trọng văn hoá doanh nghiệp ngay từ lúc khởi nghiệp, những khi tìm hiểu và nghiên cứu về đạo kinh doanh của cụ Bạch Thái Bưởi thì tôi thấy rằng ngay từ thời loạn lạc, cạnh tranh khốc liệt, bị tư sản mại bản chèn ép tư sản bản địa, cụ Bạch Thái Bưởi đã là bậc thầy về quản trị tài năng và văn hoá doanh nghiệp một cách chân thật, tự nhiên xuất chúng như bản thân uy tín thương hiệu mà quản trị hiện đại giờ đây mới nói tới.

Xây dựng bản sắc văn hoá vững mạnh, doanh nghiệp hùng mạnh. Thành viên công ty làm việc hiệu suất cao dựa vào kết quả, xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc và phát triển hệ quản trị bền vững. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mạnh tạo niềm tin cho khách hàng, tạo dựng đoàn kết, gắn bó đội ngũ, tạo thói quen tốt cho nhân viên, nâng cao năng xuất, chất lượng hiệu quả công việc. Duy trì và lan toản văn hoá doanh nghiệp, phát triển bền vững.

Cụ thể là văn hoá doanh nghiệp hữu hình là logo dễ nhận biết nhất là cờ vàng mỏ neo, ba sao, và khẩu hiệu “Người Ta đi tàu Ta”, “Người Việt đi tàu Việt”, nhà máy bên bờ Sông cấm, các văn phòng, biển hiệu, đồng phục, mỹ thuật tàu thuyền của 30 con tàu ngược xuôi các con sông Bắc Kỳ và đình đám là hạ thuỷ tàu Bình Chuẩn năm 1919 và cập cảng Sài Gòn năm 1920, cùng tàu Sông Giang, Việt Đăng, ba tàu chạy ven bể Đông Dương.

Văn hoá hữu hình là tinh thần tự tôn dân tộc, phụng sự đồng bào, “người Việt Nam giúp người Việt Nam”. Sứ mệnh kinh doanh Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công Ty từ sông ra biển lớn, từ Nam Định ra Hải Phòng lập mua nhà máy đóng tàu bên bờ Sông Cấm, giống ý nghĩa nhận diện thương hiệu cờ vàng, mỏ neo, ba sao tượng trưng cho người Việt chung nhau máu đỏ, da vàng, ba miền phải thống nhất ba miền Bắc, Trung, Nam, và độc lập khỏi Pháp, mỏ neo là nghề kinh doanh chính, vận tải thuỷ, giúp giao thương buôn bán kinh doanh vùng miền thuận lợi.

Bình Chuẩn tức bình đẳng “không trọng nông, ức thương”, nội thương và ngoại thương được thúc đẩy mạnh mẽ, “phi thương bất phú”, tiếp tục chính sách ty Bình Chuẩn từ thời nhà nho cấp tiến Đặng Huy Trứ, triều Nguyễn, để “dân quốc phú cường” (dân giầu nước mạnh) đúng như ý nghĩa sâu xa tên tàu Bình Chuẩn. Muốn vậy phải có tầng lớp quý tộc đủ mạnh khẳng định tâm tài người Việt, kêu gọi đồng bào ủng hộ, giúp sức bằng bỏ tàu Tây, Tàu, đi tàu Ta.

Tư tưởng xuyên suốt trong văn hóa kinh doanh là dân quốc phú cường giành lại độc lập; thức tỉnh mở mang dân trí, đổi mới văn hóa; đua tranh với tư bản nước ngoài, khẳng định vị thế của doanh nhân Việt Nam. Ngắn gọn có thể thấy những bài học kinh doanh của cụ như dám đi bằng đôi chân của mình, dám tận dụng thời cơ, dám tin người, dám tiếp thu tân thư, dám vận dụng tinh thần yêu nước, dám cạnh tranh đến cùng, dám sáng tạo, dám mở rộng thị trường, dám đi lại từ đầu.

Tinh thần cụ Bưởi là hiện thân của tinh thần quý tộc cao quý. Cụ ảnh hưởng của Nho giáo, ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, nhưng lại sớm tiếp cận văn minh Pháp. Nhưng cụ vẫn là người Việt Nam. Kinh doanh trong nghịch cảnh, vượt nghịch cảnh bằng văn hoá doanh nghiệp, trọng dụng nhân tài. Cái bài học hay là cụ Bạch Thái Bưởi kế thừa tinh hoa của văn minh nhân loại, đóng tàu Tây, phát huy tinh thần dân tộc Việt Nam ta, để làm bản sắc riêng cho doanh chủ tinh thần quý tộc Việt. Cụ được cả hai vua triều Nguyễn là Khải Định và cựu hoàng Bảo Đại ban thưởng cho cụ Bạch Thái Bưởi vì tinh thần thành tín, đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm. www.lux-cruises.com

 


Về doanh chủ Phạm Hà

Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO LuxGroup và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật

Dòng dõi nhà quý tộc dân tộc Bạch Thái Bưởi: Trứng rồng lại nở ra rồng.

Sự thăng trầm lịch sử Việt Nam, chiến tranh và hòa bình, nhìn nhận sai lầm về giai tầng xã hội trong quá khứ đã ảnh hưởng lên số phận từng con người nhà họ Bạch, nhưng “trứng rồng lại nở ra rồng”, truyền thống gia đình vẫn được tiếp nối.

Ông Bạch Thái Tòng
(7/11/1900 – 1946 (1949))
Là người được nhà tư sản họ Bạch tin tưởng, đặc biệt giao trọng trách điều hành, quản lý việc kinh doanh trong gia đình. Chẳng thế mà khi lấy vợ cho con trai Bạch Thái Tòng, Bạch Thái Bưởi đã tổ chức một đám cưới đặc biệt, nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ và được nhiều hãng thống tấn của Pháp đưa tin. Ông Bạch Thái Tòng nối nghiệp sau khi cụ Bạch Thái Bưởi qua đời từ năm 1932. Năm mất và cái chết của ông vẫn là một bí ẩn của lịch sử.

Bác Bạch Thái Hải
(8/1925 – 11/7/1992)
Là con trai của ông Bạch Thái Tòng, cháu ruột nhà tư sản, nên bác Bạch Thái Hải chịu lý lịch dòng dõi tư bản. Khi tham gia kháng chiến – Phóng viên Báo Quân Đội Nhân Dân bác Hải đã gửi Nhà cho UBND Thành Phố Hải Phòng giữ hộ. Khi hoà bình lập lại bác Hải đã có đơn đề nghị UBND Thành phố Hải Phòng trả lại nhà nhưng chưa được giải quyết thì bác Hải mất.

Chị Bạch Quế Hương
(30/5/1961)
Con gái duy nhất của bác Bạch Thái Hải, người chăm sóc mộ phần hương khói giỗ chạp gia đình họ Bạch. Chị là nhà giáo đã nghỉ hưu, chăm sóc mẹ già và vui với sự vương trưởng của con trai tên Hiếu và con gái tên Thảo. Một nhà giáo mẫu mực, xứng danh con cháu cụ Bạch gìn giữ nề nếp gia phong và rất chuẩn mực. Chị cũng là người nghiên cứu rất nhiều tài liệu về cụ Bạch, viết sách và tiếp tục đòi nhà thay cha mình mà chưa có kết quả.

Hoàng đế Khải Định phong tước cho cho vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi

July 18, 2022 By Tin Tức Comments Off

Doanh chủ Bạch Thái Bưởi (1874-1932) đáng kính và đáng làm gương trong con mắt hoàng đế Khải Định vị vua thứ 12 triều Nguyễn. Hoàng đế Khải Định đặc biệt phấn khởi với chiếc tàu thủy do Bạch Thái Bưởi đầu tư với chất lượng không thua kém tàu thủy Châu Âu. Nước Nam vốn kém trong ngành “máy móc kỹ thuật”, vì thế hoàng đế nước Annam đã phong hàm tước cho cụ Bưởi để nêu gương và khích lệ.

Vào cuối thế kỷ 20, khi nhắc đến những người giàu có nhất của đất Việt, người dân thường truyền miệng nhau câu nói “nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi”. Nhân vật thứ tư được nhắc đến trong câu nói này là Doanh nhân Bạch Thái Bưởi, tuy đứng cuối cùng trong bốn người Việt Nam giàu nhất, nhưng Bạch Thái Bưởi luôn được người dân, các học giả, các nhà sử học, thậm chí là được hoàng đế Khải Định ngợi khen.

Năm Kỷ Mùi (1919), nhân chuyến ngự giá ra Bắc, hoàng đế Khải Định đã được nghe tiếng về Công ty Bạch Thái. Trong buổi họp triều, hoàng đế Khải Định đã bàn với quần thần về công ty của ông. Sách Đại Nam thực lục chính biên đệ thất kỷ, quyển 4, điều 442 còn ghi chép lại như sau: “Trẫm Bắc tuần thấy thành phố Hà Nội chỉ có hai công ty Bạch Thái và Nam Sinh đáng gọi là buôn bán lớn, ngoài ra cũng nhiều người nghèo khổ, việc sinh sống lại không bằng Trung Kỳ phần đông đều được bình thường”.

Lại trong một buổi thiết triều khác trong Tử Cấm Thành, Huế vào giữa tháng 11 năm 1920, hoàng đế Khải Định đã phê thượng thư Bộ Lại (tươnh tự Bộ Nội Vụ ngày nay), Sách Khải Định chính yếu sơ tập, quyển 6, có viết: “Các nước khác sở dĩ trở nên giàu có, hùng mạnh đều là nhờ họ có được nhân tài để phát minh ra những máy móc tinh xảo, văn minh. Nước ta thì thuần chất quá, ít kiến thức, việc gì cũng chỉ làm theo sau các nước. Trẫm luôn coi đó là một mối lo ngại sâu sắc. May nhờ được quý bảo hộ dẫn dắt nên tình trạng dân ta cũng khá lên được một hai phần, trẫm rất lấy làm mừng, đáng nêu khen thưởng để khuyến khích.

Xem như việc Bạch Thái Bưởi ở Bắc Kỳ mới chế tạo được chiếc tàu thủy gọi là Bình Chuẩn rất khéo, tốt không thua kém gì công nghệ bên Châu Âu. Chiếc tàu này là do tay thợ nổi tiếng Nguyễn Văn Phúc làm ra, cả chủ và thợ đều là người Nam ta cả. Ngày 23 tháng 7 vừa qua, khi trẫm tới thăm Quý Toàn quyền và tham quan tàu chiến ở Đà Nẵng thì vừa gặp lúc tàu này cũng vừa cập bến vào cảng nên có may mắn được ngắm xem, quả nhiên tàu ấy là do chủ ta, thợ ta đồng lòng hợp sức mà chế tạo ra.

Nước ta vốn dĩ của ít thợ vụng. Nếu không có Bưởi dám bỏ tiền của ra thì đâu có việc cho Phúc thi thố, mà không có tài khéo của Phúc thì tiền của Bưởi cũng thành uổng phí mà thôi. Hai người này đã nêu cao tấm gương về sự tiến bộ văn minh cho người nước ta mai sau soi vào. Vậy truyền chuẩn thưởng cho Bạch Thái Bưởi hàm Thị độc Hàn Lâm viện, Nguyễn Văn Phúc hàm Kiểm thảo Hàn Lâm viện, để hai người được đội ơn mà càng thêm khích lệ phấn đấu hơn”.

Việc Bạch Thái Bưởi được vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn ban hàm Thị độc Hàn Lâm viện, cũng được sách Đại Nam thực lục chính biên đệ thất kỷ, quyển 5, điều 640 chép rằng: “Tháng 11, chuẩn thưởng cho người Bắc Kỳ là Bạch Thái Bưởi hàm Thị độc Hàn Lâm viện, Nguyễn Văn Phúc hàm Kiểm thảo Hàn Lâm viện vì chế tạo được tàu máy Bình Chuẩn (tên tàu). Chủ tàu là Bạch Thái Bưởi tự xuất tiền bạc cùng thợ dưới tàu là Văn Phúc vận dụng trí tuệ chế ra chiếc tàu máy mới, so với tài khéo của người Âu xem ra không thua kém bao nhiêu. Lúc đầu, hoàng đế ngự giá tới Đà Nẵng ngự lãm chiến thuyền, gặp lúc tàu của Bạch Thái Bưởi neo ở vụng Sơn Trà, hoàng đế nhân xuống xem, nên đặc biệt khen thưởng ban cho hàm ấy để tỏ ý khuyến khích”.

Con tàu Bình Chuẩn được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp kinh doanh vận tải đường thủy của Bạch Thái Bưởi. Con tàu này dài 42m, trọng tải 600 tấn, động cơ 400 mã lực, vận tốc trung bình 8 hải lý/h, được hạ thủy vào ngày 7 tháng 9 năm 1919 tại Cửa Cấm (Hải Phòng). Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng vào ngày 20 tháng 8 và cập bến cảng Nhà Rồng, Sài Gòn ngày 17 tháng 9 năm 1920 trong sự hân hoan chào đón của giới công thương Nam Kỳ, tàu An Nam đầu tiên cập cảng Sải Gòn sau 27 ngày chạy ven biển Việt Nam.

Không chỉ nổi tiếng là doanh nhân giàu có, gia đình Bạch Thái Bưởi còn rất siêng năng làm từ thiện. Sách Đại Nam thực lục chính biên đệ thất kỷ, quyển 4, điều 632 cho biết: “Ngày 21, hoàng đế coi triều. Thượng thư Bộ Lại kiêm Bộ Hộ Nguyễn Hữu Bài tâu: “Khánh Hòa bị bão, nhà bị tốc mái rất nhiều, Thanh Hóa cũng bị lụt lớn, các phủ huyện đều bị tổn hại mà Thiệu Hóa là nặng nhất…

Hoàng đế nói: “Quảng Nam thế nào?”. Nguyễn Hữu Bài tâu: “Quảng Nam chỉ có Tiên Phước đói lớn, duyên do là vì hạt ấy trước nay chỉ dựa vào mối lợi lớn của trà và quế. Nay những sản vật ấy không bán được, không có gì tư cấp nên như thế”. Hoàng đế nói: “tiền quyên góp ở Quảng Nam hiện còn 3.000 đồng, cùng số nguyên trích 5.000 đồng và mẹ Bạch Thái Bưởi quyên 1.000 đồng, nên lập tức tư cho tỉnh ấy mau lẹ tiến hành cấp phát”.

Cụ Bạch Thái Bưởi là một quý tộc Việt lưu danh sử sách về sự thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm. Cạnh tranh đến thắng doanh chủ người Hoa và người Pháp trên đất Việt Nam, mục đích kinh doanh lớn hơn cả lợi nhuận đó là dân quốc phú cường giành độc lập. Đây là doanh chủ duy nhất trong lịch sử Việt Nam được cả hai hoàng đế triều Nguyễn khen ngợi: hoàng đế Khải Định phong tước và Hoàng Đế Bảo Đại sắc khen vì cứu đói lũ lụt Trung Kỳ, cụ được mẫu Quốc Pháp trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh ngày 8 tháng 7 năm 1922, Nhà nước Việt Nam truy tặng doanh chủ tiêu biểu nhân ngày doanh nhân Việt Nam ngày 13 tháng 10. Sau cuối và trên hết cụ Bạch Thái Bưởi là doanh chủ dân tộc thời 1.0 được yêu mến nhất trong lòng người Việt Nam.

Bài viết của ông Phạm Hà, Chủ Tịch kiêm CEO Lux Group www.luxgroup.vn, sáng lập Du Thuyền Heritage Bình Chuẩn www.heritagecruises.com

Bài học vỡ lòng về kinh doanh và Việt Nam cần lắm triết lý giáo dục khai phóng

Vì kinh doanh doanh bằng sự tử tế chưa bao giờ dễ cả nhưng lãnh đạo đều có thể học được và trở thành con người hạnh phúc xuất phát từ tâm yêu thương, thân kỷ luật và tuệ khái phóng.

Triết lý giáo dục của Việt Nam nên lấy kim chỉ nam là dân tộc, nhân văn và khai phóng. Tôi cũng là từng là một giáo viên, nếu dạy bài học lớp 4, tuần 12, sách Tiếng Việt trang 115, Bài Tập Đọc, theo hướng khai phóng và truyền tinh thần kinh doanh thực nghiệp của cụ Bạch Thái Bưởi (1874-1932), có thể bài học khó hơn với học sinh nhỏ tuổi nhưng sẽ thú vị cho học sinh và hướng khai phóng.

Phi thương bất phú tức là không kinh doanh thương mại thì khó giàu có. Kinh doanh khởi nghiệp, thành công bằng sự tử tế, cùng có lợi, chính đạo cuộc đời, dân giàu thì nước mạnh. Xin coi đây như bài học vỡ lòng về kinh doanh hoặc nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp, học sinh có thể lĩnh hội về sau và ngấm kinh doanh khi trẻ lớn hơn, trưởng thành hơn. Vì kinh doanh doanh bằng sự tử tế chưa bao giờ dễ cả nhưng lãnh đạo đều có thể học được và trở thành con người hạnh phúc xuất phát từ tâm yêu thương, thân kỷ luật và tuệ khái phóng.

Thầy: Giờ tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ học về vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi (1874-1932), một nhà kinh doanh ái quốc tiêu biểu thế hệ vàng doanh nhân đầu tiên của Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20 để chúng ta rút ra những bài học thành công. Vào đầu giờ và để bắt đầu bài học thú vị này, các em đã đọc bài và tìm hiểu từ mới về bài đọc vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi. Thầy giáo mời một em đứng dậy đóng vai một người Pháp cho khách quan, kể chuyện về Bạch Thái Bưởi.

 Trò: Học sinh V xung phong kể lại chuyện: “Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi.

Cụ Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngôi, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn và được mời qua Pháp tham gia triển lãm học hỏi và thăm quan mẫu quốc. Chẳng bao lâu, cụ đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ… và cố tìm ra hướng làm ăn mới.

Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc, Việt Nam.

Cụ cho người đến tận các bến tàu hô hào, diễn thuyết, kêu gọi “Người Việt giúp người Việt”. Trên mỗi chiếc tàu, cụ ấy cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống bơ để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của cụ ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho cụ Bạch Thái Bưởi.

Rồi cụ mua xưởng sửa chữa tàu của người Pháp, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ty cụ có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Đinh Tiên Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức…Chỉ trong vỏn vẹn mười năm kinh doanh, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế”.

 Thầy: Tốt lắm, em có giọng kể rất hay, truyền cảm, tóm tắt bài rất rõ ràng, rành mạch và đầy đủ. Cả lớp có thấy tự hào về cụ Bạch Thái Bưởi?

Trò: Chúng em tự hào về cụ. Cụ được trân trọng gọi là “Vua Tàu Thuỷ”. Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi, tuy xếp thứ 4, cụ là doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được ca tụng nhiều nhất qua nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhiều nơi trên đất nước Việt Nam có cảng và phố mang tên cụ Bạch Thái Bưởi.

Thầy: Cụ kinh doanh và thành công bằng sự tử tế của một nhà quý tộc Việt. Khi đó xã hội xứ An Nam chưa trọng nghề buôn, kinh doanh thương mại, còn có ý miệt thị. Cụ kinh doanh trong nghịch cảnh, bị chèn ép, cụ Bạch Thái Bưởi phải cạnh tranh trực tiếp với người Hoa và thắng cả người Pháp trong kinh doanh đường thuỷ hồi đầu thế kỷ XX. Các em có muốn kinh doanh thành công như cụ không nào?

Trò: Ai mà không mơ ước thành công như cụ. Trong xã hội có nhiều nghề chính như công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân và ai kinh doanh cũng muốn thành công, mang lại những giá trị, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm.

Thầy: Theo các em muốn kinh doanh, làm giàu cho bản thân và xã hội?

Trò: Có chứ, nếu làm kinh doanh chúng em học từ kinh nghiệm của những người đi trước, đến trường học để học về kinh tế, quản trị kinh doanh, nội và ngoại thương… Kinh doanh phải học mà kinh doanh phải có đạo đức, có tâm, tầm tài năng, dẫn dắt nhân viên bằng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, thế mới khác buôn bán hay tiếng xấu con buôn, buôn gian bán lận.

Thầy: Em I cho thầy biết nhờ đâu mà cụ Bạch Thái Bưởi thành công?

Em I: Cụ thành công có ý chí làm giàu, biết chớp lấy thời cơ và tổ chức kinh doanh giỏi. Cụ tự tạo ra may mắn cho cuộc đời mình và khởi nghiệp kiến quốc: làm giàu để thống nhất ba miền, xây dựng quốc gia giầu mạnh. Cụ khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tự hào là người Việt Nam máu đỏ da vàng, “người ta đi tàu ta” và “người Việt giúp người Việt”

Thầy: Chính vì vậy mà cụ thắng lợi trong kinh doanh bằng tinh thần ái quốc, tự tôn dân tộc. Em nào cho thầy biết, muốn kinh doanh thành công như cụ thì phải làm thế nào?

Trò: Phải nói được ngoại ngữ, phải có vốn và tích luỹ kinh nghiệm trước khi khởi nghiệp kinh doanh. Cụ làm thư ký cho người Pháp tại Hà Nội, sang cả Bordeaux, Pháp để được mở rộng tầm nhìn, học hỏi kinh doanh, công nghệ và cách quản trị của người Pháp về áp dụng tại quê hương.

Thầy: Ngoài ra lãnh đạo cần có tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, cần năng lực quản trị, nhân sự, tài chính, thuế, kế toán. Hiểu biết về marketing, bán hàng và truyền thông, kinh tế và chính trị. Khi đó Pháp mẫu quốc lúc đó bảo hộ nước xứ An Nam, việc kinh doanh của người bản địa rất khó khăn mà bị chèn ép khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.

Thầy: Vậy cụ đã khởi nghiệp bằng những nghề gì? Thầy mời em E trả lời!

Em E: Trước khi chạy tàu thủy, Bạch Thái Bưởi đã khởi nghiệp đủ nghề buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, thầu thuế chợ… chính cụ đã khởi nghiệp bằng cung cấp gỗ xây cầu Paul Doumer (1899-1902) nay là cầu Long Biên.

Thầy: Các em thấy không, phải thử kinh doanh mới biết hết khả năng tiềm ẩn của mình, cho đến khi nghề tìm đúng mình và thành nghiệp với lĩnh vực phù hợp nhất, thích nhất, đam mê nhất. Không sợ thất bại, không bao giờ bỏ cuộc, các em cũng có tố chất của nhà kinh doanh trong tương lai. Theo các em kinh doanh có phải lúc nào cũng thành công phải không?

Trò: Không. Cụ Bạch Thái Bưởi kinh doanh có lúc thất bại, mất trắng, nhưng cụ vẫn kiên định, không nản chí.

Thầy: Các em thấy không, muốn thành công phải làm cái mình giỏi nhất thích nhất, kinh doanh sở trường, đừng làm sở đoản, mới thành công. Hơn nữa thắng không kiêu bại không nản, không bỏ cuộc, phải tin vào bản thân mình và phải luôn kiên định. Theo các em cơ hội kinh doanh mới mà cụ đã chớp được là gì? Cả lớp bàn luận theo nhóm và một em đại diện nhóm tìm ra nhanh nhất thì xung phong cho thầy biết!

Em T: Cơ hội Kinh doanh đường thủy khi cụ chớp lấy thời cơ thuê lại được ba chiếc tàu thủy chủ tàu vừa hết hạn thuê với chính phủ Pháp và bắt đầu lĩnh vực kinh doanh mới toanh là vận tải trên sông nước và đặt tên ba tàu lại từ tiếng Pháp Dragon, Phénix, Fai Tsi Long sang tên thương hiệu thuần tiếng Việt là Phi Long, Phi Phượng, Bái Tử Long.

Thầy: Kinh doanh phải liều lĩnh và nhanh nhạy nắm cơ hội, đi tiên phòng và thống lĩnh vực kinh doanh đó. Cụ xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là người Việt và phục vụ càng nhiều người càng tốt đi lại thuận tiện, giúp giao thông hàng hoá và hành khách thuận tiện và giá cả hợp lý hơn so với tàu người Hoa. Vậy là khi sản phẩm dịch vụ không khác biệt độc đáo và cạnh tranh trực tiếp thì cụ dùng yếu tố phi thị trường, đó là lòng ái quốc, kêu gọi sự ủng hộ của đồng bào, người Việt Nam đi tàu Việt Nam và cụ để ống bơ trên tàu để đồng bào ủng hộ giúp đỡ. Cụ đã làm như thế nào để tiếp cận khách hàng mục tiêu để họ lựa chọn đi tàu cụ? Từng nhóm thảo luận và trình bày quan điểm.

Nhóm N: Lúc đầu, cụ gặp nhiều khó khăn như khi cụ mở công ty vận tải đường thủy thì những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Nhưng Bạch Thái Bưởi đã có nhiều sáng kiến để thu hút và giành lại khách hàng như: cho người đến các bến tàu diễn thuyết, quảng cáo, thêm dịch vụ giải trí như hát xẩm, trên mỗi con tàu đều dán dòng chữ: “Người ta đi tàu ta”, và “treo một cái ống” để hành khách “tiếp sức” cho chủ tàu từng hào, từng xu một. Cụ còn mua xưởng sửa chữa, đóng mới tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Như vậy cụ đảm bảo dây chuyền từ đóng mới đến vận hành và đảm bảo dịch vụ phục vụ đồng bào.

Thầy: Qua thảo luận cho thấy rằng muốn bán được hàng hoá và dịch vụ thì khải khác biệt độc đáo. Khi công ty có sản phẩm dịch vụ tốt phải truyền thông để nhiều người biết đến, muốn đi tàu, tin tưởng công ty, đi tàu, yêu mến và ủng hộ bằng việc giới thiệu cho những người khác. Sản phẩm dịch vụ phải luôn đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của thị trường. Ngoài chi phí, giá, thành và lợi nhuận cụ còn mang đến giá trị lớn lao là phục vụ đồng bào, kêu gọi giúp đỡ lẫn nhau để thành công, kinh tế phát triển, tạo thế và lực thống nhất đất nước. Các em thấy sức mạnh của marketing truyền miệng chưa?

Trò: Khách hàng đi tàu, yêu mến và trở thành người quảng bá nhiệt thành cho tàu Bưởi miễn phí. Công ty Bạch Thái mang lại những giá trị to lớn giúp đồng bào người Việt thay vì đi tàu người Hoa. Cụ lấy khách hàng làm trung tâm, khách hàng đi tàu hài lòng, dịch vụ tốt và khách hàng hài lòng mới có marketing truyền miệng cho đồng bào.

Thầy: Cụ Bạch Thái Bưởi có bao nhiêu tàu, những tên tàu của cụ nói lên điều gì? Thầy mời em A trả lời:

Em A: Vào thời điểm thịnh vượng cụ Bạch Thái Bưởi có 30 tàu và cụ là người yêu nước với tên tàu mang tên lịch sử, anh hùng dân tộc, các vị vua: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lạc Long, Đinh  Tiên Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức…

Thầy: Từ 3 chiếc đi thuê tới đội tàu 30 chiếc, cụ là “anh hùng kinh tế” vì cụ giỏi kinh doanh. Kinh doanh không thể tốt với một cái tên xấu. Các tên tàu dễ đọc dễ nhớ, có nghĩa tích cực, tên hiệu thuần Việt dành cho đối tượng khách hàng mục tiêu, cụ thể ở đây là người Việt. Định vị thương hiệu “tàu Việt cho người Việt” phân khúc thị trường bình dân rất rõ ràng”.

Cụ có nhân hiệu là tàu Bưởi, thương hiệu từng tàu và cái hiệu được thương Bạch Thái Công Ty, với cờ vàng, mỏ neo và ba ngôi sao tượng trưng ba miền và ước muốn độc lập, tập hợp những giá trị cảm xúc. Vậy muốn kinh doanh tốt các em phải có ý tưởng kinh doanh độc đáo, giải bài toán đáp ứng như cầu thị trường, thuyết phục bản thân và được đối tác, chọn một cái tên hay và phải đăng ký ngay tên miền trên internet. Chi tiết cuối bài đọc, cụ được ví như một “anh hùng kinh tế” sau 10 năm kinh doanh đường thuỷ từ năm 1909. Các em cho thầy biết năm 1919 có gì đặc biệt?

Em M: Đó là sự kiện hạ thuỷ thành công tàu Bình Chuẩn năm 1919, đây là con tàu An Nam lừng lẫy, được thiết kế, đóng mới hạ thuỷ chạy thành của chủ tàu Bạch Thái Bưởi, tại nhà máy đóng tàu riêng tại Hải Phòng. Một năm sau tức 1920 tàu chạy thành công từ Hải Phòng vào Sài Gòn. Đây là niềm tự hào của giới công thương nghiệp thời bấy giờ và tàu An Nam đầu tiên cập cảng Sài gòn.

Cái này không có trong sách này. Em M có thể trở thành nhà nghiên cứu hay nhà phát minh. Cảm ơn cả lớp, các em V.I.E.T.N.A.M đã tích cực phát biểu cho buổi học kinh doanh qua một bài đọc, những bài học thành công của Vua Tàu Thuỷ Bạch Thái Bưởi. Thầy hy vọng các em thích phương pháp dạy học khai phóng mới này và muốn kinh doanh và thành công như cụ Bạch Thái Bưởi, thế hệ doanh nhân vàng đầu tiên Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20.

Thầy tin các em có thể học kinh doanh, trở thành vị doanh chủ đáng kính: thành tính, đạo nghĩa, trách nhiệm, thành công bằng sự tử tế. Nhiều khẩu hiệu của cụ vẫn là nguồn cảm hứng và áp dụng cho đến ngày này như là “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hay mới đây nhất là “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.

Lãnh đạo là phụng sự, ai cũng có thể lãnh đạo vì ai cũng có thể phụng sự. Hôm nay thầy trò chúng ta được học về một doanh nhân tiêu biểu truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ người Việt Nam chúng ta.

Dụng nhân như dụng mộc

May 12, 2022 By Uncategorized Comments Off

CEO LUX GROUP: “Một cái gương cho thương giới nước ta”. Đó là tựa đề bài viết của tác giả Thượng Chi, bút danh của cụ Phạm Quỳnh, đăng trên Nam Phong Tạp Chí – số 28, từ trang 318, xuất bản tháng 12 năm 1919 tại Hà Nội, ví nhà công nghiệp Bạch Thái Bưởi (1874-1932) sánh tầm “vua bể”, “vua thép” Âu Mỹ cùng thời. Nhờ có bài báo này mà chúng ta biết cụ thể cơ ngơi hoành tráng và sự nhộn nhịp tại các các sở tàu và nhà máy đóng tàu Cty Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công Ty hay gọi tắt là Bạch Thái Công Ty tại Hải Phòng lên tới 1000 người, chia ra nhân viên làm bàn giấy văn phòng và thợ làm dưới nhà máy đóng tàu bên bờ Sông Cấm.

Tính ra cả xứ Bắc Kỳ, Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Cty có tới 1415 người làm, quản lý Tây và Ta, vận hành 25 con tàu khắp Bắc Kỳ, vừa hạ thuỷ tàu Bình Chuẩn chạy tuyến Bắc Nam ven biển, các tàu vận tốc trung bình 8 hải lý/một giờ, tổng các tàu có đầy đủ số liệu, tên tàu cụ thể phục vụ 6.643 hành khách, những người chủ chốt làm đại diện là người Việt nam ta cả như ông Lã Quý Chấn, đại diện Công Ty ở Nam Định, ông Nguyễn Văn Thịnh đại diện tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Phúc, chủ trì coi nhà máy tại Hải Phòng, là kiến trúc sư trưởng, thiết kế, đóng mới tàu Bình Chuẩn lừng danh, và sáng tạo nối các tàu. Bởi vì “nhân tài” này đã là những người tài năng, có đam mê, có ý chí mạnh mẽ; muốn đứng đầu những người này thì người sếp này phải có tố chất lãnh đạo rất cao, có năng lực dẫn dắt rất “giỏi” và tầm nhìn xa trông rộng thu phục nhân tâm, kinh doanh chính đạo cuộc đời, ngoài lợi nhuận sự thịnh vượng tài chính còn là tinh thần dân tộc lớn lao cao cả hơn.

Vẫn theo cụ Phạm Quỳnh báo Nam Phong vào thời điểm năm 1919, Bạch Thái công ty đã sở hữu 25 tàu lớn nhỏ, chạy trên khắp các sông ở Bắc Kì và Trung Kì, ngoài ra công ty còn có 20 chiếc sà lan. Mỗi năm công ty chạy khoảng 5.000 chuyến khứ hồi, 17 tuyến tàu ngược xuôi ngọn nguồn các con sông Bắc Kỳ, với 1,5 triệu lượt hành khách và 15 vạn tấn hàng hoá. Công ty của Bạch Thái Bưởi đã tạo việc làm cho 1.415 người.

Bài báo kết luận: “Chắc chắn sau này có lẽ còn nhiều người kỳ tài, kiệt xuất hơn ông nữa, nhưng hiện nay thời ông cũng đã đáng làm một cái gương chung cho cả thương giới nước ta vậy. Ông thật là làm vẻ vang cho giống nòi ta và rửa được cho ta cái tiếng rằng dân nước An Nam không có tư cách làm được sự buôn bán to. Ước gì trong nước được răm người như ông, thì cái vấn đề chấn chỉnh thương trường lo gì mà chẳng giải quyết được”.

Doanh chủ thời 4.0 như tôi học ở cụ Bạch Thái Bưởi phẩm chất lãnh đạo kỳ tài, triết lý kinh doanh nhân bản, nghệ thuật dụng nhân, tinh thần kiên tâm, kiên định và kiên cường vượt nghịch cảnh, trên hết là khát vọng dân quốc phú cường. Ngay thời bấy giờ, tôi đã cho thấy tài kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, uy tín cá nhân và ảnh hưởng tầm quốc gia dân tộc, thu hút nhân tài, khả năng dùng người giỏi như thế nào.

Thương hiệu công ty Bạch Thái được xây dựng từ tình yêu, kinh doanh nhân bản vì con người, vì nghĩa đồng bào, “Người Việt giúp người Việt”, “Người Việt đi tàu Việt”, cờ mỏ neo, mầu vàng, 3 ngôi sao tượng trưng 3 miền, ước muốn kế nối vùng miền, thống nhất giang sơn. Cho nên bản thân thương hiệu chân thực, có sức mạnh nội hàm xây dựng lên từ tinh thần, trái tim, khối óc và bàn tay doanh chủ nên nó có sức sống bền vững, cộng thêm nhân hiệu với cái tâm, tầm, tài, nhân, nghĩa, trí, tín của người sáng lập, mọi người có niềm tin mạnh mẽ vào con đường chính đạo của doanh chủ, rất truyền cảm hứng để cộng sự đi theo vì nghiệp lớn.

“Dụng nhân như dụng mộc” – từ xưa, cổ nhân đã nói về nguyên tắc sử dụng người cũng như người thợ mộc chọn gỗ làm đồ. Mỗi loại gỗ, mỗi loại cây đều có những tố chất khác nhau, cho nên phải tùy theo công năng, hình thức của món đồ gỗ đó mà chọn gỗ cho phù hợp. Và cũng phải lựa gỗ để đóng đồ, hay làm nhà cho thật hợp lý. Không thể đem cây gỗ đáng làm xà ngang lại đẽo đi làm đòn tay khi làm nhà.

Càng ngẫm nghĩ, càng thấy đúng. Dụng nhân là nghệ thuật và cũng là khó nhất trong quản trị kinh doanh. Không có người xấu, chỉ có người phù hợp và không phù hợp. Tôi cũng nhiều năm lãnh đạo doanh nghiệp, đi lên từ vị trí thấp nhất, kinh doanh nhiều nơi, lãnh đạo nhiều Cty tí hon vĩ đại trong Lux Group, đôi khi có khi cũng sử dụng sai người cho những vị trí quan trọng, người khởi nghiệp tâm huyết đã không đi cùng mình tới cuối con đường. Chính vì vậy tôi vẫn luôn không ngừng học hỏi để dụng nhân, nhân trị sao cho hiệu quả bằng liên tục tạo nguồn, bồi dưỡng, phát triển, giữ nhân tài và loại người không phù hợp. Qua cơn bĩ cực lúc khó khăn nhất như khủng hoẳng kinh tế hay dịch bệnh mới càng thấy cụ Bạch Thái Bưởi tuyệt vời khi dùng đúng người, tâm phúc và trung thành cùng chèo lái con tàu cùng thuyền trưởng.

Sử dụng đúng người đúng việc, nhân sự phù hợp mới là vốn quý nhất của doanh nghiệp. Tôi thích mời người giỏi hơn tôi về làm, không ai thông minh hơn tất cả chúng tôi cộng lại, tôi cũng giúp nhiều người đã rất thành công khi mà họ được sắp xếp vào một vị trí quản lý, lãnh đạo đúng với sở trường. Khi họ được tin tưởng, trao quyền, được tạo những điều kiện tối đa để thỏa sức vẫy vùng, sáng tạo. Quản lý được trao quyền, nhân viên được hướng dẫn.

Lãnh đạo cấp cao rất tâm huyết với cụ Bạch Thái Bưởi là Nguyễn Văn Phúc đã có sáng kiến tân trang, nối dài thêm những chiếc thuyền cũ vừa mua được. Từ năm 1913, ông Phúc đã chỉ huy nối dài tàu Bái Tử Long, bằng cách cắt đôi tàu rồi nối vào khúc giữa một khúc dài 7,8m. Với thành công này, năm 1917, ông Phúc cho nối dài tàu Yên Bái thêm 7m; năm 1919 nối dài tàu Phố Lu thêm 7,2m. Riêng tàu Bình Chuẩn là tàu đầu tiên chạy từ Hải Phòng vào Sài Gòn, cập bến vào cảng ngày 17.9.1920. Sự kiện này làm náo nức tinh thần của giới kinh doanh Nam Kỳ, họ cho đúc bảng đồng tặng tàu Bình Chuẩn với dòng chữ chói lọi làm kỷ niệm: “Tặng tàu Bình Chuẩn, chiếc tàu Việt Nam đầu tiên tại Cảng Sài Gòn”.

Một trong những điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là nghệ thuật dùng người, cụ thể ở đây là nhân trị. Nhân tố con người là yếu tố nền tảng, cốt lõi, thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả doanh nghiệp. Vì vậy, người lãnh đạo cần phải biết cách dùng người một cách khôn ngoan để tận dụng hết nguồn nhân lực sẵn có và tạo dựng uy tín doanh nghiệp, uy tín nhà tuyển dụng, nhân hiệu và thương hiệu Cty. Điều hay là cụ Bạch Thái Bưởi dùng được cả người nhà và người ngoài gia tộc vào vị trí phù hợp để đóng góp tốt nhất cho tổ chức, ai giỏi thì được cân nhắc trao quyền một cách công tâm.

Cùng với chữ tín, tài dùng người là yếu tố then chốt giúp cụ Bạch Thái Bưởi tạo được sự nghiệp vẻ vang trên thương trường. Cụ tìm người giỏi về làm thực nghiệp, kể cả ngoại quốc cụ đưa về Việt Nam hoặc người Pháp sống tại Việt Nam làm đại diện các văn phòng Bắc Kỳ từ Hà Nội, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh, tới Việt Trì, Hoà Bình, xa hơn là Qui Nhơn, Sài Gòn khi đưa 3 tàu Sông Giang, Bình Chuẩn, Việt Đăng (Verdun) chạy ven bể Đông Dương, với cụ khi đã tin tưởng giao quyền, giao việc, cụ đặt niềm tin tuyệt đối vào người đó. Biến những người bình thường thành phi thường, không biết máy móc nhiều mà ông Phúc khi được tin tưởng đã thiết kế ra tàu Bình Chuẩn rạng danh người Việt hồi đầu thể kỷ 20.

Theo Bạch Thái Bưởi: Kinh doanh trên thương trường người Hoa hơn ta là ở chỗ có chữ tín. Vì chữ tín, họ sẵn sàng hy sinh tất cả chỉ vì lợi ích chung. Giao kèo đôi bên nào có gì? Một mảnh giấy lộn lận lưng cũng không! Một chữ ký cũng không! Thế mà họ dám đưa ra mấy vạn bạc để buôn chung. Chẳng lẽ người Việt ta không làm được như thế sao? Ta có thật lòng tin người thì người mới tin ta.

Ngoài việc là một quý tộc Việt, luôn thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm. Tôi học được 8 kỹ năng quản trị con người tuyệt vời của cụ Bạch Thái Bưởi về tài lãnh đạo, quản trị nguồn nhân lực rất nhân văn của cụ, nhân trị vẫn nguyên giá trị thực tiễn mà tôi áp dụng trong thực nghiệp về dụng nhân.

Trao quyền

Điều đó đòi hỏi sự tin tưởng, không chỉ ở cấp dưới, đại diện, quản lý cấp trung của bạn mà còn ở chính bạn về khả năng trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả. Trao quyền sẽ tạo ta khuôn khổ để cộng sự làm việc trong tâm thế được tin tưởng, sáng tạo và hoàn thành mục tiêu. Tin người mới dùng, không tin sẽ không dùng.

Kết nối

Thương hiệu và nhân hiệu của Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công Ty và cụ Bạch Thái Bưởi kết nối với khách hàng bên ngoài và nội bộ. Kết nối tâm phúc với mục đích chung của Công ty, sứ mệnh cạnh tranh đến thắng tư bản Hoa Kiều nhiều tiền và Pháp kiều có nhiều quyền, khẳng định giá trị người Việt, kinh doanh bằng sự tử tế kết nối đồng bào và tự hào dân tộc. Ngoài lợi nhận, mục đích lớn nhất là dân quốc phú cường giành độc lập.

Đồng cảm

Thể hiện sự đồng cảm đối với đồng nghiệp đang phải đối mặt với các khó khăn trong công việc hoặc cuộc sống cá nhân cũng là một kỹ năng quản trị con người quan trọng đối với lãnh đạo và quản lý Công Ty. Hãy cố gắng nhìn mọi thứ ở vị trí của cấp dưới, đi đôi ủng của họ để thấu hiểu, yêu thương và giúp đỡ. Gần 1500 con người làm việc cho cụ, hoạt động các nghành nghề kinh doanh khác nhau, nhiều nơi khác nhau trên cả nước, vậy mà không có bất kỳ cuộc đình công nào, chứng tỏ cụ cho tổ chức khoa học, an sinh xã hội tốt, cụ đồng cảm với người lao động dù vị trí thấp nhất, cụ mời người nghèo khổ về cho việc làm phù hợp, môi trường lao động mang lại hạnh phúc và tự hào.

Giao tiếp hai chiều

Cộng sự luôn muốn nhận được nhiều thông tin về doanh nghiệp, vì vậy hãy cập nhật cho họ các thông tin mới và quan trọng nhất cho khách hàng nội bộ này trước cả khách hàng bên ngoài. Coi trọng truyền thông nội bộ, lắng nghe và thấu hiểu, giao tiếp hai chiều lãnh đạo và cấp dưới sẽ được sự kính trọng từ cấp dưới.
Lãnh đạo nghe được điều muốn nghe và phải nghe. Có như vậy mới phát huy được nhiều đổi mới sáng tạo, sáng kiến cải tiến tàu thuyền, lo lắng được giãi bày và mọi ý kiến được lắng nghe và các vấn đề xử lý kịp thời. Sáng kiến mới, đổi mới sáng tạo được áp dụng ngay vào thực nghiệp tạo chuyển biến tích cực. Việc xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, nhân văn sẽ khơi gợi các ý kiến của tất cả mọi người được lắng nghe, phát huy được sở trường, hạn chế sở đoản của “đồng nghiệp”, người làm cùng vì nghiệp lớn.

Phần thưởng, sự công nhận và trao thêm quyền.

Bất kỳ cộng sự nào cũng muốn được khen thưởng và công nhận cho sự thành công của họ. Luôn luôn khen thưởng đồng nghiệp cho các công việc khó khăn của họ, nghi nhận những tiến bộ của họ dù nhỏ nhất. Muốn vậy phải có quy trình chuẩn, sổ tay văn hoá doanh nghiệp, lương thưởng rõ ràng theo vị trí, trách nhiệm và năng lực, miêu tả công việc rõ ràng, đánh giá chỉ số năng lực theo cách làm hiện nay.

Cơ hội và phát triển nghề nghiệp

Một kỹ năng quản trị con người khác mà nhà quản lý hiệu quả đều có là sẵn sàng cung cấp cho đồng nghiệp, người cùng làm vì việc lớn, các cơ hội để phát triển và trở nên chuyên nghiệp hơn, công thêm tâm, tầm, tài và trái tim toàn tâm, toàn ý cho Công Ty và vì khách hàng, sự thoả mãn của khách hàng. Lãnh đạo hiểu cộng sự, quý mến và giúp họ. Lãnh đạo công tâm, phụng sự, phụng sự để dẫn đầu. Lãnh đạo đào tạo ra lãnh đạo khác: tạo động lực, giải quyết các vẫn đề, lãnh đạo bản thân, giao việc và quản lý việc, tạo dựng đội nhóm. Tạo cơ hội phát triển cho những người có năng lực, phục vụ từ tâm và luôn cố gắng.

Linh hoạt, uyển chuyển

Linh hoạt nghĩa là bạn hiểu rằng có nhiều cách để hoàn thành một nhiệm vụ. Linh hoạt cũng có nghĩa là có thể điều chỉnh nhanh chóng để thay đổi theo hoàn cảnh, không cứng nhắc. Không có vấn để chỉ có giải pháp.

Trung thực

Liêm chính là một phần văn hoá doanh nghiệp, thành quy định nội bộ để đội ngũ soi mình trong hành vi. Trung thực là điều cần thiết nếu bạn muốn xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ tin tưởng bạn và tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng lãnh đạo, tổ chức và quan trọng trung thực với khách hàng mình phục vụ.

Vì vậy, hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử và thể hiện sự trung thực trong mọi việc. Lòng trung thành của cộng sự là một trong những tài sản quý giá nhất mà doanh nghiệp có được. Đồng nghiệp trung thành là đại sứ thương hiệu lớn nhất của bạn.

Sở hữu mối quan hệ bền chặt với các thành viên trong Cty của bạn không chỉ giúp tăng năng suất làm việc của đội nhóm mà còn là một nguồn động lực mạnh mẽ để họ phấn đấu không ngừng nghỉ vả nhiều tâm phúc của cụ trung thành với cụ Bạch Thái Bưởi từ ngày khởi nghiệp đến thành công đỉnh cao sự nghiệp.

Mr. Pham Ha – CEO of Lux Group

Ông Bạch Thái Bưởi : Một cái gương cho thương giới nước ta

May 10, 2022 By Uncategorized Comments Off

Ông Bạch Thái Bưởi : Một cái gương cho thương giới nước ta – Phạm Hà, CEO LUX GROUP

Sự khách nhau giữa doanh chủ thân hữu và dân tộc chính là tinh thần dân tộc, tôi xin đăng lại bài cũ, gương xưa, một trong bốn tứ đại phú Nhất Sĩ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Bưởi và cụ Bạch Thái Bưởi (1874-1932) chỉ xếp thứ tư nhưng lưu danh sử sách, nhiều bài học hay về bang tế thế, tinh thần dân tộc, thành công bằng sự tử tế, chính đạo cuộc đời, tinh thần quý tộc Việt thời 1.0 đấy là thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm. Doanh chủ thời 4.0 học ở cụ phẩm chất lãnh đạo kỳ tài, triết lý kinh doanh nhân bản, tinh thần kiên tâm, kiên định và kiên cường vượt nghịch cảnh, trên hết là khát vọng dân quốc phú cường. Học sinh lớp bốn hiện nay được học về cụ Bạch Thái Bưởi.

Người đương thời cụ viết trên báo Ông Bạch Thái Bưởi: Một cái gương cho thương giới nước ta. Tựa đề bài viết của nhà báo Thượng Chi đăng trên Nam Phong Tạp Chí – Một tờ Nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ 07/1917 đến tháng 12/1934 thì đình bản, tóm tắt nội dung nội dung như sau trong bài dài 12 trang có tiêu đề: Chấn chỉnh thương trường – Một cái gương cho thương giới nước ta, bài báo được đăng báo Nam Phong, số 28, từ trang 318, xuất bản năm 1919 tại Hà Nội, người viết xin lược trích và đặt lại tiêu đề và đoạn cuối luận về số 7.

Một cái gương

Câu hỏi của người đương thời đưa ra: “Ông nào đã từng buôn bán mà nên phát đạt, xin cho biết cái yếu thuật của ông làm thế nào mà được như thế?”

Ngày nay thế giới thông đồng, những gương buôn to bán lớn ở thế giới thiếu gì; người mình cũng nên biết cho hiểu cái tinh tế thương nghiệp trong thiên hạ, nhưng mà muốn bắt chước cho bằng người ta thì còn xa lắm, còn khó lắm. Cho nên bàn việc buôn bán mà nói chuyện Âu Mĩ thời tuy có ích về đường học vấn mà chưa được thiết về đường thực sự. Chỉ hiềm ở nước ta bây giờ, những người buôn bán thành công mà đủ làm gương cho người khác thời thật là quá ít.

Phần nhiều người là may gặp cơ hội tốt mà trở nên giàu có, sự giàu có ấy là bởi những duyên cớ ngoài nhiều hơn bởi cái tài cán của riêng mình. Cho nên có người sự nghiệp to mà cái cách lý tài, cách doanh nghiệp chưa đủ mô phạm cho người khác.

Nay xét trong suốt nước Nam ta, gồm cả Bắc Kỳ – Trung Kỳ – Nam Kỳ, duy có ông Bạch Thái Bưởi là sự nghiệp tư cách phảng phất được ít nhiều các nhà phú hào bên Âu Mĩ. Tiếng ông Bạch Thái Bưởi thời quốc dân ta ai là người chẳng biết, dẫu đứa trẻ con cũng biết ông là người buôn bán to nhất trong nước hiện bây giờ. Nhưng chưa mấy người biết rằng đồng bào ta có một người đứng đầu đứng đầu một đội thuyền ngót ba chục chiếc tàu, hiệu cờ phấp phới khắp các ngọn sông Bắc Kỳ.

Chúa sông Bắc Kỳ

Sự nghiệp to nhất của ông Bạch Thái Bưởi bây giờ là Sở Buôn Tàu, nghề chở tàu là một nghề xưa, nghề mình không từng làm, không từng biết bao giờ. Việc vận tải giao thông trên mặt nước chỉ có các phường đò dọc, đò ngang, thuyền mành, thuyền vạn, chở được hai mươi ba mươi khách, mươi mười lăm tấn hàng là cùng chưa gọi là cơ sở một nghề vận tải lớn được. Nghề ấy mười năm về trước chỉ có các hiệu sách và một vài sở tây kinh lý mà thôi. Ông Bưởi xét thế sự giao thông buôn bán ở Bắc Kỳ bèn quyết chí ra cạnh tranh với người Khách (người Hoa).

Việc ông Bưởi khởi thủy buôn tàu thật là một đoạn gian nan nhất, nguy hiểm nhất mà cũng vẻ vang nhất trong sự nghiệp của ông. Bao nhiêu lần cạnh tranh với bọn Khách, lắm lúc đã tưởng đắm đuối không thể nào cứu vớt được nữa, thế mà đứng vững được, thế mà phất lên được, thế mà thắng đoạt được cả, không đầy 10 năm trở nên thịnh vượng như bây giờ, có cái thế bồng bột không biết còn tiến lên đến đâu nữa, thật là một cái gương nghị lực ít có trong thương giới ta vậy.

Bây giờ cơ sở kinh doanh đã vững vàng, cái chí ông còn muốn khuếch trương cho mỗi ngày một to thêm lên. Hiện nay, tàu ông mới chạy các đường sông mà thôi, bây giờ ông muốn có tàu đi bể nữa. Và Ông dùng cách thương thuyết bí mật thế nào mà nhất đán văn tự bán cho ông nhà máy làm tàu và chữa tàu rồi thiên hạ mới biết. Nhà máy Bạch Thái Bưởi là một nhà máy nhất nhì ở tỉnh Hải Phòng. Tuy không sánh với các nhà máy bên Âu Mĩ hoặc bên Nhật Bản được nhưng kể cả máy móc và đồ đùng cũng tiềm tiệm đủ cả. Nhất là cái địa thế thì không đâu bằng.

Vua bể

Ở ngay bên bờ sông Cửa – Cấm, thật là tiện lời cho tàu bè đi lại. Ngày 7 tháng 9 năm 1919 ông làm lễ hạ thủy tàu Bình Chuẩn ở Hải Phòng dùng để chạy các đường men bể Trung Kỳ. Ấy đấy, ông Bưởi không phải là tay kỹ sư, các người giúp việc của ông cũng không ai tốt nghiệp trường kỹ nghệ nào cả thế mà làm thành công như vậy, thật đủ chứng rằng cái tài ứng dụng của người mình không phải là hèn vậy. Không học mà làm được thế, có học thời làm được đến đâu?

Những người tài lực như ông, quả cảm như ông, không có chịu khư khư giữ một nghề, dù nghề ấy to lớn thế nào mặc lòng. Nên trước khi làm nghề tàu, hiện bây giờ và sau này nữa, ông đã từng làm nhiều nghề khác và vẫn còn mưu tính nhiều việc khác. Đó là cầm đồ và thầu thuế chợ ở tỉnh Nam Định, bán hàng cơm tây ở Thanh Hóa, việc lĩnh ti rượu ở Thái Bình. Vốn không làm nghề in bao giờ thế mà ông dám xuất tiền mở nhà in lớn ở Hà Nội tức là nhà Đông Kinh Ấn Quán.

Ấy là những công việc ông đã làm, còn những sự nghiệp ông mưu tính cũng nhiều lắm. Như trước chiến tranh bên Âu Châu, ông tính đặt một nhà máy gạo ở Nam Định. Lại những việc chỉnh trang các thành phố, ông cũng lưu tâm nghiên cứu đã lâu, như việc đặt cống thoát nước bẩn cho tỉnh thành Nam Định, việc đặt máy nước, đèn điện cho tỉnh ấy, toàn những việc nhà nước muốn làm mà chưa có cách làm được. Sau nữa còn một việc ông cũng chú ý đã lâu và định làm nhất là đặt một đường xe lửa nhỏ từ Nam Định ra Hải Phòng qua Thái Bình. Việc này ích lời cho ông thì không mấy vì có đường xe lửa thì tàu ông ít khách đi nhưng ích lợi cho dân nhiều. Như vậy thời dẫu ông tính việc riêng của ông mà thực là mưu việc công ích vậy.

Ấy sự nghiệp ông Bạch Thái Bưởi như thế, lịch sử ông, tâm lý ông, cách ông xuất thân xử sự như thế, tưởng cũng là đủ tỏ ra một bậc nhân tài ít có trong nước Nam ta hiện bây giờ. Chắc chắn sau này có lẽ còn nhiều người kỳ tài kiệt xuất hơn ông nữa, nhưng hiện nay thời ông cũng đã đáng làm một cái gương chung cho cả thương giới nước ta vậy. Ông thật là làm vẻ vang cho giống nòi ta và rửa được cho ta cái tiếng rằng dân nước An Nam không có tư cách làm được sự buôn bán to. Ước gì trong nước được răm người như ông, thì cái vấn đề chấn chỉnh thương trường lo gì mà chẳng giải quyết được.

Số 7 kỳ diệu

Nhiều người Việt chúng ta tin vào phong thuỷ và ý nghĩa của các con số, giờ đẹp, ngày lành, tháng tốt cho những sự kiện quan trọng. Ý nghĩa của số 7, vía nam bảy vía, tuần 7 ngày, đức Phật đi bảy bước, mỗi bước nở ra bảy đài sen, luyện đơn các vị tiên được tiến hành 7*7 =49 ngày, số 7 mang nguồn năng lượng có tính sáng tạo, đột phá, vươn lên không ngừng, khai mở thịnh thế, nhờ vậy mà xã hội ngày càng phát triển, đi lên. Hơn nữa số 7 còn chủ về gia đạo, tình duyên với mỗi con người.

Cụ Bạch Thái Bưởi không thể chọn ngày sinh và chọn ngày mất, trời định cụ sinh và mất đều trong tháng 7, (sinh 8 tháng 7 năm 1874, mất 22 tháng 7 năm 1932) cụ thọ 58 tuổi. Theo ý bà Bạch Quế Hương cháu cụ và tính theo năm sinh được ghi theo huân chương cao quý Bắc Đẩu Bội Tinh mà chính phủ bảo hộ Pháp trao tặng cho cụ nhân ngày quốc khánh Pháp 14 tháng 7 năm 1922, trên đó ghi tặng chủ tàu, nhà buôn Bạch Thái Bưởi sinh 8 tháng 7 năm 1875, tức cụ chỉ thọ 57 tuổi.

Sau 7 năm kinh doanh trên sông nước từ 1909, cụ Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi, sau khi thâu tóm được hãng đóng tàu đầu tiên trên đất Việt Nam là hãng Marty d’Abbadie vào năm 1915.

Hai năm sau, 1917, hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, cụ Bạch Thái Bưởi mua lại sáu chiếc tàu khác của hãng này tại Hải Phòng. Tổng 30 tàu chạy trên 17 tuyến đường thủy hạ lưu sông Hồng từ Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng cho đến Việt Trì, Tuyên Quang, Thác Bờ – Hòa Bình vùng thượng du Bắc Kỳ và chạy các tuyến dọc bờ biển Việt Nam. Số 7 thể hiện người tài giỏi và bản lĩnh.

Những con số 7 ý nghĩa khác, số 7 là một số dương, tượng trưng cho sự biến động tích cực mang lại triển vọng tiến bộ, phát triển và vươn lên. Theo ngũ hành thì số 7 thuộc hành Kim, liên quan đến kim khí, công cụ sản xuất kim khí nâng cao năng xuất lao động, ở đây là phát triển đóng tàu, sáng tạo, đột phá, thay đổi toàn diện. Đấy có thể là lý do cụ chọn hạ thủy tàu Bình Chuẩn 7 tháng 9 năm 1919, cập cảng Sài Gòn 17 tháng 9 năm 1920 với sứ mệnh trấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp, tạo thế và lực mới của tầng lớp quý tộc đủ mạnh để canh tân đất nước.

Trộm nghĩ cụ Bưởi đã thực sự chọn những số 7 không phải tình cờ. Hội Hợp Thiện của cụ cũng sáng lập ngày 9 tháng 7 năm 1905, di tích là nhà tang lễ Phùng Hưng ngày nay. Cụ cho phát hành Khai Hoá nhật báo số 1 ngày 15/07/1921, toà soạn và trị sự ở 82 phố Hàng Gai (Hà Nội), phát hành được 1.751 số và đình bản ngày 31 tháng 8 năm 1927. Đây là một trong năm tờ báo phát hành hàng ngày cùng với Thực nghiệp dân báo, Hà Thành ngọ báo, Đông Pháp, Nông-công-thương báo.

Du thuyền di sản Heritage Bình Chuẩn (www.heritagecruises.com) dài 75m, tôi lấy cảm hứng tàu Bình Chuẩn của Bạch Thái Bưởi sau nhiều trì hoãn phần lớn là do khách quan, cũng đã chạy chuyến đầu ngày 17 tháng 8 và chính thức khai trương ngày 7 tháng 9 năm 2019 tại vùng nước lịch Hải Phòng, sau đúng 100 năm tàu Bình Chuẩn hạ thủy. Một tuyệt tác giữa kỳ quan, một câu chuyện di sản văn hóa trên một di sản thiên nhiên, một sự trùng lặp hy hữu hiếm có như thể cụ Bưởi muốn như vậy.

CHÚA SÔNG BẮC KỲ – VUA TÀU THUỶ

April 4, 2022 By Uncategorized Comments Off

Tinh thần “Phi thương bất phú” đã giúp cụ Bạch Thái Bưởi (1874-1932) tích lũy kinh nghiệm, ý chí và vốn liếng để hoạt động hiệu quả hơn trên thương trường khắc nghiệt. Và cũng chính từ đây, Bạch Thái Bưởi bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ mà chính cụ và cả người Việt Nam chưa hề nghĩ tới: Nghề vận tải đường sông.

NHỮNG CON TÀU ĐẦU TIÊN

Năm 1909, khi biết tin Marty – chủ một hãng tàu Pháp chuyên chở hàng hóa trên sông Bắc Kỳ – sắp hết hạn hợp đồng với nhà nước bảo hộ Pháp, Bạch Thái Bưởi đã mạnh tay thuê lại ba con tàu của hãng và đổi tên thành Dragon (Phi Long), Phénix (Phi Phượng) và Fai Tsi Long (Bái Tử Long) và mở hai tuyến chở khách đầu tiên cạnh tranh trực tiếp với tàu Pháp và tàu Hoa là Nam Định – Hà Nội và Nam Định – Bến Thủy.

Trong giai đoạn thị trường Vận tải đường thủy Việt Nam thế kỷ 20 độc quyền hoạt động của người Pháp và người Hoa, Bạch Thái Bưởi đã biết cách tranh thủ sự ủng hộ của đồng bào với khẩu hiệu: “Người Ta đi tàu Ta”. Cụ quan niệm: “Mình là người Việt, kinh doanh trên đất nước mình, phục vụ cho đồng bào mình thì cớ sao người Việt Nam lại không ủng hộ.”

Năm 1912, Bạch Thái Bưởi mở thêm tuyến tàu Hải Phòng, cũng chính là tuyến đường trọng yếu của người Hoa nên đã xảy ra cạnh tranh trực tiếp.

Từ năm 1915 -1919, từ ba chiếc tàu đường Sông thuê lại, ông đã mua lại cả đội thuyền của công ty Marty D’Abbadie và Công ty Deschwanden. Thời gian này, ông cũng mua luôn xưởng sửa chữa tàu của ông Marty giúp khắc phục tình trạng bắt bẻ của người Hoa mỗi khi Bạch Thái Bưởi mang tàu của mình đến sửa chữa.

Ông còn mời chủ tàu người Pháp là ông Deschwanden về làm thuê cho mình và mời ông Nguyễn Văn Phúc – Kỹ sư gốc Ma Rốc về trông nom xưởng tàu cho mình ở Sông Cấm (nay là Tập đoàn công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam).

Bạch Thái Bưởi với 30 con tầu xuôi ngược sông hầu ngay đầu thế kỷ cạnh tranh với người Hoa và Pháp và ông đã để lại một di sản của một con nhà tư sản yêu nước đã thành công trên dòng sông Mẹ chở che.

BÊN DÒNG SÔNG TAM BẠC

Năm 1919, Thương hiệu của doanh nghiệp đóng tàu khép kín mang tên Bạch Thái Công Ty Giang Hải Luân Thuyền với lá cờ hiệu màu vàng với hình mỏ neo và ba ngôi sao đỏ.

Màu Vàng tượng trưng cho màu da người Việt máu đỏ da vàng, mỏ neo thể hiện lĩnh vực kinh doanh đường thủy và đặc biệt là ba ngôi sao tượng trưng cho ba miền Bắc – Trung – Nam của xứ An Nam, thể hiện ý chí thống nhất quốc gia đã ăn sâu vào tiềm thức con người Bạch Thái Bưởi.

Cơ ngơi đồ sộ của Bạch Thái Công Ty Giang Hải Luân Thuyền nằm bên dòng Tam Bạc cạnh tranh trực tiếp với công ty vận tải thủy của người Pháp và người Hoa. Sông Tam Bạc là nhánh bắt nguồn từ sông Lạch Tray đổ ra sông Cấm. Trong kí ức người dân thành phố Cảng, dòng sông này vừa là nơi cung cấp nguồn sống, vừa là chất riêng của Hải Phòng.

Thế kỷ 19, Tam Bạc trở thành tuyến giao thông đường thủy quan trọng. Triều đình nhà Nguyễn đã đặt Trạm thuế quan thương chính ở làng Lương Quy và An Biên, chính vì vậy sông mới có tên Trạm Bạc sau này đọc thành Tam Bạc. Từ mạch nguồn biểu tượng rất tinh tế Trạm Bạc cần được hiểu là bến thuyền có dòng nước sâu, tĩnh, thanh sạch.

Đầu thế kỷ 20, Tam Bạc không chỉ là phố buôn bán của người Việt, người Hoa mà còn là phố Bến Tàu. Vào thời cực thịnh, sông Tam Bạc đông đúc, ngược xuôi tàu, thuyền với cả rừng cột buồm. Trên bến dưới thuyền náo nhiệt cảnh đi lại bốc xếp hàng hóa, mua bán của các thương nhân và hành khách.

ĐÓNG TÀU BÌNH CHUẨN RA BIỂN LỚN

Ngày 7/9/1919, tại Cửa Cấm (Hải Phòng), con tàu “Bình Chuẩn” do người Việt Nam tự thiết kế, thi công hoàn toàn được hạ thủy và nhận được sự chào đón nồng nhiệt của giới công thương thời kỳ đó. Sự xuất hiện của con tàu khổng lồ do người Việt đóng được xem là tượng trưng cho phong trào “Chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp” của giới tư sản Việt Nam đầu thế kỉ 20.

Cái tên Bình Chuẩn có lẽ bắt nguồn từ một Ty thời nhà Nguyễn do Đặng Huy Trứ đề xuất Bình Chuẩn Ty có nhiệm vụ kinh doanh buôn bán, gây dựng tài chính cho quốc gia, giao thương hàng hóa giữa miền xuôi và miền ngược. Cái tên Bình Chuẩn khái quát được toàn bộ ý nguyện chấn hưng công thương nghiệp của Bạch Thái Bưởi thời bấy giờ.

Vào tháng 11 năm Canh Thân (1920), trong một lần bàn việc với các quan bộ Lại, “Khải Định chính yếu” chép lại lời của vua Khải Định nói với quần thần ngày hôm ấy:

“Xem như việc Bạch Thái Bưởi ở Bắc Kỳ mới chế tạo được chiếc tàu thủy gọi là Bình Chuẩn rất khéo, tốt không thua kém gì công nghệ bên châu Âu. Chiếc tàu này là do tay thợ nổi tiếng Nguyễn Văn Phúc làm ra, cả chủ và thợ đều là người Nam cả.

Ngày 23 tháng 7 vừa qua, khi trẫm tới thăm quý Toàn quyền và thăm quan tàu chiến ở Đà Nẵng thì vừa gặp lúc tàu này cũng vừa cập bến vào cảng nên có may mắn được ngắm xem, quả nhiên tàu ấy là do chủ ta, thợ ta đồng lòng hợp sức mà chế tạo ra.

Nước ta vốn dĩ của ít, thợ vụng, nếu không có Bưởi dám bỏ tiền ra thì đâu có việc cho Phúc thi thố, mà không có tài khéo của Phúc thì tiền của Bưởi cũng thành uổng phí mà thôi. Hai người này đã nêu cao tấm gương về sự tiến bộ, văn minh cho người nước ta mai sau soi vào.

Vậy truyền chuẩn thưởng trao cho Bạch Thái Bưởi hàm Hàn lâm viện Thị độc, Nguyễn Văn Phúc hàm Hàn lâm viện Kiểm thảo để hai người được đội ơn mà càng thêm khích lệ phấn đấu hơn nữa.”

Trong gần 20 năm kinh doanh ngành đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay đội tàu hùng mạnh với hơn 40 chiếc, chạy trên 17 tuyến đường thủy, tạo công ăn việc làm cho hơn 1400 lao động trên khắp cả nước. Trung bình mỗi năm chuyên chở 5000 chuyến, trên dưới 1,5 triệu hành khách, hơn 15 vạn tấn hàng.

Năm 1928, cảm thấy tình hình kinh doanh vận chuyển đường thủy không còn được ưa chuộng khi Pháp mở đường xe lửa ở Đông Dương giúp mang tới một hình thức vận chuyển hiện đại, chi phí thấp và nhanh hơn đường thủy, Bạch Thái Bưởi tìm cách bán lại toàn bộ số tàu thuyền mình có cho Hãng Sauvage của Pháp, rồi thực hiện sứ mệnh khai mỏ tại Uông Bí, tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay).

Tinh thần quý tộc, doanh chủ thành tính đạo nghĩa và trách nhiệm, cụ Bạch Thái Bưởi kết thúc sự nghiệp kinh doanh của chúa sông Bắc Kỳ và Vua Tàu Thuỷ nhưng sự thành đạt mà Bạch Thái Bưởi để lại trở thành niềm tin, khích lệ tinh thần thực nghiệp của giới doanh chủ và doanh nhân Việt Nam xưa và nay.

10 điều thú vị về ‘vua tàu thuỷ’ Bạch Thái Bưởi

March 25, 2022 By Blog Comments Off

 

Câu nói nổi tiếng thấm đẫm tinh thần dân tộc “người Việt đi tàu Việt” của doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874 – 1932) là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ doanh nhân về sau.

Theo điếu văn của Hội Khai Trí Tiến Đức, Bạch Thái Bưởi là một bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu trong giới thương trường làm rạng danh con người Việt Nam một thời. Lịch sử của ông đáng được phô bày cho quốc dân biết, sự nghiệp của ông đáng làm gương cho các nhà buôn noi theo.

Tay trắng làm nên nghiệp lớn

Theo chị Bạch Quế Hương, chắt nội của cụ Bạch Thái Bưởi, tên hiệu cụ tự đặt cho mình có ý nghĩa là người làm nên nghiệp lớn từ bàn tay trắng. Tên cúng cơm của cụ là Đỗ Thái Bửu. Cả cuộc đời cụ gắn liền với số 7 kỳ diệu. Cụ là doanh nhân Việt Nam thời 1.0, thế hệ đầu tiên kinh doanh trong nghịch cảnh, cạnh tranh với người Hoa có tiền và người Pháp có quyền.

M&A đình đám đầu tiên tại Việt Nam

Cụ thực hiện thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) đầu tiên tại Việt Nam với việc mua nhà máy, mua tàu và nhà máy đóng tàu hãng Marty và Deschwanden của chủ tàu người Pháp và người Đức. Năm 1916, cụ chuyển trụ sở từ Nam Định ra Hải Phòng, từ sông ra biển lớn với cờ hiệu ba ngôi sao, cờ vàng, mỏ neo của Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công ty.

Nhà doanh nhân – tư sản dân tộc đầu thế kỷ 20 – Bạch Thái Bưởi

Người Việt đầu tiên có nhà máy đóng tàu

Cụ Bạch Thái Bưởi có nhà máy đóng tàu đầu tiên và là cha đẻ của ngành đóng tàu thuỷ Việt Nam. Chiến lược mua nhà máy để chủ động các khâu khép kín từ thiết kế, đóng mới, vận hành và bảo dưỡng tàu bè. Nhà máy đóng tàu này là tiền thân của nhà máy đóng tàu Sông Cấm ngày nay.

Tổ nghề ngủ đêm trên du thuyền

Có thể nói, cụ Bạch Thái Bưởi là tổ nghề du thuyền và ngủ đêm trên tàu thuỷ của người Việt Nam. Từ đi thuê ba tàu Phi Long, Phi Phượng, Fai Tsi Long để bắt đầu kinh doanh sông nước từ năm 1909, cụ đã trở thành chúa sông Bắc kỳ và sở hữu đội tàu tới 30 chiếc xuôi ngược các con sông Bắc kỳ, chạy ven biển Đông Dương và cập bến nhiều cảng biển Châu Á.

Một trong bốn tứ đại phú

Cụ Bạch Thái Bưởi khởi nghiệp thành công và đóng góp xây cầu sắt Paul Doumer nay là cầu Long Biên bằng việc cung cấp gỗ và thanh tà vẹt xây đường sắt. Một trong tứ đại phú Việt Nam đầu thế kỷ 20, nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường tứ Bưởi, cụ Bạch Thái Bưởi được ca tụng đến nay mặc dù đứng thứ tư. Cụ kinh doanh là phụng sự đồng bào, thành công bằng sự tử tế và tinh thần ái quốc, khởi nghiệp kiến quốc.

Tàu người An Nam đầu tiên cập cảng Sài gòn

Nhà công nghiệp Bạch Thái Bưởi tự thiết kế và đóng mới tàu Bình Chuẩn theo kỹ thuật phương tây loại lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam những năm 20 của thế kỷ trước và gây tiếng vang lớn là tàu người An Nam đầu tiên cập cảng Sài gòn vào ngày 17/9/1920. Thương giới và đồng bào ca tụng cụ là vua tàu thuỷ có lẽ từ lúc này.

Nhà quý tộc thành tín, đạo nghĩa, trách nhiệm

Cụ Bạch Thái Bưởi đã được bầu làm Hội phó Hội Khai Trí Tiến Đức, di sản trụ sở hội nay là 79 Hàng Trống, cạnh Hồ Gươm. Cụ là người sáng lập ra Hội Hợp Thiện mục đích để hộ sinh, hộ tử, tế bần, di tích còn lại là nhà tang lễ Phùng Hưng, thành phố Hà Nội.


Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh

Cụ cổ suý phong cờ thực nghiệp trống canh tân theo ý chí cụ Phan, trấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp; đấu tranh bất bạo động với phương châm dân quốc phú cường giành lại độc lập.

Cả hai đời vua khen thưởng

Nhà quý tộc Việt thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm được hoàng đế Khải Định trao “Hàn Lâm Viện Thị Độc”. Hoàng đế Bảo Đại có chiếu khen ngợi vì đã cứu đói Huế sau lũ lụt. Hiện vật này gia đình chị Bạch Quế Hương còn lưu giữ. Nhân hiệu và thương hiệu tàu Bưởi còn được yêu mến đến ngày nay. “Than ôi mây mờ Cửa Cấm, gió lạnh ngàn Yên, cụ theo mây theo gió về với mỏ cũ bến xưa” ở tuổi 58 khi giấc mơ ra biển lớn còn dang dở.

Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu

Cụ Bạch Thái Bưởi là một doanh danh Việt được sống qua hai thế kỷ 19 và 20, nước Việt Nam nửa thực dân nửa phong kiến. Cụ được vua Việt “ban thưởng”, được nước Pháp trao tặng huân chương cao quý bắc đẩu bội tinh và sau này nhà nước Việt Nam truy tặng “doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” nhân ngày doanh nhân 13/10.

Bạch Thái Bưởi: Bậc thầy xây dựng nhân hiệu và thương hiệu

Doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874 – 1932)

Thấu hiểu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và khác biệt hóa sản phẩm, cụ Bạch Thái Bưởi xây dựng thương hiệu từ trong ra ngoài: khách hàng nội bộ hài lòng, khách hàng bên ngoài thỏa mãn vượt mong đợi nhờ dịch vụ từ tâm chạm chạm xúc.

Thương hiệu

Chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874 – 1932) rất đơn giản. Cụ không chỉ tạo thương hiệu mà còn tạo ra phong trào “người ta đi tàu ta”. Chiến lược xây dựng thương hiệu của cụ không chỉ liên quan đến việc bán một sản phẩm mà còn bán một câu chuyện. Nổi bật trong đó là cái tên của con tàu Bình Chuẩn, kêu gọi đoàn kết của giới công thương, chấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp và một tinh thần dân tộc vì nghĩa lớn hơn cả kinh doanh thuần túy vì lợi nhuận.

Cụ chủ yếu dựa vào tính nhất quán của thương hiệu là mỏ neo, cờ vàng, 3 ngôi sao. Màu vàng tượng trưng máu đỏ da vàng ngay lập tức được nhận ra ở khắp xứ Bắc Kỳ và Bắc – Trung – Nam, khiến mọi người liên tưởng đến thương hiệu với tự hào dân tộc và cảm giác hạnh phúc. Đấy cũng chính là cách xây dựng chiến lược thương hiệu mà các ông lớn hiện nay như Apple, Nike hay McDonald’s đang thành công.

Nhân hiệu

Không chỉ là một thiên tài trong xây dựng thương hiệu của Giang hải luân thuyền Bạch Thái công ty, cụ Bạch Thái Bưởi còn là một bậc thầy trong xây dựng thương hiệu cá nhân “tàu Bưởi”.

Với sự thành công của cụ Bạch Thái Bưởi trong nhiều lĩnh vực trước khi lấn sân sang đóng tàu, vận tải thuỷ và sau này là khai mỏ, có thể khẳng định khát vọng lớn của một cá nhân đã mang lại nhiều giá trị cho hành khách đi tàu và cộng đồng. Cao hơn mục tiêu kinh doanh, đó còn là nỗ lực tạo ra tầng lớp tư bản dân tộc yêu đất nước, đau nỗi đau dân tộc, khát khao dân quốc phú cường dành độc lập.

Thương hiệu cá nhân khẳng định một nhà quý tộc Việt yêu nước, có tiếng nói mạnh mẽ trong các tổ chức như Hội Khai Trí Tiến Đức, thể hiện vai trò một quý tộc Việt thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm, ra báo cất tiếng nói đồng bào, giãi bày với nhà cầm quyền Pháp, sứ mệnh của nhân hiệu là khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh theo gương cụ Phan Bội Châu.

Quá trình phát triển thương hiệu cá nhân chính là quá trình “truyền bá” những thông điệp, khẳng định những giá trị cá nhân trong giá trị thương hiệu công ty.

Thương hiệu là cái hiệu được thương

Trong bài này, tôi tập trung vào việc xây dựng thương hiệu để bán hàng và kết hợp nhân hiệu và thương hiệu cho danh tiếng cá nhân và uy tín công ty của bậc thầy có tâm, tầm và tài. Cụ là người của những chữ “đầu tiên” trong kinh doanh, chữ “No.1” trong quảng cáo, tiếp thị sản phẩm ở Việt Nam trong suốt 30 năm đầu thế kỷ 20.

Con tàu Heritage Bình Chuẩn lấy cảm hứng từ “vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi

Cụ là người đóng chiếc tàu thuỷ đầu tiên của Việt Nam năm 1919, người Việt đầu tiên lập ra đội tàu thuỷ chở khách trên sông (1916) và cũng là người đầu tiên khởi xướng phong trào người Việt dùng hàng Việt qua lời kêu gọi “người Việt đi tàu Việt”.

Nghệ thuật quảng cáo của cụ Bạch là “nhằm trực diện” vào nơi sâu thẳm của trái tim mỗi khách hàng – “lòng yêu nước và tự hào dân tộc”. Vào năm 1916, tại Hải Phòng, cùng với việc lập ra doanh nghiệp đóng tàu mang tên Giang hải luân thuyền Bạch Thái công ty, cụ không chọn một logo cho thương hiệu mà hẳn một lá cờ hiệu màu vàng với hình mỏ neo và ba ngôi sao.

Theo tài liệu, màu vàng của lá cờ tượng trưng cho màu da người Việt, mỏ neo thể hiện lĩnh vực kinh doanh hàng hải, ba ngôi sao tượng trưng cho ba miền Bắc – Trung – Nam của xứ An Nam, thể hiện ý chí thống nhất quốc gia của toàn thể dân Việt.

Tận dụng lợi thế cạnh tranh phi giá cả

Khi bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ là ngành vận tải đường sông, cụ Bạch thuê lại ba chiếc tàu của hãng tàu Pháp A.R. Marty. Việc đầu tiên cụ làm sau khi thuê lại là đặt tên Việt cho ba con tàu, viết tên tàu trên những tấm biển kích thước lớn treo dọc mạn tàu. Khách ở trên bờ nhìn từ xa đã muốn xuống để hưởng niềm hãnh diện tự hào được đi trên những con tàu Tây mang tên Việt.

Trong kinh doanh vận tải thuỷ, cụ Bạch phải đối mặt với hai đối thủ rất mạnh và đáng gờm. Đó là các chủ tàu người Khách (tức người Hoa) và người Pháp. Cuộc đụng độ không cân sức đã xảy ra. Cụ Bạch hạ giá vé xuống một thì người Hoa hạ giá vé xuống hai. Các chủ tàu người Hoa lại trường vốn và đã quyết chí đánh bại Bạch Thái Bưởi bằng đủ mọi cách.

Trong tình thế đó, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ tới một thứ “vũ khí” phi giá cả mà người ngoại quốc không thể có khi làm ăn trên đất Việt. Đó là tinh thần dân tộc, yêu nước trong mỗi khách hàng là hành khách trực tiếp của mình, tạo ra sự trung thành với thương hiệu.

Cụ Bạch cho người trực tiếp tới các bến tàu, ngày nay gọi là nhân viên tiếp thị, dùng lời nói nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, kêu gọi về tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Cụ cho treo trên mỗi tàu một cái ống bơ, và tuyên bố ai thấy việc làm của cụ là đáng khuyến khích thì bỏ những đồng xu lẻ vào đó, giúp cho chủ tàu giảm lỗ.

Kết quả, không chỉ thu được những đồng tiền thiện nguyện tại chỗ, mà cụ Bạch còn lôi kéo được hành khách dần dần bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt. Vậy là Bạch Thái Bưởi đã sử dụng thành công tinh thần dân tộc trong tâm huyết của khách hàng như một vũ khí “lành mạnh” để chiến thắng đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Chị Bạch Quế Hương (cháu cụ) cùng chồng và ông Phạm Hà (áo trắng) bên chân dung cụ Bạch Thái Bưởi trên tàu Heritage Bình Chuẩn.

Quan hệ công chúng

Cụ Bạch Thái Bưởi có quan hệ rộng với báo chí truyền thông. Nhiều báo đương thời như Nam Phong, L’Eveil Economique de l’Indochine, La Jeune Asie… đều có nhiều bài viết về thương hiệu và nhân hiệu cụ Bạch Thái Bưởi.

Cụ cũng tận dụng nhà in của minh để ra báo Khai Hóa. Phải nói, cụ có quan hệ tốt với báo chí truyền thông. Mỗi khi mở tuyến đường mới cụ đều gửi cáo bạch rất văn minh, nay gọi là thông cáo báo chí, hay cho đăng quảng cáo trên nhật báo tiếng Pháp bằng tiếng Pháp và các báo, tạp chí tiếng Việt thì bằng tiếng Việt với hình thức kiểu dạng thơ lục bát rất dễ nhớ, dễ thuộc và dễ gây kích thích sử dụng cho người dân.

“Cáo bạch

Nay xin kính khải mấy nhời,

Để trình quý khách các ngài đồng bang.

Bản hãng thêm có “Song giang”,

Là tàu kiên cố chỉnh trang tốt lành.

Bẩy trăm mã lực tốc hành,

Chở hơn nghìn tấn không chành không nghiêng.

Cửa nào ghé cũng bình yên,

Mớn nông mà nhẹ không phiền nước khan”.

Có lẽ cụ Bạch Thái Bưởi là doanh nhân đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có nhà in và tờ báo riêng của minh, ngoài sứ mệnh riêng của tờ báo, cũng có phần quảng bá cho “tàu Bưởi”. Sau khi đầu tư xây dựng Đông Kinh ấn quán để kinh doanh mảng văn hoá. Mục đích cuối cùng của phong trào thực nghiệp mà Bạch Thái Bưởi phát động và cổ suý chỉ cốt làm giàu “vì dân giàu thì nước mới mạnh”.

Năm 1921, Bạch Thái Bưởi cho ra đời tờ báo hàng ngày mang tên Khai hóa nhật báo với tôn chỉ: “Một là, giúp đồng bào ta tự khai hoá, dạy bảo lẫn nhau, mở mang con đường thực nghiệp. Hai là, giãi bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân. Ba là, diễn giải những ý kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm…”.

Đỉnh của chóp trong tạo marketing truyền miệng

Cụ Bạch Thái Bưởi luôn coi khách hàng là đối tượng trung tâm của quảng cáo. Cụ đã sáng tác, đã làm nên những bài, những đoạn quảng cáo chạm được vào cảm xúc của khách hàng, khơi dậy được trong họ niềm tự hào tự tôn dân tộc. Hiểu được tâm lý khách hàng, lại càng hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, cụ Bạch như một chiến tướng trăm trận trăm thắng trong suốt ba thập kỷ trên thương trường nước Việt.

Trong sách “Kinh doanh thời 1.0”, tôi viết: “Thương hiệu “Tầu Bưởi” xứng đáng là bài học cho các doanh nhân Việt thời nay về cách xây dựng thương hiệu khi hội tụ đầy đủ cái tâm cái tầm của cụ Bạch Thái Bưởi về làm thương hiệu của tiếp thị hiện đại: Định vị thương hiệu, khác biệt hóa trải nghiệm cộng thêm tinh thần dân tộc, giá cả hợp lý, kênh phân phối thuận tiện. Cụ lấy khách hàng là thượng đế để thỏa mãn họ, vượt qua sự mong đợi khách hàng, tạo tiếp thị truyền miệng.”

Kinh doanh không thể tốt với một cái tên xấu

Cụ Bạch đặt tên các con tàu của mình luôn ngắn, dễ đọc, dễ nhớ, ý nghĩa, âm tiết thuần Việt cho khách hàng mục tiêu là người Việt.

Ba con tàu đầu tiên cụ thuê của chính phủ Pháp được đặt lại tên tiếng Việt là Phi Long (Dragon), Phi Phượng (Phénix) và Bái Tử Long (Fai Tsi Long). Cụ đặt tên tầu theo tứ linh, bốn con vật linh thiêng theo quan niệm người Việt, nhưng không có Quy (Rùa), kinh doanh không thể tốt với một cái tên xấu và hình ảnh chậm chạp, thay vào đó cụ chọn Phi Hổ.

Cụ cũng đặt tên từng con tàu đầy hàm ý thời vua Hùng như Lạc Long, Hồng Bàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị vua trị vì trong lịch sử nước Việt: Đinh Tiên Hoàng, Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức… Ngoài ra, tên tàu còn được đặt theo địa danh mà tàu chạy để khách hàng tiềm năng dễ nhớ khi chạy chuyến lên thượng du Bắc Kỳ như Chợ Bờ, Phố Lu, Yên Bái, Việt Trì, Tuyên Quang…

Khi bị cạnh tranh với người Hoa hay người Pháp, bắt buộc phải chọn ngày thì cụ xin chạy ngày chẵn âm lịch vì cụ biết tâm lý khách Việt không thích đi ngày lẻ. Gặp mùa trẩy hội Chùa Hương, cụ mở thêm tuyến Phủ Lý – Bến Đục để phục vụ khách đi vãn cảnh chùa, hay tháng 8 âm lịch có hội đền Kiếp Bạc, Hải Dương, cụ cho tăng cường tuyến Đáp Cầu – Kiếp Bạc…

Dịch vụ từ tâm

Tài tình nhất trong cách tiếp thị quảng cáo “tàu Bưởi” là cụ Bạch đưa hát xẩm lên tầu hát giải trí cho khách. Lời các bài hát xẩm có nội dung kêu gọi tình đồng bào, tương hỗ giúp đỡ nhau, quảng bá nhẹ nhàng tại chỗ. Mỗi khách đi tàu đều được cụ tặng một chiếc quạt giấy, để quạt mát vào mùa hè, vừa làm quà lưu niệm chuyến đi. Đấy là dịch vụ hơn cả mong đợi, dịch vụ từ tâm chạm chạm xúc tạo ra câu chuyện và marketing lan truyền.

Hãy nghe một đoạn bài xẩm trên tàu Bưởi của cụ Bạch Thái Bưởi, để thấy cụ Bạch đã nâng nghiệp vụ quảng cáo lên mức nghệ thuật theo cả nghĩa đen và bóng của từ đó thế nào:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Cô kia má đỏ hồng hồng

Muốn ra Hà Nội lấy chồng làm quan

Đường đi hiểm trở gian nan

Tàu “Bạch Thái Bưởi” dọn đàng rước dâu”…

Khi nhận định về ông, hội Khai Trí Tiến Đức cho rằng: “Cụ là một bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu nơi thương trường mà cuộc đời của cụ đáng phô bày cho quốc dân, sự nghiệp của cụ đáng làm gương cho các nhà buôn bán noi theo”. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố trong Hội truyền bá quốc ngữ viết về Bạch Thái Bưởi trong tạp chí Đông Thanh là “bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà”.

Có câu: nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi. Tuy chỉ đứng thứ tư trong tứ hổ đất Tràng An, nhưng cụ Bạch Thái Bưởi được nhiều thế hệ người Việt Nam kính trọng, cụ để lại nhiều bài học hay cho hậu thế và “vua tàu thuỷ Việt Nam” được giảng dạy trong sách giáo khoa lớp 4 về gương kinh doanh thành công bằng sự tử tế và tinh thần ái quốc.

Để nói về cụ Bạch Thái Bưởi phải cả cuốn sách mới nói hết, riêng về xây dựng thương hiệu và nhân hiệu tàu Bưởi thì quả là bậc thầy từ thời 1.0, những thứ mà marketing hiện đại gọi là marketing nội dung và đỉnh của chóp là truyền miệng.

Thấu hiểu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và khác biệt hóa sản phẩm, cụ Bạch Thái Bưởi xây dựng thương hiệu từ trong ra ngoài. Khách hàng nội bộ hài lòng, khách hàng bên ngoài thỏa mãn, toàn bộ doanh nghiệp từ chủ đến nhân viên đều lấy khách hàng làm trung tâm, chú trọng trải nghiệm khách hàng, thỏa mãn họ và vượt qua cả mong đợi để tạo marketing truyền miệng. Chúng tôi gọi đó là dịch vụ từ tâm.

Cảm hứng từ nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi, thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm, và kỷ niệm 100 năm tàu Bình Chuẩn, tàu made-in-Vietnam đầu tiên, do cụ thiết kế, đóng mới, và hạ thủy thành công tại Hải Phòng năm 1919 và Heritage Bình Chuẩn được hồi sinh 2019, viết tiếp giấc mơ du thuyền Việt Nam ra biển lớn.