Dụng nhân như dụng mộc

CEO LUX GROUP: “Một cái gương cho thương giới nước ta”. Đó là tựa đề bài viết của tác giả Thượng Chi, bút danh của cụ Phạm Quỳnh, đăng trên Nam Phong Tạp Chí – số 28, từ trang 318, xuất bản tháng 12 năm 1919 tại Hà Nội, ví nhà công nghiệp Bạch Thái Bưởi (1874-1932) sánh tầm “vua bể”, “vua thép” Âu Mỹ cùng thời. Nhờ có bài báo này mà chúng ta biết cụ thể cơ ngơi hoành tráng và sự nhộn nhịp tại các các sở tàu và nhà máy đóng tàu Cty Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công Ty hay gọi tắt là Bạch Thái Công Ty tại Hải Phòng lên tới 1000 người, chia ra nhân viên làm bàn giấy văn phòng và thợ làm dưới nhà máy đóng tàu bên bờ Sông Cấm.

Tính ra cả xứ Bắc Kỳ, Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Cty có tới 1415 người làm, quản lý Tây và Ta, vận hành 25 con tàu khắp Bắc Kỳ, vừa hạ thuỷ tàu Bình Chuẩn chạy tuyến Bắc Nam ven biển, các tàu vận tốc trung bình 8 hải lý/một giờ, tổng các tàu có đầy đủ số liệu, tên tàu cụ thể phục vụ 6.643 hành khách, những người chủ chốt làm đại diện là người Việt nam ta cả như ông Lã Quý Chấn, đại diện Công Ty ở Nam Định, ông Nguyễn Văn Thịnh đại diện tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Phúc, chủ trì coi nhà máy tại Hải Phòng, là kiến trúc sư trưởng, thiết kế, đóng mới tàu Bình Chuẩn lừng danh, và sáng tạo nối các tàu. Bởi vì “nhân tài” này đã là những người tài năng, có đam mê, có ý chí mạnh mẽ; muốn đứng đầu những người này thì người sếp này phải có tố chất lãnh đạo rất cao, có năng lực dẫn dắt rất “giỏi” và tầm nhìn xa trông rộng thu phục nhân tâm, kinh doanh chính đạo cuộc đời, ngoài lợi nhuận sự thịnh vượng tài chính còn là tinh thần dân tộc lớn lao cao cả hơn.

Vẫn theo cụ Phạm Quỳnh báo Nam Phong vào thời điểm năm 1919, Bạch Thái công ty đã sở hữu 25 tàu lớn nhỏ, chạy trên khắp các sông ở Bắc Kì và Trung Kì, ngoài ra công ty còn có 20 chiếc sà lan. Mỗi năm công ty chạy khoảng 5.000 chuyến khứ hồi, 17 tuyến tàu ngược xuôi ngọn nguồn các con sông Bắc Kỳ, với 1,5 triệu lượt hành khách và 15 vạn tấn hàng hoá. Công ty của Bạch Thái Bưởi đã tạo việc làm cho 1.415 người.

Bài báo kết luận: “Chắc chắn sau này có lẽ còn nhiều người kỳ tài, kiệt xuất hơn ông nữa, nhưng hiện nay thời ông cũng đã đáng làm một cái gương chung cho cả thương giới nước ta vậy. Ông thật là làm vẻ vang cho giống nòi ta và rửa được cho ta cái tiếng rằng dân nước An Nam không có tư cách làm được sự buôn bán to. Ước gì trong nước được răm người như ông, thì cái vấn đề chấn chỉnh thương trường lo gì mà chẳng giải quyết được”.

Doanh chủ thời 4.0 như tôi học ở cụ Bạch Thái Bưởi phẩm chất lãnh đạo kỳ tài, triết lý kinh doanh nhân bản, nghệ thuật dụng nhân, tinh thần kiên tâm, kiên định và kiên cường vượt nghịch cảnh, trên hết là khát vọng dân quốc phú cường. Ngay thời bấy giờ, tôi đã cho thấy tài kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, uy tín cá nhân và ảnh hưởng tầm quốc gia dân tộc, thu hút nhân tài, khả năng dùng người giỏi như thế nào.

Thương hiệu công ty Bạch Thái được xây dựng từ tình yêu, kinh doanh nhân bản vì con người, vì nghĩa đồng bào, “Người Việt giúp người Việt”, “Người Việt đi tàu Việt”, cờ mỏ neo, mầu vàng, 3 ngôi sao tượng trưng 3 miền, ước muốn kế nối vùng miền, thống nhất giang sơn. Cho nên bản thân thương hiệu chân thực, có sức mạnh nội hàm xây dựng lên từ tinh thần, trái tim, khối óc và bàn tay doanh chủ nên nó có sức sống bền vững, cộng thêm nhân hiệu với cái tâm, tầm, tài, nhân, nghĩa, trí, tín của người sáng lập, mọi người có niềm tin mạnh mẽ vào con đường chính đạo của doanh chủ, rất truyền cảm hứng để cộng sự đi theo vì nghiệp lớn.

“Dụng nhân như dụng mộc” – từ xưa, cổ nhân đã nói về nguyên tắc sử dụng người cũng như người thợ mộc chọn gỗ làm đồ. Mỗi loại gỗ, mỗi loại cây đều có những tố chất khác nhau, cho nên phải tùy theo công năng, hình thức của món đồ gỗ đó mà chọn gỗ cho phù hợp. Và cũng phải lựa gỗ để đóng đồ, hay làm nhà cho thật hợp lý. Không thể đem cây gỗ đáng làm xà ngang lại đẽo đi làm đòn tay khi làm nhà.

Càng ngẫm nghĩ, càng thấy đúng. Dụng nhân là nghệ thuật và cũng là khó nhất trong quản trị kinh doanh. Không có người xấu, chỉ có người phù hợp và không phù hợp. Tôi cũng nhiều năm lãnh đạo doanh nghiệp, đi lên từ vị trí thấp nhất, kinh doanh nhiều nơi, lãnh đạo nhiều Cty tí hon vĩ đại trong Lux Group, đôi khi có khi cũng sử dụng sai người cho những vị trí quan trọng, người khởi nghiệp tâm huyết đã không đi cùng mình tới cuối con đường. Chính vì vậy tôi vẫn luôn không ngừng học hỏi để dụng nhân, nhân trị sao cho hiệu quả bằng liên tục tạo nguồn, bồi dưỡng, phát triển, giữ nhân tài và loại người không phù hợp. Qua cơn bĩ cực lúc khó khăn nhất như khủng hoẳng kinh tế hay dịch bệnh mới càng thấy cụ Bạch Thái Bưởi tuyệt vời khi dùng đúng người, tâm phúc và trung thành cùng chèo lái con tàu cùng thuyền trưởng.

Sử dụng đúng người đúng việc, nhân sự phù hợp mới là vốn quý nhất của doanh nghiệp. Tôi thích mời người giỏi hơn tôi về làm, không ai thông minh hơn tất cả chúng tôi cộng lại, tôi cũng giúp nhiều người đã rất thành công khi mà họ được sắp xếp vào một vị trí quản lý, lãnh đạo đúng với sở trường. Khi họ được tin tưởng, trao quyền, được tạo những điều kiện tối đa để thỏa sức vẫy vùng, sáng tạo. Quản lý được trao quyền, nhân viên được hướng dẫn.

Lãnh đạo cấp cao rất tâm huyết với cụ Bạch Thái Bưởi là Nguyễn Văn Phúc đã có sáng kiến tân trang, nối dài thêm những chiếc thuyền cũ vừa mua được. Từ năm 1913, ông Phúc đã chỉ huy nối dài tàu Bái Tử Long, bằng cách cắt đôi tàu rồi nối vào khúc giữa một khúc dài 7,8m. Với thành công này, năm 1917, ông Phúc cho nối dài tàu Yên Bái thêm 7m; năm 1919 nối dài tàu Phố Lu thêm 7,2m. Riêng tàu Bình Chuẩn là tàu đầu tiên chạy từ Hải Phòng vào Sài Gòn, cập bến vào cảng ngày 17.9.1920. Sự kiện này làm náo nức tinh thần của giới kinh doanh Nam Kỳ, họ cho đúc bảng đồng tặng tàu Bình Chuẩn với dòng chữ chói lọi làm kỷ niệm: “Tặng tàu Bình Chuẩn, chiếc tàu Việt Nam đầu tiên tại Cảng Sài Gòn”.

Một trong những điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là nghệ thuật dùng người, cụ thể ở đây là nhân trị. Nhân tố con người là yếu tố nền tảng, cốt lõi, thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả doanh nghiệp. Vì vậy, người lãnh đạo cần phải biết cách dùng người một cách khôn ngoan để tận dụng hết nguồn nhân lực sẵn có và tạo dựng uy tín doanh nghiệp, uy tín nhà tuyển dụng, nhân hiệu và thương hiệu Cty. Điều hay là cụ Bạch Thái Bưởi dùng được cả người nhà và người ngoài gia tộc vào vị trí phù hợp để đóng góp tốt nhất cho tổ chức, ai giỏi thì được cân nhắc trao quyền một cách công tâm.

Cùng với chữ tín, tài dùng người là yếu tố then chốt giúp cụ Bạch Thái Bưởi tạo được sự nghiệp vẻ vang trên thương trường. Cụ tìm người giỏi về làm thực nghiệp, kể cả ngoại quốc cụ đưa về Việt Nam hoặc người Pháp sống tại Việt Nam làm đại diện các văn phòng Bắc Kỳ từ Hà Nội, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh, tới Việt Trì, Hoà Bình, xa hơn là Qui Nhơn, Sài Gòn khi đưa 3 tàu Sông Giang, Bình Chuẩn, Việt Đăng (Verdun) chạy ven bể Đông Dương, với cụ khi đã tin tưởng giao quyền, giao việc, cụ đặt niềm tin tuyệt đối vào người đó. Biến những người bình thường thành phi thường, không biết máy móc nhiều mà ông Phúc khi được tin tưởng đã thiết kế ra tàu Bình Chuẩn rạng danh người Việt hồi đầu thể kỷ 20.

Theo Bạch Thái Bưởi: Kinh doanh trên thương trường người Hoa hơn ta là ở chỗ có chữ tín. Vì chữ tín, họ sẵn sàng hy sinh tất cả chỉ vì lợi ích chung. Giao kèo đôi bên nào có gì? Một mảnh giấy lộn lận lưng cũng không! Một chữ ký cũng không! Thế mà họ dám đưa ra mấy vạn bạc để buôn chung. Chẳng lẽ người Việt ta không làm được như thế sao? Ta có thật lòng tin người thì người mới tin ta.

Ngoài việc là một quý tộc Việt, luôn thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm. Tôi học được 8 kỹ năng quản trị con người tuyệt vời của cụ Bạch Thái Bưởi về tài lãnh đạo, quản trị nguồn nhân lực rất nhân văn của cụ, nhân trị vẫn nguyên giá trị thực tiễn mà tôi áp dụng trong thực nghiệp về dụng nhân.

Trao quyền

Điều đó đòi hỏi sự tin tưởng, không chỉ ở cấp dưới, đại diện, quản lý cấp trung của bạn mà còn ở chính bạn về khả năng trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả. Trao quyền sẽ tạo ta khuôn khổ để cộng sự làm việc trong tâm thế được tin tưởng, sáng tạo và hoàn thành mục tiêu. Tin người mới dùng, không tin sẽ không dùng.

Kết nối

Thương hiệu và nhân hiệu của Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công Ty và cụ Bạch Thái Bưởi kết nối với khách hàng bên ngoài và nội bộ. Kết nối tâm phúc với mục đích chung của Công ty, sứ mệnh cạnh tranh đến thắng tư bản Hoa Kiều nhiều tiền và Pháp kiều có nhiều quyền, khẳng định giá trị người Việt, kinh doanh bằng sự tử tế kết nối đồng bào và tự hào dân tộc. Ngoài lợi nhận, mục đích lớn nhất là dân quốc phú cường giành độc lập.

Đồng cảm

Thể hiện sự đồng cảm đối với đồng nghiệp đang phải đối mặt với các khó khăn trong công việc hoặc cuộc sống cá nhân cũng là một kỹ năng quản trị con người quan trọng đối với lãnh đạo và quản lý Công Ty. Hãy cố gắng nhìn mọi thứ ở vị trí của cấp dưới, đi đôi ủng của họ để thấu hiểu, yêu thương và giúp đỡ. Gần 1500 con người làm việc cho cụ, hoạt động các nghành nghề kinh doanh khác nhau, nhiều nơi khác nhau trên cả nước, vậy mà không có bất kỳ cuộc đình công nào, chứng tỏ cụ cho tổ chức khoa học, an sinh xã hội tốt, cụ đồng cảm với người lao động dù vị trí thấp nhất, cụ mời người nghèo khổ về cho việc làm phù hợp, môi trường lao động mang lại hạnh phúc và tự hào.

Giao tiếp hai chiều

Cộng sự luôn muốn nhận được nhiều thông tin về doanh nghiệp, vì vậy hãy cập nhật cho họ các thông tin mới và quan trọng nhất cho khách hàng nội bộ này trước cả khách hàng bên ngoài. Coi trọng truyền thông nội bộ, lắng nghe và thấu hiểu, giao tiếp hai chiều lãnh đạo và cấp dưới sẽ được sự kính trọng từ cấp dưới.
Lãnh đạo nghe được điều muốn nghe và phải nghe. Có như vậy mới phát huy được nhiều đổi mới sáng tạo, sáng kiến cải tiến tàu thuyền, lo lắng được giãi bày và mọi ý kiến được lắng nghe và các vấn đề xử lý kịp thời. Sáng kiến mới, đổi mới sáng tạo được áp dụng ngay vào thực nghiệp tạo chuyển biến tích cực. Việc xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, nhân văn sẽ khơi gợi các ý kiến của tất cả mọi người được lắng nghe, phát huy được sở trường, hạn chế sở đoản của “đồng nghiệp”, người làm cùng vì nghiệp lớn.

Phần thưởng, sự công nhận và trao thêm quyền.

Bất kỳ cộng sự nào cũng muốn được khen thưởng và công nhận cho sự thành công của họ. Luôn luôn khen thưởng đồng nghiệp cho các công việc khó khăn của họ, nghi nhận những tiến bộ của họ dù nhỏ nhất. Muốn vậy phải có quy trình chuẩn, sổ tay văn hoá doanh nghiệp, lương thưởng rõ ràng theo vị trí, trách nhiệm và năng lực, miêu tả công việc rõ ràng, đánh giá chỉ số năng lực theo cách làm hiện nay.

Cơ hội và phát triển nghề nghiệp

Một kỹ năng quản trị con người khác mà nhà quản lý hiệu quả đều có là sẵn sàng cung cấp cho đồng nghiệp, người cùng làm vì việc lớn, các cơ hội để phát triển và trở nên chuyên nghiệp hơn, công thêm tâm, tầm, tài và trái tim toàn tâm, toàn ý cho Công Ty và vì khách hàng, sự thoả mãn của khách hàng. Lãnh đạo hiểu cộng sự, quý mến và giúp họ. Lãnh đạo công tâm, phụng sự, phụng sự để dẫn đầu. Lãnh đạo đào tạo ra lãnh đạo khác: tạo động lực, giải quyết các vẫn đề, lãnh đạo bản thân, giao việc và quản lý việc, tạo dựng đội nhóm. Tạo cơ hội phát triển cho những người có năng lực, phục vụ từ tâm và luôn cố gắng.

Linh hoạt, uyển chuyển

Linh hoạt nghĩa là bạn hiểu rằng có nhiều cách để hoàn thành một nhiệm vụ. Linh hoạt cũng có nghĩa là có thể điều chỉnh nhanh chóng để thay đổi theo hoàn cảnh, không cứng nhắc. Không có vấn để chỉ có giải pháp.

Trung thực

Liêm chính là một phần văn hoá doanh nghiệp, thành quy định nội bộ để đội ngũ soi mình trong hành vi. Trung thực là điều cần thiết nếu bạn muốn xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ tin tưởng bạn và tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng lãnh đạo, tổ chức và quan trọng trung thực với khách hàng mình phục vụ.

Vì vậy, hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử và thể hiện sự trung thực trong mọi việc. Lòng trung thành của cộng sự là một trong những tài sản quý giá nhất mà doanh nghiệp có được. Đồng nghiệp trung thành là đại sứ thương hiệu lớn nhất của bạn.

Sở hữu mối quan hệ bền chặt với các thành viên trong Cty của bạn không chỉ giúp tăng năng suất làm việc của đội nhóm mà còn là một nguồn động lực mạnh mẽ để họ phấn đấu không ngừng nghỉ vả nhiều tâm phúc của cụ trung thành với cụ Bạch Thái Bưởi từ ngày khởi nghiệp đến thành công đỉnh cao sự nghiệp.

Mr. Pham Ha – CEO of Lux Group

Ông Bạch Thái Bưởi : Một cái gương cho thương giới nước ta

May 10, 2022 By Uncategorized Comments Off

Ông Bạch Thái Bưởi : Một cái gương cho thương giới nước ta – Phạm Hà, CEO LUX GROUP

Sự khách nhau giữa doanh chủ thân hữu và dân tộc chính là tinh thần dân tộc, tôi xin đăng lại bài cũ, gương xưa, một trong bốn tứ đại phú Nhất Sĩ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Bưởi và cụ Bạch Thái Bưởi (1874-1932) chỉ xếp thứ tư nhưng lưu danh sử sách, nhiều bài học hay về bang tế thế, tinh thần dân tộc, thành công bằng sự tử tế, chính đạo cuộc đời, tinh thần quý tộc Việt thời 1.0 đấy là thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm. Doanh chủ thời 4.0 học ở cụ phẩm chất lãnh đạo kỳ tài, triết lý kinh doanh nhân bản, tinh thần kiên tâm, kiên định và kiên cường vượt nghịch cảnh, trên hết là khát vọng dân quốc phú cường. Học sinh lớp bốn hiện nay được học về cụ Bạch Thái Bưởi.

Người đương thời cụ viết trên báo Ông Bạch Thái Bưởi: Một cái gương cho thương giới nước ta. Tựa đề bài viết của nhà báo Thượng Chi đăng trên Nam Phong Tạp Chí – Một tờ Nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ 07/1917 đến tháng 12/1934 thì đình bản, tóm tắt nội dung nội dung như sau trong bài dài 12 trang có tiêu đề: Chấn chỉnh thương trường – Một cái gương cho thương giới nước ta, bài báo được đăng báo Nam Phong, số 28, từ trang 318, xuất bản năm 1919 tại Hà Nội, người viết xin lược trích và đặt lại tiêu đề và đoạn cuối luận về số 7.

Một cái gương

Câu hỏi của người đương thời đưa ra: “Ông nào đã từng buôn bán mà nên phát đạt, xin cho biết cái yếu thuật của ông làm thế nào mà được như thế?”

Ngày nay thế giới thông đồng, những gương buôn to bán lớn ở thế giới thiếu gì; người mình cũng nên biết cho hiểu cái tinh tế thương nghiệp trong thiên hạ, nhưng mà muốn bắt chước cho bằng người ta thì còn xa lắm, còn khó lắm. Cho nên bàn việc buôn bán mà nói chuyện Âu Mĩ thời tuy có ích về đường học vấn mà chưa được thiết về đường thực sự. Chỉ hiềm ở nước ta bây giờ, những người buôn bán thành công mà đủ làm gương cho người khác thời thật là quá ít.

Phần nhiều người là may gặp cơ hội tốt mà trở nên giàu có, sự giàu có ấy là bởi những duyên cớ ngoài nhiều hơn bởi cái tài cán của riêng mình. Cho nên có người sự nghiệp to mà cái cách lý tài, cách doanh nghiệp chưa đủ mô phạm cho người khác.

Nay xét trong suốt nước Nam ta, gồm cả Bắc Kỳ – Trung Kỳ – Nam Kỳ, duy có ông Bạch Thái Bưởi là sự nghiệp tư cách phảng phất được ít nhiều các nhà phú hào bên Âu Mĩ. Tiếng ông Bạch Thái Bưởi thời quốc dân ta ai là người chẳng biết, dẫu đứa trẻ con cũng biết ông là người buôn bán to nhất trong nước hiện bây giờ. Nhưng chưa mấy người biết rằng đồng bào ta có một người đứng đầu đứng đầu một đội thuyền ngót ba chục chiếc tàu, hiệu cờ phấp phới khắp các ngọn sông Bắc Kỳ.

Chúa sông Bắc Kỳ

Sự nghiệp to nhất của ông Bạch Thái Bưởi bây giờ là Sở Buôn Tàu, nghề chở tàu là một nghề xưa, nghề mình không từng làm, không từng biết bao giờ. Việc vận tải giao thông trên mặt nước chỉ có các phường đò dọc, đò ngang, thuyền mành, thuyền vạn, chở được hai mươi ba mươi khách, mươi mười lăm tấn hàng là cùng chưa gọi là cơ sở một nghề vận tải lớn được. Nghề ấy mười năm về trước chỉ có các hiệu sách và một vài sở tây kinh lý mà thôi. Ông Bưởi xét thế sự giao thông buôn bán ở Bắc Kỳ bèn quyết chí ra cạnh tranh với người Khách (người Hoa).

Việc ông Bưởi khởi thủy buôn tàu thật là một đoạn gian nan nhất, nguy hiểm nhất mà cũng vẻ vang nhất trong sự nghiệp của ông. Bao nhiêu lần cạnh tranh với bọn Khách, lắm lúc đã tưởng đắm đuối không thể nào cứu vớt được nữa, thế mà đứng vững được, thế mà phất lên được, thế mà thắng đoạt được cả, không đầy 10 năm trở nên thịnh vượng như bây giờ, có cái thế bồng bột không biết còn tiến lên đến đâu nữa, thật là một cái gương nghị lực ít có trong thương giới ta vậy.

Bây giờ cơ sở kinh doanh đã vững vàng, cái chí ông còn muốn khuếch trương cho mỗi ngày một to thêm lên. Hiện nay, tàu ông mới chạy các đường sông mà thôi, bây giờ ông muốn có tàu đi bể nữa. Và Ông dùng cách thương thuyết bí mật thế nào mà nhất đán văn tự bán cho ông nhà máy làm tàu và chữa tàu rồi thiên hạ mới biết. Nhà máy Bạch Thái Bưởi là một nhà máy nhất nhì ở tỉnh Hải Phòng. Tuy không sánh với các nhà máy bên Âu Mĩ hoặc bên Nhật Bản được nhưng kể cả máy móc và đồ đùng cũng tiềm tiệm đủ cả. Nhất là cái địa thế thì không đâu bằng.

Vua bể

Ở ngay bên bờ sông Cửa – Cấm, thật là tiện lời cho tàu bè đi lại. Ngày 7 tháng 9 năm 1919 ông làm lễ hạ thủy tàu Bình Chuẩn ở Hải Phòng dùng để chạy các đường men bể Trung Kỳ. Ấy đấy, ông Bưởi không phải là tay kỹ sư, các người giúp việc của ông cũng không ai tốt nghiệp trường kỹ nghệ nào cả thế mà làm thành công như vậy, thật đủ chứng rằng cái tài ứng dụng của người mình không phải là hèn vậy. Không học mà làm được thế, có học thời làm được đến đâu?

Những người tài lực như ông, quả cảm như ông, không có chịu khư khư giữ một nghề, dù nghề ấy to lớn thế nào mặc lòng. Nên trước khi làm nghề tàu, hiện bây giờ và sau này nữa, ông đã từng làm nhiều nghề khác và vẫn còn mưu tính nhiều việc khác. Đó là cầm đồ và thầu thuế chợ ở tỉnh Nam Định, bán hàng cơm tây ở Thanh Hóa, việc lĩnh ti rượu ở Thái Bình. Vốn không làm nghề in bao giờ thế mà ông dám xuất tiền mở nhà in lớn ở Hà Nội tức là nhà Đông Kinh Ấn Quán.

Ấy là những công việc ông đã làm, còn những sự nghiệp ông mưu tính cũng nhiều lắm. Như trước chiến tranh bên Âu Châu, ông tính đặt một nhà máy gạo ở Nam Định. Lại những việc chỉnh trang các thành phố, ông cũng lưu tâm nghiên cứu đã lâu, như việc đặt cống thoát nước bẩn cho tỉnh thành Nam Định, việc đặt máy nước, đèn điện cho tỉnh ấy, toàn những việc nhà nước muốn làm mà chưa có cách làm được. Sau nữa còn một việc ông cũng chú ý đã lâu và định làm nhất là đặt một đường xe lửa nhỏ từ Nam Định ra Hải Phòng qua Thái Bình. Việc này ích lời cho ông thì không mấy vì có đường xe lửa thì tàu ông ít khách đi nhưng ích lợi cho dân nhiều. Như vậy thời dẫu ông tính việc riêng của ông mà thực là mưu việc công ích vậy.

Ấy sự nghiệp ông Bạch Thái Bưởi như thế, lịch sử ông, tâm lý ông, cách ông xuất thân xử sự như thế, tưởng cũng là đủ tỏ ra một bậc nhân tài ít có trong nước Nam ta hiện bây giờ. Chắc chắn sau này có lẽ còn nhiều người kỳ tài kiệt xuất hơn ông nữa, nhưng hiện nay thời ông cũng đã đáng làm một cái gương chung cho cả thương giới nước ta vậy. Ông thật là làm vẻ vang cho giống nòi ta và rửa được cho ta cái tiếng rằng dân nước An Nam không có tư cách làm được sự buôn bán to. Ước gì trong nước được răm người như ông, thì cái vấn đề chấn chỉnh thương trường lo gì mà chẳng giải quyết được.

Số 7 kỳ diệu

Nhiều người Việt chúng ta tin vào phong thuỷ và ý nghĩa của các con số, giờ đẹp, ngày lành, tháng tốt cho những sự kiện quan trọng. Ý nghĩa của số 7, vía nam bảy vía, tuần 7 ngày, đức Phật đi bảy bước, mỗi bước nở ra bảy đài sen, luyện đơn các vị tiên được tiến hành 7*7 =49 ngày, số 7 mang nguồn năng lượng có tính sáng tạo, đột phá, vươn lên không ngừng, khai mở thịnh thế, nhờ vậy mà xã hội ngày càng phát triển, đi lên. Hơn nữa số 7 còn chủ về gia đạo, tình duyên với mỗi con người.

Cụ Bạch Thái Bưởi không thể chọn ngày sinh và chọn ngày mất, trời định cụ sinh và mất đều trong tháng 7, (sinh 8 tháng 7 năm 1874, mất 22 tháng 7 năm 1932) cụ thọ 58 tuổi. Theo ý bà Bạch Quế Hương cháu cụ và tính theo năm sinh được ghi theo huân chương cao quý Bắc Đẩu Bội Tinh mà chính phủ bảo hộ Pháp trao tặng cho cụ nhân ngày quốc khánh Pháp 14 tháng 7 năm 1922, trên đó ghi tặng chủ tàu, nhà buôn Bạch Thái Bưởi sinh 8 tháng 7 năm 1875, tức cụ chỉ thọ 57 tuổi.

Sau 7 năm kinh doanh trên sông nước từ 1909, cụ Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi, sau khi thâu tóm được hãng đóng tàu đầu tiên trên đất Việt Nam là hãng Marty d’Abbadie vào năm 1915.

Hai năm sau, 1917, hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, cụ Bạch Thái Bưởi mua lại sáu chiếc tàu khác của hãng này tại Hải Phòng. Tổng 30 tàu chạy trên 17 tuyến đường thủy hạ lưu sông Hồng từ Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng cho đến Việt Trì, Tuyên Quang, Thác Bờ – Hòa Bình vùng thượng du Bắc Kỳ và chạy các tuyến dọc bờ biển Việt Nam. Số 7 thể hiện người tài giỏi và bản lĩnh.

Những con số 7 ý nghĩa khác, số 7 là một số dương, tượng trưng cho sự biến động tích cực mang lại triển vọng tiến bộ, phát triển và vươn lên. Theo ngũ hành thì số 7 thuộc hành Kim, liên quan đến kim khí, công cụ sản xuất kim khí nâng cao năng xuất lao động, ở đây là phát triển đóng tàu, sáng tạo, đột phá, thay đổi toàn diện. Đấy có thể là lý do cụ chọn hạ thủy tàu Bình Chuẩn 7 tháng 9 năm 1919, cập cảng Sài Gòn 17 tháng 9 năm 1920 với sứ mệnh trấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp, tạo thế và lực mới của tầng lớp quý tộc đủ mạnh để canh tân đất nước.

Trộm nghĩ cụ Bưởi đã thực sự chọn những số 7 không phải tình cờ. Hội Hợp Thiện của cụ cũng sáng lập ngày 9 tháng 7 năm 1905, di tích là nhà tang lễ Phùng Hưng ngày nay. Cụ cho phát hành Khai Hoá nhật báo số 1 ngày 15/07/1921, toà soạn và trị sự ở 82 phố Hàng Gai (Hà Nội), phát hành được 1.751 số và đình bản ngày 31 tháng 8 năm 1927. Đây là một trong năm tờ báo phát hành hàng ngày cùng với Thực nghiệp dân báo, Hà Thành ngọ báo, Đông Pháp, Nông-công-thương báo.

Du thuyền di sản Heritage Bình Chuẩn (www.heritagecruises.com) dài 75m, tôi lấy cảm hứng tàu Bình Chuẩn của Bạch Thái Bưởi sau nhiều trì hoãn phần lớn là do khách quan, cũng đã chạy chuyến đầu ngày 17 tháng 8 và chính thức khai trương ngày 7 tháng 9 năm 2019 tại vùng nước lịch Hải Phòng, sau đúng 100 năm tàu Bình Chuẩn hạ thủy. Một tuyệt tác giữa kỳ quan, một câu chuyện di sản văn hóa trên một di sản thiên nhiên, một sự trùng lặp hy hữu hiếm có như thể cụ Bưởi muốn như vậy.

CHÚA SÔNG BẮC KỲ – VUA TÀU THUỶ

April 4, 2022 By Uncategorized Comments Off

Tinh thần “Phi thương bất phú” đã giúp cụ Bạch Thái Bưởi (1874-1932) tích lũy kinh nghiệm, ý chí và vốn liếng để hoạt động hiệu quả hơn trên thương trường khắc nghiệt. Và cũng chính từ đây, Bạch Thái Bưởi bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ mà chính cụ và cả người Việt Nam chưa hề nghĩ tới: Nghề vận tải đường sông.

NHỮNG CON TÀU ĐẦU TIÊN

Năm 1909, khi biết tin Marty – chủ một hãng tàu Pháp chuyên chở hàng hóa trên sông Bắc Kỳ – sắp hết hạn hợp đồng với nhà nước bảo hộ Pháp, Bạch Thái Bưởi đã mạnh tay thuê lại ba con tàu của hãng và đổi tên thành Dragon (Phi Long), Phénix (Phi Phượng) và Fai Tsi Long (Bái Tử Long) và mở hai tuyến chở khách đầu tiên cạnh tranh trực tiếp với tàu Pháp và tàu Hoa là Nam Định – Hà Nội và Nam Định – Bến Thủy.

Trong giai đoạn thị trường Vận tải đường thủy Việt Nam thế kỷ 20 độc quyền hoạt động của người Pháp và người Hoa, Bạch Thái Bưởi đã biết cách tranh thủ sự ủng hộ của đồng bào với khẩu hiệu: “Người Ta đi tàu Ta”. Cụ quan niệm: “Mình là người Việt, kinh doanh trên đất nước mình, phục vụ cho đồng bào mình thì cớ sao người Việt Nam lại không ủng hộ.”

Năm 1912, Bạch Thái Bưởi mở thêm tuyến tàu Hải Phòng, cũng chính là tuyến đường trọng yếu của người Hoa nên đã xảy ra cạnh tranh trực tiếp.

Từ năm 1915 -1919, từ ba chiếc tàu đường Sông thuê lại, ông đã mua lại cả đội thuyền của công ty Marty D’Abbadie và Công ty Deschwanden. Thời gian này, ông cũng mua luôn xưởng sửa chữa tàu của ông Marty giúp khắc phục tình trạng bắt bẻ của người Hoa mỗi khi Bạch Thái Bưởi mang tàu của mình đến sửa chữa.

Ông còn mời chủ tàu người Pháp là ông Deschwanden về làm thuê cho mình và mời ông Nguyễn Văn Phúc – Kỹ sư gốc Ma Rốc về trông nom xưởng tàu cho mình ở Sông Cấm (nay là Tập đoàn công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam).

Bạch Thái Bưởi với 30 con tầu xuôi ngược sông hầu ngay đầu thế kỷ cạnh tranh với người Hoa và Pháp và ông đã để lại một di sản của một con nhà tư sản yêu nước đã thành công trên dòng sông Mẹ chở che.

BÊN DÒNG SÔNG TAM BẠC

Năm 1919, Thương hiệu của doanh nghiệp đóng tàu khép kín mang tên Bạch Thái Công Ty Giang Hải Luân Thuyền với lá cờ hiệu màu vàng với hình mỏ neo và ba ngôi sao đỏ.

Màu Vàng tượng trưng cho màu da người Việt máu đỏ da vàng, mỏ neo thể hiện lĩnh vực kinh doanh đường thủy và đặc biệt là ba ngôi sao tượng trưng cho ba miền Bắc – Trung – Nam của xứ An Nam, thể hiện ý chí thống nhất quốc gia đã ăn sâu vào tiềm thức con người Bạch Thái Bưởi.

Cơ ngơi đồ sộ của Bạch Thái Công Ty Giang Hải Luân Thuyền nằm bên dòng Tam Bạc cạnh tranh trực tiếp với công ty vận tải thủy của người Pháp và người Hoa. Sông Tam Bạc là nhánh bắt nguồn từ sông Lạch Tray đổ ra sông Cấm. Trong kí ức người dân thành phố Cảng, dòng sông này vừa là nơi cung cấp nguồn sống, vừa là chất riêng của Hải Phòng.

Thế kỷ 19, Tam Bạc trở thành tuyến giao thông đường thủy quan trọng. Triều đình nhà Nguyễn đã đặt Trạm thuế quan thương chính ở làng Lương Quy và An Biên, chính vì vậy sông mới có tên Trạm Bạc sau này đọc thành Tam Bạc. Từ mạch nguồn biểu tượng rất tinh tế Trạm Bạc cần được hiểu là bến thuyền có dòng nước sâu, tĩnh, thanh sạch.

Đầu thế kỷ 20, Tam Bạc không chỉ là phố buôn bán của người Việt, người Hoa mà còn là phố Bến Tàu. Vào thời cực thịnh, sông Tam Bạc đông đúc, ngược xuôi tàu, thuyền với cả rừng cột buồm. Trên bến dưới thuyền náo nhiệt cảnh đi lại bốc xếp hàng hóa, mua bán của các thương nhân và hành khách.

ĐÓNG TÀU BÌNH CHUẨN RA BIỂN LỚN

Ngày 7/9/1919, tại Cửa Cấm (Hải Phòng), con tàu “Bình Chuẩn” do người Việt Nam tự thiết kế, thi công hoàn toàn được hạ thủy và nhận được sự chào đón nồng nhiệt của giới công thương thời kỳ đó. Sự xuất hiện của con tàu khổng lồ do người Việt đóng được xem là tượng trưng cho phong trào “Chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp” của giới tư sản Việt Nam đầu thế kỉ 20.

Cái tên Bình Chuẩn có lẽ bắt nguồn từ một Ty thời nhà Nguyễn do Đặng Huy Trứ đề xuất Bình Chuẩn Ty có nhiệm vụ kinh doanh buôn bán, gây dựng tài chính cho quốc gia, giao thương hàng hóa giữa miền xuôi và miền ngược. Cái tên Bình Chuẩn khái quát được toàn bộ ý nguyện chấn hưng công thương nghiệp của Bạch Thái Bưởi thời bấy giờ.

Vào tháng 11 năm Canh Thân (1920), trong một lần bàn việc với các quan bộ Lại, “Khải Định chính yếu” chép lại lời của vua Khải Định nói với quần thần ngày hôm ấy:

“Xem như việc Bạch Thái Bưởi ở Bắc Kỳ mới chế tạo được chiếc tàu thủy gọi là Bình Chuẩn rất khéo, tốt không thua kém gì công nghệ bên châu Âu. Chiếc tàu này là do tay thợ nổi tiếng Nguyễn Văn Phúc làm ra, cả chủ và thợ đều là người Nam cả.

Ngày 23 tháng 7 vừa qua, khi trẫm tới thăm quý Toàn quyền và thăm quan tàu chiến ở Đà Nẵng thì vừa gặp lúc tàu này cũng vừa cập bến vào cảng nên có may mắn được ngắm xem, quả nhiên tàu ấy là do chủ ta, thợ ta đồng lòng hợp sức mà chế tạo ra.

Nước ta vốn dĩ của ít, thợ vụng, nếu không có Bưởi dám bỏ tiền ra thì đâu có việc cho Phúc thi thố, mà không có tài khéo của Phúc thì tiền của Bưởi cũng thành uổng phí mà thôi. Hai người này đã nêu cao tấm gương về sự tiến bộ, văn minh cho người nước ta mai sau soi vào.

Vậy truyền chuẩn thưởng trao cho Bạch Thái Bưởi hàm Hàn lâm viện Thị độc, Nguyễn Văn Phúc hàm Hàn lâm viện Kiểm thảo để hai người được đội ơn mà càng thêm khích lệ phấn đấu hơn nữa.”

Trong gần 20 năm kinh doanh ngành đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay đội tàu hùng mạnh với hơn 40 chiếc, chạy trên 17 tuyến đường thủy, tạo công ăn việc làm cho hơn 1400 lao động trên khắp cả nước. Trung bình mỗi năm chuyên chở 5000 chuyến, trên dưới 1,5 triệu hành khách, hơn 15 vạn tấn hàng.

Năm 1928, cảm thấy tình hình kinh doanh vận chuyển đường thủy không còn được ưa chuộng khi Pháp mở đường xe lửa ở Đông Dương giúp mang tới một hình thức vận chuyển hiện đại, chi phí thấp và nhanh hơn đường thủy, Bạch Thái Bưởi tìm cách bán lại toàn bộ số tàu thuyền mình có cho Hãng Sauvage của Pháp, rồi thực hiện sứ mệnh khai mỏ tại Uông Bí, tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay).

Tinh thần quý tộc, doanh chủ thành tính đạo nghĩa và trách nhiệm, cụ Bạch Thái Bưởi kết thúc sự nghiệp kinh doanh của chúa sông Bắc Kỳ và Vua Tàu Thuỷ nhưng sự thành đạt mà Bạch Thái Bưởi để lại trở thành niềm tin, khích lệ tinh thần thực nghiệp của giới doanh chủ và doanh nhân Việt Nam xưa và nay.

10 điều thú vị về ‘vua tàu thuỷ’ Bạch Thái Bưởi

 

Câu nói nổi tiếng thấm đẫm tinh thần dân tộc “người Việt đi tàu Việt” của doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874 – 1932) là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ doanh nhân về sau.

Theo điếu văn của Hội Khai Trí Tiến Đức, Bạch Thái Bưởi là một bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu trong giới thương trường làm rạng danh con người Việt Nam một thời. Lịch sử của ông đáng được phô bày cho quốc dân biết, sự nghiệp của ông đáng làm gương cho các nhà buôn noi theo.

Tay trắng làm nên nghiệp lớn

Theo chị Bạch Quế Hương, chắt nội của cụ Bạch Thái Bưởi, tên hiệu cụ tự đặt cho mình có ý nghĩa là người làm nên nghiệp lớn từ bàn tay trắng. Tên cúng cơm của cụ là Đỗ Thái Bửu. Cả cuộc đời cụ gắn liền với số 7 kỳ diệu. Cụ là doanh nhân Việt Nam thời 1.0, thế hệ đầu tiên kinh doanh trong nghịch cảnh, cạnh tranh với người Hoa có tiền và người Pháp có quyền.

M&A đình đám đầu tiên tại Việt Nam

Cụ thực hiện thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) đầu tiên tại Việt Nam với việc mua nhà máy, mua tàu và nhà máy đóng tàu hãng Marty và Deschwanden của chủ tàu người Pháp và người Đức. Năm 1916, cụ chuyển trụ sở từ Nam Định ra Hải Phòng, từ sông ra biển lớn với cờ hiệu ba ngôi sao, cờ vàng, mỏ neo của Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công ty.

Nhà doanh nhân – tư sản dân tộc đầu thế kỷ 20 – Bạch Thái Bưởi

Người Việt đầu tiên có nhà máy đóng tàu

Cụ Bạch Thái Bưởi có nhà máy đóng tàu đầu tiên và là cha đẻ của ngành đóng tàu thuỷ Việt Nam. Chiến lược mua nhà máy để chủ động các khâu khép kín từ thiết kế, đóng mới, vận hành và bảo dưỡng tàu bè. Nhà máy đóng tàu này là tiền thân của nhà máy đóng tàu Sông Cấm ngày nay.

Tổ nghề ngủ đêm trên du thuyền

Có thể nói, cụ Bạch Thái Bưởi là tổ nghề du thuyền và ngủ đêm trên tàu thuỷ của người Việt Nam. Từ đi thuê ba tàu Phi Long, Phi Phượng, Fai Tsi Long để bắt đầu kinh doanh sông nước từ năm 1909, cụ đã trở thành chúa sông Bắc kỳ và sở hữu đội tàu tới 30 chiếc xuôi ngược các con sông Bắc kỳ, chạy ven biển Đông Dương và cập bến nhiều cảng biển Châu Á.

Một trong bốn tứ đại phú

Cụ Bạch Thái Bưởi khởi nghiệp thành công và đóng góp xây cầu sắt Paul Doumer nay là cầu Long Biên bằng việc cung cấp gỗ và thanh tà vẹt xây đường sắt. Một trong tứ đại phú Việt Nam đầu thế kỷ 20, nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường tứ Bưởi, cụ Bạch Thái Bưởi được ca tụng đến nay mặc dù đứng thứ tư. Cụ kinh doanh là phụng sự đồng bào, thành công bằng sự tử tế và tinh thần ái quốc, khởi nghiệp kiến quốc.

Tàu người An Nam đầu tiên cập cảng Sài gòn

Nhà công nghiệp Bạch Thái Bưởi tự thiết kế và đóng mới tàu Bình Chuẩn theo kỹ thuật phương tây loại lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam những năm 20 của thế kỷ trước và gây tiếng vang lớn là tàu người An Nam đầu tiên cập cảng Sài gòn vào ngày 17/9/1920. Thương giới và đồng bào ca tụng cụ là vua tàu thuỷ có lẽ từ lúc này.

Nhà quý tộc thành tín, đạo nghĩa, trách nhiệm

Cụ Bạch Thái Bưởi đã được bầu làm Hội phó Hội Khai Trí Tiến Đức, di sản trụ sở hội nay là 79 Hàng Trống, cạnh Hồ Gươm. Cụ là người sáng lập ra Hội Hợp Thiện mục đích để hộ sinh, hộ tử, tế bần, di tích còn lại là nhà tang lễ Phùng Hưng, thành phố Hà Nội.


Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh

Cụ cổ suý phong cờ thực nghiệp trống canh tân theo ý chí cụ Phan, trấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp; đấu tranh bất bạo động với phương châm dân quốc phú cường giành lại độc lập.

Cả hai đời vua khen thưởng

Nhà quý tộc Việt thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm được hoàng đế Khải Định trao “Hàn Lâm Viện Thị Độc”. Hoàng đế Bảo Đại có chiếu khen ngợi vì đã cứu đói Huế sau lũ lụt. Hiện vật này gia đình chị Bạch Quế Hương còn lưu giữ. Nhân hiệu và thương hiệu tàu Bưởi còn được yêu mến đến ngày nay. “Than ôi mây mờ Cửa Cấm, gió lạnh ngàn Yên, cụ theo mây theo gió về với mỏ cũ bến xưa” ở tuổi 58 khi giấc mơ ra biển lớn còn dang dở.

Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu

Cụ Bạch Thái Bưởi là một doanh danh Việt được sống qua hai thế kỷ 19 và 20, nước Việt Nam nửa thực dân nửa phong kiến. Cụ được vua Việt “ban thưởng”, được nước Pháp trao tặng huân chương cao quý bắc đẩu bội tinh và sau này nhà nước Việt Nam truy tặng “doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” nhân ngày doanh nhân 13/10.