Khẳng định sứ mệnh trách nhiệm, các doanh nhân cho biết đều đưa giá trị di sản vào các sản phẩm của doanh nghiệp.

April 15, 2023 By Uncategorized Comments Off

Nằm trong chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm: Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam chỉ đạo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Trung tâm UNESCO Hỗ trợ Bảo tồn & Phát triển Nghệ Thuật Việt Nam tổ chức Diễn đàn Doanh nhân, Doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa.

Tại phiên thảo luận Đối thoại với Di sản với chủ đề 2: Sứ mệnh doanh nhân với phát triển di sản văn hoá; các doanh nhân đã có những chia sẻ về vai trò, trách nhiệm và sư mệnh của mình với việc phát triển di sản văn hoá Việt Nam

Ông Phạm Hà – Chủ tịch HĐQT, CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) cho biết, hiện doanh nghiệp vẫn loay hoay chưa định vị được du lịch Việt Nam nâng tầm. Bởi, Việt Nam từng được Tổ chức Du lịch thế giới bình chọn là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2020 và di sản là một lợi thế của đất nước ta. Do đó, ông Hà đề xuất, nếu thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phải có sự lựa chọn mang tính sống còn, phải có tầm nhìn và định vị đúng.

“Cần làm mới lại thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu và có chiến lược thương hiệu, không chỉ có logo và slogan, giúp thu hút du khách quốc tế và chính người Việt Nam cần trân quý di sản của chúng ta”, ông Hà nhấn mạnh.

Khẳng định sứ mệnh trách nhiệm của doanh nhân, ông Hà cho biết doanh nghiệp đều đưa giá trị di sản vào các sản phẩm du lịch của mình.

“Những du khách mà tôi có dịp nói chuyện chuyện, sau khi đã chạm vào di sản tàu Bình Chuẩn của vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi (1874-1932) do tôi hồi sinh sau đúng 100 năm hạ thuỷ, đều xúc động với câu chuyện di sản và tự hào dân tộc sâu sắc, giúp họ tìm hiểu sâu hơn về nhà tư sản dân tộc này.

Du khách nước ngoài trải nghiệm ngủ đêm trên du thuyền di sản độc bản giữa kỳ quan vịnh Lan Hạ thì cảm được văn hoá, lịch sử, mỹ thuật, ẩm thực, phong tục tập quán, truyền thống con người Việt Nam. Du khách rất thích nghe kể chuyện nhất là chuyện hay”, ông Hà chia sẻ.

Ông Hà cũng cho rằng cần có sự kết hợp yếu tố sáng tạo với câu chuyện di sản để tạo ra sản phẩm đặc sắc cho du khách.

“Chọn di sản để xây dựng thành thương hiệu du lịch quốc gia nhưng phải sáng tạo, không “ăn mày di sản” hay “ăn mày dĩ vãng”. Phải làm sao để khách du lịch khắp nơi trên thế giới được chiêm ngưỡng di sản văn hoá và thiên nhiên, thưởng thức giá trị vốn có và sự sáng tạo.

Chúng tôi quan niệm làm du lịch phải mang được giá trị di sản, văn hoá của Việt Nam được lan toả nhiề hơn, người Việt Nam cũng trân quý di sản văn hoá của mình”, ông Hà khẳng định.

Du lịch trải nghiệm di sản văn hoá và thiên nhiên là sự khác biệt nhất của du lịch Việt Nam.

Khai mở di sản Việt, nâng tầm giá trị, tạo trải nghiệm giầu cảm xúc, bản sắc và tự hào dân tộc hút khách cao cấp Việt Nam và lữ khách cao cấp ngoại quốc. Du lịch di để khám phá, học hỏi, tôn vinh, vui chơi và tận hưởng!

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Mỗi điểm đến đều có những bí mật, những câu chuyện, kho báu về ẩm thực, thiên nhiên, văn hoá, nghệ thuật, di sản, lịch sử và con người của vùng đất đó, đấy chính là điểm lôi cuốn những lữ khách tới để tìm tòi, khám phá, tận hưởng, thư giãn, hoà mình vào di sản văn hoá và thiên nhiên.

Đến Việt Nam, du khách không ngừng tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo, không ngừng khám phá văn hóa bản địa và hòa cùng với người dân để được tận hưởng vẻ đẹp của đất nước, con người nơi đây. Điều này cho thấy chính văn hóa Việt Nam sẽ làm nên những điều khác biệt trong hành trình du lịch trải nghiệm của mỗi du khách.

Cultural Tourism – Du Lịch Văn Hoá theo Wikipedia thì du lịch văn hóa là hoạt động du lịch để du khách học hỏi, khám phá, trải nghiệm và tận hưởng những giá trị văn hóa hữu hình và vô hình của điểm đến du lịch.

Sự lôi cuốn hấp dẫn và sản phẩm du lịch của điểm đến là những hiện vật, sản phẩm trí tuệ, tinh thần và giá trị cảm xúc của một cộng đồng xã hội, bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử, di sản văn hóa, ẩm thực, văn chương, âm nhạc, sáng tạo công nghiệp và hành vi lối sống, hệ giá trị niềm tin và truyền thống văn hoá.

Du lịch di sản là một phần của du lịch văn hóa. Theo định nghĩa của Tổ chức Bảo tồn Di sản Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ, “Du lịch di sản văn hóa là du lịch để trải nghiệm điểm đến, hiện vật, các hoạt động thể hiện chân thực những câu chuyện và con người xưa và nay, nó bao gồm văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên”.

Di sản thiên nhiên – đường thủy, cảnh quan, rừng cây, đầm lầy, vùng cao, động vật hoang dã bản địa, côn trùng, thực vật, cây cối, chim và động vật. Di sản văn hoá hữu hình – các di tích lịch sử, tòa nhà, tượng đài, đèn biển, hiện vật trong viện bảo tàng và kho lưu trữ…

Di sản phi vật thể – phong tục tập quán, thể thao, âm nhạc, khiêu vũ, văn hóa dân gian, câu chuyện, hàng thủ công mỹ nghệ, kỹ năng và kiến thức bản địa.

Hiện cả nước có khoảng 40.000 di tích được kiểm kê. Trong đó, hiện có khoảng 10.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; trên 3.460 di tích cấp quốc gia; 107 di tích quốc gia đặc biệt, 164 bảo vật quốc gia.

Có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và 14 di sản được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO, Việt Nam có 7 Di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Ngoài ra, Việt Nam còn có 9 Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Trùng lặp hy hữu 100 năm trước, vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi (1874-1932) hạ thuỷ tàu hơi nước đầu tiên vào năm 1919 tại Cửa Cấm, Hải Phòng. 100 năm sau, tôi Phạm Hà – chủ tịch CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) đã tự thiết kế và đóng mới du thuyền Made in Vietnam cũng đặt tại Hải Phòng mang tên Heritage Bình Chuẩn.

Tiếp cận di sản phi vật thể, con người và di sản doanh chủ Bạch Thái Bưởi là người nghĩ ra triết lý kinh doanh “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, “Người ta đi tàu của ta”… Nối tiếp ý tưởng của vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi, tôi đúc rút ra nhiều kinh nghiệm và bài học hay của tiền nhân áp dụng vào thực nghiệp về quản trị doanh nghiệp, nghệ thuật lãnh đạo, trao quyền, dụng nhân như dụng mộc, xây dựng thương hiệu….

Những triết lý của doanh nhân Bạch Thái Bưởi được tôi tiếp nối qua việc thể hiện trong 3 năm dịch Covid-19, kêu gọi: “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Chúng tôi không chỉ hồi sinh di sản, tiếp nối thương hiệu di sản mà còn tạo ra trào lưu đi du thuyền.

“Một con tàu trở di sản đưa du khách đi tìm tòi, mộng mơ và khám phá di sản thiên nhiên” như nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói.

Du thuyền Heritage Bình Chuẩn được tôi đặt tên và lấy cảm hứng từ câu chuyện doanh nhân Bạch Thái Bưởi và được hạ thủy đúng 100 năm sau khi tàu Bình Chuẩn năm xưa của cụ hạ thủy (1919-2019). Được phép của gia đình họ Bạch, tôi đã đúc tượng đồng lớn nhất Việt Nam đặt trang trọng trên du thuyền Heritage Bình Chuẩn vinh danh cụ Bạch Thái Bưởi, con người Việt Nam xuất chúng và tổ nghề ngủ đêm trên tàu thuỷ du lịch tại Việt Nam.

Heritage Cruises Bình Chuẩn Cát Bà Archipelago, đây là tàu du lịch đầu tiên tại Việt Nam mang phong cách kiến trúc Đông Dương những năm 30 của thế kỷ trước. Điều đặc biệt nhất, có thể trở thành ấn tượng khó quên của du khách là du thuyền sẽ kể cho du khách nghe câu chuyện về văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam thông qua hình ảnh doanh nhân Bạch Thái Bưởi, người được mệnh danh là “Vua tàu thủy Việt Nam” hay “Chúa sông Bắc kỳ”. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên hạ thủy con tàu Bình Chuẩn chạy từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn.

“Với du khách Việt Nam, chúng tôi muốn kể câu chuyện lịch sử tàu Made-in-Vietnam đầu tiên của tiền nhân, để mọi người chạm được vào di sản phi vật thể trên hành trình khám phá di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ. Một giấc mơ người Việt đang được viết tiếp trên hành trình giấc mơ du thuyền Việt Nam ra biển lớn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và vinh danh di sản Việt Nam.

Còn với du khách nước ngoài họ sẽ được trải nghiệm tất cả các giác quan: cảm nhận văn hoá ở một di sản thiên nhiên đẹp nhất thế giới, tìm hiểu mỹ thuật, “đọc” các bưu ảnh cổ, thưởng thức ẩm thực và tham quan làng chài Cái Bèo – làng chài cổ nhất Việt Nam có tuổi đời lên tới 5000 năm tuổi…”, ông Phạm Hà chia sẻ.

Với những du khách yêu nghệ thuật và hội họa, Heritage Cruises Bình Chuẩn Cát Bà Archipelago như một bảo tàng kể câu chuyện văn hoá, lịch sử, mỹ thuật với 100 trăm bức tranh của hoạ sĩ Phạm Lực kể chuyện di sản Việt Nam bằng hội hoạ và những bức bưu ảnh cổ thời trang, lối sống, con người, kiến trúc, địa danh xưa của Việt Nam những năm 1930.

Tất cả đã tạo nên một không gian trải nghiệm văn hoá thuần Việt cũng như tái hiện không khí văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và ẩm thực của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX.

Không chỉ di sản tàu, di sản, kiến thức kinh doanh thời 1.0, tinh thần doanh chủ dân tộc, quý tộc thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm.
Chữ Tín trong kinh doanh cũng được tôi coi trọng để tạo nên những sản phẩm du lịch ấn tượng cho Việt Nam và kinh doanh tử tế, dịch vụ từ Tâm.

Không gian của du thuyền Heritage Bình Chuẩn được tạo dựng ấm cúng và ngập tràn những câu chuyện lịch sử, di sản văn hóa từ những bức ảnh, tranh, kiến trúc đến bày trí về các dụng cụ âm nhạc… hay ẩm thực là từ các món ăn mang nét văn hóa vùng đồng bằng Bắc bộ kết hợp phục vụ theo phong cách châu Âu để nâng tầm món ăn Việt lên hàng cao cấp fine dining.

Tất cả các yếu tố đó khiến du khách trong nước và du khách nước ngoài sẽ nhớ về địa điểm, về du thuyền Bình Chuẩn với sự văn hóa độc đáo, khác biệt mà nói như nhà sử học Dương Trung Quốc đã nhận xét.

Việt Nam sở hữu tài nguyên văn hóa phong phú, tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa đưa được văn hóa trở thành sản phẩm hay còn gọi là ngành công nghiệp văn hóa giống như các nước khác đã làm.

Tôi ví dụ như Hàn Quốc, họ đã làm rất tốt các yếu tố văn hóa của họ trở thành thông điệp hoặc những sản phẩm để du khách tiếp cận và biến trở thành công nghiệp văn hóa, tạo ra những giá trị lớn hơn là các nhà máy, xí nghiệp.

Việt Nam với 54 dân tộc, 54 bản sắc, phong cách sống. Mỗi vùng miền lại có những giá trị văn hóa khác nhau, chưa kể nói đến di sản văn hóa thì có di sản văn hóa thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể… đó sẽ là sự hấp dẫn, sức mạnh mềm đầu vào để chúng ta khai thác và đưa vào sản phẩm du lịch phát triển kinh tế du lịch.

Việc tạo ra những giá trị văn hóa Việt trên con tàu du lịch, như chính tinh thần dân tộc và làm giàu cho dân tộc trong triết lý kinh doanh mà vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi đã thành công.

Thưởng thức món ăn Việt, nghe kể câu chuyện di sản văn hóa Việt là sản phẩm trải nghiệm hấp dẫn với du khách nước ngoài. Lữ khách sành du lịch rất thích và quan tâm tới các tour văn hóa, trải nghiệm về văn hoá, nghệ thuật, tới những câu chuyện văn hóa như phong tục, lễ hội, trang phục truyền thống, ẩm thực, kiến trúc…

Chính vì vậy mà tôi đã đưa các yếu tố văn hóa vào trong các sản phẩm du lịch của mình, lồng ghép tất cả trong tour trải nghiệm du thuyền để làm sao du khách nước ngoài có thể cảm nhận sâu sắc, tinh tế về văn hóa Việt Nam.

Du thuyền bền vững từ doanh nghiệp bền vững ESG. Du lịch bền vững và có trách nhiệm dựa vào 6 trụ cột chính là bảo vệ nguồn môi trường sinh thái tự nhiên, trách nhiệm văn hoá xã hội, tạo việc làm tốt cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế, khách hàng thoả mãn, doanh nghiệp có lợi nhuận.

Chúng tôi định nghĩa du lịch bền vững là phải bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, cùng nhau tạo ra nơi đẹp hơn cho người dân sinh sống và tạo ra nơi đẹp hơn để du khách tới thăm quan trải nghiệm.

Chúng tôi bảo đảm văn hoá xã hội, gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, văn hoá, phong tục tập quán địa phương. Chúng tôi cam kết hoạt động kinh doanh có đạo đức nghề nghiệp, phát huy văn hoá, lối sống của người dân địa địa phương và giới thiệu những tinh hoa văn hoá, di sản, lịch sử, mỹ thuật, ẩm thực địa phương cho du khách trong và ngoài nước.

Chúng tôi sử dụng nguồn nhân lực địa phương, đào tạp phát triển chuẩn năng lực làm việc, trả lương ổn định, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân địa phương. Góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương và quốc gia nhằm tạo công ăn việc làm xoá đói giảm nghèo và điều kiện làm việc tốt nhất có thể.

Mục đích quan trọng nhất của tổ chức là thoả mãn khách hàng mục tiêu như chúng tôi tuyên bố quyền của khách hàng 100% hài lòng. Cuối cùng và sau cuối, doanh nghiệp có lợi nhuận.

Hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch

April 3, 2023 By Uncategorized Comments Off

Chia sẻ với DĐDN, chuyên gia Phạm Hà – Chủ tịch Lux Group cho biết, với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023, nếu không hành động ngay và có những giải pháp tổng thể thu hút khách quốc tế, cùng với sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương thì e rằng ngành Du lịch sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

PV: Sau 1 năm mở cửa từ dấu mốc 15/3, ông nhận định ra sao về thị trường du lịch Việt Nam và sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi?

CEO Phạm Hà: Có thể nói ngày 15/03/2022 thời điểm du lịch Việt Nam mở cửa đã đánh một dấu mốc quan trọng, mở toang cánh cửa hồi sinh cho ngành du lịch Việt Nam. “Tiếng trống” từ Chính phủ đã đánh thức toàn bộ hệ sinh thái của ngành du lịch sau “kỳ ngủ đông” chưa từng có trong lịch sử. Các doanh nghiệp ngành du lịch háo hức bật dậy nhanh chóng với rất nhiều kế hoạch cho ngày trở lại. Địa phương triển khai loạt tour, tuyến mới; hệ thống lưu trú huấn luyện nhân viên, tu bổ lại cơ sở hạ tầng; Lữ hành rục rịch kết nối lại với các đối tác nước ngoài,…
Do nhiều vấn đề về rào cản ban đầu trong chính sách hướng dẫn khách đến Việt Nam và sau này đã được sửa đổi, lượng khách Quốc tế dần quay trở lại đến Việt Nam.

Kết quả trong năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,66 triệu lượt người, gấp 23,3 lần so với cùng kì năm 2021. Con số thống kê khách du lịch này vẫn còn thấp rất nhiều so với thời điểm trước dịch Covid-19, tuy nhiên đã phần nào đánh dấu sự khởi sắc tuyệt vời của Du lịch Việt Nam năm 2022.

PV: Theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp ngày 15/3/2023, Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch phối hợp với Văn Phòng Chính Phủ và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc về du lịch. Ở góc độ doanh nghiệp du lịch, ông mong muốn những gì từ hội nghị này?

CEO Phạm Hà: Ở góc độ doanh nghiệp, tôi mong muốn Du lịch Việt Nam sẽ cần ngồi lại với nhau cùng hợp tác trao đổi để tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại cản trở phát triển du lịch và đưa ra những giải pháp phát huy hết những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Nói đi đôi với làm, quyết liệt để du lịch thực sự là nghành kinh tế. Đánh giá lại kết quả sau 5 năm của nghị quốc 08 của TW Đảng và nghị quyết 36 về phát triển kinh tế biển trong đó có kinh tế du lịch.

Để chấm dứt tình trạng “đi trước về sau,” Việt Nam cần “mở cánh cửa visa.” Chính sách visa của Việt Nam đang bất lợi, về cả số quốc gia miễn, thời gian lưu trú với e-visa, thời gian miễn visa cũng như hình thức visa. Nếu chúng ta không điều chỉnh linh hoạt, rất có thể du lịch tiếp tục tụt lại phía sau. Tôi mong muốn có thể chế, chính sách rõ ràng, có Bộ Du lịch, chính sách miễn visa đến 30 ngày vào ra nhiều lần cho những nước đã miễn visa, hoặc visa điện tử cho tất cả các quốc tịch còn lại bằng nhiều ngôn ngữ, lấy và trả tiền thuận tiện và visa on arrival nhanh chóng. Cần mạnh dạn thực thi chính sách visa vàng, lưu trú 3 đến 6 tháng cho khách muốn đến sống, lưu trú và tiêu tiền tại Việt Nam.

PV: Để hiện thực hoá mục tiêu 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023, từng bước đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch, Du lịch Việt Nam cần có những giải pháp chiến lược ra sao, theo ông?

CEO Phạm Hà: Trước hết, chúng ta cần định vị thương hiệu quốc gia du lịch, lấy di sản văn hóa và thiên nhiên là khác biệt độc đáo. Du lịch Việt Nam cần phát huy thế mạnh là du lịch biển đảo, du thuyền, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nguyên sơ, giàu truyền thống văn hóa. Phát triển điểm đến du lịch theo hướng du lịch bền vững, hướng đến các điểm đến không ô nhiễm, quản lý tốt điểm đến, điểm đến đem lại nhiều cảm xúc, nhiều trải nghiệm để khách tận hưởng từng khoảnh khắc, và chỉ mang về những kỉ niệm đáng nhớ.

Thứ hai, những người làm du lịch cần xuất phát từ tâm, sự hiếu khách và lấy khách hàng làm trung tâm thỏa mãn họ. Thái độ chiều khách của người làm du lịch gây thương nhớ để du khách tiếp tục quay lại.

Thứ ba, với dịch vụ mua sắm và giải trí, Du lịch Việt Nam còn thiếu sản phẩm du lịch mua sắm và giải trí để đáp ứng mọi nhu cầu du khách. Do đó cần làm phong phú, đa dạng những dịch vụ này để làm sao khách có cơ hội tiêu tiền, khách mua cạn túi tiền vẫn muốn mua tiếp.

Các hoạt động trình diễn nghệ thuật cần kiếm tiền từ kinh tế sáng tạo, hình thành công nghiệp văn hoá, khách vui, ta khoe văn hoá mà có nhiều tiền. Luôn đổi mới sáng tạo, số hoá vị nhân sinh và trải nghiệm khách du lịch, phục vụ thống kê, hoạch định chuẩn chiến lược, số hóa phục vụ thống kê khách và chi tiết số lượng chấm dứt ước lượng, ước chừng, khoảng…. Chất hơn lượng, nên lấy số liệu thống kê để hoạch định tương lai thay vì để báo cáo số đẹp và năm nào cũng phải tăng.

Làm được những điều trên, tôi tin rằng Việt Nam không lâu nữa cũng không thua kém gì so với Du lịch Thái lan và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành một trong 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Xin cảm ơn ông!
Souce: VCCI/ Tạp Chí Doanh Nhân


Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật

Du lịch Việt Nam cần chiến lược và hành động khẩn cấp để phục hồi và phát triển bền vững

March 5, 2023 By Blog, Blog, Blog, Blog, Blog Comments Off

Sau nhiều cố gắng, đặc biệt là việc mở cửa sớm nhưng du lịch Việt Nam không đạt được mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế năm 2022. Với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023, nếu không hành động ngay và có những giải pháp tổng thể thu hút khách quốc tế, cùng với sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương thì e rằng ngành Du lịch sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

1. Từ sau ngày 15/3/2022, thời điểm du lịch Việt Nam chính thức mở cửa đón khách trở lại, du lịch Việt Nam đã có sự khởi sắc. Ở góc độ doanh nghiệp du lịch, ông có nhìn nhận về bức tranh du lịch Việt Nam thế nào?. Lượng khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thế nào?. Lượng khách đến với Lux Group ra sao?, chủ yếu thị trường nào?

Có thể nói ngày 15/03/2022 thời điểm du lịch Việt Nam mở cửa đã đánh một dấu mốc quan trọng, mở toang cánh cửa hồi sinh cho ngành du lịch Việt Nam. “Tiếng trống” từ Chính phủ đã đánh thức toàn bộ hệ sinh thái của ngành du lịch sau “kỳ ngủ đông” chưa từng có trong lịch sử. Các doanh nghiệp (DN) ngành du lịch háo hức bật dậy nhanh chóng với rất nhiều kế hoạch cho ngày trở lại. Địa phương triển khai loạt tour, tuyến mới; hệ thống lưu trú huấn luyện nhân viên, tu bổ lại cơ sở hạ tầng; Lữ hành rục rịch kết nối lại với các đối tác nước ngoài; Do nhiều vấn đề về rào cản ban đầu trong chính sách hướng dẫn khách đến Việt Nam và sau này đã được sửa đổi, lượng khách Quốc tế dần quay trở lại đến Việt Nam. Kết quả trong năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,66 triệu lượt người, gấp 23,3 lần so với cùng kì năm 2021. Con số thống kê khách du lịch này vẫn còn thấp rất nhiều so với thời điểm trước dịch Covid-19, tuy nhiên đã phần nào đánh dấu sự khởi sắc tuyệt vời của Du lịch Việt Nam năm 2022.

Thị phần khách Quốc tế của Lux Group chủ yếu là thị trường khách Âu, Mỹ, Úc. Cụ thể, trong năm 2022, khách đến từ thị trường Đức tăng trưởng nhanh và mạnh nhất bằng với doanh thu và lượng khách của năm 2019, tiếp theo là thị trường Anh quốc và thị trường Tây Ban Nha và các thị trường khác cũng đạt 70% so với 2019.

2. Trong thời điểm có dịch và khi dịch được kiểm soát, Lux Group đã có nhiều nỗ lực “ vượt khó” trong hoạt động, kinh doanh như: chuẩn bị nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới hoạt động kinh doanh, chuyển hướng trong việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm thị trường. Lux Group đã tạo nên nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn góp phần trong việc thu hút khách quốc tế đến khám phá, trải nghiệm. Xin ông có thể chia sẻ một số thông tin liên quan và kinh nghiệm?.

Đại dịch Covid-19 phủ bóng đen lên ngành kinh tế xanh toàn cầu, không riêng Lux Group mà tất cả các doanh nghiệp du lịch đang phải đương đầu với những khó khăn, thách thức chưa từng có.  Dưới góc độ là người lãnh đạo Lux Group, trong ác mộng tôi cũng không thể nghĩ thế giới đột ngột chao đảo bởi một con siêu virus và hoạt động kinh doanh của công ty đang như diều gặp gió, bỗng phải ngủ đông. “Con thuyền” càng lớn thì càng bị tác động mạnh, là lãnh đạo doanh nghiệp có 250 nhân sự, kể từ khi Covid-19 ập đến, tôi đã phải đưa ra vô số quyết định từ táo bạo, đau đớn đến mạo hiểm, được tính theo ngày, theo tuần.

Nhưng đây cũng là dịp để doanh nghiệp nhìn lại mình, cấu trúc lại, tạo những sản phẩm tốt hơn cho mùa tới, đào tạo thêm, nâng cao năng lực, kỹ năng, hiểu biết, đặc biệt là thái độ phục vụ khách của nhân viên. Trong suốt thời kì đại dịch chúng tôi chuyển hướng kinh doanh đến thị trường cao cấp Việt nam và châu Á. Đội ngũ chúng tôi năng động, sáng tạo, chuyên tâm thực hiện quyền khách hàng 100% thoả mãn đã làm lên thương hiệu,

Đặc biệt, chúng tôi không ngừng đổi mới sáng tạo, số hóa toàn bộ doanh nghiệp, các quy trình quy chuẩn được thiết lập. Các ý tưởng mới, sản phẩm mới, cách tư duy mới được đưa vào triển khai tạo ra kết quả. Kiên tâm, kiên định, kiên cường Cty Luxury Travel hoạt động liên tục vượt qua Covid 19, đón khách quốc tế và nội địa cao cấp ngay 15 tháng 3 khi Việt Nam mở cửa du lịch.  Đến hết năm 2022, hệ sinh thái của chúng tôi, doanh thu và lượng khách phục hồi 50% và kỳ vọng phục hồi 80% trong năm 23 và 100% vào năm 2024.

Chiến lược của chúng tôi thay đổi cho phù hợp và tồn tại được nhờ SMILE. #Together Cùng nhau #SMILE (Cười). SMILEs: S – Bền vững (Sustainability) với chiến lược phát triển xanh, thân thiện môi trường; M – Nguồn nhân lực (Manpower) với mục tiêu nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động du lịch lên tiêu chuẩn quốc tế; I – Tất cả vì kinh doanh (Inclusive sales) bảo đảm các hoạt động nhằm bán hàng mang về doanh thu ; L – Bản địa hóa (Localisation) trong đó đưa nét độc đáo của mỗi cộng đồng làm điểm thu hút du lịch; E – Hệ sinh thái (Ecosystem) tận dụng hệ sinh thái Lux Group, sản phẩm trải nghiệm và kiến thức địa phương ) và S – Sáng tạo xã hội (Social Innovations).

3. Theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 15/3/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc về Du lịch. Ở góc độ doanh nghiệp du lịch, ông mong muốn những gì từ Hội nghị này?

Ở góc độ Doanh nghiệp, tôi mong muốn Du lịch Việt Nam sẽ cần ngồi lại với nhau cùng hợp tác trao đổi để tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại cản trở phát triển du lịch và đưa ra những giải phát phát huy hết những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Nói đi đôi với làm, quyết liệt để du lịch thực sự là nghành kinh tế. Đánh giá lại kết quả sau 5 năm của nghị quốc 08 của TW Đảng và nghị quyết 36 về phát triển kinh tế biển trong đó có kinh tế du lịch.

Cụ thể: Tôi mong muốn có thể chế, chính sách rõ ràng, có Bộ Du lịch, chính sách miễn visa đến 30 ngày vào ra nhiều lần cho những nước đã miễn visa, hoặc visa điện tử cho tất cả các quốc tịch còn lại bằng nhiều ngôn ngữ, lấy và trả tiền thuận tiện và visa on arrival nhanh chóng. Khách đến dễ dàng và cảm thấy được chào đón ngay từ điểm chạm đầu tiên là visa, đem đến sự thuận tiện cho tất cả khách Quốc tế đến đất nước dải chữ S của chúng ta. Các nước đang cạnh tranh khốc liệt để lôi khách đến. Chính sách visa hiện nay quá lỗi thời, cần phải thay đổi bắt kịp khu vực chính sách visa vàng, lưu trú 3 đến 6 tháng cho khách nếu muốn đến sống và lưu trú tiêu tiền tại Việt Nam.

Định vị thương hiệu quốc gia du lịch, lấy di sản văn hóa và thiên nhiên là khác biệt độc đáo. Du lịch Việt Nam cần phát huy thế mạnh là du lịch biển đảo, du thuyền, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nguyên sơ, giàu truyền thống văn hóa. Phát triển điểm đến du lịch theo hướng du lịch bền vững, hướng đến các điểm đến không ô nhiễm, quản lý tốt điểm đến, điểm đến đem lại nhiều cảm xúc, nhiều trải nghiệm để khách tận hưởng từng khoảnh khắc, và chỉ mang về những kỉ niệm đáng nhớ.

Làm du lịch tử tế, xuất phát từ tâm, sự hiếu khách và lấy khách hàng làm trung tâm thỏa mãn họ. Thái độ chiều khách của người làm du lịch gây thương nhớ để du khách tiếp tục quay lại.  Dịch vụ mua sắm và giải trí: Du lịch Việt Nam còn thiếu sản phẩm du lịch mua sắm và giải trí để đáp ứng mọi nhu cầu du khách. Do đó cần làm phong phú, đa dạng những dịch vụ này để làm sao khách có cơ hội tiêu tiền, khách mua cạn túi tiền vẫn muốn mua tiếp.

Cá hoạt động trình diễn nghệ thuật: không ăn mày di sản, không ăn mày di sản, kiếm tiền từ kinh tế sáng tạo, hình thành công nghiệp văn hoá, khách vui, ta khoe văn hoá mà có nhiều tiền. Luôn đổi mới sáng tạo, số hoá vị nhân sinh và trải nghiệm khách du lịch, phục vụ thống kê, hoạch định chuẩn chiến lược, số hóa phục vụ thống kê khách và chi tiết số lượng chấm dứt ước lượng, ước chừng, khoảng…. Chất hơn lượng, nên lấy số liệu thống kê để hoạch định tương lai thay vì để báo cáo số đẹp và năm nào cũng phải tăng.

Làm được những điều trên, tôi tin rằng Việt Nam sẽ không lâu nữa cũng không thua kém gì so với Du lịch Thái lan và trở thành Quốc gia du lịch trong khu vực. Việt Nam coi du lịch là kinh tế và kinh tế biển lấy du lịch là trọng tâm. Cùng với Nông Nghiệp, Công Nghệ Thông Tin và Du lịch là trụ cột phát triển của Việt Nam, cạnh tranh thế giới trong thời kỳ 4.0 và đưa Việt Nam phát triển thịnh vượng.

7 nỗi sợ của du khách

January 13, 2023 By Uncategorized Comments Off

Tôi vừa tiễn một đoàn khách Pháp 10 người, đi du thuyền Hạ Long tham quan hai ngày một đêm. Họ rất thích cảnh đẹp Vịnh Rồng nhưng chê thậm tệ môi trường bụi lửng và rác. “Hạ Long mênh mông là rác”, họ nói và cho biết không muốn trở lại lần nữa.

Khi tôi muốn hỏi rõ hơn, họ chất vấn ngược: tại sao vịnh đẹp như thế, phí vào cửa đắt mà môi trường lại ngập rác; vì sao khách phải xếp hàng rất lâu trong khi hoàn toàn có thể triển khai bán vé điện tử… Họ thậm chí nhìn ra tình trạng tham nhũng vặt ở các điểm tham quan.

Là chuyên gia du lịch và lăn lộn nhiều năm trong lĩnh vực quảng bá và thu hút khách quốc tế, chúng tôi từng phát động chiến dịch WOW Vietnam, dựa trên những thế mạnh của đất nước để đưa ra 7 lý do (đặt tên theo chữ cái đầu của từ Việt Nam) mời gọi du khách tới thăm, gồm: V – Varied landscape (Nhiều cảnh đẹp), I – Indigenous culture (Văn hoá bản địa đặc sắc), E – Exotic beaches (Bãi biển đẹp), T – Timeless charm (Quyến rũ), N – Natural heritage sites (Nhiều di sản thiên nhiên), A – Ancient cities (Các đô thị cổ), M – Memories to cherish forever (Trải nghiệm đáng nhớ).

Nhưng tôi không lạ lẫm gì với những phàn nàn như trên của đoàn khách Pháp. Tiếp xúc với rất nhiều đoàn khách quốc tế, tôi không ít lần rơi vào trạng thái nản lòng, khi biết một thực tế éo le rằng: bất chấp mọi nỗ lực quảng bá bảy lý do nên đến Việt Nam của chúng tôi, khách nước ngoài cũng truyền tai nhau về bảy nỗi sợ khi tới Việt Nam, gồm: cướp giật, trộm cắp, kẹt xe, tai nạn giao thông, thái độ phục vụ khách, nhà vệ sinh bẩn, ô nhiễm môi trường.

Việt Nam là một trong những quốc gia sớm mở cửa trở lại trong khu vực châu Á sau Covid-19. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam 2022 đã không tận dụng được lợi thế dẫn đầu này. Chúng ta chỉ đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 5 triệu, để tạo ra tổng thu 4,5 tỷ USD. Nhiều cuộc hội thảo và không ít chuyên gia đã mổ xẻ nguyên nhân thất bại; trong đó, sự sụt giảm du khách Trung Quốc – vốn chiếm hơn 30% tỷ trọng khách quốc tế ở Việt Nam (do chính sách đóng cửa chống Covid của nước này) – được thừa nhận rộng rãi như một nguyên nhân khách quan, đặc thù của năm qua.

Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc mở cửa vào 8/1, khảo sát của các đơn vị du lịch cho thấy, Việt Nam không nằm trong top điểm đến mà người Trung Quốc muốn tới. Vì vậy, không thể dựa dẫm vào thị trường Trung Quốc, và về lâu dài, nếu không xoá bỏ được bảy nỗi sợ, không khắc phục được những yếu kém nội tại của mình, du lịch Việt Nam sẽ còn đối mặt với những thất bại khó có thể bào chữa.
Theo tôi, chính phủ đã coi trọng phát triển du lịch như một ngành kinh tế thực sự – đóng góp hơn 10% GDP – thì cần có các giải pháp hiệu quả, được giám sát triển khai một cách quyết liệt và thống nhất trong toàn ngành.

Ngoài giải pháp cởi mở hơn về chính sách visa – đã được đề cập đến nhiều lần, tôi cho rằng, có ba điểm lớn khác cần thực hiện ngay để tạo tầm nhìn và nền tảng chắc chắn cho ngành du lịch phát triển đột phá.

Thứ nhất là định vị lại thương hiệu quốc gia. Chẳng hạn, nếu xác định Việt Nam như một điểm đến di sản, thì cách làm không phải là “ăn mày”, mà sáng tạo từ di sản, cung cấp trải nghiệm du lịch cao cấp, chân thực và độc đáo. Nếu định vị mình là điểm đến thiên nhiên, thì cần cải thiện sao cho có nhiều trải nghiệm mới thú vị hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn, thuận tiện hơn.

Kinh nghiệm cho tôi thấy, nếu du lịch Việt Nam muốn đón khách có tiền, đi dài, ở lâu, như khách châu Âu, Australia, Mỹ – những người vốn ưa chuộng thiên nhiên và du lịch trải nghiệm – thì nên hạn chế cáp treo, giữ đảo nguyên sơ, biển sạch, rừng còn nguyên sinh, điểm đến luôn sạch, đẹp và văn minh. Sự can thiệp thô bạo vào cảnh quan, tạo ra những không gian dễ dãi, rẻ tiền không những phá hoạt tài nguyên du lịch mà còn gây định vị sai, hạ thấp thương hiệu điểm đến của Việt Nam.

Du lịch Việt không nên bỏ qua những du khách cao cấp hoặc khách lớn tuổi từ những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc bởi do đặc thù về sức khỏe, họ sẽ thường chọn lựa du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, chăm sóc y tế lúc nghỉ hưu. Việt Nam có thể trở thành điểm đến lý tưởng để hưởng thụ cuộc sống khi tuổi cao.
Thứ hai, đầu tư hạ tầng và ứng dụng số vào quản lý du lịch đồng bộ, từ trung ương đến địa phương. Liên bộ, nghành, cơ quan cần dùng số, và nói chuyện bằng con số, xoá bỏ ước lượng cảm tính trong các báo cáo, gây ra những ngộ nhận về thành công thực sự của du lịch. Chẳng hạn, hiệu quả của khách quốc tế phải được xem xét đầy đủ cả về lượng ngoại tệ họ mang đến, chứ không chỉ dựa vào số lượt khách (nhiều, nhưng chi tiêu không đáng kể).
Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, vì thế, những đòi hỏi của du khách sẽ không bao giờ có giới hạn. Trong khi khách du lịch sẵn sàng chi tiền để có thể từ máy bay bước thẳng ra xe limousine về khách sạn, thì tình trạng bắt họ kiên nhẫn xếp hàng mua vé trước các điểm tham quan chắc chắn là việc quá sức chịu đựng.

Thứ ba là quản lý tốt các điểm đến bền vững: xanh sạch đẹp, không có rác và nước thải bẩn. Ngoài việc xoá bỏ thành kiến về bảy nỗi sợ, đòi hỏi vai trò giám sát chặt chẽ của các địa phương, yếu tố quan trọng khác là khuyến khích mọi người làm du lịch một cách văn minh và hưởng lợi hợp pháp từ du lịch. Mỗi người dân đều có thể là một đại sứ du lịch. Từ nhân viên hải quan biết cười chào đón khách khi họ vừa đặt chân đến Việt Nam, đến người lái taxi biết từ bỏ lòng tham vặt để không “chặt chém”, hay một người dân bản địa không tuỳ tiện xả rác… tất cả đều sẽ góp phần kiến tạo nên quốc gia du lịch.
Tôi tin rằng, với thế mạnh du lịch sẵn có của đất nước, bằng một chiến lược phát triển dài hạn và khát vọng đón khách một cách tử tế, du lịch Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở con số 8 hay 10 triệu lượt khách quốc tế hoặc 10% GDP quốc gia.

Phạm Hà
Nguồn: Vnexpress mục góc nhìn

Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO Lux Group và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật.

Việt Nam: Quốc gia ven biển cần chính sách phát triển du lịch biển đảo thành sản phẩm biểu trưng

November 17, 2022 By Uncategorized Comments Off

Việt Nam: Quốc gia ven biển cần chính sách phát triển du lịch biển đảo thành sản phẩm biểu trưng

 Thời cơ, điều kiện, cơ hội + Hiện trạng Hiện trạng + Đề xuất hành động

 1. Thời cơ, điều kiện, cơ hội

Phát triển sản phẩm để phục hồi Du lịch. Ưu đãi du lịch của Việt Nam phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.

  • Sự thay đổi trong mong muốn của du khách bắt đầu trước Covid với ảnh hưởng ngày càng tăng từ các phương tiện truyền thông và nhận thức toàn cầu
  • Thay đổi nhu cầu và kỳ vọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch
  • Trong giai đoạn phục hồi – Việt Nam cạnh tranh với phần còn lại của thế giới
  • Những thay đổi về nhu cầu áp dụng ở nhiều cấp độ khác nhau cho tất cả các phân khúc – và cho cả thị trường phương Tây và châu Á và Thái Bình Dương.

Phát triển sản phẩm để phục hồi Du lịch

  • Tìm kiếm chất lượng trải nghiệm và tính xác thực.
  • Muốn kết nối con người
  • Du lịch có ý thức – tạo ảnh hưởng tích cực
  • Cảm nhận được sự an toàn – sạch sẽ và lành mạnh – không gian và không khí trong lành ở những đám đông
  • Các hoạt động thúc đẩy sức khỏe tinh thần và thể chất
  • 61% khách du lịch nói rằng đại dịch đã khiến họ muốn đi du lịch một cách bền vững hơn trong tương lai. (Booking.com), 2022

Xây dựng dựa trên những giá trị cốt lõi của Việt Nam

  • Thiên nhiên.
  • Văn hoá
  • Ẩm thực
  • Bờ biển
  • Con người

Cần củng cố và xây dựng trải nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế cho du khách trong các Khu bảo tồn (Trên cạn và Biển)

  • Xây dựng môi trường thể chế để phát triển du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn
  • Xác định thí điểm các khu bảo tồn để thực hiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tổng hợp và nhận đầu tư để trở thành mô hình thực hành tốt nhất
  • Hỗ trợ tất cả các khu bảo tồn trong đào tạo và nâng cao năng lực để phát triển và quản lý du lịch bền vững
  • Tiến hành các phương pháp tiếp cận dẫn đầu về lập kế hoạch kết nối thực tiễn tốt nhất để nâng cao trải nghiệm của du khách trong Khu bảo tồn và Tích hợp các Trải nghiệm kết nối hiện đại
  • Phát triển các hoạt động tiếp thị quốc gia và quốc tế có mục tiêu tập trung vào du lịch dựa vào thiên nhiên ở các khu vực được bảo vệ.

Du lịch bền vững như một phần của nền kinh tế xanh

  • Cải thiện quản lý khu vực ven biển được tích hợp là rất cần thiết
  • Tiến hành kiểm toán quốc gia về du lịch vùng ven biển hiện có và xác định các điểm đến để phát triển du lịch bền vững hơn
  • Khi được yêu cầu, hãy xây dựng luật mới để thực thi ICZM (Integrated Coastal Zone Management)
  • Hỗ trợ được cung cấp để thực thi và thực hiện các khuyến nghị của kế hoạch quản lý khu vực ven biển và phát triển du lịch tích hợp
  • Đảm bảo tất cả sự phát triển phù hợp với sức chứa.
  • Phát triển và thúc đẩy các cơ hội cho du lịch có tác động thấp của thuyền buồm và du thuyền nhỏ
  • Liên kết với khối tư nhân, các tổ chức hàng hải quốc gia và cộng đồng chèo thuyền để đánh giá và xác định tiềm năng phát triển và cách tiếp cận để tăng cường du lịch chèo thuyền dọc theo bờ biển
  • Xác định nhu cầu điểm đến để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, dịch vụ và an toàn, đồng thời cung cấp hỗ trợ cần thiết để đạt được những tiêu chuẩn đó.
  • Phát triển tuyến đường hoa tiêu đi thuyền ven biển và quảng bá ra các phương tiện truyền thông quốc tế
  • Tham gia với các cơ quan liên quan của các nước láng giềng để tạo ra một sản phẩm xuyên quốc gia sẽ tăng sức hấp dẫn cho các nhà khai thác du thuyền nhỏ quốc tế
  • Tận dụng đánh giá đã có để xác định các điểm đến nhỏ chính ở ven biển nơi đang có cơ sở hạ tầng có để hỗ trợ các hoạt động của tàu nhỏ.
  • Xác định nhu cầu điểm đến để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, dịch vụ và an toàn, đồng thời cung cấp hỗ trợ cần thiết để đạt được những tiêu chuẩn đó.

Thúc đẩy các môn thể thao biển có tác động thấp như một cơ chế để phát triển sinh kế bền vững

  • Kết hợp với kiểm toán ven biển, xác định các cộng đồng tiềm năng để thí điểm phát triển dự án dựa trên vị trí, nhu cầu của cộng đồng và kết hợp với tiềm năng thương mại của khu vực tư nhân
  • Tạo quan hệ đối tác tư nhân và NGO để phát triển thiết kế đường ống dự án nhằm tạo ra các sáng kiến sinh thái và thể thao biển nhạy cảm với môi trường
  • Xây dựng kế hoạch kinh doanh và các tiêu chuẩn hoạt động và an toàn có liên quan
  • Tiến hành đào tạo, nâng cao năng lực và đầu tư cần thiết để tạo ra các trung tâm thể thao biển
  • Vận hành trung tâm và cung cấp hỗ trợ cho cộng đồng để đảm bảo các tiêu chuẩn được đưa ra
  • Tiến hành tiếp thị và quảng bá chung giữa khu vực công và tư nhân. Du lịch được xem như là gắn liền với thị trường giáo dục.
  • Giai đoạn phục hồi hậu Covid và phát triển, du khách luôn tìm kiếm những sản phẩm du lịch trải nghiệm mới, thân thiện, gần gũi môi trường, con người trở về với thiên nhiên, nguyên thuỷ, thuận thiên, đây là điều kiện tốt để làm mới, thiết kế mới những trải nghiệm du lịch biển đảo mà địa phương có tiềm năng.
  • Các địa phương cạch tranh nhau để thu hút và phải hợp tác để đa dạng và khách lưu trú lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như MICE, LEISURE cho những lữ khách chú trọng sức khoẻ tinh thần. Không có sản phẩm du lịch phù hợp chung cho cả khách quốc tế và Việt Nam, cần phân định rõ để phát triển bền vững điểm đến và phát triển trải nghiệm.
  • Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm, ký ức. Nhu cầu luôn thay đổi và địa phương phải thích ức thay đổi đáp ứng chu cầu của du khách.

2. Hiện trạng

Du lịch Việt Nam được nhiều du khách biết đến với lợi thế du lịch biển đảo bởi chúng ta có đường bờ biển dài, đẹp trải dọc đất nước, có hàng ngàn đảo, quần đảo và những vùng vịnh kì vĩ, đẹp nhất thế giới như Hạ Long, Lan Hạ, Bái Tử Long, Lăng Cô, Nha Trang, Phú Quốc…Tuy nhiên, các hoạt động du lịch biển vẫn khá tự phát, manh mún, thiếu quy chuẩn an toàn, thiếu đồng bộ. Trang thiết bị cơ sở hạ tầng phục vụ khách và hàng hóa được sử dụng chung, quản lý cơ sở vật chất yếu kém nên chưa thực sự hấp dẫn du khách đi tours và khách tàu biển.

Từ thực tế kinh doanh nhiều vũng biển của Việt Nam, Lux Group chúng tôi nhận thấy, chúng ta chưa có những quy định chung, chú trọng việc phục vụ khách và hiểu sâu sắc hoạt động du lịch biển, địa phương, tự ý đưa ra những quy trình riêng làm khó doanh nghiệp. Cụ thể, Sở Du lịch Khánh Hòa yêu cầu Du thuyền Hoàng Đế (Emperor Cruises) xin giấy phép Kinh doanh Lữ hành Quốc tế cho hoạt động ăn tối và du ngoạn trên bờ biển Nha Trang? Khác gì bắc Vietnam Airlines có giấy phép lữ hành vì vận tải hành khách. Đà Nẵng có sông và có biển rất phù hợp phát triển lịch trình tour đường sông, đường biển nhưng dường như vẫn vướng đâu đó hoặc chính quyền không muốn có sản phẩm mới!!!

Về thể chế, chính sách, các khái niệm du lịch biển như: beach tourism, sea tourism, hay martitime tourism… và sản phẩm du lịch biển chủ đạo chưa bao giờ được đưa vào chiến lược sản phẩm du lịch quốc gia trong nhiều năm qua. Các sản phẩm dọc bờ biển Việt Nam cũng chưa được nghiên cứu, liên kết phát triển và khuyến khích tạo sản phẩm mới hay lớn hơn là ngành đóng tàu thuỷ và du thuyền thế giới tại Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có khả năng và thực tế Việt Nam đã đóng siêu du thuyền cho thế giới. Chúng tôi xin chủ trương đóng mới du thuyền tại Phú Quốc Quốc thì được đẩy qua Sở Tài Nguyên Môi Trường, còn tại Hải Phòng lại do sở Giao Thông Vận Tải, điều đó cho thấy không đồng nhất.

Du lịch biển không thể không nói đến phát triển bền vững, nếu thích ứng với biến đổi khí hậu, du lịch trách nhiệm, hạn chế rác thải đại dương, cấm quản các hoạt động du lịch biển như đi bộ, lặn biển Phú Quốc, Nha Trang… Du thuyền, hệ sinh thái bến cảng, bền thuyền, cần khuyến khích, tạo điều kiện, tổ chức các cuộc đua thuyền buồm quốc tế trong và ngoài nước. Các tours cho khách tàu biển cần thú vị hơn khi cho phép khách lên bờ, mua sắm, thư giãn, nghỉ ngơi. Khách của chúng tôi rất thích thú khi tàu Ponnant Le Perouse đỗ ngoài khơi Nha Trang và du ngoạn thưởng nhạc, ngắm hoàng hôn ăn tối chạy dọc bờ biển Trần Phú bằng tàu nhỏ Emperor Cruises.

Ở vịnh Hạ Long và Lan Hạ, du khách muốn trải nghiệm hai vịnh phải lên bờ rồi mới đi tiếp chứ không được thông vịnh mặc dù chúng ta nói nhiều 4.0 nhưng thực tế lại thực hiện theo 0.4, các tàu phải vào đi theo đúng lịch trình, dừng đỗ đúng chỗ. Không được đi khác tuyến.

Hạ tầng kém, quy định lỗi thời dẫn đến du khách khi đi từ Tuần Chuâu sang Gia Luận, lên bờ rồi mới lại đi tàu thăm quan Lan Hạ. Nhiều quy phạm chồng chéo lên nhau, như tàu cao tốc lúc yêu cầu thế này, lúc thế khác, lúc bắt buộc che kín, tránh dẫn đến tai nạn như Cù Lao Chàm. Quy trình thu gom rác và xử lý rác cũng rất cấp thiết.

Các công ty du lịch không biết giải thích với khách thế nào khi vịnh Hạ Long có gió nhẹ mà tàu du thuyền lớn tiêu chuẩn SB (cấp tàu chịu gió 6) phải dừng tàu và chỉ có tàu ngày mới được cấp phép. Một số ngày bão thì Hạ Long cấm, Hải Phòng không cấm, đấy là một số bất cập, chưa kể vé, rác thì mênh mông là rác. Ai cũng có quyền hỏi tàu nhưng không có đơn vị quản lý, biên phòng, công an hay cảng vụ nào chịu trách nhiệm…

Hiện để được cấp phép ngủ đêm, tàu phải có đủ 18 các loại giấy tờ và ngần ấy sự hành hạ doanh nghiệp các cấp.

Hạ Long và Lan Hạ cần thống nhất các tiêu chí mở rộng vùng di sản và thông vịnh, tăng nhiều trải nghiệm cho khách ở lâu hơn, chi tiêu tiền nhiều hơn, các hang động mở nhiều hơn, không cấm các bãi tắm nhỏ xinh với quy định không giống ai và càng không giống với bãi tắm lớn ven bờ.

Chính quyền địa phương nên mở rộng khái niệm sản phẩm du lịch biển (martime tourism), bao quát hơn hướng đến phát triển bền vững. Phát triển mạnh mẽ các cảng thuỷ nội địa, và quốc tế để thu thút khách tàu biển với hạ tầng tốt, điểm đến nghỉ biển nghiều hoạt động năng động, vui vẻ mới mẻ, nhiều cảm xúc thu hút khách đến nhiều lần thay vì một đi không trở lại, đó cũng là cách mà Thailand làm định vị điểm điến du lịch biển và du lịch biển cao cấp rất thành công. Việt Nam chúng ta cần hình thành tuyến du lịch ven biển Việt Nam nhằm tạo sản phẩm mới lạ cho du lịch.

3. Những việc cần làm (đề xuất giải pháp)

 Mỗi địa phương có biển cần có những sản phẩm du lịch biển đảo riêng đặc trưng như OCOP, nhiều trải nghiệm không chỉ bó hẹp ở bãi biển, càng đa dạng càng tốt, khách hàng có nhiều lựa chọn cho trải nghiệm mà du khách thích. Đầu mối lên là Sở DL, sở cũng nên có chuyên gia chuyên trách cho mảng sản phẩm, trong đó có phát triển sản phẩm trải nghiệm, tours biển đảo.

Các địa phương có biển phải có hạ tầng cảng thuỷ nội địa riêng cho hoạt động biển đảo địa phương, nội vùng, và liên vùng, du ngoạn trên biển phải an toàn, dễ dàng hơn, cấp phép đơn giản tours mới, tuyến mới, các hoạt động cấp phép cần một cửa thay vì 18 loại giấy tờ để hoạt động ngủ đêm.

Mỗi tỉnh có cơ quan đầu mối một cửa cho hoạt động cấp phép và tổ chức tours biển đảo mới. Đơn giản thủ tục và tổ chức tour biển đảo. (Hiện quá nhiều đơn vị cấp phép, chồng chéo, không ai chịu trách nhiệm).

Trong các hoạt động kinh tế ban đêm từ 6h tối tới 6h sáng là khoảng thời gian thu nhiều tiền của khách, nên cho phép tours đêm trên vịnh biển, sông hồ, ngoài khung giờ cố định.

Khách tàu biển sẽ được đón trực tiếp, dịch vụ VIP tại cầu cảng du lịch và có những tours thú vị khi lên bờ trải nghiệm. Hình thành các tours tuyến đặc trưng, cho khách tàu biển chạy dọc bờ biển Việt Nam.

 

 

Phạm Hà
Chủ tịch/CEO LUX GROUP
www.luxgroup.vn

Thương hiệu du lịch

April 8, 2022 By Uncategorized Comments Off

Du lịch Việt Nam cần định vị cao cấp và khai thác di sản như đôi cánh để cất cánh.

Tôi mê hội hoạ nên tôi hay lang thang đồi Montmartre gần nhà thờ Sacré-Cœur mỗi khi có dịp quay lại Paris, thủ đô nước Pháp. Có lần tôi uống cafe và chủ quán thấy tôi người Châu Á mà nói tiếng Pháp, hỏi tôi từ đâu đến, tôi nói đến từ Việt Nam. Ông ấy nói với tôi Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, phở rất ngon và rằng ông ấy thích trải nghiệm ngủ đêm trên vịnh Hạ Long. Thì ra bạn ấy đã đến Việt Nam và nhớ mỗi Vịnh rồng di sản Hạ Long và có lẽ đấy là thương hiệu du lịch Việt Nam.

Trong các chương trình thăm quan trải nghiệm cho khách lần đầu tới Việt Nam, 99% các hãng lữ hành đưa di sản vịnh Hạ Long vào trong chương trình, như một điểm phải đến, khách Châu Âu thì trải nghiệm ít nhất một đêm ngủ trên vịnh. Thật vậy Việt Nam chúng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch so với các nước khác trong khu vực. Đặc biệt phải kể đến 4 tài nguyên: thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực và con người. Tuy nhiên, những tiềm năng, tài nguyên đó chưa được phát huy xứng tầm.

Lâu nay, du lịch Việt cứ loay hoay trong việc chọn điểm mạnh nhất để xây dựng sản phẩm, xúc tiến, quảng bá nhưng lại chưa dũng cảm chọn ra được tiềm năng mạnh nhất để xây dựng thành thương hiệu du lịch quốc gia. Di sản là “mỏ vàng” đáng để Việt Nam nâng tầm, lan tỏa, tôn vinh, định vị thương hiệu du lịch quốc gia. Du lịch di sản – văn hóa là du lịch để trải nghiệm những địa điểm, hiện vật và hoạt động thể hiện chân thực những câu chuyện và con người xưa và nay. Nó bao gồm văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên.

Di sản thế giới tại Việt Nam đã được UNESCO công nhận có đủ cả ba loại hình: di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới và di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất. Du lịch ở nước ta ngày càng phát triển và thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, đặc biệt là những khu du lịch được UNESCO công nhận như vịnh Hạ Long.

Ở Việt Nam, bất cứ vùng miền, địa phương nào cũng có di sản vật thể hoặc phi vật thể, không lớn thì nhỏ. Việt Nam hiện có hơn 40.000 thắng cảnh. Trong đó, hơn 3.000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 5.000 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có tới 39 di sản được UNESCO công nhận. Trong đó có tám di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 12 di sản văn hóa phi vật thể, bảy di sản tư liệu, chín khu dự trữ sinh quyển thế giới và ba công viên địa chất toàn cầu.

Đây là tài nguyên du lịch vô cùng quý giá, có sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách trong và ngoài nước. Minh chứng là 3 năm liên tiếp 2019, 2020 và 2021, Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) vinh danh Việt Nam là “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới”.

Hiếm có quốc gia nào sở hữu số lượng di sản khổng lồ như vậy. Chính những di sản đó đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách quốc tế. Nếu như trước đây, thế giới biết đến Việt Nam là quốc gia anh hùng trong chiến tranh thì nay các di sản như vịnh Hạ Long, hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, đô thị cổ Hội An, cố đô Huế… chính là những “thỏi nam châm” thu hút du khách quốc tế, đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch di sản hấp dẫn hàng đầu Châu Á.

Mặt khác, từ du lịch di sản, có thể dễ dàng kết nối du lịch mạo hiểm, khai thác các loại hình du lịch golf, nghỉ dưỡng cao cấp, sang trọng, siêu sang, chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe; đăng cai các sự kiện lớn du lịch thể thao, MICE. Khi chọn di sản để định vị thương hiệu, cần dồn lực làm nổi “mỏ vàng” di sản lên tầm cao mới theo một cách gợi cảm xúc chân thật nhất. Hãy đặt khách du lịch làm trung tâm, tôn vinh họ, vì họ, thỏa mãn họ. Khi khách quốc tế hiểu giá trị di sản điểm đến, vui vẻ, thích thú họ sẽ truyền miệng và đấy là ‘đỉnh của chóp’ trong marketing. Còn mỗi người dân Việt Nam tự hào về văn hoá và di sản quê hương mình thì “người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, thêm yêu quê hương đất nước, họ sẽ là đại sứ tự nhiên.

Chọn di sản để xây dựng thành thương hiệu du lịch quốc gia nhưng phải sáng tạo, không “ăn mày di sản” hay “ăn mày dĩ vãng”. Phải làm sao để khách du lịch khắp nơi trên thế giới được chiêm ngưỡng di sản văn hoá và thiên nhiên, thưởng thức giá trị vốn có và sự sáng tạo. Nhiều khách nước ngoài thích thú với những đêm diễn đầy chất nghệ thuật như “Tinh hoa Bắc Bộ”, “Làng Tôi” hay con người Việt Nam xưa và nay.

Những du khách mà tôi có dịp hầu chuyện, sau khi đã chạm vào di sản tàu Bình Chuẩn của vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi (1874-1932) do tôi hồi sinh sau đúng 100 năm hạ thuỷ, đều xúc động với câu chuyện di sản và tự hào dân tộc sâu sắc, giúp họ tìm hiểu sâu hơn về nhà tư sản dân tộc này. Du khách nước ngoài trải nghiệm ngủ đêm trên du thuyền di sản độc bản giữa kỳ quan vịnh Lan Hạ thì cảm được văn hoá, lịch sử, mỹ thuật, ẩm thực, phong tục tập quán, truyền thống con người Việt Nam. Du khách rất thích nghe kể chuyện nhất là chuyện hay.

Tôi luôn mơ ước cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền ở sông Hồng, từ Hà Nội đi Hạ Long để nghe truyện rồng hay đi Hưng Yên- Thái Bình, ngược lên Phú Thọ…. Trên hành trình ấy, du khách có thể ngắm những cây cầu vắt qua hai thế kỷ như Long Biên, Thăng Long; nghe những câu chuyện dời đô nghìn năm trước, nhớ về cội nguồn từ thủa các vua Hùng… Hay những nơi thật êm đềm, sang trọng ở Hồ Tây, ngắm hoàng hôn rơi theo tiếng chuông chùa Trấn Vũ. Di sản Hồ Tây đẹp mà buồn quá, khách quốc tế nào đến chỉ nhìn hồ đâu mà phải trải nghiệm những tour du lịch, hoạt động văn hoá nghệ thuật giầu cảm xúc thì họ mới nhớ. Du lịch giờ đây tất cả là trải nghiệm, điểm đến và ký ức. Tôi chờ mãi chưa thấy Hà Nội có chủ trương kêu gọi đầu tư, xây dựng những bến du thuyền trên bến dưới thuyền, tìm tòi, mộng mơ, thư giãn và hoà mình cảnh sắc Hồ Tây. Nếu có, tôi sẽ là người đầu tiên đầu tư vào bến du thuyền Hồ Tây.

Nhu cầu cao nhưng nguồn cung hạn hẹp. Có những thời điểm, tour du thuyền Emperor Cruises ngắm hoàng hôn, thưởng cocktail trên vịnh Nha Trang của chúng tôi phải đặt vài tháng mới có chỗ. Khách du lịch được trải nghiệm những dịch vụ cao cấp trên du thuyền độc bản và như được ngược dòng lịch sử về với thời vua Bảo Đại những năm 30 của thế kỷ trước, thưởng ngoạn thiên đường biển đảo Nha Trang, thành phố từ biển Đông trong nền nhạc du dương của các nghệ sĩ, thưởng thức bữa tối sang trọng với các món hải sản tiến vua, rượu ngon không hạn chế và câu chuyện hoàng đế Bảo Đại vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam. Chỉ với 4 tiếng, mỗi khách du lịch phải trả 120 USD nhưng họ cảm thấy thực sự đáng giá. Chúng tôi có rất nhiều khách quay lại mang theo đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.

Ngoài tập trung xây dựng sản phẩm du lịch di sản – văn hóa, quảng bá cho thương hiệu quốc gia cũng vô cùng quan trọng. Mỗi địa phương phải tìm ra được sự độc đáo của mình để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt độc đáo. Có thể đến Hà Nội giữa 36 phố phường thưởng thức những món ngon, nghe khúc Xẩm chợ, hay nghe hát Ả Đào sang trọng , đi làng cổ Đường Lâm nghe câu chuyện xứ Đoài mây trắng, xuôi ngược sông Hồng lên thượng du Bắc Kỳ hay ra biển Đông đến Vân Đồn theo câu chuyện vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi và nghe lịch sử về cây cầu Long Biên và dòng sông Cái. Đến Hội An, bên bờ sông Hoài ngắm nhìn những căn nhà cổ nở đầy hoa giấy, nơi có biết bao tâm tư, tình cảm, điệu bài chòi của người dân nơi đây, nhớ về thương cảng xưa sầm uất đã xưa.

Việt Nam từng được Tổ chức Du lịch thế giới bình chọn là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2020. Đây là một lợi thế của đất nước ta. Nếu thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phải có sự lựa chọn mang tính sống còn, phải có tầm nhìn và định vị đúng. Cần làm mới lại thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu và có chiến lược thương hiệu, không chỉ có logo và slogan. DL Malaysia và Thailand với chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp của họ tốt đã thu hút số khách tăng gấp 3 lần trong thời gian ngắn.

Để quảng bá rộng khắp định vị được thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam khác biệt so với các nước trong khu vực, có nội dung kể chuyện, thông điệp rõ ràng, mọi người, mọi cơ quan từ ngoại giao đến văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài (nếu có) đều nói cùng ngôn ngữ với khách hàng mục tiêu. Từ đó giúp quản lý hình ảnh du lịch chuyên nghiệp, đẹp, quảng bá xúc tiến đầu tư vào du lịch có trọng tâm, trọng điểm đi vào giá trị cốt lõi của du lịch Việt Nam.

Để du khách quốc tế đi rồi yêu và lại đến Việt Nam

April 8, 2022 By Uncategorized Comments Off

Tôi có một đoàn khách Anh quốc, thăm quan Việt Nam và Cambodia 21 ngày sau khi mở cửa du lịch, cái khó và không hài lòng của họ là visa của họ được miễn khi thăm quan 15 ngày đầu, khi quay lại Việt Nam nghỉ biển sau thăm đền Angkor lại phải xin lại thị thực Việt Nam của đoàn chỉ được vào cấp visa thời hạn 15 ngày và vào ra một lần duy nhất. Đây chỉ là một trong rất nhiều phàn nàn và làm khó du khách không cần thiết, làm khách khó đến Việt Nam và đến rồi thì nhiều chuyện chưa vui, đấy là thực trạng trước 2019.

Thể chế chính sách là một trong điểm thắt hiện nay, cùng với sản phẩm thiếu đặc trung, nhân lực thiếu và yếu, marketing chưa hiệu quả vì thiếu định vị tốt. Việt Nam chúng ta rất giàu tiềm năng du lịch tuy nhiên chưa biết cách khai thác và chưa biết liên kết giữa các tuyến điểm để tạo ra sự phong phú đa dạng về sản phẩm du lịch để hấp dẫn khách du lịch. Do đó việc chi tiêu du lịch còn hạn chế. Chẳng thế mà khách đi du lịch Thái thì không còn tiền mang về trong khi khách đến VN vẫn còn thừa tiền mang về và không biết tiêu vào đâu. Việc đầu tư du lịch ở các tuyến điểm hàng năm có tu bổ cải tạo nhưng khá manh mún và không có quy hoạch du lịch tốt.

Nguồn nhân lực thiếu và yếu, phục vụ du lịch vẫn còn hạn chế năng lực, khả năng ngoại ngữ chưa tốt, phong cách phục vụ và hơn cả là thái độ phục vụ không tốt. Nhiều người làm trong nghề dịch vụ vẫn thời vụ, chưa thực sự quý trọng yêu nghề và coi đó là nghề thấp hèn. Cần phải thay đổi thái độ phục vụ theo kiểu “Nhìn mặt mà bắt hình dong”.

Ý thức bảo vệ môi trường kém nên sẽ khiến khách phản cảm khi nhìn thấy việc xả rác bừa bãi nơi công cộng. Một lý do khác là khách du lịch biết đến Việt Nam với những nét đẹp giàu văn hóa, truyền thống và sự đa dạng thiên nhiên sinh thái. Đó là sự khác biệt của du lịch VN so với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên việc khai thác du lịch không quy hoạch định hướng của một số nhà du lịch cũng như sự manh mún, không thống nhất và chưa coi trọng du lịch như một nghành kinh tế quan trọng, làm du lịch tự phát của một số người dân đã làm phá vỡ cảnh quan, di sản văn hoá, tài nguyên du lịch và chạy theo mùa vụ và số đông, kinh tế không tuần hoàn.

Vậy lý do gì để khách du lịch quay lại VN?

Khách nước ngoài một đi không trở lại là bất kỳ ai là người Việt nam và đặc biệt là người làm du lịch đều không muốn và rất trăn trở. Là người làm du lịch nhiều năm tôi thấy bạn bè tôi, có khách hàng của chúng tôi đã quay lại tới 10 lần với những mục đích khác nhau, chúng tôi thành bạn bè vì nói cùng ngôn ngữ tiếng Pháp của khách và chia sẻ những gì họ nghĩ băn khoăn như những người bạn và mong chúng tôi và DLVN cải thiện nếu muốn khách quay lại.

Nhiều khách có nhu cầu mỗi năm đi một nước nhưng vì yêu có thể đến nhiều lần một nước. Họ quay lại vì chúng tôi, vì cái mới và tình bạn, sự yêu mến đất nước này và mỗi lần đến với một vùng mới. Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức.

Họ vẫn quay lại vì nhiều lý do khác nhau và trong đó có yêu quý những trải nghiệm mới với Công ty, các điểm đến mới, họ nói là họ thích cảnh quan, ẩm thực, thiên nhiên con người và có quan hệ đặc biệt với Việt nam và họ được đối xử theo cách mà họ muốn được đối xử và cảm thấy quan trọng, quan trọng nhất là chạm cảm xúc.

Theo TCTK cho thấy tỉ quay lại Việt Nam là rất thấp so với Thái Lan. Đa số khách Du lịch đến THĂM một lần, trái đất cũng nhiều thứ để xem, thăm và khám phá. Phần đông du khách không quay trở lại điểm đến ấy nhiều lần, Việt nam chúng ta là một ví đụ. Việt nam định vị trên bản đồ du lịch thế giới là điểm đến văn hóa nên khách đến thăm một lần cho biết. Vì quay lại vẫn xem những thứ đó, ít có gì mới. Coi Thailand và Malaysia là đối thủ của DL VN thì thấy khách đến với họ nhiều lần vì hạ tầng luôn cải thiện, làm mới sản phẩm địa phương, biển sạch hơn, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ cảnh quan, không có cáp treo, với những người khác nhau, điểm đến khách nhau, vui hơn và đúng nghĩa đi nghỉ.

Đến Việt nam rồi thì họ chưa vui lắm. Visa đắt đỏ, chính sách visa không thân thiện và dễ dàng so với các đối khách. Điểm đến đầu tiên và ấn tượng đầu tiên là mất thiện cảm vì hải quan, không chào hỏi, không biết cười với họ, ít nói được tiếng Anh. Nếu phải nối chuyến bay đến điểm đến kế tiếp từ Nội Bài hay TSN là cực hình, không thuận tiện, không có để kết nối quốc nội và quốc tế. Sân bay nhéch nhác, địch vụ kém, đôi khi khó tìm thấy chỗ sạc pin điện thoại, dịch vụ ăn uống đắt đỏ và gần như không có gì để mua sắm. Ra khỏi sân bay thì taxi dù, khách cùng không hiểu tại sao từ Sân bay về HN 500.000 VND và từ HN tới sân bay có 25000 VND, tại sao có metter mà không sử dụng. Lái xe taxi thì hầu hết không nói được tiếng anh.

Tại thành phố chỉ đi chơi rồi về ăn với ngủ. 12h là phải ngủ, vì các quán phải đóng cửa. Cần sớm đưa kinh tế ban đêm vào khai thác, thời gian từ 6h tối tới 6h sáng mới thu được nhiều tiền của khách. Khi không tăng được lượng thì hãy để họ rút hầu bao nhiều hơn. Cả thành phố HN không có lấy một sàn nhảy, vũ trường. Các hoạt động về đêm hiện chưa có mấy. Mua sắm thì phải mặc cả, nếu không mua đắt một nửa, mà cùng chẳng biết mua gì và cái gì là đặc trưng, sản phẩm mỹ nghệ cũng nghèo nàn, ít hồn cốt dân tộc nhiều hàng nhái, giả, hàng TQ. Nạn ặn xin, ăn mày, chèo kéo, chộm cướp hàng ngày trên phố. Những khu phố hay khu du lịch còn thiếu nhà vệ sinh sạch sẽ thơm tho.

Ăn uống thì sợ vệ sinh thực phẩm không an toàn. Điểm đến ô nhiễm, rác đầy, ồn ào. Nhiều người làm du lịch không có nghề, chỉ tìm cách lừa đảo, kinh doanh chộp dật. Nhiều điểm đến quá nhiều khách một quốc tịch TQ, Hàn Quốc hay Nga làm hình ảnh điểm đến và khách không thích đến và quay lại.

Tóm lại để phát triển du lịch bền vững và thu hút khách đến và đa dạng hoá nguồn khách, đặt khách làm trung tâm và thoả mãn họ, gỡ các nút thắt để khách quay trở lại VN, cần có cơ chế phát triển như một ngành kinh tế, mũi nhọn thực sự, với việc thành lập Bộ Du Lịch. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ngành đáp ứng nhu cầu và hội nhập ASEAN, toàn dân làm DL. Định vị thương hiệu du lịch quốc gia và làm mới bộ nhận diện “Wow Việt Nam” chẳng hạn, chạm vào di sản!

Phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đáng nhớ, giầu cảm xúc, nhiều trải nghiệm mới lạ hấp dẫn, Chính phủ phải coi du lịch di sản là thế mạnh của VN, ẩm thực là khác biệt quốc gia. Xúc tiến hiệu quả trong và ngoài nước một hình ảnh VN giầu di sản, vui, an toàn, ăn ngon, biển đẹp, nhiều cải thiện về môi trường và nhiều trải nghiệm mới mỗi năm. Đặc biệt phải miễn VISA càng sớm càng tốt, càng nhiều nước càng tốt như đối thủ Thái Lan, Indonesia hay Malaysia. Tôi tin khách sẽ đến nhiều hơn, chất hơn, thoả mãn hơn và quay trở lại nhiều hơn.

Triển vọng phục hồi thị trường du lịch quốc tế sau khi Việt Nam mở cửa du lịch trở lại

PV: Ông đánh giá thế nào về triển vọng phục hồi thị trường khách quốc tế sau ngày 15/3 cũng như khả năng phục hồi nền kinh tế xanh Việt Nam giai đoạn mở cửa hoàn toàn sắp tới?

CEO Phạm Hà: Tôi thực sự quan ngại về sự phục hồi của du lịch Việt Nam với bối cảnh hiện nay vừa có chiến tranh, vừa dịch bệnh và sự chậm chễ và không thống nhất giữa các bộ nghành và chậm truyền thông và chuẩn bị không tốt cho sự mở cửa du lịch toàn diện. Chúng ta có nguy cơ mở cửa du lịch ngày 15 tháng 3 mà không có khách tới. Không phải cứ mở cửa là có người tới như lầm tưởng. Chính sách visa chưa rõ ràng và khách Đức của tôi chưa biết là có vào được VN miễn như trước kia hay không và chính sách cách ly mới nhất là gì.

Trong ngắn hạn, muốn chiến lược mở cửa thành công thì chúng ta cần chia nhỏ thị trường có khả năng phục hồi nhanh, mạnh, bền vững, và đúng mùa du lịch của khách vào mùa hè như khách châu Âu (Đức, Tây Ban Nha, Anh, Pháp), Mỹ, Trung Đông và Úc. Cùng thị trường gần chúng ta trong ASEAN, có thể phục hồi nhanh, và thường có nhu cầu du lịch gần. Trung Quốc có thể lâu hơn, có chăng tập trung vào Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và Tổng cục Du lịch cần chia thị trường mục tiêu theo ngôn ngữ hiểu văn hoá và hành vi tiêu dùng. Hàng không, lữ hành và điểm đến cùng xúc tiến sẽ tạo hiệu ứng tốt tại thị trường mục tiêu, có khách ngay hè này từ tháng 5-6. Chuẩn bị tốt cho mùa du lịch quốc tế đến tới từ tháng 9.

Chúng ta mất ít nhất 4-5 năm mới phục hồi như năm 2019, tuy nhiên không nhất thiết phải sống chết với số lượng năm sau cao hơn năm trước, mà là chất lượng, lấy khách hàng làm trung tâm sự thỏa mãn họ, lắng nghe họ, tạo nhiều trải nghiệm, cơ chế chính sách mới thông thoáng, nhiều chỗ tiêu tiền, để du khách rộng hầu bao chi tiêu nhiều hơn.

PV: Giai đoạn mở cửa trong tình hình mới, với sự thay đổi của tâm lý du khách hậu COVID, theo ông yếu tố nào sẽ tạo nên sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cho du lịch Việt?

CEO Phạm Hà: Thời hậu Covid, cơ hội như nhau cho các quốc gia, nước nào thích ứng nhanh, chuẩn bị tốt thì sẽ có nhiều cơ hội, còn không trâu chậm thì uống nước đục. Chúng ta đang quá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam tự đặt ra quá nhiều rào cản và chưa thống nhất được các bộ, ban, nghành để phát triển du lịch như một nghành kinh tế thực sự. Du lịch di sản là tài nguyên du lịch và mỏ vàng lớn nhất Việt nam cần nâng tầm phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên, không ăn mày mãi di sản.

Thật vậy, Việt Nam chúng ta có quá nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, hạ tầng thay đổi và cải thiện rất nhiều theo hướng thuận tiện và cao cấp, như sân bay, cảng biển, đường xá, máy bay thuê riêng, khách sạn, du thuyền sang trọng, nhiều khu thương hiệu quốc tế đến và nhiều điểm đến mới nổi trong 2 năm qua như Phú Quốc, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Vịnh Lan Hạ, khu bảo tồn Pù Luông. Du khách luôn có nhu cầu tìm về những điểm đến mới, xanh hơn, thuận thiên, thuận tiện đến dễ dàng hơn, đến vui hơi nhiều trải nghiệm, giầu cảm xúc cho thân, tâm và tuệ.

Du khách du lịch chậm lại, họ tìm tòi, mộng mơ, khám phá, thư giãn, tận hưởng, trải nghiệm giầu cảm xúc và hòa mình vào văn hóa và thiên nhiên. Chúng ta phải đặt khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ mọi điểm chạm để khách đi rồi muốn quay lại thay vì một đi không trở lại. Muốn vậy khách đến Việt Nam phải thực sự dễ dàng hơn, đến rồi được tiêu nhiều tiền hơn, thỏa mãn hơn, vui hơn.

Tôi cho rằng, du lịch từ góc độ doanh nghiệp cần định hướng bền vững và có trách nhiệm dựa trên sáu trụ cột: gìn giữ tài nguyên môi trường, trách nhiệm văn hoá xã hội, phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm trả lương ổn định cho người dân địa phương, khách hàng thoả mãn và doanh nghiệp có lợi nhuận. Du lịch có trách nhiệm phải tạo ra điểm đến đẹp hơn để du khách đến thăm quan và trải nghiệm, nơi đáng sống hơn cho người dân địa phương.

Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Du lịch Việt Nam hậu Covid 19 cần chất hơn lượng, tới khách cao cấp, khách sang trọng, quan tâm tới di sản văn hoá, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như khách châu Âu, Úc, Mỹ. Chúng ta nên tập trung vào chất hơn lượng, nhiều khách hay khách đại trà như trước kia cũng chưa có nhân lực làm ngay và luôn. Du lịch phải bền vững hơn, có trách nhiệm hơn và tuần hoàn.

PV: Sau hai năm “đóng băng,” ông nhận định du lịch Việt Nam hiện đang có những “nút thắt” gì cần tháo gỡ để có thể phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ?

CEO Phạm Hà: Việt Nam có thể trở thành quốc gia du lịch hàng đầu châu Á, về di sản và du lịch biển. Về lâu dài, du lịch Việt Nam cần giải quyết bốn điểm yếu, nút thắt như thể chế chính sách (trong đó phải có Bộ Du Lịch, coi du lịch là nghành kinh tế, có vấn đề visa thân thiện, không quá phụ thuộc quá nhiều vào một vài nguồn khách), nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và định vị thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam. Cần có nhận diện lại thương hiệu trong du khách quốc tế, nhất là sau Covid, các nước đang làm mới lại thương hiệu quốc gia của họ. Cơ hội phục hồi cho các nước là như nhau hậu Covid-19, nước nào chuẩn bị tốt và nhanh thích ứng sẽ có cơ hội vàng.

Covid-19 đã làm đứt gẫy và sụp đổ nhiều mắt xích quan trọng của ngành du lịch. Việc đứt gãy các chuỗi cung ứng như vận chuyển (nhà xe cần bảo dưỡng, sửa chữa sau hai năm đắp chiếu), khách sạn (không phải tất cả đều mở cửa), hướng dẫn viên, nhân sự du lịch không có… khiến việc hồi phục khó có thể nhanh được, mà chỉ có thể từ từ.

Chúng ta rụt rè, cầu toàn dẫn tới chậm chạp, chậm cả truyền thông ra quốc tế. Trong khi Campuchia, Thái Lan đã mở cửa cả năm qua, thì Việt Nam cần có sự vào cuộc thực sự. Các bộ ngành đã đồng lòng, nhưng cần sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, vai trò của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch là rất quan trọng trong việc quyết định doanh nghiệp nào làm, mở thị trường nào trước để tập trung xúc tiến, chứ không thể nói chung chung. Hiện tại, đại diện của Lux Group tại châu Âu đang làm road-show với hãng hàng không vừa mở đường bay tới Frankfurt để xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Đức từ ngày 7 – 8 tháng 3 và ITB Berlin Đức (8-10 tháng 3).

PV: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có đề xuất khi gửi Chính phủ yêu cầu khách du lịch phải có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 10.000 USD. Trong khi đó, một số quốc gia hiện không yêu cầu khách du lịch phải có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?

CEO Phạm Hà: So với đề trước mức này là phù hợp, tôi ủng hộ mức này, để có được mức trách nhiệm trên du khách trả 30-40 USD cho mỗi chuyến đi là chấp nhận được và cạnh tranh với các nước trong khu vực. Thực tế thì chúng tôi cũng khuyên khách mua cao hơn và bắt buộc khi có Covid sảy ra khi đi tour hay thì khác dễ dàng xử lý hơn. Lux Travel Dmc đã đưa vào điều khoản bắt buộc du khách phai mua khi tham gia các tour Vietnam Test and Go 2022 đang chào bán trên website thương mại điện tử www.luxtraveldmc.com

PV: Chúng ta đã nói đến rất nhiều việc mà ngành du lịch Việt cần phải làm nếu muốn phục hồi, nhưng nếu chỉ được chọn một việc cần kíp để ưu tiên, theo ông nên chọn gì và tại sao?

CEO Phạm Hà: Có lẽ việc khẩn cấp nhất trong ngắn hạn là phục hồi nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch. Họ có tình yêu mới hay chuyển nghề khách sau 3 năm Covid, giờ phải đào tạo lại, đưa họ trở lại làm việc, giúp họ về tài chính và công việc ổn định khi tương lai chưa sáng sủa. Vì du lịch tất cả là con người, chúng ta không thể có dịch vụ tốt nếu không có nguồn nhân lực có chất lượng, có năng lực và yêu nghề.

Khẩn tiếp theo xác định được điểm mạnh của du lịch VN, sản phẩm nào đặc trưng để du khách nghĩ tới là muốn đi VN, biết ngay là trải nghiệm chỉ có tại VN ví dụ như “ trải nghiệm ngủ đêm trên du thuyền giữa kỳ quan” cái đó thế giới không có, chỉ VN mới có. Tại sao du khách phải chọn VN để đến so với các nước trong khu vực như Thái Land, Malaysia, Indonesia? Từ đó nhận diện lại thương hiệu lại DLVN, cần những chuyên gia thương hiệu, không phải từ các cuộc thi. Làm mới lại mình, xác định lại chân dung khách hàng mục tiêu, nguồn khách để có chiến lượng tiếp thị hiệu quả. Khách hàng ở đâu thì marketing ở đó. Trong nước cần truyền thông nhận thức của du khách và xã hội đối với nghành du lịch. Mỗi người dân yêu di sản văn hóa đất nước mình bằng sự tự hào và giới thiệu du khách như đại sứ du lịch. Marketing hiệu quả trên môi trường số, đong đo đếm được số lượng khách, cần chuyên trách cho từng khu vực và thị trường và chiến lược dài hơi và cụ thể hóa tầm nhìn DLVN.

PV: Khi bước vào giai đoạn mở cửa du lịch, Lux Group có gặp phải khó khăn nào không? Hiện công tác chuẩn bị đón khách quốc tế của Lux Group đang tiến triển ra sao và ông có gặp vướng mắc gì khi làm việc với các đối tác nước ngoài không?

CEO Phạm Hà: Tôi đặt ngôi sao năm cánh cho sự khác biệt độc đáo du lịch Việt Nam trong khu vực là văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên, con người và công nghệ thông tin. Chúng ta có các điểm nghẽn cần khơi thông để phát triển kinh tế du lịch là cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến truyền thông. Cơ hội cho các quốc gia là như nhau hậu Covid, các tỉnh thành trong một nước cũng như nhau, nên tỉnh thành nào nhanh chóng thính ứng nhanh sẽ phục hồi và phát triển nhanh chóng và được truyền thông tốt.

Chúng ta rụt rè, cầu toàn dẫn tới chậm chạp, chậm cả truyền thông ra quốc tế. Trong khi Campuchia, Thái Lan đã mở cửa cả năm qua, thì Việt Nam cần có sự vào cuộc thực sự. Các bộ ngành đã đồng lòng, nhưng cần sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, vai trò của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch là rất quan trọng trong việc quyết định doanh nghiệp nào làm, mở thị trường nào trước để tập trung xúc tiến, chứ không thể nói chung chung. Hiện tại, đại diện của Lux Group tại châu Âu đang làm road-show với hãng hàng không vừa mở đường bay tới Frankfurt để xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Đức từ ngày 7 – 8 tháng 3 và ITB Berlin Đức.

Cái doanh nghiệp du lịch cần lúc này là vốn, nhân lực và chính sách thuận lợi. Giờ là lúc mở tung cơ chế kìm hãm nghành này phát triển thành nghành kinh tế, có hẳn Bộ Du lịch từ Trung ương tới địa phương, thống nhất tới Sở và Phòng Du Lịch, có cơ chế chính sách đúng với nghành kinh tế. Những doanh nghiệp này cùng với các hãng hàng không, du thuyền, khách sạn cùng xúc tiến tại một thị trường mục tiêu, theo ngôn ngữ trường thị trường thì sẽ ra kết quả nhanh và có chất lượng.

Năm 2022, du lịch nội địa vẫn là bình oxy vẫn cho các doanh nghiệp, tiếp tục các xu thế và chiến dịch người Việt Nam du lịch Việt Nam. Các điểm đến mới nổi cũng có cơ hội như nhau, điểm đến nào thích ứng nhanh, linh hoạt, thay đổi tư du làm du lịch theo hướng bền vững sẽ phát triển tốt. Du lịch Việt Nam có thể định vị du lịch biển hay du lịch di sản với nhiều trải nghiệm mới lạ, giầu cảm xúc, hạ tầng cải thiện, chính sách visa thân thiện, du lịch tuần hoàn, bền vững, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia du lịch trong khu vực Đông Nam Á.

PV: Đại diện cho Lux Group, ông mong muốn điều gì nhất lúc này và có đề xuất gì với các cấp quản lý ngành?

CEO Phạm Hà: Hãy đồng hành cùng doanh nghiệp để phục hồi và phát triển, coi DN là đối tượng phục vụ thay vì quản lý. Đối thoại với doanh nghiệp cùng hướng tới thị trường mục tiêu để thu hút khách bền vững. Hãy đừng xây dựng các điểm đến DL VN bền vững hơn, giờ là lúc hoặc không bao giờ có thể xây dựng và định vị thương hiệu du lịch VN có chất lượng và uy tín, cao cấp, độc đáo, tập trung chất hơn lượng, DL cao cấp. Về lâu dài hãy xác định DL là nghành kinh tế thực sự, có riêng bộ Du Lịch, hoạt động thống nhất hiệu quả từ TW tới địa phương, để DL VN cất cánh, đóng góp nhiều hơn 10% cho GDP tạo ra nhiều công ăn việc làm và có tính lan tỏa cao.

Để doanh nghiệp lữ hành hồi sinh, phục hồi và phát triển bền vững, cần giải các nút thắt cổ chai như trên và là điểm yếu cốt tử của du lịch Việt Nam xưa nay. Cần tư duy đột phá để bứt tốc du lịch, cần có cơ quan chuyên trách phục hồi kinh tế xã hội, trong đó có du lịch, gỡ khó, gỡ rối chính sách theo hướng phục vụ và vướng mắc cho doanh nghiệp bằng đòn bẩy tài chính, cơ chế chính sách. Hà hơi tiếp sức 5% doanh nghiệp đã cầm cự được trong suốt hai năm qua, chứng tỏ họ có sức nội sinh và phục hồi được.