Khám phá vịnh đuôi rồng Lan Hạ và làng chài Cái Bèo lớn nhất Châu Á

Kỳ quan thiên nhiên vịnh Lan Hạ ngoài khơi Hải Phòng, cũng ấn tượng không kém gì vịnh Hạ Long hay Bái Tử Long, nhưng hoang sơ và ít người biết đến hơn, mùa hè này hãy đi du thuyền để khám phá vùng vịnh biển xinh đẹp này.

8h30 vào một buổi sáng thứ bảy, mùa hè, mà bầu trời thì tối sầm, kèm theo là mưa trong khi chúng tôi đứng bên trong khách sạn Sofitel Legend Metropole đợi xe đi vịnh Lan Hạ, thuộc quần đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng. Mười phút sau, mưa trở nên nặng hạt hơn và điện thoại của lãi xe và hướng dẫn viên của chúng tôi đổ chuông. Một trong những người bạn đồng hành của chúng tôi không thể tới đúng giờ hẹn do ùn tắc giao thông bởi ảnh hưởng của cơn mưa. Cuộc gọi khiến tất cả mọi người có chút lăn tăn về điểm đến của mình.

“Tin tôi đi, vịnh Lan Hạ, cũng như vịnh Hạ Long đẹp ở mọi thời tiết,” hướng dẫn viên kiêm lái xe của chúng tôi trấn an chúng tôi với một nụ cười vui vẻ. “Làm sao lại có thể thế được cơ chứ?” Tôi tự hỏi bản thân mình, mưa thường kéo dài ở phía Bắc của Việt Nam. Tuy nhiên thời tiết không thể  ngăn cản được sự tò mò về chiếc du thuyền mới mà  tôi sẽ ngủ lại qua đêm cùng mong muốn đến thăm một điểm đến mới, mong muốn khám phá vẻ đẹp nên thơ của Vịnh Lan Hạ và Vịnh Rồng Hạ Long, hai vịnh một hành trình khám phá tâm thân và tinh thần sau nhiều ngày kìm nén hậu Covid 19.

Nằm ngay vòng cung đông bắc của vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ kém đông đúc và chậm phát triển hơn so với người chị quá nổi tiếng Hạ Long và Lan Hạ trong vịnh Bắc Bộ. Truyền thuyết kể lại rằng Ngọc Hoàng đã cử gia đình rồng xuống hạ giới để bảo vệ người Việt Nam chống lại quân xâm lược. Sau khi thắng trận, Rồng mẹ đã chọn Vịnh Hạ Long làm nhà trong khi các con đáp xuống Vịnh Bái Tử Long gần đó. Đuôi đàn rồng quẫy làm sóng vỗ trắng xóa quanh năm là Bạch Long Vĩ thuộc quần đảo Cát Bà.

Thật may mắn, trời bắt đầu ngớt mưa và mặt trời đã lấp ló sau những đám mây khi cuộc hành trình của chúng tôi chạm mốc 8 giờ sáng. Chuyến hành trình dài 165 km từ Hà Nội đến cảng Tuần Châu, tình Quảng Ninh nhanh hơn tôi dự kiến, có lẽ một phần là do những câu chuyện hấp dẫn mà hướng dẫn của chúng tôi kể về vịnh và một phần do sóng wifi rất nhanh trên chiếc xe Lux Limo.

Khi chúng tôi đến cảng quốc tế Tuần Châu, lô 28 mà Lux Cruises (www.lux-cruises.com) vừa đưa vào hoạt động đón khách, chúng tôi là những vị khách đầu tiên vào lúc 11 giờ trưa, những tia nắng vàng bao phủ và phơi bày ra rất nhiều hòn đảo trong vịnh, mặc dù một số sương mù vẫn còn trong hang động. Nói về địa lý, vịnh Lan Hạ là một phần của vịnh Bắc Bộ với gần 400 Hòn đảo và rất nhiều bãi biển hoang sơ, hang động và làng chài Cái Bèo 5000 năm tuổi, làng chài lớn nhất Châu Á. Chúng tôi lại được đi qua vịnh Hạ Long để đến vịnh Lan Hạ, thật tuyệt khám phá hai vịnh một hải trình về miền ký ức. Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994, ở đây dường như khoảng cách giữa trời và đất dường như nhỏ lại. Vịnh Lan Hạ, rừng Cát Bà và quẩn đảo Cát Bà đã được đề xuất cùng vịnh Hạ Long thành vùng di sản mở rộng, chờ UNESCO phê duyệt và đồng ý. Là điểm đến du lịch nổi tiếng, Cát Bà hội tụ 5 danh hiệu quốc gia và quốc tế: Danh lam thắng cảnh – Di tích quốc gia đặc biệt, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Biển và là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.

Theo các nhà khoa học, vịnh Lan Hạ được tạo ra giống như cách mà Vịnh Hạ Long được kiến tạo, mất 20 triệu năm để các hòn đảo hình thành từ ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới. Trong khi tiếng tăm của vịnh Hạ Long đã dẫn đến một sự phát triển mất kiểm soát và thu hút một lượng lớn khách du lịch đến thăm, kéo theo đó những hệ lụy như ô nhiễm môi trường…, thì Lan Hạ lại gây ấn tượng  với một sô ít các hòn đảo đá, bãi cát nhỏ và hoang sơ hơn nhiều.

Thật công bằng khi nói rằng Mẹ Thiên nhiên đã rất ưu ái với vùng Vịnh này. Bàn tay điêu luyện của bà tạo ra một “rừng đảo đá” trên biển, với những vách đá dốc đứng và những tảng đá màu nổi lên từ mặt nước. Mà chỉ đơn giản sử dụng hai vật liệu: đá và nước, tạo ra điều kỳ diệu này.

Ở giữa vịnh xuất hiện một con thuyền kiểu cổ giống con thiên nga khổng lồ đứng kiêu hãnh dưới ánh mặt trời và chiếm ưu thế hơn các tàu ngủ đêm cũ và nhỏ hơn khác. Đó là chiếc Du thuyền Heritage Bình Chuẩn vừa mới đi vào hoạt động, đây chính là chiếc du thuyền mới nhất và sang trọng nhất trên vịnh này.

Cảm hứng từ di sản vua tầu thủy Bạch Thái Bưởi (1874-1932) hạ thủy thành công tầu Bình Chuẩn tại Hải Phòng cách nay đúng 100 năm. Du thuyền Heritage Bình Chuẩn (www.heritagecruises.com) sẽ mang tới những trải nghiệm chân thực nhất tối thiểu 40 khách, tối đa 60 hành khách trên du thuyền tráng lệ và tinh tế hoạt động trên vịnh Bắc Bộ. Du khách sẽ cảm được văn hóa, lịch sử, mỹ thuật và con người Việt nam khi du ngoạn trên du thuyền độc bản giữa kỳ quan thiên nhiên.

Du thuyền được ví như một ‘triển lãm nổi’, trên tàu chúng tôi có thể chiêm ngưỡng hàng trăm tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ người Việt nổi tiếng Phạm Lực (1943). Chúng tôi nhanh chóng nhìn thấy bức chân dung và tượng đồng “chúa sông Bắc Kỳ”, “vua bể”, sách, các hiện vật di sản, bưu ảnh cổ 30 con tàu của của cụ Bạch Thái Bưởi, được trưng bày bên trong con tàu nghệ thuật này.

Sau khi dùng bữa trưa và nghỉ trưa tầm 3h chiều thì tàu đến khu biển Ba Trái Đào du khách có thể chọn kayak, thăm hang bí mật, các bãi biển và hang động hoang kỳ thú. Chúng tôi được lựa chọn một vòng tàu cao tốc khám phá Vịnh Lan Hạ, với việc thăm quan làng nổi cái Bèo và một trang trại nuôi cấy ngọc trai Cát Bà. Các ngư dân của vịnh Lan Hạ sống trên các căn nhà nhỏ thả neo ở những hẻm núi, được đảo bao bọc và kín gió, để có được sự bao bọc bởi tự nhiên khỏi những cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên trong mùa gió bão từ 5000 năm, gắn với văn hóa Cái Bèo và Hạ Long mà các nhà khảo cổ đã công bố.

Theo bà Lan, người chèo thuyền đưa chúng tôi đi thăm vịnh bằng thuyền nan cho chúng tôi biết có khoảng 400 hộ gia đình với trên 500 người sống trong làng, nơi có các gia đình ngư dân. Nhiều người dân không bao giờ rời đi; họ sinh ra, lớn lên và già đi trong một môi trường nhỏ bé và độc đáo của thế giới.

Trẻ em trong làng chỉ học đến lớp 5 vì không có trường trung học. Chúng học cách bơi trước khi họ có thể đi bộ và có thể đi thuyền nan khi mới lên năm, sáu tuổi. Hầu hết những đứa trẻ đều giúp gia đình kiếm sống bằng cách bán quà lưu niệm cho khách du lịch.

Chuyến đi của chúng tôi tiếp tục qua mê cung các hòn đảo đá, từ làng chài Cái Bèo đến Hòn Con Cóc, nơi con tàu neo đậu qua đêm. Các hòn đảo miền núi đứng sừng sững như những quân cờ trên bàn cờ màu xanh, không sợ những con sóng di chuyển quanh chúng.

Những năm qua, các ngư dân địa phương đã đặt tên các hòn đảo này dựa trên hình dạng của chúng, như Hòn Bút, Hòn Con Cóc, Hòn Anh Em…. Một số ngay lập tức được nhận ra từ xa, vì chúng có hình dáng như tên gọi, và đẹp hơn bất kỳ tác phẩm điêu khắc nào và chúng tôi phát hiện nhiều bưu ảnh trên tàu Heritage Bình Chuẩn được nhìn thấy trên vịnh khi tàu đi qua, 100 năm vẫn không thay đổi chỉ thể nước đã làm ăn mòn chân Hòn Bút đi chút ít.

Mặt trời lặn xuống sau những ngọn núi phía tây, với những hòn đảo chuyển màu sang màu xanh đậm và sau đó là nâu nhạt. Vịnh Lan Hạ nhìn thật bao la và hùng vĩ, xương nhẹ nhàng giang như tấm màn mờ giăng trên đỉnh núi. Khi thủy triều lên, cả núi và bầu trời phản chiếu trong nước, đem đến một cái nhìn hoàn toàn mới lạ và độc đáo. Một mầu trời, đất, nước, con tàu di chuyển gần các đảo tựa như khoảnh khắc kỳ ảo mãn nhãnh vô cùng độc đáo và đáng nhớ cả đời.

Màn đêm buông xuống, trời và trái đất hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất. Một sự an nhiên chốn thiên đường vừa tìm thấy, tất cả mọi người trên tàu cảm thấy nhẹ nhàng, bình an, thoát khỏi những quan tâm và lo lắng vụn vặn hàng ngày của cuộc sống. Phong cảnh tuyệt đẹp và yên tĩnh của vùng vịnh này xua tan đi bụi bặm trần gian. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Vịnh Lan Hạ trên tuyệt tác kỳ quan Heritage Bình Chuẩn về miền ký ức, mọi người đều cảm nhận được sự vô hạn của thiên nhiên và vũ trụ cũng như cái hữu hạn cho sự tồn tại bản thân mình.

Thật tuyệt vời, một wow không hề nhẹ, chúng tôi là những khách đặt biệt và thưởng menu fine dining 7 món của đầu bếp riêng Nguyễn Quyết, một trong những người thắng cuộc trong cuộc thi Top Chef Việt Nam, Quyết giới thiệu những món đặc biệt với một vị khách đặc biệt người Mỹ gốc Việt, đầu bếp nổi tiếng Dương Huy Khải được biết đến như một trong những đầu bếp châu Á hàng đầu thế giới và cũng là một trong những người tiên phong trong ẩm thực Việt Nam đương đại với phong cách đặc biệt là kết hợp món ăn cổ truyền Việt Nam và kỹ thuật nấu món ăn của Pháp.

Đầu bếp Khải trở về Việt Nam ít nhất 2 lần mỗi năm để tự mình tìm hiểu nền ẩm thực của các vùng miền. Ông từng nói: “Tôi rất tự hào về nền ẩm thực đa dạng và phong phú của Việt Nam và sẽ cố gắng hết sức để quảng bá tinh hoa của nó ra toàn thế giới”. Với những đóng góp lớn cho nền ẩm thực thế giới, ông là đầu bếp đầu tiên của Việt Nam được ghi danh trên ngôi sao ở Đại lộ Danh vọng Ẩm thực tại California – nơi những đầu bếp nổi tiếng thế giới được tôn vinh. Điều này tương tự với việc được vinh danh tại Đại lộ Danh vọng ở Hollywood.

Du thuyền Heritage Bình Chuẩn không phải là một du thuyền bình thường mà là một bảo tàng nổi độc đáo nhất thế giới. Thật vậy tuyệt tác kỳ quan Heritage Cruises Bình Chuẩn Cat Ba Archipelago là không gian lưu giữ giá trị di sản văn hoá, lịch sử và mỹ thuật Việt Nam. Đây là nơi chúng tôi giới thiệu những mẫu tàu cổ trong số 30 chiếc của cụ Bạch Thái Bưởi mà chủ du thuyền ông Phạm Hà đã sưu tầm qua mua đấu giá khắp nơi trên thế giới.

Ngoảnh lại các thương hiệu tàu lịch sử của Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công Ty hơn 100 năm, giờ đây được khám phá những mẫu tàu trên không gian di sản giữa thiên nhiên, du khách được đắm chìm trong những câu chuyện kể, tôn vinh đạo làm người, triết lý kinh doanh và tinh thần quý tộc Việt của cụ Bạch Thái Bưởi: thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm

Hành trình về miền ký ức đã đưa tôi và du khách tìm về những dòng sông Bắc Kỳ, những vịnh biển di sản Việt Nam, bến cảng còn mất, hải trình lịch sử ven biển Đông Dương của tàu Bình Chuẩn. Trên du thuyền di sản này Heritage Bình Chuẩn vinh danh con người Việt Nam xưa và nay, đúc tượng đồng vua tàu thuỷ Việt Nam, cha đẻ ngủ đêm trên du thuyền, họ nâng niu di sản Việt Nam để những lữ khách tìm tòi, mộng mơ và khám phá một vũ trụ rộng lớn trải dài từ quá khứ tới hiện tại và tương lai.

Đi để được nghe, được nhìn ngắm, được động chạm, được ngửi, được nếm, được trải nghiệm thêm cũng có nghĩa là cơ thể được sống thật nhiều, cái đầu suy nghĩ và trái tim rung động có dịp để mà tưng bừng, hứng khởi. Cứ đi như thế, đầy ắp những cảm giác mới mẻ, những ấn tượng không quên về phong cảnh, con người, những câu chuyện kể, những cuộc gặp gỡ bất ngờ. Cái chiều rộng đời người cứ mở ra.

Theo The Guide/VNECONOMIC TIMES