Một đời vì nghệ thuật

Đối với người nghệ sĩ Việt nam này, cảm hứng và chủ đề hội họa xuất hiện khắp mọi nơi, trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống.

Trong quan niệm của họa sĩ Phạm Lực, vẽ tranh giống như một hình thức vận động. Một ngày không vẽ tranh khiến ông cảm thấy mình trở nên ốm yếu, điều đó cũng phần nào lý giải cho kho tàng tác phẩm phong phú của ông. Và cũng vì lẽ đó, ông được mệnh danh là Fablo Picasso của Việt Nam.

Họa sĩ sinh năm 1943 này đã có 70 năm cầm chổi vẽ. Từ khi mới lên ba, ông đã bắt đầu hứng thú với việc sử dụng mọi thứ thành bút vẽ. Đó có thể là một mẩu than hay một cành cây, một hòn đá và bất kỳ đâu cũng có thể là bảng vẽ. Rất nhiều lần ông bị những người hàng xóm phàn nàn khi những bức tường nhà họ không may trở thành giá vẽ của cậu bé. May mắn thay, sau đó ông tìm thấy một bãi cát rộng bên bờ sông gần nhà nơi ông có thể thỏa thích vẽ bằng những cành cây.

Lớn lên trong thời kỳ đất nước trải qua chiến tranh, người họa sĩ trẻ tuổi tên Lực, tham gia quân ngũ sau khi tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Nhưng niềm đam mê dành cho hội họa chưa bao giờ phai nhạt trong ông. Người bạn đồng hành của ông là giấy, bút và màu vẽ. “Sứ mệnh của người họa sẽ là ghi chép lại những gì mình quan sát thấy”, họa sĩ giải thích. “Cuộc sống là muôn màu. Tôi không muốn bỏ lỡ bất cứ điều gì.”

Vì có những lúc quá chuyên tâm vào quan sát những khoảnh khắc của cuộc sống, ông thường xuyên lỡ tàu hay bị mất cắp. Đánh mất “dụng cụ” là một thảm họa vì những dụng cụ là những thứ đồ hiếm trong chiến tranh. Dù vậy “cái khó ló cái khôn”. Một lần nữa, ông lại cố gắng tận dụng mọi thứ để biến chúng thành bảng vẽ, đó có thể là một miếng vải thô, tờ bìa cứng, bao bố hay một cái võng, những thứ giờ đây trả thành mục tiêu săn đón của những người hâm mộ cuồng nhiệt.

Phạm Lực không bao giờ giới hạn bản thân trong một phong cách nhất định. Từ những gì ông học được tại Trường Pháp học về Mỹ thuật châu Âu, màu nước Trung Hoa trong mỹ thuật châu Á, và từ bốn trong số những họa sĩ nổi tiếng và thành công nhất Việt Nam từ những năm 1945 – Nghiêm, Liên, Sáng, Phái – những người tốt nghiệp từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và rồi đi trên những con đường hội họa khác nhau: chuẩn mực trong tranh của họa sĩ Nghiêm, nét hào hoa và mềm mại trong tranh của họa sĩ Liên, nét khỏe khoắn trong tranh của họa sĩ Sáng, nét hiện thực trong tranh của họa sĩ Phái – tranh của Phạm Lực phản ánh sự giao thoa giữa phương Đông và phương Tây. Ông cũng thử thách mình với nhiều phong cách khác nhau – tranh sơn dầu, sơn mài, tranh lụa, và khắc gỗ, trong trừu tượng, chân dung, chủ nghĩa hiện thực, ấn tượng, và màu nước.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông bắt đầu biến ngôi nhà của mình thành phòng vẽ. Khi đang vẽ một bức tranh sơn mài và bị hết màu vẽ, ông chuyển nó thành tranh sơn dầu và tiếp tục hoàn thành nó theo một phong cách hoàn toàn khác. “Chỉ cần để tôi một mình trong phòng với 1 chiếc đài cũ kỹ phát những bài hát tiền chiến, bút và mãu vẽ, tôi có thể làm việc một cách tự nhiên, chỉ bẳng cảm giác mà không cần bản phác thảo”, họa sĩ nói.

Do bị đau đầu từ chứng huyết áp cao, Phạm Lực bị mất ngủ từ khi mới 14. Rất nhiều ý tưởng lóe lên trong đầu ông trong đêm khi ông bị ngã và quay trở lại giường ngủ. Nhiều lúc ông không phân định được đó là thật hay chỉ là một giấc mơ. Nhưng ông nhanh chóng lấy giá vẽ và phác họa lại ý tưởng. Bất kể khi nào ông cầm bút vẽ, cơn đau đầu tự dưng biến mất và ông ngỡ như mình đang lạc vào một giấc mơ. Ngày hôm sau, đôi khi ông quên mất cả những gì đã xảy ra và giật mình phát hiện có thêm một tác phầm mới trong bộ sưu tập của mình.

Đối tượng trong những bức tranh của Phạm Lực cũng hết sức đa dạng, như chợ quê, những bức tranh Tết, nghệ sĩ ca trù và những cô A Đào, anh hùng Thánh Gióng, hay nhà thơ Nguyễn Du. Hình ảnh người phụ nữ mang lại cho ông nhiều cảm hứng hơn. Đó có thể là một người phụ mữ trong một chiếc áo cũ chở con đi trên chiếc xe đạp trong thời kỳ chiến tranh, một người phụ nữ tìm kiếm con thời hiện đại, hay cụ bà bán hoa quả.

Cuộc chiến tranh Việt Nam, ông tin, đó là cuộc chiến tranh toàn dân. Khác với những cuộc chiến tranh khác, khắp nơi trên đất nước Việt Nam bị dội bom và đâu cũng là hình ảnh của chiến trường. Trong bối cảnh đó, những người phụ nữ Việt Nam là những người phải qua tang thương nhiều nhất. “Trong chiến tranh, họ yếu đuối và có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.”, ông nói.

“Khi hòa bình lập lại, họ mong ngóng chồng, con trai, anh em của mình trở về nhưng họ không bao giờ trở lại. Trong xã hội hiện đại, cuộc sống cũng đầy khó khăn. Tôi luôn bị xúc động khi nhìn thấy những hình ảnh đó. Những người phụ nữ luôn luôn đẹp, như những bông hoa vậy”. Nếu không có người phụ nữ bên cạnh ông, nhất định có những bông hoa ở gần đó.

Sự cảm thông và tình yêu cùa ông đối với những người phụ nữ trong những tác phẩm của ông mang đến cho ông những tình yêu đích thực. Một người phụ nữ Pháp yêu mến tranh của ông và sưu tầm rất nhiều tác phẩm của ông. Ba năm sau, bà mời ông tới một khu biệt thự mà bà nói rằng đó là khoản thanh toán cho những bức tranh trước đó và cầu hôn ông. Với sự hỗ trợ của vợ mình, những bức tranh của ông được triển lãm tại châu Âu và vì thế, người hâm mộ ông cũng tăng lên.

Trong số rất nhiều họa sĩ Việt Nam đương đại, Phạm Lực là người duy nhất có một câu lạc bộ những người sưu tập tranh của mình. Câu lạc bộ với hơn 100 thành viên và hơn 6000 tác phẩm thường xuyên tổ chức những buổi triển lãm. Một trong số đó, Tony Olive, người Úc, đang sở hữu 100 tác phẩm của họa sĩ Phạm Lực đã tổ chức một buổi triển lãm vào năm 2009 và tất cả các bức tranh đều được bán. Ông thấy hối hận vì sự thành công của buổi triễn lãm, nhưng ông đã đàm phán để mua lại bốn tác phẩm.

Trong một bài phỏng vấn gần đây với nhà văn Nguyên Ngọc về họa sĩ Phạm Lực, Thomas J.Vallely, Giám đốc chương trình Havard Vietnam, nói rằng nơi yêu thích của ông ở Việt Nam không phải là thành phố nào cả mà đó chính là phòng vẽ của họa sĩ Phạm Lực. Bất cứ khi nào đến thăm Phạm Lực, nói chuyện về hội họa, ông được biết thêm được rất nhiều về Việt Nam, cả quá khứ và hiện tại. Ông được ngắm nhìn những tác phẩm với những chủ đề đa dạng, được thể hiện bằng ngôn ngữ mỹ thuật về sự gian khổ của chiến tranh và những đau thương của cuộc sống, những tác phẩm chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, di sản mang giá trị không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới.

Không chỉ là một nhà sưu tập, ông Phạm Hà, đồng sáng lập hãng du thuyền Emperor Cruises, cũng là một trong số những người bạn của họa sĩ Phạm Lực và hiện đang trưng bày một số tác phẩm của họa sĩ trên hai du thuyền tại Nha Trang và Hạ Long. “Mỗi tác phẩm của Phạm Lực là độc nhất, chứa đựng đầy tình yêu, hy vọng và ý nghĩa, thể hiện phong cách rất riêng của họa sĩ”, ông Hà chia sẻ. “Nghệ thuật của ông giúp người xem hiểu rõ hơn về văn hóa Việt Nam thông qua ngôn ngữ tạo hình và cách thể hiện mỹ thuật, vì thế bạn có thể thật sự trân trọng giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của ông.”

Được xây dựng bằng niềm đam mê, các thương hiệu du thuyền Lux Cruises and Yachts gắn liền với họa sĩ Phạm Lực, từ phong cách du lịch, trang trí, đồ ăn, rượu, nghệ thuật phục vụ, âm nhạc và mỹ thuật cũng đại diện cho một Việt Nam giàu về lịch sử, văn hóa, tự nhiên, di sản và ẩm thực. Tất cả sẽ tạo ra những trải nghiệm thực sự cho du khách. Ông Hà cho biết Emperor Cruises sử dụng những khung ảnh đặc biệt để bảo quản các tác phẩm hội họa tránh các tác động do môi trường biển gây ra, và tin rằng những bức tranh sơn mài sẽ ngày càng trở nên đẹp hơn theo thời gian. www.lux-cruises.com