Đặc tính tranh Phạm Lực

December 25, 2023 By Uncategorized Comments Off

Đặc tính tranh Phạm Lực

Ngay ở thời điểm hiện nay, vẫn có đến 70% dân số Việt Nam sống ở vùng nông thôn, tức là sinh hoạt trong một môi trường rất gần gũi với thiên nhiên. Miền Bắc Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên có cả mùa hè dài và nóng lẫn mùa đông, tuy rất ngắn, nhìn chung là có đủ sự biến đổi theo bốn mùa. Ngoài ra, từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm thường phải đón chịu các cơn bão, có những lúc lại phải chịu thiên tai như lũ lụt, có thể nói người Việt Nam sống trong một môi trường tự nhiên khá khắc nghiệt. Hơn nữa, lại trải qua một thời kỳ chiến tranh kéo dài, nên cuộc sống của người Việt Nam bị đặt trong một hoàn cảnh khắc nghiệt cả về tâm lý, xã hội cũng như kinh tế.

Chính trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc kéo dài, phải làm thế nào để sống sót trở về, không thể chết được nếu chưa “nghe thử bài hát đó”, “ăn lại một lần bữa ăn đó”, “xem lại một lần bức tranh đó” là tâm lý chung của người Việt Nam. Để khích lệ bản thân, lấy lại cuộc sống nhân văn cũng như để chia sẻ niềm vui với gia đình và những người thân, con người cần đến các môn nghệ thuật như âm nhạc, diễn kịch, văn học, hội họa. Ngược lại, trong môi trường đó, các bộ môn nghệ thuật cũng được nuôi dưỡng bởi khát vọng mang tính nhân bản là được sống theo đúng nghĩa của một con người, do vậy chúng tồn tại một cách rất gần gũi với đời sống. Đây được gọi là truyền thống của nghệ thuật tạo hình Việt Nam.

Lấy ví dụ, ngay cả những họa sĩ lớn lên ở thành phố, do rất quen thuộc với văn hóa phong tục truyền thống của vùng nông thôn, nên rất dễ dàng cảm thụ được tinh thần dân tộc dù thông qua bất kỳ một hình thức biểu hiện nghệ thuật nào. Các làn điệu Chèo – được coi là nghệ thuật kinh kịch của Việt Nam, các làn điệu dân ca, tranh khắc Đông Hồ, điêu khắc trên kiến trúc đình ở các làng nghề trong một thời gian dài đã ảnh hưởng đến việc hình thành năng lực cảm thụ của người nghệ sĩ Việt Nam.

Có thể nói dù ý thức hay không ý thức, người nghệ sĩ Việt Nam, dù hoạt động trong lĩnh vực nào đi chăng nữa, nhìn chung đều xác định mình mang sứ mệnh phải đáp ứng được những nhu cầu mang tính cơ bản của dân tộc mình. Đặc biệt nếu so sánh với văn học, diễn kịch hay âm nhạc, hội họa ít chịu sự áp đặt chính trị và tư tưởng hơn, nên các họa sĩ được tự do hơn trong việc thể hiện nội tâm của mình. Với ý nghĩa này, có thể coi Phạm Lực là một họa sĩ đã thể nghiệm tinh thần dân tộc Việt Nam.

Trước tiên, hay thử cùng tìm hiểu từ góc độ một họa sĩ chuyên nghiệp. Tuy không xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhưng có thể nói tranh của Phạm Lực nằm trong dòng chảy truyền thống của nền hội họa cận đại Việt Nam. Đó là vì các tác phẩm của Phạm Lực chia sẻ được nhận thức chung về việc “làm thế nào để phát triển hiện đại trên cơ sở nối dài truyền thống”. Đề tài của Phạm Lực được lấy từ những điều rất gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam bình thường như tranh nhân vật lấy đề tài về mẹ và con, tranh phong cảnh về vùng nông thôn hay làng chài, tranh về gia súc như trâu, tranh tĩnh vật như hoa quả hay bình hoa…

Bên cạnh đó, Phạm Lực cũng dám vẽ rất nhiều tác phẩm về đề tài nude, một đề tài mà nhiều họa sĩ Việt nam chịu ảnh hưởng của ý thức hệ xã hội chủ nghĩa thường tránh né. Trong lựa chọn đó, có thể cảm nhận được ý thức mãnh liệt về cái tôi của họa sĩ, ý thức tôi lựa chọn cái mà tôi muốn vẽ. Đối với Phạm Lực giá trị tối thượng là “sự tự do của bản thân”.

Ngoài ra, không chỉ sử dụng hình thức tranh của Phương Tây như tranh dầu, tranh chì hay màu nước, Phạm Lực còn sử dụng những nguyên liệu rất truyền thống của Việt Nam. Ông cũng có các tác phẩm tranh sơn hay tranh lụạ. Dù một tác giả tranh sơn người Nhật là Ando Saeko đã phê phán “tranh sơn của Phạm Lực không sử dụng chất liệu sơn truyền thống của Việt nam mà sử dụng chất liệu sơn hóa học hợp thành, cũng như không sử dụng kỹ thuật sơn mài nên không thể coi là tranh sơn thuộc dòng chính thống”, nhưng rõ ràng Phạm Lực cũng có những tác phẩm tranh sơn.

Ngoài ra, do từng ở trong quân ngũ, nên Phạm Lực vẽ nhiều tranh về đề tài người lính hay gia đình ở lại của người lính trong thời chiến. Tuy nhiên, dù chọn đề tài nào đi chăng nữa, dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp, những bức tranh đó đều thể hiện “nỗi buồn chiến tranh”. Phạm Lực không có dù chỉ một tác phẩm theo phong cách cổ động nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu như những tác phẩm mà các họa sĩ “đi theo quân đội” hay vẽ.

KHÁI QUÁT VỀ NỀN HỘI HỌA CẬN ĐẠI VIỆT NAM

December 25, 2023 By Blog Comments Off

KHÁI QUÁT VỀ NỀN HỘI HỌA CẬN ĐẠI VIỆT NAM

Cho đến khi giành được độc lập vào thế kỷ X, Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ trực tiếp trong suốt 1000 năm (Thời kỳ Bắc thuộc). Ngay cả sau khi độc lập, các vương triều Việt Nam cũng thống trị đất nước theo mô hình vương triều kiểu Trung Quốc. Nhà Lý (1009-1225), nhà Trần (1225-1400), nhà Lê (1428-1789), nhà Nguyễn (1802-1945) đều xây dựng cung điện theo kiểu Trung Quốc. Do vậy, chắc chắn đã tồn tại những họa sĩ để vẽ bích họa, trang trí trên tường hay trần cung điện.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu lịch sử Đào Thế Hùng (1), các họa sĩ khi đó làm việc với tư cách là những người thợ vô danh trong một nhóm thợ, ở Việt Nam không có truyền thống làm việc với tư cách là họa sĩ chuyên nghiệp độc lập.

Năm 1925, sau 40 năm bị Pháp xâm chiếm làm thuộc địa, tình hình xã hội Việt Nam đã đi vào ổn định, người Pháp đã thành lập tại Hà Nội Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Một họa Sĩ người Pháp là Victor Tardieu (1870-1937) đã có công rất lớn ương việc thành lập ngôi trường này. Việc một tác phẩm trưng bày tại triển lãm tại Paris giành được giải thưởng Đông Dương của Hiệp hội Mỹ thuật Thuộc địa Pháp đã đưa Tardieu đến Việt Nam.

Giải thưởng Đông Dương này chính là một gói học bổng đến làm việc tại Đông Dương, họa sĩ được giải sẽ nhận được một tấm vé hai chiều Paris – Đông Dương cũng như một chuyến du lịch Đông Dương miễn phí. Do chi phí ăn ở không dư giả lắm, nên thông thường, các họa sĩ chỉ lưu lại Đông Dương trong một thời gian ngắn rồi về nước.

Tuy nhiên, sau khi đến Hà Nội, Tardieu đã nhận công việc vẽ bức bích họa lớn trên tường của Đại học Đông Dương vốn đang được xây dựng, nên ông đã kéo dài thời gian lưu lại Hà Nội. Trong thời gian ở đây, Tardieu đã tìm hiểu về tình hình mỹ thuật Đông Dương cũng như giao lưu với các họa sĩ bản địa, dẫn đến ý tưởng thành lập một trường cao đẳng mỹ thuật với mục đích “bồi dưỡng những nghệ sĩ (bản địa) thông qua việc cảm hóa họ bằng những tư tưởng và phương pháp ưu Việt của nước Pháp”.

Cụ thể, Tardieu đề xuất với Toàn quyền Đông Dương Merlin về một phương án cải cách giải thưởng Đông Dương. Theo đó, họa sĩ được giải sẽ dành năm đầu tiên để du lịch Đông Dương, năm tiếp theo sẽ phải có nghĩa vụ giảng dạy tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Phương án này đã được chấp thuận.

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã được thiết lập với Pháp lệnh ngày 27/10/1924. Một năm sau đó, Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã chính thức mở cửa. Các công trình kiến trúc và tổ chức cũng dần dần được hoàn thiện, để 5 năm sau, hai khoa Điêu khắc Hội họa Phác thảo và Khoa Kiến trúc đã bắt đầu tiếp nhận học viên. Khoa Điêu khắc Hội họa Phác thảo có 50 học viên, 40 người thuộc khóa dự bị, Khoa Kiến trúc có 10 người, 16 người thuộc khóa dự bị, tổng số là 116 người. Trừ khóa dự bị, thời gian tu nghiệp là 5 năm. Đại đa số học viên được chu cấp chi phí học tập, được bảo đảm điều kiện kinh tế trong suốt 5 năm, nên có thể tập trung để tiếp nhận nền giáo dục mỹ thuật.

Đội ngũ giảng viên được tổ chức rất bài bản, các họa sĩ được giải thưởng Đông Dương chủ yếu phụ trách các giờ học kỹ thuật thực tiễn, trong khi các môn lịch sử mỹ thuật, lịch sử mỹ học, khảo cổ học ủy thác cho đội ngũ giảng viên đến từ Học viện Viễn Đông Bác Cổ (Ecole Francaise de l’Extreme Orient: EFEO). Như vậy, Trường Cao đăng Mỹ thuật Đông Dương đã học tập mô hình của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris, vốn đã tích lũy truyền thống và kinh nghiệm từ thời Phục hưng.

Các kỹ thuật hội họa và điêu khắc được giảng dạy thuộc trường phái Paris. Tuy nhiên, Tardieu còn có một ý tưởng tiến bộ hơn nhiều. Ông nhận thức vấn đề là “phải làm thế nào để có được sự phát triển mang tính hiện đại trên cơ sở kéo dài truyền thống”. Ý tưởng này là khuyến khích học viên trên cơ sở học tập kỹ thuật và tư tưởng của Trường phái Paris, phối hợp những kiến thức đã học được với các tư tưởng và kỹ thuật truyền thống của Việt Nam theo hướng hiện đại.

Được dẫn dắt bởi triết lý của Tardieu, các họa sĩ thuộc thế hệ đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương bên cạnh việc tiếp thu các kỹ thuật và nguyên lý của nền hội họa Pháp, đã thử nghiệm việc sáng tác theo các chủ đề truyền thống để hình thành nên một phương pháp hội họa riêng. Các họa Sĩ này được gọi là “trường phái Hà Nội”. Các họa sĩ nổi tiếng như Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ đã hình thành nên “trường phái Hà Nội” này.

Công lao lớn nhất của những họa sĩ hoạt động với tư cách là chuyên gia thời kỳ đầu này là họ đã ứng dụng được các chất liệu truyền thống của Việt Nam như sơn mài hay tranh lụa vào kỹ thuật hiện đại, biến chúng không chỉ dừng lại ở những đồ thủ công trang trí mà trở thành những tác phẩm hội họa, nâng cao được giá trị nghệ thuật của chúng.

Tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam có thể khai thác được nguồn sơn với chất lượng tốt. Do vậy, năm 1927, người phụ trách giảng dạy hội họa tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là Joseph Inguimberty đã quyết định mở lớp hội họa sơn. Năm 1937, Tardieu qua đời, 1 năm sau tức năm 1938, Évariste Jonchère kế nhiệm Tardieu làm hiệu trưởng đã tiếp tục phát triển Khoa sơn, cũng như thành lập trường thủ công tại nhiều địa phương.

Ngoài ra, Nguyễn Phan Chánh – học viên khóa đầu tiên được Victor Tardieu nhận xét là không thích hợp với tranh dầu mà tài năng của ông hợp hơn với tranh truyền thống, sau một thời gian lao tâm khổ tứ đã tạo ra được một bước đổi mới lớn khi ứng dụng thành công kỹ thuật hiện đại trên tranh lụa. Như vậy, không chỉ dừng lại ở tranh dầu, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã dần dần chuyển sang việc giảng dạy các kỹ thuật truyền thống của Việt Nam như tranh lụa và tranh sơn.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Tuy nhiên, nước Pháp đô hộ không thừa nhận nền độc lập đó, dẫn đến cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Mặc dù năm 1954, tại Điện Biên Phủ, Việt Nam đã giáng một đòn tấn công mang tính hủy diệt vào quân đội Pháp, nhưng trong bối cảnh Chiến tranh lạnh khi đó, Mỹ đã nắm lấy quyền chủ động, thành lập quốc gia “Việt Nam Cộng hòa” ở Sài Gòn, dẫn đến việc chia tách Việt Nam thành hai miền Bắc – Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa), kéo dài cuộc chiến.

Do tình trạng chiến tranh kéo dài trong suốt 30 năm, Miền Bắc Việt Nam đã bị cô lập khỏi thế giới, hoạt động giao lưu mỹ thuật chỉ được tiến hành với các nước Xã hội chủ nghĩa, đi theo con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, do các họa sĩ thuộc thế hệ thứ nhất lẩy mục đích sáng tạo nghệ thuật là sử dụng những phương pháp thể hiện mới mà mình đã được trang bị để phục vụ cho mục đích chính trị, nên họ bắt buộc phải tự phủ định tính cá nhân. Những họa sĩ được đào tạo đông đảo tại các trường mỹ thuật tại Hà Nội trong thời kỳ này được gọi là “thế hệ thứ hai”, nhằm phân biệt với những họa sĩ tiếp nhận nền giáo dục hội họa tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trước đó.

Việc tiếp xúc với hiện thực Xã hội chủ nghĩa được coi là việc lựa chọn một cách có ý đồ những đề tài liên quan đến tư tưởng, với hình mẫu là các tác phẩm của Liên Xô và Trung Quốc. Những hình mẫu đó đã dẫn dắt các nghệ sĩ đến cuộc sống hiện thực, giúp họ nâng cao trách nhiệm đối với xã hội. Mặt khác, nó lại bó buộc người nghệ sĩ trong một tư duy thẩm mĩ cố định, không chấp nhận sự đa dạng.

Do vậy, các tác phẩm trong thời kỳ này tuy bao hàm nhiều giá trị cống hiến cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng về hình thức thể hiện lại thiếu đi tính sáng tạo, chỉ dừng lại ở những hình thức đơnđiệu và bình thường.

Tuy nhiên, các họa sĩ thuộc “thế hệ thứ nhất” – những người tìm kiếm phương pháp thể hiện đặc trưng của Việt Nam, cũng như “thế hệ thứ hai” đã nghiêng về phong cách hội họa ấn tượng của Châu Âu hơn là phong cách hiện thực Xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và Trung Quốc.

Lối ra cho người nghệ sĩ trong thời kỳ này bị giới hạn trong các cuộc triển lãm tập thể do Hội Mỹ thuật (thành lập năm 1957) hay các cơ quan văn hóa tổ chức. Các cuộc triển lãm cá nhân là cực kỳ hiếm, có thể nói là gần như không có. Việc đánh giá các tác phẩm dự thi cũng phải tuân thủ những tiêu chuẩn thẩm mỹchính thống, các tác phẩm thoát ly khỏi những tiêu chuẩn đó ngay lập tức sẽ bị loại bỏ bởi sự kiểm duyệt của Hội đồng đánh giá nghệ thuật bao gồm lãnh đạo của Hội Mỹ thuật.

Người mua các tác phẩm hội họa trong thời kỳ này là các bảo tàng mỹ thuật, nhưng các bảo tàng tự tiện áp đặt giá cho từng tác phẩm, trong khi người tạo ra tác phẩm hội họa thậm chí còn không có quyền đề xuất giá bán cho tác phẩm của mình. Đó là vì vào thời kỳ này, người ta coi việc được các bảo tàng mỹ thuật mua tranh bản thân nó đã là một niềm vinh dự. Trong tình hình như vậy, người họa sĩ cũng không thể sống được bằng các tác phẩm của mình.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam kết thúc, đất nước được thống nhất. Tuy nhiên, việc đưa quân sang Campuchia (phía Việt Nam dùng từ“đưa quân”, nhưng cộng đồng quốc tế khi đó lại phê phán đây là hành vi “xâm lược”), rồi tiếp theo đó là Chiến tranh Trung – Việt bùng phát, đến đầu những năm 1980 lại xảy ra nạn đói Ở Miền Trung. Đời sống khổ cực, giới mỹ thuật cũng phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn.

Cuối năm 1986, Việt Nam bắt đầu chính sách Đổi mới, nền hội họa Việt Nam cũng bước sang một thời kỳ mới. Bản thân các nghệ sĩ Việt Nam cũng cónhững nỗ lực mang tính chủ động, tuy nhiên ảnh hưởng từ các nhà sưu tầm hội họa nước ngoài cũng rất lớn. Việc các nhà sưu tầm nước ngoài, ban đầu là từ các nước Âu Mỹ và sau đó là từ các nước Châu Á khai quật các tác phẩm hội họa đã kích thích ý chí sáng tạo của các họa sĩ Việt Nam. Chính các nhà sưu tầm này đã xác định giá trị của mỹ thuật Việt Nam, cũng như hỗ trợ cho sự thành công của nhiều họa sĩ mà trước đó hầu như chưa được biết đến.

Thị trường hội họa Việt Nam được mở rộng từ thành phố Hồ Chí Minh nhờ mối liên kết hình thành với các họa sĩ sống Ở nước ngoài. Tại Hà Nội, tuy việc sưu tập có quy mô hẹp hơn, nhưng một vài họa sĩ như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Đình Dũng, Đặng Xuân Hòa cũng bắt đầu được các nhà sưu tầm nước ngoài chú ý đến. Một trong số đó chính là Phạm Lực.

PHẠM LỰC LÀ AI?

Phạm Lực, Picasso Việt Nam, Hoạ sĩ chiến sĩ sống qua hai thế kỷ kể chuyện chiến tranh, hoà bình, di sản nước Việt bằng hội hoạ bậc thầy.

Vài nét chính

Được biết đến với tên gọi “Picasso của Việt Nam”, Phạm Lực (1943) là một trong số hiếm hoi những họa sĩ đã vượt qua mọi giới hạn tiền lệ. Thật khó có thể tin được, ở vào tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng mỗi ngày, họa sĩ Phạm Lực đều có thể đứng trước giá vẽ hơn 12 tiếng và vẽ nên hơn chục bức tranh. Nhẩm tính, một năm sẽ có đến hơn ngàn bức tranh được ông thổi hồn cho tới khi bị tai biến và không thể vẽ được nữa.

Hầu hết những bức vẽ của ông đều được chăm chút bằng tất cả niềm say mê và tỉ mỉ. Song trong số ấy, cũng có không ít những tác phẩm được ra đời chỉ bằng vỏn vẹn những nét vẽ phóng khoáng hay sự thăng đầy hoa ngẫu hứng của người họa sỹ tài ba.

Không chỉ kiên định trong tình yêu nghệ thuật, người họa sĩ với vóc dáng nhỏ gọn, nhưng đậm người này vẫn luôn “một lòng một dạ” với phong cách ria rậm, tóc dài, cố hữu của mình, đặc biệt ngay cả khi ông đang trong thời gian tại ngũ, sống và làm việc tại nơi được biết đến với vô vàn những quy định khắt khe về tác phong, thẩm mĩ.

Thành công trên con đường nghệ thuật, song có lẽ ít ai biết đến tận tường những trở trăn, gian khổ và cả những lận đận trong câu chuyện đời, chuyện tình của ông.

Phải chăng, nhờ tư chất thiên tài, nguồn năng lượng dồi dào, kỹ thuật dụng màu thiên biến vạn hóa, hay bởi cuộc đời đầy những sóng gió, thăng trầm và cả những câu chuyện tình duyên dang dở đã khiến họa sĩ phạm lực được biết đến nhiều hơn qua những cái tên gắn liền với những nhà cầm cọ đại tài của thời đại?

Qua bài viết này, hãy cùng nhau giải mã bí ẩn đó, đồng thời thông trang đời sống động của người họa sĩ đặc biệt ấy, nền hội họa Việt Nam trong thời hiện đại cũng sẽ phần nào được khắc họa rõ nét.

PHẠM LỰC LÀ AI?

Phạm Lực sinh ngày 14 tháng 3 năm 1943 tại miền quê Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, (Cố đô của vương triều Nguyễn). Cha ông, khi ấy là một vị quan cấp thấp trong cung đình. Tuy thân phụ của ông chỉ có ba người vợ chính thức, nhưng bên cạnh đó lại còn những mối quan hệ phức tạp bên ngoài, vì thế không ai biết đích xác cha ông có bao nhiêu người con. Chỉ biết, Phạm Lực là một trong ba người con trai của người vợ thứ hai.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nhà nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Tuy nhiên, nước đô hộ khi ấy là Pháp vẫn chưa công nhận Việt Nam là một nước Dân Chủ Cộng Hòa mà chỉ coi nước ta như thuộc địa. Để tránh khỏi thảm cảnh xung đột, mẹ Phạm Lực đã đưa 3 con trai về nương nấu tại quê ngoại (Hà Tĩnh). Mẹ ông cũng chính là cháu gái của đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) – một trong những nhà thơ lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, tác giả của tập truyện thơ “Kim Vân Kiều” viết vào đầu thời Nguyễn.

Ngay từ khi mới 3 tuổi, Phạm Lực đã thể hiện tài năng cũng như tình yêu đặc biệt của mình với hội họa. Khi ấy, đâu đâu cậu bé Phạm Lực cũng vẽ được, từ tường nhà, ngõ xóm cho đến các công trình ở công viên. Tài năng hội họa đặc biệt của Phạm Lực đã sớm được mọi người thừa nhận và thu hút sự chú ý của những người sống xung quanh.

Năm 1959, sau khi tốt nghiệp tiểu học, Phạm Lực được nhận vào khóa 3 năm của Trường Cao đẳng Mỹ thuật tại Hà Nội. Năm 1962, ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật với vị trí thủ khoa. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ làm việc tại Phòng Văn hóa tỉnh Hà Tây. Tuy nhiên, ông không làm việc ở đây lâu mà sớm được chuyển sang đội công an vũ trang và được phân công làm trong ban điện ảnh quân đội.

Tiếp theo đó, năm 1965, ông nhận nhiệm vụ làm giáo viên hội họa của Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi. Đây là ngôi trường nơi con em của các cán bộ Đảng và quân đội học tập.

Mùa hè năm 1965, Phạm Lực về nước với tư cách là nhân viên của Tổng cục Chính trị thuộc Trường Thiếu sinh quân và được đưa về Thanh Hóa để thẩm tra tư cách Đảng viên. Lúc bấy giờ, việc thẩm tra tư cách Đảng viên được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, để được công nhận chính thức là Đảng viên, phải thể hiện được tinh thần dũng cảm trong thời gian “đấu tranh” hay còn gọi là thời gian thử thách trong 12 tháng.

Trực tiếp quan sát chiến trường Hàm Rồng, Phạm Lực lần đầu tiên trong đời đã trải nghiệm sự khốc liệt và tàn khốc của chiến tranh. Ông cũng chứng kiến cánh máy bay Mỹ bị bắn hạ, cảnh rất đông người chết và người bị thương được thu gom về cùng một nơi. Tại cơ sở thu gom, Phạm Lực có bữa ăn cùng rất đông người khác, nhưng ông đã từ chối ăn khi trước mắt mình là thi thể của những người đã mất. Do vậy, việc vào Đảng của ông bị hoãn một năm.

Năm 1967, Phạm Lực chuyển về làm việc với tư cách là giảng viên nghệ thuật tại Cục Văn tuyên huấn, Tổng cục chính trị. Nhiệm vụ của ông là đến các đơn vị và quân khu theo các khóa học 3 tháng, làm giáo viên dạy những người lính cách vẽ tranh tường và tranh cổ động. Khi đó, “Miền Bắc” (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và “Miền Nam” (Việt Nam Cộng hòa) đang trong tình trạng chiến tranh, với một giới tuyến, thực chất là biên giới giữa hai chính thể, được vạch ra ở Vĩ tuyến 17. Người ta gọi đường ranh giới đó là giới tuyến quân sự.

Phạm Lực đã có thời gian giảng dạy ở Khu IV – quân khu của “Miền Bắc” gần nhất với vĩ tuyến 17. Ngoài ra, ông cũng có thời gian làm việc tại Bộ tư lệnh 559 – đơn vị quản lý tuyến đường mòn bí mật vận chuyển Vật tư và binh Sĩ từ Bắc vào Nam, được gọi là “Đường mòn Hồ Chí Minh”.

Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ với tư cách là một nghệ sĩ quân đội, cũng trong thời gian đó, Phạm Lực vẫn duy trì sự nhạy cảm của một nghệ sĩ độc lập. Trong khi Đường mòn Hồ Chí Minh thời bấy giờ là đối tượng sáng tác trung tâm nhất của các họa sĩ Miền Bắc, Phạm Lực lại chọn cho mình một đề tài theo đuổi riêng.

Trong những năm tháng ấy, đã có một khoảng thời gian nhất định, Phạm Lực từ chối việc vẽ tranh theo những chủ đề đã được giao. Thay vào đấy, bên cạnh việc hoàn thành công việc mang tính nghĩa vụ, Phạm Lực cũng vẽ về những đề tài khác. Ông tận dụng buổi tối cũng như mọi thời gian rảnh rỗi đồng thời tận dụng mọi dụng cụ có thể sử dụng được để vẽ những điều mà mình muốn, vẽ ở mọi địa điểm, dù là tiền tuyến hay hậu phương.

Tranh của Phạm Lực khi đó, dù là những bức tranh khỏa thân nhạy cảm hay về đề tài lãng mạn cũng đều được lột tả hết sức tinh tế. Tại Miền Bắc vào thời điểm đó, tuy những đề tài tương tự không được khuyến khích, cũng không bị cấm đoán, song việc công bố thì lại bị nghiêm cấm. Đối với một cán bộ quân đội lại là Đảng viên như Phạm Lực, cuộc sống hai mặt với một mặt là người nghệ sĩ đi kèm với rất nhiều rủi ro. Do đó, Phạm Lực đã hết sức lưu ý giữ gìn những bức tranh đó, chỉ đưa ra xem đối với những người bạn thực sự tin cậy và được lựa chọn kỹ càng.

Bên cạnh đó, vải và màu vẽ khi đó do Liên Xô và Trung Quốc cung cấp nên rất thiếu thốn, Phạm Lực cũng không còn cách nào khác là phải luôn nỗ lục tìm kiếm những vật dụng có thể sử dụng. Đế vẽ được, ông phải trưng dụng bao gạo đã rỗng, cố gắng vẽ tranh bằng tất cả những gì có trong tay. Có những lúc, ông phải thử dùng cả đầu bẩn còn sót các bình xăng thay cho màu đen. Phạm Lực đã là một họa sĩ với căn tính ưa thích việc vẽ tranh một cách hết sức bản năng như vậy.

Năm 1972, ông tham gia một khóa đào tạo về hội họa ở cấp đại học và tốt nghiệp năm 1977. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 – ngày Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Phạm Lực khi đó đang tham gia một khóa bồi dưỡng ở Quân khu 4 thuộc tỉnh Nghệ An. Phạm Lực nói ông nhớ rất rõ cảm xúc ở thời điểm đó. Đó là thứ cảm xúc sung sướng và được giải thoát, vì từ giờ ông có thể về Hà Nội, có thể gặp gỡ thường xuyên hơn mẹ mình vốn sống ở vùng ngoại ô Hà Nội, cũng như gặp lại biết bao người mà lâu lắm ông không được gặp.

Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, ông đã được đến Thủ đô Sài Gòn của Miền Nam Việt Nam – vốn trước đó là quốc gia đối địch, trong một chuyến đi chính thức. Dọc đường, ông đã tạt qua Cố đô Huế ở Miền Trung và gặp lại cha mình. Mấy tháng trước đó, cha ông đã gửi một lá thư về quê ông ở Hà Tĩnh để liên lạc với mẹ con Phạm Lực. Trong lá thư đó, cha ông đã ghi lại địa chỉ của mình ở Huế. Khoảnh khắc bước vào cửa, gặp lại cha mình và những người anh chị em họ đã đẩy lên trong tâm khảm Trung tá Phạm Lực một cảm xúc rất lẫn lộn, vừa vui mừng nhưng cũng có chút sợ hãi.

Đó là vì trong gia đình ông, không phải tất cả mọi người đều cảm thấy hạnh phúc với chiến thắng của phe Miền Bắc, cũng không phải tất cả mọi người trong gia đình ông đều cảm thấy tự hào khi đón tiếp một thành viên đang mang trên mình bộ quân phục cán bộ Quân đội Nhân dân của quân đội Miền Bắc. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, tình cảm huyết thống đã vượt qua quan điểm chính trị. Phạm Lực đã giải tỏa được sự e ngại ban đầu với những người anh chị em họ và nhanh chóng trở nên thân thiết. Sau đó, một người anh chị em họ của Phạm Lực do là binh sĩ Miền Nam nên bị đưa vào trại cải tạo. Phạm Lực đã đứng ra viết đơn bảo lãnh đề người thân được phóng thích.

Năm 1976, Phạm Lực kết hôn lần đầu tiên. Giữa ông và người vợ đâu tiên có ba người con, hai con gái và một con trai. Tuy nhiên, sau đó, hai người đã ly hôn, đến năm 1989, ông tái hôn cùng một phụ nữ Pháp, François Flane. Tuy nhiên, giữa hai người không có con chung. Vợ thứ hai của ông là một cán bộ của UNICEF, sau khi văn phòng Việt Nam bị đóng cửa, bà đã trở về Pháp. Hiện tại, ông đang sống với bà Allison Cargill, giáo viên Mỹ thuật trường Quốc tế Anh tại Hà Nội. Bà cũng là người say mê những tác phẩm hội họa của Phạm Lực và đem lòng yêu ông.

Phạm Lực làm việc trong quân đội đến năm 1989. Năm 1979, khi xảy ra Chiến tranh Trung – Việt, ông đã làm việc tại khu vực biên giới với Trung Quốc với công việc tương tự như dưới thời Chiến tranh Việt Nam là dạy những người lính cách vẽ các bức tranh tường. Phạm Lực xuất ngũ với vị trí Đại tá. Mặc dù làm việc trong quân đội trong một khoảng thời gian dài cũng như đã có những cống hiến nhất định, nhưng Phạm Lực không được tặng thưởng bất cứ một huy chương hay huân chương nào.

Phạm Lực giải thích rằng đó là vì ông chưa một lần nào viết đơn xin huân chương hay huy chương. Tóc dài và để ria là hai điều cấm kị trong quân đội, nhưng Phạm Lực đã không thay đổi phong cách của mình. Vì vậy, ông cũng không dám đến các buổi hội họp vinh danh các cán bộ chiến sĩ khi còn tại ngũ.

Phạm Lực đã vẽ hàng vạn bức tranh, nhưng ông hầu như chưa bao giờ đưa tác phẩm của mình tham dự các cuộc thi hay triển lãm chính thức được tổ chức bởi các đoàn thể như Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Bút Lực

December 12, 2022 By Blog, Blog, Blog Comments Off
Một đời họa sĩ chiến sĩ Phạm Lực cháy hết mình vì nghệ thuật.

Đối với một nghệ sĩ nổi tiếng làng hoạ Việt Nam thì nguồn cảm hứng và chủ đề cho ra đời các tác phẩm hội họa được tìm thấy ở mọi lúc, mọi nơi, trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Và họa sĩ Phạm Lực thì vẽ tranh giống như tập thể dục hàng ngày. Nếu một ngày, ông ấy không vẽ một thứ gì đó thì ông ấy cảm thấy như bị ốm, mà vẽ là khỏe ra ngay, điều này có lẽ giải thích

cho số lượng tranh dồi dào và các nhà sưu tập phong ông danh hiệu như Picasso của Việt Nam giành cho ông ấy.

Dòng dõi nghệ thuật

Sinh năm 1943 tại Huế, thấy tình hình Huế có nhiều biến động, cha ông là một vị quan nhỏ triều Nguyễn đã đưa vợ và con ra ra Hà Tĩnh, lớn lên tại vùng biển Miền Trung này, sau đó ông được cử ra Hà Nội học mỹ thuật. Mẹ Phạm Lực là chắt ngoại đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820).

Cùng huyết thống dòng máu nghệ thuật, cụ Nguyễn Du viết thơ còn Phạm Lực diễn tả cảm xúc bằng màu sắc đường nét và hình khối. Hoạ sĩ Phạm Lực đã cầm cọ được khoảng trên 70 năm và vẫn còn vẽ dù rất yếu vì tuổi già, gần như cả đời cầm cọ, đủ thấy bút lực và đam mê hội hoạ của ông lớn nhường nào.

Từ khi ba tuổi, ông ấy đã cố gắng biến mọi thứ thành cọ vẽ. Đó có thể là một cục gạch hoặc than, một cành cây, hoặc một viên đá, và khắp nơi đều là tấm bạt vẽ của ông. Rất nhiều lần ông bị những người hàng xóm mắng vì ông đã vẽ lên tường nhà họ. May mắn thay, sau đó ông đã tìm thấy một bờ cát rộng bên bờ sông gần nhà, nơi ông có thể vẽ trên tấm vải cát bằng một cành cây.

Lớn lên trong thời chiến, chàng thanh niên Phạm Lực trở thành một người lính sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Nhưng niềm đam mê hội họa của ông không bao giờ ngừng. Khi một tay cầm súng, tay kia luôn cầm cọ vẽ đấy là cuộc đời của một họa sĩ chiến trường, xông pha các mặt trận khói lửa dọc Trường Sơn đánh Mỹ. Bạn đồng hành thường xuyên của ông ấy là giấy, bút lông và màu vẽ. “Nhiệm vụ của một họa sĩ là ghi lại những gì mình quan sát được,” họa sĩ Phạm Lực giải thích. “Cuộc sống luôn tràn ngập sắc màu. Tôi không muốn bỏ lỡ điều gì”.

Những lúc quá tập trung để không bỏ lỡ một khoảnh khắc nào của cuộc sống, ông thường bị lỡ chuyến tàu hoặc bị kẻ trộm lợi dụng. Mất đi “công cụ” của mình là một thảm họa vì những thứ như vậy rất hiếm trong thời chiến. Tuy nhiên, cái khó ló cái khôn. Một lần nữa, ông ấy lại cố gắng biến mọi thứ vứt đi thành toan vẽ, chẳng hạn như bìa carton, bao tải hoặc võng bồ đội, những họa phẩm độc nhất vô nhị mà ngày nay những nhà sư tầm tranh săn lùng ráo riết.

Ảnh hưởng tứ trụ

Phạm Lực cũng không bao giờ giới hạn bản thân trong một phong cách cụ thể. Từ nghiên cứu của ông về trường phái nghệ thuật Châu Âu tại trường học Pháp, màu nước Trung Quốc trong nghệ thuật châu Á, và học hỏi từ bộ tứ các họa sĩ Việt Nam nổi tiếng và thành công nhất từ năm 1945 – Nghiêm, Liên, Sáng và Phái – tất cả đều tốt nghiệp từ trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (L’Ecole des Beaux Arts de L’Indochine).

Mỗi họa sĩ đi theo những con đường hoàn toàn khác nhau, trường phái và phong cách khách nhau, với ước lệ của Nghiêm, sự mềm mại và nữ tính của Liên, sự mạnh mẽ của Sáng và chủ nghĩa hiện thực của Phái, nghệ thuật của Lực phản ánh nơi giao thoa giữa Đông và Tây. Ông cũng thử thách bản thân ở nhiều phong cách khác nhau – tranh sơn dầu, sơn mài, tranh lụa, mầu nước và tranh khắc gỗ, tranh ông vẽ đủ cả các trường phái từ trừu tượng, hiện thực, siêu thực, dã thú, đến ấn tượng.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông về hưu, ông bắt đầu vẽ với các chất liệu vải khác nhau ở mọi ngóc ngách trong nhà, nơi trở thành không gian làm việc của ông. Khi bị bí chất liệu, cùng chủ đề chuyển tải vẽ tranh sơn, ông có thể đổi nó thành tranh sơn dầu, tranh lụa và tiếp tục với một tâm trạng khác.

Tùy sức khỏe họa sĩ cũng vẽ theo mùa như mùa đông ông hay vẽ tranh lụa và sơn dầu. Mùa hè cởi trần ra làm sơn mài ấy là khi ông còn khỏe. Ông nói: “Cứ để tôi một mình trong căn phòng có chiếc radio cũ phát nhạc Việt Nam thời tiền chiến và bút vẽ, màu và tôi sẽ làm việc một cách tự nhiên, theo cảm hứng, ký ức, không cần phác thảo.”

Do thường xuyên bị đau đầu bởi chứng huyết áp cao, Phạm Lực bị mất ngủ từ năm 14 tuổi. Nhiều ý tưởng mới nảy ra trong đầu ông vào những đêm ông trằn trọc trên giường. Ông ấy thường không biết liệu nó đến từ thực tế hay là một giấc mơ. Nhưng ông ấy nhanh chóng đi đến khung vẽ để khắc họa ý tưởng. Mỗi khi chạm vào bút vẽ, cơn đau đầu của ông ấy lại dịu đi và họa sĩ như chìm vào một giấc mơ. Ngày hôm sau, đôi khi ông quên đi khả năng sáng tạo đêm qua của mình, thức dậy vào buổi sáng và ngạc nhiên thú vị khi nhìn thấy tác phẩm.

Họa sĩ của nhân dân

Các nhân vật trong tranh Lực cũng rất đa dạng, chẳng hạn như chợ quê, tranh Tết, miêu tả các bài ca trù, di sản vật thể và phi vật thể, những nhân vật trích đoạn Chèo, Tuồng, Ả Đào, anh hùng Thánh Gióng hay những nhân vật trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Phụ nữ và hoa dường như truyền cảm hứng cho ông ấy nhiều hơn. Đó có thể là một người phụ nữ mặc váy cũ đạp xe chở con trai trong thời chiến, hay một bà lão bán nước cổng làng quê truyền thống Bắc Bộ, hay những phụ nữ với nhiều tâm trạng thời hiện tại.

Ông tin rằng các cuộc chiến của Việt Nam là cuộc chiến của tất cả mọi người. Khác với các cuộc chiến tranh khác, bất cứ nơi nào Việt Nam cũng có thể bị ném bom và là hiện trường của một trận chiến. Trong bối cảnh đó, phụ nữ Việt Nam là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Phạm Lực nói: “Trong chiến tranh, họ yếu ớt và có thể bị tấn công bất cứ lúc nào. Khi hòa bình lập lại, họ đợi chồng, con trai hoặc anh em của họ về nhà nhưng những người đó không bao giờ trở về. Trong thời hiện tại, cuộc sống cũng khó khăn. Tôi luôn xúc động khi xem những hình ảnh về phụ nữ. Phụ nữ luôn đẹp, giống như hoa.” Nếu không có người phụ nữ bên cạnh ông ấy, thì sẽ có hoa ở đâu đó bên cạnh.

Sự đồng cảm và yêu thương những người phụ nữ trong các tác phẩm hội họa đã mang lại cho ông tình yêu đích thực. Một người phụ nữ Pháp say mê nghệ thuật của ông đã mua nhiều bức tranh chịu của ông. Ba năm sau, cô ấy đưa ông đến một biệt thự và nói đó là trả tiền tranh, và cầu hôn ông ấy. Với sự ủng hộ của cô vợ Pháp, các bức tranh của anh ấy đã được trưng bày ở châu Âu và tăng lượng người hâm mộ.

Trong số các họa sĩ Việt Nam đương đại, Phạm Lực là người duy nhất có một câu lạc bộ người hâm mộ sưu tầm tác phẩm của mình. Hơn một trăm thành viên của câu lạc bộ có khoảng 6.000 bức tranh của ông và thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm. Trong số đó, có Tony Oliver đến từ Úc, người có hàng trăm bức tranh của Lực, đã mở một cuộc triển lãm vào năm 2009 và bức tranh nào cũng được bán hết. Tuy nhiên, ông cảm thấy hối tiếc về quy mô thành công của triển lãm và đã thương lượng để mua lại bốn bức tranh trong số đó.

Người kể chuyện di sản

Họa sĩ Phạm Lực sống qua hai thế kỷ, tham gia chiến tranh chống Mỹ, chống Trung Quốc và cuộc sống hiện tại nên tranh ông rất nhiều sắc màu ký ức, di sản. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với nhà văn Nguyên Ngọc về Phạm Lực, ông Thomas J. Vallely, Giám đốc Chương trình Harvard Việt Nam cho biết nơi ông thích nhất ở Việt Nam không phải là thành phố hay nông thôn mà là ngôi nhà cũng là xưởng vẽ của hoạ sĩ Phạm Lực. Mỗi khi đến thăm, Phạm Lực đều nói về nghệ thuật do đó Thomas J. Vallely đã học được nhiều điều mới mẻ về Việt Nam, cả quá khứ cũng như hiện tại.

Ông thấy tác phẩm của Phạm Lực giàu văn hóa, lịch sử và mang tính di sản, thông qua các chủ đề đa dạng và phong phú, với ngôn ngữ nghệ thuật về các chủ đề và những góc khuất của chiến tranh Mỹ -Việt, những khó khăn và nỗi buồn của cuộc sống, những sáng tạo, chủ đề được đề cập tới không chỉ mang tính Việt Nam mà còn mang tính toàn cầu.

Không chỉ là một nhà sưu tập tôi là người sáng lập Lux Group, với các thương hiệu Lux Travel Dmc, Luxury Travel, Secret Hideaways,  Emperor Cruises, Heritage Cruises… tôi còn coi mình là một người bạn của họa sĩ Phạm Lực và treo một số tác phẩm trên đủ các chất liệu khách nhau, trường phái hội họa khách nhau trên du thuyền tại những điểm đến yêu thích nhất Việt Nam, những vùng vịnh và quẩn đảo đẹp nhất thế giới như Nha Trang, Hạ Long hay vịnh Lan Hạ, quần đảo Cát Bà.

Mỗi tác phẩm của ông ấy đều độc đáo, chứa đầy tình yêu, hy vọng và ý nghĩa, kể những câu chuyện với phong cách đặc biệt của anh ấy. Nghệ thuật của ông ấy giúp người xem dễ dàng hiểu hơn về văn hóa Việt Nam thông qua ngôn ngữ hình ảnh và cách thể hiện nghệ thuật rất riêng của họa sĩ, khiến người xem nhận ra và có thể đọc và hiểu được thông điệp mỗi bức tranh chuyền tải và phong cách nghệ thuật của ông ấy.”

Được xây dựng bằng tâm huyết, các du thuyền của tôi gắn với bậc thầy hội họa Phạm Lực cho các chủ đề du lịch, du ngoạn, ẩm thực, rượu vang, lòng hiếu khách, âm nhạc và nghệ thuật đại diện cho lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, di sản và ẩm thực phong phú của Việt Nam, tất cả tạo nên những kỷ niệm cho du khách.

Trên những du thuyền tâm huyết của tôi đều treo bức tranh quý được làm những khung tranh đặc biệt để bảo quản những bức tranh khỏi tác động của môi trường biển, và tin rằng những bức tranh đẹp sơn mài, tranh lụa của họa sĩ Phạm Lực sẽ trở nên đẹp hơn và giá trị hơn với theo thời gian và để du khách được thưởng lãm.

Màu hoài niệm Bắc Bộ

Màu hoài niệm hội tụ 100 tác phẩm hội họa của danh hoạ Phạm Lực (1943). Những bức họa đã ra đời từ những năm 1965-2019, sắp xếp có chủ ý theo chủ đề từng tầng và mỗi địa điểm, đem đến những cảm xúc khi khám phá di sản, văn hoá và lịch sử. Đặc biệt có bức chân dung chúa sông Bắc Kỳ, vua tàu thuỷ Việt Nam.

Những bức tranh vừa như rất mộc mạc, hoà sắc đơn giản, vừa như rất tinh tế, đều mang những gam màu thâm trầm, phù hợp hoàn hảo với không gian hoài niệm di sản của Du thuyền Heritage Bình Chuẩn cảm hứng từ vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi (1874-1932)

Đi thăm tầng Delta ngay tầng một ngắm những bức tranh hoài niệm như đi chợ, hội làng, mõ làng, Tấm Cám, hát quan họ, hát xẩm chợ, thiếu nữ, mùa gặt, mục đồng đua trâu nước, hay mùa yêu… du khách sẽ lạc vào một dòng ký ức Bắc Bộ xưa, đã xa mà vẫn rất đẹp.

Một cái đẹp đích thực, yên bình của làng quê, con người, cảnh vật và truyền thống, mãn nhãn trong màu sắc, đường nét, nội dung kể truyện mỗi bức hoạ thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau từ giấy, bao tải, sơn dầu, sơn mài và lụa.

Tranh là đời

Không chỉ đẹp tranh còn phải có tư tưởng “Khi sưu tập tranh của các hoạ sĩ Phạm Lực, tôi thích các tác phẩm có ý nghĩa, có tư tưởng mạnh mẽ rõ ràng, có mối liên hệ với ký ức, trải nghiệm cá nhân. Sưu tập tranh đó là niềm vui cuộc sống, niềm đam mê tận hưởng cái đẹp, sau đó tôi phát hiện ra tranh là tài nguyên du lịch, là lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Tôi chọn tranh sưu tập phải có chủ đề gắn với từng giai đoạn của đất nước, gắn với lịch sử dân tộc, và lịch sử phát triển nghệ thuật, phản ánh các vấn đề đời nóng bỏng của sống xã hội, môi trường sống, con người, cảnh quan thiên nhiên, chứa đựng thông điệp nào đó chứ không chỉ dừng lại ở đẹp.

Tác phẩm phải có ẩn ý ngoài cái “dễ đọc thấy”, làm người xem phải suy tư và xúc động. Xem tranh Phạm Lực mãn nhãn, nội dung phong phú, xem đi lại muốn xem lại, đầy mê hoặc nó là như vậy. Tranh họa sỹ chiến sĩ Phạm Lực đầy trải nghiệm của người sống qua hai thế kỷ, với hai chủ điểm chính là chiến tranh và hoà bình, luôn phảng phất chất phủi, chất lính, khỏe khoắn, phóng khoáng và đầy tính ngẫu hứng.

Lối vẽ trực họa, có lực, đậm, mạnh mẽ, không tỉa tót được ông chớp lấy từ cảm xúc. Người xem sẽ cảm nhận rõ cảm xúc tuôn trào mạnh mẽ qua mỗi tác phẩm được vẽ một mạch và thường không phác thảo.

Vì thế người xem sẽ được đắm mình trong thế giới của nghệ thuật của hoạ sĩ, ông kể những chuyện văn hóa di sản bản địa và lịch sử trên hành trình về miền ký ức, khám phá quá khứ và hiện tại – một hải trình vượt thời gian trên không gian di sản, nghệ thuật nổi bồng bềnh trên vịnh kỳ quan, cái đó là sự độc nhất vô nhị trên thế giới”.

Phạm Hà, Chủ Tịch kiêm CEO Lux Group

Một đời vì nghệ thuật

August 22, 2022 By Uncategorized Comments Off

Đối với người nghệ sĩ Việt nam này, cảm hứng và chủ đề hội họa xuất hiện khắp mọi nơi, trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống.

Trong quan niệm của họa sĩ Phạm Lực, vẽ tranh giống như một hình thức vận động. Một ngày không vẽ tranh khiến ông cảm thấy mình trở nên ốm yếu, điều đó cũng phần nào lý giải cho kho tàng tác phẩm phong phú của ông. Và cũng vì lẽ đó, ông được mệnh danh là Fablo Picasso của Việt Nam.

Họa sĩ sinh năm 1943 này đã có 70 năm cầm chổi vẽ. Từ khi mới lên ba, ông đã bắt đầu hứng thú với việc sử dụng mọi thứ thành bút vẽ. Đó có thể là một mẩu than hay một cành cây, một hòn đá và bất kỳ đâu cũng có thể là bảng vẽ. Rất nhiều lần ông bị những người hàng xóm phàn nàn khi những bức tường nhà họ không may trở thành giá vẽ của cậu bé. May mắn thay, sau đó ông tìm thấy một bãi cát rộng bên bờ sông gần nhà nơi ông có thể thỏa thích vẽ bằng những cành cây.

Lớn lên trong thời kỳ đất nước trải qua chiến tranh, người họa sĩ trẻ tuổi tên Lực, tham gia quân ngũ sau khi tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Nhưng niềm đam mê dành cho hội họa chưa bao giờ phai nhạt trong ông. Người bạn đồng hành của ông là giấy, bút và màu vẽ. “Sứ mệnh của người họa sẽ là ghi chép lại những gì mình quan sát thấy”, họa sĩ giải thích. “Cuộc sống là muôn màu. Tôi không muốn bỏ lỡ bất cứ điều gì.”

Vì có những lúc quá chuyên tâm vào quan sát những khoảnh khắc của cuộc sống, ông thường xuyên lỡ tàu hay bị mất cắp. Đánh mất “dụng cụ” là một thảm họa vì những dụng cụ là những thứ đồ hiếm trong chiến tranh. Dù vậy “cái khó ló cái khôn”. Một lần nữa, ông lại cố gắng tận dụng mọi thứ để biến chúng thành bảng vẽ, đó có thể là một miếng vải thô, tờ bìa cứng, bao bố hay một cái võng, những thứ giờ đây trả thành mục tiêu săn đón của những người hâm mộ cuồng nhiệt.

Phạm Lực không bao giờ giới hạn bản thân trong một phong cách nhất định. Từ những gì ông học được tại Trường Pháp học về Mỹ thuật châu Âu, màu nước Trung Hoa trong mỹ thuật châu Á, và từ bốn trong số những họa sĩ nổi tiếng và thành công nhất Việt Nam từ những năm 1945 – Nghiêm, Liên, Sáng, Phái – những người tốt nghiệp từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và rồi đi trên những con đường hội họa khác nhau: chuẩn mực trong tranh của họa sĩ Nghiêm, nét hào hoa và mềm mại trong tranh của họa sĩ Liên, nét khỏe khoắn trong tranh của họa sĩ Sáng, nét hiện thực trong tranh của họa sĩ Phái – tranh của Phạm Lực phản ánh sự giao thoa giữa phương Đông và phương Tây. Ông cũng thử thách mình với nhiều phong cách khác nhau – tranh sơn dầu, sơn mài, tranh lụa, và khắc gỗ, trong trừu tượng, chân dung, chủ nghĩa hiện thực, ấn tượng, và màu nước.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông bắt đầu biến ngôi nhà của mình thành phòng vẽ. Khi đang vẽ một bức tranh sơn mài và bị hết màu vẽ, ông chuyển nó thành tranh sơn dầu và tiếp tục hoàn thành nó theo một phong cách hoàn toàn khác. “Chỉ cần để tôi một mình trong phòng với 1 chiếc đài cũ kỹ phát những bài hát tiền chiến, bút và mãu vẽ, tôi có thể làm việc một cách tự nhiên, chỉ bẳng cảm giác mà không cần bản phác thảo”, họa sĩ nói.

Do bị đau đầu từ chứng huyết áp cao, Phạm Lực bị mất ngủ từ khi mới 14. Rất nhiều ý tưởng lóe lên trong đầu ông trong đêm khi ông bị ngã và quay trở lại giường ngủ. Nhiều lúc ông không phân định được đó là thật hay chỉ là một giấc mơ. Nhưng ông nhanh chóng lấy giá vẽ và phác họa lại ý tưởng. Bất kể khi nào ông cầm bút vẽ, cơn đau đầu tự dưng biến mất và ông ngỡ như mình đang lạc vào một giấc mơ. Ngày hôm sau, đôi khi ông quên mất cả những gì đã xảy ra và giật mình phát hiện có thêm một tác phầm mới trong bộ sưu tập của mình.

Đối tượng trong những bức tranh của Phạm Lực cũng hết sức đa dạng, như chợ quê, những bức tranh Tết, nghệ sĩ ca trù và những cô A Đào, anh hùng Thánh Gióng, hay nhà thơ Nguyễn Du. Hình ảnh người phụ nữ mang lại cho ông nhiều cảm hứng hơn. Đó có thể là một người phụ mữ trong một chiếc áo cũ chở con đi trên chiếc xe đạp trong thời kỳ chiến tranh, một người phụ nữ tìm kiếm con thời hiện đại, hay cụ bà bán hoa quả.

Cuộc chiến tranh Việt Nam, ông tin, đó là cuộc chiến tranh toàn dân. Khác với những cuộc chiến tranh khác, khắp nơi trên đất nước Việt Nam bị dội bom và đâu cũng là hình ảnh của chiến trường. Trong bối cảnh đó, những người phụ nữ Việt Nam là những người phải qua tang thương nhiều nhất. “Trong chiến tranh, họ yếu đuối và có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.”, ông nói.

“Khi hòa bình lập lại, họ mong ngóng chồng, con trai, anh em của mình trở về nhưng họ không bao giờ trở lại. Trong xã hội hiện đại, cuộc sống cũng đầy khó khăn. Tôi luôn bị xúc động khi nhìn thấy những hình ảnh đó. Những người phụ nữ luôn luôn đẹp, như những bông hoa vậy”. Nếu không có người phụ nữ bên cạnh ông, nhất định có những bông hoa ở gần đó.

Sự cảm thông và tình yêu cùa ông đối với những người phụ nữ trong những tác phẩm của ông mang đến cho ông những tình yêu đích thực. Một người phụ nữ Pháp yêu mến tranh của ông và sưu tầm rất nhiều tác phẩm của ông. Ba năm sau, bà mời ông tới một khu biệt thự mà bà nói rằng đó là khoản thanh toán cho những bức tranh trước đó và cầu hôn ông. Với sự hỗ trợ của vợ mình, những bức tranh của ông được triển lãm tại châu Âu và vì thế, người hâm mộ ông cũng tăng lên.

Trong số rất nhiều họa sĩ Việt Nam đương đại, Phạm Lực là người duy nhất có một câu lạc bộ những người sưu tập tranh của mình. Câu lạc bộ với hơn 100 thành viên và hơn 6000 tác phẩm thường xuyên tổ chức những buổi triển lãm. Một trong số đó, Tony Olive, người Úc, đang sở hữu 100 tác phẩm của họa sĩ Phạm Lực đã tổ chức một buổi triển lãm vào năm 2009 và tất cả các bức tranh đều được bán. Ông thấy hối hận vì sự thành công của buổi triễn lãm, nhưng ông đã đàm phán để mua lại bốn tác phẩm.

Trong một bài phỏng vấn gần đây với nhà văn Nguyên Ngọc về họa sĩ Phạm Lực, Thomas J.Vallely, Giám đốc chương trình Havard Vietnam, nói rằng nơi yêu thích của ông ở Việt Nam không phải là thành phố nào cả mà đó chính là phòng vẽ của họa sĩ Phạm Lực. Bất cứ khi nào đến thăm Phạm Lực, nói chuyện về hội họa, ông được biết thêm được rất nhiều về Việt Nam, cả quá khứ và hiện tại. Ông được ngắm nhìn những tác phẩm với những chủ đề đa dạng, được thể hiện bằng ngôn ngữ mỹ thuật về sự gian khổ của chiến tranh và những đau thương của cuộc sống, những tác phẩm chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, di sản mang giá trị không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới.

Không chỉ là một nhà sưu tập, ông Phạm Hà, đồng sáng lập hãng du thuyền Emperor Cruises, cũng là một trong số những người bạn của họa sĩ Phạm Lực và hiện đang trưng bày một số tác phẩm của họa sĩ trên hai du thuyền tại Nha Trang và Hạ Long. “Mỗi tác phẩm của Phạm Lực là độc nhất, chứa đựng đầy tình yêu, hy vọng và ý nghĩa, thể hiện phong cách rất riêng của họa sĩ”, ông Hà chia sẻ. “Nghệ thuật của ông giúp người xem hiểu rõ hơn về văn hóa Việt Nam thông qua ngôn ngữ tạo hình và cách thể hiện mỹ thuật, vì thế bạn có thể thật sự trân trọng giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của ông.”

Được xây dựng bằng niềm đam mê, các thương hiệu du thuyền Lux Cruises and Yachts gắn liền với họa sĩ Phạm Lực, từ phong cách du lịch, trang trí, đồ ăn, rượu, nghệ thuật phục vụ, âm nhạc và mỹ thuật cũng đại diện cho một Việt Nam giàu về lịch sử, văn hóa, tự nhiên, di sản và ẩm thực. Tất cả sẽ tạo ra những trải nghiệm thực sự cho du khách. Ông Hà cho biết Emperor Cruises sử dụng những khung ảnh đặc biệt để bảo quản các tác phẩm hội họa tránh các tác động do môi trường biển gây ra, và tin rằng những bức tranh sơn mài sẽ ngày càng trở nên đẹp hơn theo thời gian. www.lux-cruises.com

Hiện thị bản sắc dân tộc của hoạ sĩ bậc thầy làng hoạ Việt Nam: Phạm Lực

Họa sĩ Phạm Lực sinh năm 1943 tại Huế, trải qua tuổi thơ ở quê ngoại Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Mẹ ông, bà Nguyễn Thị Chương là chắt của đại thi hào Nguyễn Du. Có thể, đây là nguồn gốc sâu xa của tài năng mà ông có được. Nếu cụ tổ Nguyễn Du mô tả cuộc sống bằng ngôn từ và vần điệu, Phạm Lực mô tả cuộc sống bằng đường nét và màu sắc. Cuộc sống mà ông mô tả là những gì diễn ra trong thế kỷ XX và một phần của thế kỷ XXI. Đây là khoảng thời gian của những sự kiện biến động. Trong một bối cảnh như vậy, có rất nhiều câu chuyện để kể về thân phận của con người.

“Với tôi khi sưu tập và thả hồn vào những tác phẩm nghệ thuật của hoạ sĩ Phạm Lực, tôi cảm thấy như được hòa mình vào dòng chảy văn hóa của dân tộc qua hai thế kỷ, tôi cảm nhận được ký ức chiến tranh của cha mẹ tôi, di sản, văn hoá, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, con người, truyền thống và sự thăng trầm của đất nước tôi qua từng thời kỳ lịch sử. Tất cả tinh thần và vẻ đẹp đều được hiển thị rất rõ ràng qua tranh vẽ hoạ sĩ Phạm Lực, đó là hiển thị bản sắc dân tộc”. Nhà sưu tập và chủ sở hữu những du thuyền sang trọng nhất Việt Nam, ông Phạm Hà tiết lộ.

 

Ngoài yếu tố thị giác, nét đẹp trong tranh của họa sĩ Phạm Lực còn nằm ở chính nội dung xuyên suốt – đó là sự song hành của những cảm xúc mộng mơ, khao khát hòa bình, tự do và ký ức chiến tranh. Bên cạnh đề tài chiến tranh quen thuộc của một họa sĩ chiến sĩ, Phạm Lực còn ghi dấu ấn với những tác phẩm bình dị, gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam như phong cảnh nông thôn, núi rừng, biển cả, tình mẫu tử, chân dung người phụ nữ, sinh hoạt thường nhật…

 

Tranh của ông là sự kết hợp hài hòa giữa kĩ thuật của hội họa Pháp và của hội họa truyền thống Việt Nam. Từng nét vẽ không cầu kỳ tỉa tót gần trực hoạ, nhưng có sự hài hòa, chạm được vào cảm xúc và để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người xem. Thông qua sáng tạo nghệ thuật, ông ghi lại những biến cố lớn lao của dân tộc cũng như những điều bình dị trong cuộc sống hằng ngày, đóng góp những giá trị thẩm mỹ vào dòng chảy văn hóa di sản dân tộc Việt Nam.