Sáng lập CEO LuxGroup: Con người tài năng, có tâm, phù hợp văn hoá là vốn quý của doanh nghiệp

June 8, 2023 By Uncategorized Comments Off

Kinh doanh tử tế, chính đạo doanh chủ, chú trọng trải nghiệm khách hàng nội bộ, văn hoá doanh nghiệp, thoả mãn khách hàng bên ngoài doanh nghiệp là bí mật thành công của thương hiệu dẫn đầu sang trọng gần 20 năm tại Việt Nam.

Theo ông Phạm Hà, nhà sáng lập CEO LuxGroup, du lịch giờ đây tất cả là điểm đến trải nghiệm và ký ức. Dịch vụ sang trọng là hàm tổng của thái độ, phục vụ nâng tầm nghệ thuật và quy trình quy chuẩn hiệu quả. Hiện nay trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt về nhân sự và trải nghiệm du lịch, với các sản phẩm gần như giống nhau hoàn toàn từ điểm đến, khách sạn, nhà hàng,… văn hoá doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự tài năng và thấm đẫm văn hoá doanh nghiệp, sẽ là mấu chốt tạo nên sự tự hào, doanh nghiệp thành công và hạnh phúc.

‘Trải nghiệm nhân viên, văn hoá doanh nghiệp và khách hàng làm trung tâm, dẫn đầu sang trọng, độc đáo và trải nghiệm wow, LuxGroup tuyên bố quyền khách hàng 100% hài lòng. Chính con người làm lên sự khác biệt độc đáo, phục vụ từ tâm, chạm vào cảm xúc du khách trong từng khâu quy trình, là bí mật thành công của thương hiệu du lịch sang trọng đầu tiên của Việt Nam từ gần 20 năm qua”. Ông Phạm Hà tự hào cho biết.

Ông Phạm Hà cho biết kinh doanh du lịch, du thuyền là một thị trường mở, tạo ra sản phẩm tốt và khác biệt đã khó, trải nghiệm khác biệt độc đáo còn khó hơn nhiều, có bản sắc, đóng đinh thương hiệu doanh nghiệp thì ít doanh nghiệp đầu tư bài bản, đam mê, trí tuệ, ghi dấu ấn trong lòng du khách với nhiều cảm xúc và trải nghiệm. Du khách muốn tìm tòi, mộng mơ, khám phá, tận hưởng, thư giãn và hoà mình vào văn hoá và thiên nhiên.

Chính văn hoá doanh nghiệp, chính
Luxer là sự khác biệt độc đáo, luôn tiên phong dẫn đầu, yếu tố con người thì không thể sao chép của nhau nên doanh nghiệp nào xây dựng được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có năng lực, thái độ, các kỹ năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm, hiếu khách sẽ tạo được sự khác biệt, giành lợi thế trong ngành công nghiệp xanh này.

Những trải nghiệm sáng tạo trên những vịnh biển đẹp nhất Việt Nam như Nha Trang, Hạ Long, Bái Tử Long và Lan Hạ, với hai thương hiệu Emperor Cruises và Heritage Cruises, thuộc Lux Cruises Group đều giầu cảm xúc cho thân tâm tuệ. Những bộ sưu tập Luxury Travel, Secret Hideaway Collection, SO Lux, Lux X Signatures những sản phẩm đóng đinh thương hiệu, Adventura Travel chuyên tour mới năng động và mạo hiểm, hay Lux Travel Dmc chuyên cung cấp các trải nghiệm du lịch cao cấp, siêu sang trọng và thửa theo yêu cầu, mỗi ngày là một trải nghiệm đo ni đóng giầy theo sức khoẻ và sở thích, chân thực và độc đáo, gặp gỡ bản địa, thưởng thức ẩm thực tại nhà hàng với đầu bếp riêng hay wow bất ngờ đáng nhớ.

Chiến lược tăng trưởng hình tam giác của Group là thương hiệu, nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho đúng chân dung khách hàng tiềm năng. Tập đoàn của những tí hon vĩ đại này không có phòng marketing và phòng nhân sự mà có phòng phát triển kinh doanh và tăng trưởng và phòng tài năng và văn hoá doanh nghiệp.

LuxGroup quan niệm rằng chất lượng không tự nhiên mà có, đó luôn là kết quả của sự chú tâm, cố gắng hết mình, chỉ đạo thông minh và chuẩn mực các kỹ năng chuyên về môn nghiệp vụ, chất lượng phải là lựa chọn thông minh nhất trong số các giải pháp

“Luxers chúng tôi thiết kế và đầu tư ra sản phẩm chất lượng, dịch vụ từ tâm, lấy khách hàng làm trung tâm và đều tâm niệm một ông chủ duy nhất của tập đoàn là khách hàng và chúng tôi là Cty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam tuyên bố quyền khách hàng. Chúng tôi tạo sự khác biệt từ một đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, sáng tạo, sử dụng tốt tiếng Anh cùng 6 ngôn ngữ phương Tây thông dụng khác. Môi trường doanh nghiệp cũng được xây dựng theo hướng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và chú trọng xây dựng để cùng phát triển”, ông Phạm Hà tâm sự.

Do đặc thù hoạt động trong ngành du lịch và dịch vụ nên tuổi đời tuổi nghề của đội ngũ nhân viên tại LuxGroup đa phần là người trẻ. Chúng tôi trao quyền cho phụ nữ và trao quyền cho người trẻ có năng lực kinh doanh chính đạo, tuân theo sứ mệnh doanh nghiệp kinh doanh bền vững và có trách nhiệm, đam mê, mục tiêu rõ ràng, vì con người, bền vững và lợi nhuận. Vị CEO nhiều năng lượng và sáng tạo này cho rằng đây là một lợi thế cho doanh nghiệp tuyển dụng liên tục, đào tạo liên tục tìm người phù hợp và nếu biết đặt niềm tin vào tài năng trẻ, phát huy sự năng động và nhiệt huyết để đưa ra những ý tưởng kinh doanh mới mẻ, sáng tạo nhưng vẫn có tính thực thi tốt.

So với con số chỉ một người, một Cty, một máy tính, một giấc mơ du thuyền và du lịch sang trọng nâng tầm du lịch Việt Nam vào năm 2005, đến nay sau 18 năm LuxGroup đã phát triển thành tập đoàn hoạt động ở nhiều quốc gia trên thế giới với hơn 300 nhân viên hoạt động trong các lĩnh vực du lịch lữ hành, khách sạn, du thuyền, xe du lịch, phục vụ 50.000 khách năm, tăng trưởng 2 con số, vượt nghịch cảnh Covid 19 ngoạn mục nhất và đón khách đầu tiên khi Việt Nam mở cửa du lịch trở lại ngày 15 tháng 3 năm 2022. LuxGroup cất cánh bằng du lịch nội địa và quốc tế. Văn hoá đa dạng và nhiều quốc tịch nên tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống.

Do vậy để tạo được cầu nối thống nhất, tiếng Anh đã được yêu cầu thành tiêu chuẩn giao tiếp bắt buộc cho các thành viên trong tập đoàn. Điều này không chỉ giúp văn hóa doanh nghiệp được truyền tải một cách nhất quán tại tất cả các chi nhánh đa quốc gia, nhân viên có thể giao tiếp và hiểu khách hàng thấu đáo mà còn mở ra cơ hội thu hút nhân tài nước ngoài về làm việc cho công ty, tối ưu hóa chính sách bản địa nhân sự.

Nhân viên công ty hàng năm đều phải trải qua các chương trình huấn luyện 7 ngày chuyển đổi nhân tâm, 6 điểm chạm, 6 mức độ hài lòng, 10 quy định nhà luxers, văn hoá doanh nghiệp, phục vụ từ tâm, thứ 6 học tập liên tục các kỹ năng, đào tạo kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ để đáp ứng tốt nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Kèm theo đó là chính sách tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp, trả theo năng lực, có lộ trình thăng tiến, minh bạch với các chế độ đãi ngộ tương ứng với cống hiến của từng người.

Ông Phạm Hà đánh giá nguồn nhân lực có năng lực, cón tâm, tuân thủ văn hoá doanh nghiệp là đòn bẩy để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình. Do vậy cần hiểu rõ đặc thù môi trường kinh doanh, mô hình, quy mô hoạt động mà doanh nghiệp xây dựng chiến lược nhân lực phù hợp. Chiến lược này cần được triển khai đồng bộ với chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn khác nhau và nhất là #together phục hồi cùng nhau 2023 là từ khoá của năm.

“Điều quan trọng là phải tạo được môi trường vui vẻ, tin tưởng, tử tế, liêm chính, thành công, hạnh phúc và thịnh vượng chung. Một không gian làm việc nghệ thuật, nhiều tranh quý triệu đô được treo trên tường, làm việc bình đẳng để mọi nhân viên có thể thấy được mình cũng đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi vận hành của toàn hệ thống. Mọi người trong tập đoàn, từ nhân viên bảo vệ, người lái xe, hướng dẫn viên, lễ tân đều có cơ hội thể hiện ý kiến cá nhân với các lãnh đạo cấp cao, xóa bỏ sự ngăn cách, tạo một tập thể phát triển tốt và phục vụ ông chủ duy nhất của doanh nghiệp và nỗ lực từng ngày làm vừa lòng những lữ khách dù khó tính nhất”. ông Phạm Hà nhấn mạnh.

20 giải thưởng cho 18 năm hoạt động, Lux Travel Dmc, một thành viên LuxGroup đã vinh dự đoạt giải Oscar nghành du lịch World Travel Awards 2022.

Con người văn hoá và lòng biết ơn trong nền kinh tế cảm ơn.

June 2, 2023 By Uncategorized Comments Off

Hôm nay 1 tháng 6 năm 2023, một chặng đường mới sau tái cấu trúc các thương hiệu, dưới một mái nhà chung LuxGroup và chúng ta cất cánh bằng nội địa và quốc tế. Cty lần đầu tiên được cấp giấy phép lữ hành quốc tế Outbound, đưa khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài.

Nhân ngồi viết bài hệ thống hoá về văn hoá doanh nghiệp, với 4 trụ cột con đường văn hoá, tư tưởng văn hoá, không gian văn hoá và con người văn hoá. Vậy con người văn hoá là thế nào trong doanh nghiệp có văn hoá, ấy là con người có tâm yêu thương, có trí tuệ, có giá trị và có lòng biết ơn.

Bàn về lòng biết ơn qua nghịch cảnh cá nhân tôi biết ơn thần phật, tổ tiên, gia đình, chính phủ, khách hàng, đối tác, ân nhân đã giúp đỡ, kể cả những nghịch cảnh dậy cho nhiều bài học, những người đã quay lưng lại với tôi, thêm biết ơn những người nhà luxer cùng chèo lái con tàu LuxGroup trong bão. Thời gian chữa lành cho thân tâm và trí, văn hoá con người, doanh nghiệp là vốn quý, một chặng đường mới mang lại hạnh phúc.

01. Xin gửi lòng biết ơn đến Thần, Phật, Tổ tiên..: Người đã cho nạn covid Vũ Hán được hạn chế lại, để chúng con được quay trở lại với công việc, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống.

02. Biết ơn Chính phủ, Nhà nước và các tổ chức khác trong nước và trên thế giới có những giải pháp kịp thời cho dân để tìm kế sinh nhai.

03. Biết ơn đến Quý khách hàng đã trở lại, đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi, để cho chúng tôi trở lại với công việc yêu quý của mình: Ngành dịch vụ, phục vụ khách hàng. Từ đó, chúng tôi có thu nhập, có tiền để nuôi sống bản thân, gia đình, lo cho anh em công ty… và có tiền trả nợ bank, các đối tác và những người thân mà chúng tôi đã vay mượn trước đó.

04. Biết ơn đến nghịch cảnh đã cho chúng tôi hiểu được những giá trị tuyệt vời của cuộc sống này: Biết trân quý, yêu thương và bỏ đi những thứ danh hão, hư vô, vô vị…

05. Biết ơn đến các nhà cung cấp là những nhà hàng, khách sạn, xe, điểm đến, những Mạnh Thường Quân, khách hàng…. Luôn hỗ trợ và giúp đỡ tận tình, giúp chúng tôi vượt qua những nghịch cảnh.

06. Biết ơn đến luxers các tí hon vĩ đại #luxgroup cùng chung sức chèo lái, làm việc, để đạt hiệu quả tốt hơn trong công việc, từ đó được khách hàng THƯƠNG, để chúng tôi có thêm niềm tin, tình yêu nghề và gắn bó với nghề dịch vụ khách hàng.

07. Biết ơn đến gia đình nhỏ, gia đình to, những người anh em thân yêu, những người bạn …đã luôn giúp đỡ về tiền tài và động viên tinh thần trong những lúc khó khăn nhất.

08. Biết ơn đến những người đã quay lưng, đã bỏ đi, đã từ chối…vì nhờ họ, chúng tôi mạnh mẽ hơn và luôn nổ lực làm mới mình, tốt hơn ngày hôm qua.

Phía trước là con đường dài, sẽ có thuận lợi và khó khăn đi cùng. Song vì thế, chúng tôi không ngừng học tập, trải nghiệm từng ngày để làm mới bản thân mình trở nên xuất sắc hơn so với quá khứ là ngày hôm qua.

“Đường dài mới biết ngựa hay”, “Yêu nghề, nghề không phụ mình”. Chúng tôi luôn tâm niệm như vậy. Vẫn còn đó là những khó khăn, vướng mắc nhưng rồi mọi thứ sẽ dần được giải quyết theo cách tốt hơn. Chúng tôi tin là như vậy.

Chào mừng trở lại với nghề du lịch, hỡi anh em đồng nghiệp. Giờ, hãy cày cật lực đi, hãy tích luỹ, hãy trân trọng và biết ơn những gì đã có và đang có. Cũng có thể, thời gian sắp tới sẽ khó khăn hơn, nhưng nếu biết trước, hãy chuẩn bị những giải pháp tốt nhất cho những rủi ro phía trước. Dẫu biết rằng, chúng ta, ai cũng hi vọng có tương lai tốt đẹp hơn.

Trân trọng và biết ơn cuộc sống này. Hạnh phúc khi có việc để làm, có gia đình để về, có mục tiêu để sống tốt hơn. Và hãy chuẩn bị cho những điều thuận lợi và những rủi ro phía trước để không còn “như ngày xưa ta dại khờ”.

“Think different. Stay hungry, stay foolish”. (Hãy cứ ngây ngô và dại khờ vì cuộc sống là sự trải nghiệm- để khi ta nhắm mắt lìa đời, ta hân hoan vì được sống cả đời cho những điều tốt đẹp vì đã mang lại hạnh phúc).

 


Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO Lux Group và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật

Chủ tịch CEO LuxGroup: “Con người là tài sản lớn nhất doanh nghiêp”

May 10, 2023 By Uncategorized Comments Off

Kinh doanh tử tế, chính đạo doanh chủ, chú trọng trải nghiệm khách hàng nội bộ, văn hoá doanh nghiệp, thoả mãn khách hàng bên ngoài doanh nghiệp là bí mật thành công của thương hiệu dẫn đầu sang trọng gần 20 năm tại Việt Nam.

Theo ông Phạm Hà, nhà sáng lập CEO LuxGroup, du lịch giờ đây tất cả là điểm đến trải nghiệm và ký ức. Dịch vụ sang trọng là hàm tổng của thái độ, phục vụ nâng tầm nghệ thuật và quy trình quy chuẩn hiệu quả. Hiện nay trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt về nhân sự và trải nghiệm du lịch, với các sản phẩm gần như giống nhau hoàn toàn từ điểm đến, khách sạn, nhà hàng,… văn hoá doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự tài năng và thấm đẫm văn hoá doanh nghiệp, sẽ là mấu chốt tạo nên sự tự hào, doanh nghiệp thành công và hạnh phúc.

‘Trải nghiệm nhân viên, văn hoá doanh nghiệp và khách hàng làm trung tâm, dẫn đầu sang trọng, độc đáo và trải nghiệm wow, LuxGroup tuyên bố quyền khách hàng 100% hài lòng. Chính con người làm lên sự khác biệt độc đáo, phục vụ từ tâm, chạm vào cảm xúc du khách trong từng khâu quy trình, là bí mật thành công của thương hiệu du lịch sang trọng đầu tiên của Việt Nam từ gần 20 năm qua”. Ông Phạm Hà tự hào cho biết.

Ông Phạm Hà cho biết kinh doanh du lịch, du thuyền là một thị trường mở, tạo ra sản phẩm tốt và khác biệt đã khó, trải nghiệm khác biệt độc đáo còn khó hơn nhiều, có bản sắc, đóng đinh thương hiệu doanh nghiệp thì ít doanh nghiệp đầu tư bài bản, đam mê, trí tuệ, ghi dấu ấn trong lòng du khách với nhiều cảm xúc và trải nghiệm. Du khách muốn tìm tòi, mộng mơ, khám phá, tận hưởng, thư giãn và hoà mình vào văn hoá và thiên nhiên.

Chính văn hoá doanh nghiệp, chính
Luxer là sự khác biệt độc đáo, luôn tiên phong dẫn đầu, yếu tố con người thì không thể sao chép của nhau nên doanh nghiệp nào xây dựng được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có năng lực, thái độ, các kỹ năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm, hiếu khách sẽ tạo được sự khác biệt, giành lợi thế trong ngành công nghiệp xanh này.

Những trải nghiệm sáng tạo trên những vịnh biển đẹp nhất Việt Nam như Nha Trang, Hạ Long, Bái Tử Long và Lan Hạ, với hai thương hiệu Emperor Cruises và Heritage Cruises, thuộc Lux Cruises Group đều giầu cảm xúc cho thân tâm tuệ. Những bộ sưu tập Luxury Travel, Secret Hideaway Collection, SO Lux, Lux X Signatures những sản phẩm đóng đinh thương hiệu, Adventura Travel chuyên tour mới năng động và mạo hiểm, hay Lux Travel Dmc chuyên cung cấp các trải nghiệm du lịch cao cấp, siêu sang trọng và thửa theo yêu cầu, mỗi ngày là một trải nghiệm đo ni đóng giầy theo sức khoẻ và sở thích, chân thực và độc đáo, gặp gỡ bản địa, thưởng thức ẩm thực tại nhà hàng với đầu bếp riêng hay wow bất ngờ đáng nhớ.

Chiến lược tăng trưởng hình tam giác của Group là thương hiệu, nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho đúng chân dung khách hàng tiềm năng. Tập đoàn của những tí hon vĩ đại này không có phòng marketing và phòng nhân sự mà có phòng phát triển kinh doanh và tăng trưởng và phòng tài năng và văn hoá doanh nghiệp.

LuxGroup quan niệm rằng chất lượng không tự nhiên mà có, đó luôn là kết quả của sự chú tâm, cố gắng hết mình, chỉ đạo thông minh và chuẩn mực các kỹ năng chuyên về môn nghiệp vụ, chất lượng phải là lựa chọn thông minh nhất trong số các giải pháp

“Luxers chúng tôi thiết kế và đầu tư ra sản phẩm chất lượng, dịch vụ từ tâm, lấy khách hàng làm trung tâm và đều tâm niệm một ông chủ duy nhất của tập đoàn là khách hàng và chúng tôi là Cty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam tuyên bố quyền khách hàng. Chúng tôi tạo sự khác biệt từ một đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, sáng tạo, sử dụng tốt tiếng Anh cùng 6 ngôn ngữ phương Tây thông dụng khác. Môi trường doanh nghiệp cũng được xây dựng theo hướng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và chú trọng xây dựng để cùng phát triển”, ông Phạm Hà tâm sự.

Do đặc thù hoạt động trong ngành du lịch và dịch vụ nên tuổi đời tuổi nghề của đội ngũ nhân viên tại LuxGroup đa phần là người trẻ. Chúng tôi trao quyền cho phụ nữ và trao quyền cho người trẻ có năng lực kinh doanh chính đạo, tuân theo sứ mệnh doanh nghiệp kinh doanh bền vững và có trách nhiệm, đam mê, mục tiêu rõ ràng, vì con người, bền vững và lợi nhuận. Vị CEO nhiều năng lượng và sáng tạo này cho rằng đây là một lợi thế cho doanh nghiệp tuyển dụng liên tục, đào tạo liên tục tìm người phù hợp và nếu biết đặt niềm tin vào tài năng trẻ, phát huy sự năng động và nhiệt huyết để đưa ra những ý tưởng kinh doanh mới mẻ, sáng tạo nhưng vẫn có tính thực thi tốt.

So với con số chỉ một người, một Cty, một máy tính, một giấc mơ du thuyền và du lịch sang trọng nâng tầm du lịch Việt Nam vào năm 2005, đến nay sau 18 năm LuxGroup đã phát triển thành tập đoàn hoạt động ở nhiều quốc gia trên thế giới với hơn 300 nhân viên hoạt động trong các lĩnh vực du lịch lữ hành, khách sạn, du thuyền, xe du lịch, phục vụ 50.000 khách năm, tăng trưởng 2 con số, vượt nghịch cảnh Covid 19 ngoạn mục nhất và đón khách đầu tiên khi Việt Nam mở cửa du lịch trở lại ngày 15 tháng 3 năm 2022. LuxGroup cất cánh bằng du lịch nội địa và quốc tế. Văn hoá đa dạng và nhiều quốc tịch nên tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống.

Do vậy để tạo được cầu nối thống nhất, tiếng Anh đã được yêu cầu thành tiêu chuẩn giao tiếp bắt buộc cho các thành viên trong tập đoàn. Điều này không chỉ giúp văn hóa doanh nghiệp được truyền tải một cách nhất quán tại tất cả các chi nhánh đa quốc gia, nhân viên có thể giao tiếp và hiểu khách hàng thấu đáo mà còn mở ra cơ hội thu hút nhân tài nước ngoài về làm việc cho công ty, tối ưu hóa chính sách bản địa nhân sự.

Nhân viên công ty hàng năm đều phải trải qua các chương trình huấn luyện 7 ngày chuyển đổi nhân tâm, 6 điểm chạm, 6 mức độ hài lòng, 10 quy định nhà luxers, văn hoá doanh nghiệp, phục vụ từ tâm, thứ 6 học tập liên tục các kỹ năng, đào tạo kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ để đáp ứng tốt nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Kèm theo đó là chính sách tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp, trả theo năng lực, có lộ trình thăng tiến, minh bạch với các chế độ đãi ngộ tương ứng với cống hiến của từng người.

Ông Phạm Hà đánh giá nguồn nhân lực có năng lực, cón tâm, tuân thủ văn hoá doanh nghiệp là đòn bẩy để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình. Do vậy cần hiểu rõ đặc thù môi trường kinh doanh, mô hình, quy mô hoạt động mà doanh nghiệp xây dựng chiến lược nhân lực phù hợp. Chiến lược này cần được triển khai đồng bộ với chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn khác nhau và nhất là #together phục hồi cùng nhau 2023 là từ khoá của năm.

“Điều quan trọng là phải tạo được môi trường vui vẻ, tin tưởng, tử tế, liêm chính, thành công, hạnh phúc và thịnh vượng chung. Một không gian làm việc nghệ thuật, nhiều tranh quý triệu đô được treo trên tường, làm việc bình đẳng để mọi nhân viên có thể thấy được mình cũng đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi vận hành của toàn hệ thống. Mọi người trong tập đoàn, từ nhân viên bảo vệ, người lái xe, hướng dẫn viên, lễ tân đều có cơ hội thể hiện ý kiến cá nhân với các lãnh đạo cấp cao, xóa bỏ sự ngăn cách, tạo một tập thể phát triển tốt và phục vụ ông chủ duy nhất của doanh nghiệp và nỗ lực từng ngày làm vừa lòng những lữ khách dù khó tính nhất”. ông Phạm Hà nhấn mạnh.

20 giải thưởng cho 18 năm hoạt động, Lux Travel Dmc, một thành viên LuxGroup đã vinh dự đoạt giải Oscar nghành du lịch World Travel Awards 2022.

Đại bàng cho tôi nhiều bài học trong lãnh đạo và quản trị kinh doanh.

April 30, 2023 By Blog Comments Off

Biết mình hiểu mình là khởi đầu của trí tuệ. Theo chuyên gia sinh trắc học tôi có chủng vân tay đại bàng vân tay tròn đồng tâm. Nếu bạn có chủng vân tay này như ông chủ Apple Seve Job tức là người chủ động, mạnh mẽ, có quyết tâm cao. Bạn cũng biết đặt mục tiêu rõ ràng nên đến đích khá thuận lợi, ít khi sai lầm.

Chưa dừng lại ở đó, chủng vân tay Đại bàng cũng là người khá đề cao cái tôi cá nhân. Họ có lòng tự tôn lớn đôi khi dẫn đến bảo thủ, cứng đầu. Những người này cũng rất chú ý tới hình ảnh cá nhân, biết xây dựng thương hiệu cho riêng mình.

Nói cách khác, chủng Đại bàng là người có cá tính, nổi bật, dễ gây ấn tượng với đối phương. Họ cũng mạnh mẽ, quyết đoán, thẳng thắn và dám theo đuổi mục tiêu đến cùng. Lãnh đạo là phục vụ, hạnh phúc khi được lãnh đạo và gây ảnh hưởng.

Như con đại bàng, lãnh đạo phải luôn có tầm nhìn xa trông rộng, khát vọng lớn, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, tập trung vào mục tiêu chính, kiên định cho tới khi thành công. Lãnh đạo dám dẫn đầu, chịu trách nhiệm, yêu thích thách thức, vượt lên chính mình, vượt nghịch cảnh.

Đủ tin người mới dùng người. Lãnh đạo luôn đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm, yêu cô đơn và sự thất bại vì không có thất bại chỉ có bài học lớn, tôi khởi nghiệp với 1000 USD và có Lux Group ngày nay.

Bài học lãnh đạo từ 7 nguyên tắc sống của Đại bàng

Nguyên tắc 1: Đại bàng luôn bay một mình ở tầm rất cao.

Người lãnh đạo luôn có tiêu chuẩn cao hơn, khao khát cao hơn, ước mơ lớn hơn những người khác. Cũng bởi vậy mà nhiều khi họ cảm thấy “cô đơn” trên bầu trời rộng lớn.

Nguyên tắc 2: Tập trung vào con mồi dù khoảng cách rất xa.

Luôn có “tầm nhìn xa” và tập trung cao độ vào việc “thực hiện tầm nhìn” đó.

Nguyên tắc 3: Không ăn những gì đã chết.

Liều, lì, lanh, lẹ và có đường riêng rất lạ tới thành công và hạnh phúc. Hãy cẩn thận với những gì bạn mắt thấy và tai nghe, đặc biệt là những hoàn cảnh trong các bộ phim và trên truyền hình.

Nguyên tắc 4: Không sợ bão

Trong khi người khác e sợ, thì người lãnh đạo dám làm, dám thách thức, dám chấp nhận rủi ro… Họ coi khó khăn, thách thức chính là cơ hội để chinh phục cuộc sống, cũng như chinh phục chính bản thân mình.

Nguyên tắc 5: Không đặt niềm tin khi chưa chắc chắn.

Cho dù trong cuộc sống riêng tư hay trong kinh doanh, những thử thách cam kết suy ra là rất cần thiết cho mối quan hệ cộng tác, trước khi chúng ta hợp tác cùng thành công.

Nguyên tắc 6: Thúc đẩy con cái phát triển tự lập.

Hoa hồng có gai, cuộc sống có thử thách. Những nhiệm vụ khó khăn, những thất bại ê chề, chính là những bài học tốt nhất để huấn luyện nhân viên của bạn (và chính bạn).

Nguyên tắc 7: Sẵn sàng thay đổi để mạnh mẽ.

Đổi mới hay là chết. Là người lãnh đạo, bạn cần truyền bá tinh thần cải tiến và đổi mới tới các nhân viên. Nhưng trước khi bạn làm điều đó, cá nhân bạn cần trở thành một tấm gương – khiêm nhường học hỏi – để luôn cải tiến, đổi mới và tiến về phía trước.

Đôi nét về Phạm Hà

Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật

Hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch

April 3, 2023 By Uncategorized Comments Off

Chia sẻ với DĐDN, chuyên gia Phạm Hà – Chủ tịch Lux Group cho biết, với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023, nếu không hành động ngay và có những giải pháp tổng thể thu hút khách quốc tế, cùng với sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương thì e rằng ngành Du lịch sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

PV: Sau 1 năm mở cửa từ dấu mốc 15/3, ông nhận định ra sao về thị trường du lịch Việt Nam và sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi?

CEO Phạm Hà: Có thể nói ngày 15/03/2022 thời điểm du lịch Việt Nam mở cửa đã đánh một dấu mốc quan trọng, mở toang cánh cửa hồi sinh cho ngành du lịch Việt Nam. “Tiếng trống” từ Chính phủ đã đánh thức toàn bộ hệ sinh thái của ngành du lịch sau “kỳ ngủ đông” chưa từng có trong lịch sử. Các doanh nghiệp ngành du lịch háo hức bật dậy nhanh chóng với rất nhiều kế hoạch cho ngày trở lại. Địa phương triển khai loạt tour, tuyến mới; hệ thống lưu trú huấn luyện nhân viên, tu bổ lại cơ sở hạ tầng; Lữ hành rục rịch kết nối lại với các đối tác nước ngoài,…
Do nhiều vấn đề về rào cản ban đầu trong chính sách hướng dẫn khách đến Việt Nam và sau này đã được sửa đổi, lượng khách Quốc tế dần quay trở lại đến Việt Nam.

Kết quả trong năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,66 triệu lượt người, gấp 23,3 lần so với cùng kì năm 2021. Con số thống kê khách du lịch này vẫn còn thấp rất nhiều so với thời điểm trước dịch Covid-19, tuy nhiên đã phần nào đánh dấu sự khởi sắc tuyệt vời của Du lịch Việt Nam năm 2022.

PV: Theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp ngày 15/3/2023, Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch phối hợp với Văn Phòng Chính Phủ và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc về du lịch. Ở góc độ doanh nghiệp du lịch, ông mong muốn những gì từ hội nghị này?

CEO Phạm Hà: Ở góc độ doanh nghiệp, tôi mong muốn Du lịch Việt Nam sẽ cần ngồi lại với nhau cùng hợp tác trao đổi để tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại cản trở phát triển du lịch và đưa ra những giải pháp phát huy hết những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Nói đi đôi với làm, quyết liệt để du lịch thực sự là nghành kinh tế. Đánh giá lại kết quả sau 5 năm của nghị quốc 08 của TW Đảng và nghị quyết 36 về phát triển kinh tế biển trong đó có kinh tế du lịch.

Để chấm dứt tình trạng “đi trước về sau,” Việt Nam cần “mở cánh cửa visa.” Chính sách visa của Việt Nam đang bất lợi, về cả số quốc gia miễn, thời gian lưu trú với e-visa, thời gian miễn visa cũng như hình thức visa. Nếu chúng ta không điều chỉnh linh hoạt, rất có thể du lịch tiếp tục tụt lại phía sau. Tôi mong muốn có thể chế, chính sách rõ ràng, có Bộ Du lịch, chính sách miễn visa đến 30 ngày vào ra nhiều lần cho những nước đã miễn visa, hoặc visa điện tử cho tất cả các quốc tịch còn lại bằng nhiều ngôn ngữ, lấy và trả tiền thuận tiện và visa on arrival nhanh chóng. Cần mạnh dạn thực thi chính sách visa vàng, lưu trú 3 đến 6 tháng cho khách muốn đến sống, lưu trú và tiêu tiền tại Việt Nam.

PV: Để hiện thực hoá mục tiêu 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023, từng bước đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch, Du lịch Việt Nam cần có những giải pháp chiến lược ra sao, theo ông?

CEO Phạm Hà: Trước hết, chúng ta cần định vị thương hiệu quốc gia du lịch, lấy di sản văn hóa và thiên nhiên là khác biệt độc đáo. Du lịch Việt Nam cần phát huy thế mạnh là du lịch biển đảo, du thuyền, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nguyên sơ, giàu truyền thống văn hóa. Phát triển điểm đến du lịch theo hướng du lịch bền vững, hướng đến các điểm đến không ô nhiễm, quản lý tốt điểm đến, điểm đến đem lại nhiều cảm xúc, nhiều trải nghiệm để khách tận hưởng từng khoảnh khắc, và chỉ mang về những kỉ niệm đáng nhớ.

Thứ hai, những người làm du lịch cần xuất phát từ tâm, sự hiếu khách và lấy khách hàng làm trung tâm thỏa mãn họ. Thái độ chiều khách của người làm du lịch gây thương nhớ để du khách tiếp tục quay lại.

Thứ ba, với dịch vụ mua sắm và giải trí, Du lịch Việt Nam còn thiếu sản phẩm du lịch mua sắm và giải trí để đáp ứng mọi nhu cầu du khách. Do đó cần làm phong phú, đa dạng những dịch vụ này để làm sao khách có cơ hội tiêu tiền, khách mua cạn túi tiền vẫn muốn mua tiếp.

Các hoạt động trình diễn nghệ thuật cần kiếm tiền từ kinh tế sáng tạo, hình thành công nghiệp văn hoá, khách vui, ta khoe văn hoá mà có nhiều tiền. Luôn đổi mới sáng tạo, số hoá vị nhân sinh và trải nghiệm khách du lịch, phục vụ thống kê, hoạch định chuẩn chiến lược, số hóa phục vụ thống kê khách và chi tiết số lượng chấm dứt ước lượng, ước chừng, khoảng…. Chất hơn lượng, nên lấy số liệu thống kê để hoạch định tương lai thay vì để báo cáo số đẹp và năm nào cũng phải tăng.

Làm được những điều trên, tôi tin rằng Việt Nam không lâu nữa cũng không thua kém gì so với Du lịch Thái lan và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành một trong 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Xin cảm ơn ông!
Souce: VCCI/ Tạp Chí Doanh Nhân


Ông Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật

Gỡ nút thắt cho ngành du lịch

Theo đánh giá của ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group (www.luxgroup.vn), mở cửa sớm nhưng chậm chạp trong việc thay đổi là điều khiến du lịch Việt Nam để tuột mất nhiều cơ hội.

PV: Đâu là những nút thắt làm cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm hiện nay, thưa ông?

Ông Phạm Hà: Mặc dù đã mạnh dạn mở cửa sớm hơn nhưng du lịch Việt nam đã không thể nhanh chóng nắm bắt được cơ hội để có thể hồi phục so với các nước trong khu vực thực hiện chính sách mở cửa muộn hơn.

Chính sách của ta quá chậm so với các nước mà nổi bật trong đó là sự dậm chân tại chỗ về chính sách thị thực (visa) trong khi các nước đã thay đổi liên tục trong suốt hơn 2 năm qua nhằm đáp ứng được nhu cầu của du khách để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.

Từ khi Covid-19 xảy ra, Thái Lan đã điều chỉnh chính sách visa tới 7 lần. Nước này miễn thị thực đối với công dân của 65 quốc gia, thời gian miễn kéo dài từ 30 đến 45 ngày và trong một số trường hợp là 90 ngày. Điểm mấu chốt là các thành phần trong trong hệ sinh thái, từ các cơ quan nhà nước cho đến địa phương và doanh nghiệp đều hành động nhanh để thích ứng với sự thay đổi.

Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ miễn thị thực cho một số nước hạn chế; thời hạn cũng chỉ kéo dài 15 ngày thay vì 30 ngày như trước đây. Đó là một trong các nút thắt quan trọng để du khách quốc tế thấy Việt Nam không chào đón họ.

Việc kết nối hàng không chậm chạp cũng là một nút cản khác. Các sản phẩm còn thiếu và thông tin truyền thông tới du khách cũng chưa được nhất quán.

Quan trọng nhất, Việt Nam rất chậm trong việc định hình chân dung khách hàng mục tiêu. Họ là ai, đến từ đâu, cần gì và muốn gì thì không tính toán được. Bao năm nay, du lịch Việt Nam vẫn đang khá chủ quan và kinh doanh phụ thuộc vào lượng khách đại trà, tiêu biểu là Trung Quốc và Nga. Ta vẫn chưa thay đổi để thích ứng, vẫn đang coi trọng số lượng hơn chất lượng. Kể cả con số 5 triệu lượt khách quốc tế đến trong năm nay cũng mang tính chất “bốc thuốc” mà không có căn cứ, không có kế hoạch hành động.

PV: Vậy theo quan sát của ông là một người chuyên phục vụ khách quốc tế cao cấp, từ tháng 3/2022, ngành du lịch đã kết nối với nhau để đưa ra các kế hoạch và hành động cụ thể trong việc thu hút du khách các nước hay chưa?

Ông Phạm Hà: Từ khi Việt Nam mở cửa, một số chương trình hành động để kích cầu du lịch hậu Covid đã được triển khai nhưng đa phần đến vỗ tay rồi đi về. Sau các chương trình, thấy lượng khách nội địa tăng rất tốt, từ đó ngành du lịch “tự sướng”, thoả mãn với số lượt khách đạt được nhưng doanh thu đang rất thấp.

Rõ ràng, khách nội địa không thể nào thay thế cho khách quốc tế. Ngành du lịch muốn bền vững cần đảm bảo song song hai mảng khách để giải quyết được bài toán du lịch mùa vụ, đảm bảo nguồn khách và doanh thu cho các địa phương.

Cần thành thật với nhau là từ khi Việt Nam mở cửa thì gần như không có chiến lược phục hồi và phát triển từ ngắn, trung cho đến dài hạn. Từ khi Việt Nam mở cửa du lịch hoàn toàn từ giữa tháng 3/2022, chúng ta đã không tập trung vào nhóm du khách sẽ đến Việt Nam vào mùa hè là Tây Âu, đã không xác định được thị trường nào trong số 8 thị trường nguồn sẽ đến Việt Nam ngay sau Covid để từ đó có các chính sách và mục tiêu phù hợp cho từng đối tượng. Hầu như không có hoạt động gì đáng chú ý trong năm 2022.

Vì thiếu hẳn một chiến lược phục hồi mà mỗi người chạy một kiểu, doanh nghiệp cũng phải tự cứu mình là chính.

PV: Có thể hiểu là nhìn vào bên trong, ta thấy được sự thụ động của ngành du lịch Việt. Vậy còn nhìn ra bên ngoài, nhu cầu của du khách quốc tế đối với điểm đến Việt Nam so với các điểm đến khác như Thái Lan hay Singapore thì sao?

Ông Phạm Hà: Các nước mở cửa sau ta nhưng có chính sách trọng tâm, trọng điểm nên phục hồi nhanh hơn. Trước Covid-19, Thái Lan đón khoảng 40 triệu khách/năm. Ngay sau khi mở cửa, du lịch nước này đã đón 10 triệu lượt khách quốc tế chỉ trong tháng 11/2022 với tổng thu 14 tỷ USD nhờ các chính sách hấp dẫn và cạnh tranh khốc liệt với các thị trường trong khu vực.

Họ coi du lịch là ngành kinh tế thực sự nên các doanh nghiệp và người lao động được hỗ trợ trong suốt mùa dịch. Việc kết nối hàng không cũng rất tốt vì có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên. Các bên nhanh chóng cập nhật các xu hướng mới, đặc biệt là về insight (thấu hiểu) khách hàng để từ đó có các điều chỉnh và đồng thuận về chính sách để thu hút du khách.

Nhu cầu của khách quốc tế đối với điểm đến Việt Nam là rất lớn. Trong đó, Việt Nam cùng với Campuchia và Sri Lanka được khách Tây Âu ưa thích.

PV: Như ông nói, du lịch của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc và Nga. Chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra cũng như câu chuyện Trung Quốc đóng cửa du lịch dường như đã ảnh hưởng quá lớn đến du lịch của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, liệu ta có thể tìm nguồn khách nào thay thế được? Ấn Độ là một cái tên được nhắc đến khá nhiều gần đây nhưng có vẻ cũng đang khá chậm?

Ông Phạm Hà: Rõ ràng, việc tập trung vào 1-2 nguồn khách là không bền vững, chưa kể đến các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững khác như điểm đến, môi trường, các dự án bất động sản du lịch mọc lên làm mất tính tự nhiên và thậm chí “đuổi khách” quốc tế, thiếu tính tạo cảm xúc cho du khách…

Nếu nói về các yếu tố bên ngoài thì Thái lan cũng bị ảnh hưởng như Việt Nam bởi khách Trung Quốc đến Thái rất nhiều. Điều đáng nói là họ đã phục hồi nhanh bằng cách thay đổi để thích ứng. Họ tập trung vào các thị trường có thể chuyển đổi và phục hồi nhanh như Anh quốc.

Khách Ấn Độ cũng là một giải pháp nhưng họ chưa đến nhiều do ta chưa nghiên cứu được hành vi và nhu cầu của du khách. Đó là một câu chuyện lớn. Du khách Ấn Độ không thể thay thế Trung Quốc và cũng không hề “dễ ăn”. Để thu hút được họ, cần có các sản phẩm du lịch và trải nghiệm đặc thù và chính người làm du lịch cũng cần biết cách tư duy như người Ấn.

PV: Vậy việc nghiên cứu để có thể thấu hiểu nhu cầu, khẩu vị của khách hàng để có thể mang lại trải nghiệm khác biệt cho từng đối tượng sẽ thuộc về trách nhiệm của ai, thưa ông?

Ông Phạm Hà: Trong khi các thị trường khác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 để nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng để đánh trúng và đúng nhu cầu của khách thì đó vẫn là một vấn đề ‘thâm căn cố đế” của du lịch Việt Nam, dẫn đến việc các chiến dịch marketing chưa mang lại hiệu quả.

Phần lớn doanh nghiệp tự làm tự cứu mình là chính mà không có thông tin nghiên cứu, khảo sát có quy mô từ các cơ quan Nhà nước. Các thấu hiểu này mới là thứ giúp các doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách đưa ra được các quyết sách phù hợp.

Du lịch Việt Nam đang thiếu nhạc trưởng đánh bản nhạc hay là chỗ đó. Các cơ quan như Tổng cục du lịch cũng trực thuộc Bộ Thể thao, văn hoá và du lịch cũng đang hoạt động mờ nhạt trong Bộ nên gần đây nhất là các chính sách để “giải cứu” hoặc hỗ trợ doanh nghiệp du lịch khi mới bước qua khủng hoảng gần như không có nếu so với các lĩnh vực khác.

Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng đã được 5 năm; Nghị quyết 36 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 các ngành kinh tế thuần biển trong đó có du lịch biển, đóng góp 10% GDP cả nước cũng đã được 4 năm nhưng chưa có kế hoạch hành động gì cụ thể để đưa vào cuộc sống.

Đâu đó có nhiều nghị quyết, lời lẽ rất mạnh nhưng kế hoạch triển khai cụ thể và năng lực triển khai đang yếu và kém. Chúng ta cần sự triển khai đồng bộ, có thể kết hợp công – tư.

PV: Qua các đợt đi xúc tiến du lịch thời gian qua, ông có cảm nhận và đánh giá như thế nào về triển vọng và sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam trong năm tới?

Ông Phạm Hà: Các nghiên cứu cho thấy độ phục hồi năm 2022 đã được khoảng 50% và có thể đạt 75-80% trong năm 2023 và hoàn toàn phục hồi trong năm 2024, tuỳ vào thị trường.

PV: Khuyến nghị của ông là gì?

Ông Phạm Hà: Chúng ta nên tập trung vào các thị trường mới và đi du lịch vào các mùa mới không chỉ cao điểm. Thay vì chỉ chú trọng số lượng, cũng cần đánh vào các thị trường có khả năng chi trả cao và kết nối hàng không tốt như Mỹ và Canada. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Tây Âu thì cũng cần để ý thêm Đông Âu. Một số thị trường gần như Úc hay New Zealand cũng nên lưu ý vì họ thường đi vào mùa hè. Cần nghiên cứu các thị trường để tạo du lịch quanh năm để đảm bảo tính bền vững.

Trước mắt, Việt Nam nên tuyên bố đã kết thúc Covid để thu hút truyền thông quốc tế, song song với đưa ra các chính sách mới. Việt Nam cũng nên tuyên bố bỏ bảo hiểm du lịch quốc tế chi trả cả bệnh Covid-19 khi làm thủ tục xin Visa. Đặc biệt là ngay và luôn, Việt Nam cần thực hiện cạnh tranh bằng chiến lược visa đã không thay đổi gì trong nhiều năm qua.

Xin cảm ơn ông!

Sơn Trần
TheLeader.vn

VÌ SAO DU LỊCH VIỆT NAM MỞ CỬA SỚM VẪN ĐỨNG “BÉT BẢNG”

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực mở cửa trở lại nhờ triển khai thành công chương trình tiêm chủng và đạt tỷ lệ cao người dân được tiêm chủng. Tuy nhiên, Việt Nam đã không thể tận dụng được lợi thế của vị trí dẫn đầu này. Chúng ta chỉ có thể đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đón được 5 triệu lượt khách quốc tế và tạo ra tổng thu khoảng 4,5 tỷ đô la. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và đâu sẽ là giải pháp cho ngành du lịch Việt? Chuyện tối nay hôm nay chúng tôi có mời đến trường quay ông  PHAM HÀ – chủ tịch, CEO Lux Group (www.luxgroup.vn) – Chuyên gia Du lịch và Du Thuyền cao cấp sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

MC: Vừa qua đã có thống kê, Việt Nam chỉ đón có 3,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022 theo Ông đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Ông Phạm Hà: Nguyên nhân thì có nhiều, chủ quan và khách quan. Phần lớn là do chính chúng ta, chủ quan là chính, khách quốc tế đến Việt Nam chưa dễ dàng và đến rồi chưa vui. Là người làm du lịch lâu năm, tôi không ngạc nhiên vì con số này. Con số 5 triệu khách là con số bốc thuốc khi chúng ta mở cửa du lịch không có tính toán căn cơ và làm thế nào để đạt được, đạt được số đó thì ai làm, ai phục vụ họ khi nhân lực của nhành đã chuyển qua nghành khác hay bỏ nghề vì ít hoặc không có sự hỗ trợ 2 năm Covid.

Tôi không thấy có kế hoạch cụ thể nào từ 15 tháng 3 làm thế nào để DLVN chúng ta đạt được số lượng khách trên, họ là ai, đến từ đâu, có kết nối hàng không dễ dàng, họ mong muốn gì khi đi du lịch Việt Nam, tại sao chọn Việt Nam chúng ta, hành vi tiêu dùng của họ thay đổi như thế nào, và Việt Nam chúng ta có gì cuốn hút và khác biệt, cạnh tranh hơn đối thủ Thái Lan và Malaysia hay không? Khi nào là mùa đi du lịch của họ và sản phẩm du lịch nào phù hợp, điểm đến nào mới với thị trường khách nguồn mục tiêu mà du lịch VN nhắm tới? Hoàn toàn thiếu vắng một chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các doanh nghiệp cứu mình và tự bơi là chính.

Khi mở cửa du lịch lại sắp vào dịp hè, khi khách nội địa đông thì chúng ta thỏa mãn và cho rằng du lịch đã phục hồi, nhiều cuộc kịch hoạt các địa phương rầm rộ, phần lớn vẫn là ta làm cho ta xem, không có các hoạt động đổi mới nào xúc tiến lớn ở nước ngoài, các cơ chế chính sách không linh hoạt phù hợp với sự thay đổi và cạnh tranh khu vực. Visa là một ví dụ, Thái Lan đã thay đổi thích ứng nhanh chóng tới 7 lần visa, 45 ngày, vào ra nhiều lần và có cả visa 90 ngày cho khách lưu trú lâu hơn. Ngoài ra thiếu vắng một ban chỉ đạo chính phủ phục hồi nghành kinh tế này, du lịch, hàng không, lữ hành. Kết nối hàng không yếu kém, thiếu nhân sự trong nghành, sản phẩm, xúc tiến không có hiệu quả, vì chưa biết làm mới mình và vẫn tư duy cũ và nhiều bộ ban ngành vẫn nghĩ khách ở ngay cửa du lịch biên giới mở cửa là khách đến ngay, ùa vào thăm quan Việt Nam chúng ta.

 

thiếu kịch bản tổng thể cho việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế

 

MC: Nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân mà nhiều khách du lịch nước ngoài gặp phải là quá trình làm visa vào Việt Nam mất nhiều thời gian. Vậy điều này có thực sự ảnh hưởng để việc tìm kiếm thị trường khách của các doanh nghiệp không thưa Ông?

Ông Phạm Hà:  Chúng ta đã có nghị quyết 08 và 36 của TW Đảng về DL là ngành kinh tế, và coi kinh tế biển trong đó có DL Biển ưu tiên đầu tiên phát triển, sau 5 năm rồi chúng ta vẫn còn trên giấy, chưa có hành động cụ thể biến nghị quyết thành hành động và du lịch VN còn chưa là nghành kinh tế và quá nhiều nút thắt từ thể chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, định vị thương hiệu quốc gia, quản lý điểm đến, chuyển đổi số đồng bộ và ứng dụng vào thực tiễn. DLVN chấm dứt được “ước khoảng” mà phải thực tế, thành thật trong thống kê, ra được số liệu chính xác từ SỐ.

DL là liên nghành liên vùng, nhiều khi tiếng nói quá nhỏ bé và nói không ai nghe. Visa là một trong những nút thắt trong thể chế chính sách, nói nhiều rồi, biết rồi khổ lắm nói mãi mà vẫn chưa thay đổi được từ nhiều năm nay. Các nước thực hiện visa rất tốt, linh hoạt và visa vàng thì chúng ta vẫn 15 ngày vào ra một lần, lạc điệu và trì trệ, kém cạnh tranh. Điểm chạm đầu tiên khách thấy chính sách visa VN chưa đột phá, không chào đón họ.

Cần visa 30-45 ngày 6 tháng đến 1 năm cho khách ở lâu hơn và chi tiêu tiền nhiều hơn. Ít nhất VN nên cấp visa du lịch 30 ngày, vào ra nhiều lần. Miễn visa cho các thị trường nguồn như Úc, NZ, các nước Bắc Âu, Mỹ- Canada… ít nhất 65 nước như Thái Lan đang miễn nếu muốn cạnh tranh với họ. Tiến hành cấp visa điện tử nhanh chóng bằng nhiều ngôn ngữ, mở rộng các nước được cấp, đưa Sri Lanka, Ấn Độ, Nam Phi…

 

Visa

 

Các quốc tịch khách được miễn Visa du lịch 15 ngày vào Việt Nam, khi muốn ở dài hơn 30 ngày cũng không được sử dụng 15 ngày miễn trừ và 30 ngày E-Visa, khiến cho khách phải bay qua nước thứ 3 rồi quay lại nhập cảnh mới được áp dụng tiếp E-Visa, khiến cho khách cảm thấy phiền phức, mất tiền, mất thời gian nên họ không lưu trú dài ngày tại Việt Nam, trong khi có những quốc tịch khách có thể lưu trú 2-3 tuần tại các vùng biển đẹp của Việt Nam như khách Đức thì việc này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các tour trọn gói có nghỉ biển dài ngày cho đối tượng khách chi trả cao như vậy

MC: Việt Nam chưa có Kế hoạch cấp quốc gia về Phục hồi ngành Du lịch và Khách sạn. Ngoài ra, ngành du lịch còn đang phụ thuộc vào các sáng kiến, dự án mang tính sự việc không thường xuyên. Ông nghĩ sao về điều này?

Ông Phạm Hà:  Như tôi nói trên, Việt Nam chưa coi trọng du lịch là một nghành kinh tế, thiếu vắng một một nhạc trưởng, MỘT BỘ DU LỊCH trong dài hạn hoặc ít nhất phải có ngay một ban chuyên trách phục hồi nghành du lịch, có kế hoạch phục hồi du lịch nhanh chóng bằng kế hoạch cụ thể từ TW tới địa phương, trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để phục hồi, tháo gỡ khó khăn và phát triển du lịch, hành không, khách sạn một cách bền vững, mang tính cạnh tranh cao và mang về USD, đóng góp hơn 10% cho GDP.

Kế hoạch đó phải gỡ được các nút thắt kể trên như thể chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, quản lý điểm đến, kết nối hàng không, chuyển đổi số. Cần có đối thoại thoại công tư, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp tự lực tự cường còn sống được qua Covid có cơ hội hồi sinh và phát triển được.

Có những nghiên cứu thị trường, định vị thương hiệu, phát triển thị trường mới thay thế, câng cao chất lượng du lịch VN< định vị điểm đến di sản, nhắm khách trung và cao cấp, có khả năng chi trả cao và đến bằng đường hàng không và đường biển còn rất khiêm tốn 2%. Hạ tầng cảng thủy nội địa, tài nguyên ven biển duyên hải cần phải đánh thức, tạo sản phẩm du thuyền Made-in-Vietnam chạy dọc bờ biển và ra các nước trong khu vực và đón khách tàu biển cao cấp đến với các cảng biển và thành phố ven biển Việt Nam.

MC: Theo Ông thì vì sao các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore… họ lại là những thị trường du lịch hấp dẫn hơn chúng ta?

Ông Phạm Hà: Đấy là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của DLVN, tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực, con người, di sản ít hơn và kém hơn chúng ta nhưng Thailand trước Covid đón 40 triệu khách, Malaysia đón 30 triệu khách quốc tế.

Chiến lược “SMILE” của Thái Lan được viết tắt từ các chữ S (Bền vững về mọi khía cạnh), M (Nhân lực: Nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động du lịch lên tiêu chuẩn quốc tế), I (Nền kinh tế bao trùm: Đảm bảo tất cả các khu vực kinh tế đều được đưa vào ngành du lịch), L (Bản địa hóa: Thúc đẩy tính độc đáo của các cộng đồng như là điểm thu hút du lịch), và E (Hệ sinh thái: Thúc đẩy du lịch sinh thái và môi trường địa phương).

Họ đi trước và họ chuyên nghiệp hơn chúng ta về mọi mặt, họ có hẳn bộ DL hoặc cơ quan ngang bộ về DL, họ coi DL là một nghành kinh tế, tất cả cho du lịch và vì du lịch. Truly Asia, Amazing Thailand cùng các chiến dịch marketing hiệu quả tăng gấp 2, 3 lượng khách trong thời gian ngắn và lượng khách có chất lượng.

MC: Dưới góc độ doanh nghiệp, hiện nay cái khó nhất và mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp là gì thưa Ông?

Ông Phạm Hà:  Phần lớn các doanh nghiệp lữ hành VN đều nhỏ, họ thực sự khát vốn và giải bài toán nhân sự lúc này để phục hồi. Họ cần các thông tin thị trường, sản phẩm mới, xu thế mới hậu Covid, số hóa cho doanh nghiệp của họ như thế nào và từ đâu.

Khi phát triển các thị trường mới cần có hãng hàng không, cty du lịch, khách sạn cùng phát triển, xúc tiến, với sản phẩm cụ thể thì sẽ chiếm lĩnh thị trường nhanh hơn và hiệu quả hơn.

MC: Vậy chúng ta cần làm gì để tháo gỡ những khó khăn hiện nay cho thị trường du lịch quốc tế thưa ông?

Ông Phạm Hà: Về lâu dài nếu chính phủ VN coi DL là nghành kinh tế cần sớm có BỘ DU LỊCH để phát triển du lịch bền vững và đóng góp nhiều hơn cho GDP.

Trước mắt cần có chiến ban trực thuộc chính phủ chuyên trách mảng phục hồi ngành này trong 2 năm, tiếp sức ngành hàng không, khách sạn, lữ hành, khó đâu gỡ đó nhất là cơ chế chính sách như visa. Phát triển hiệu quả quỹ phát triển du lịch mà CP đã cấp mà hiện đang khá rối khi về BỘ VHTTDL, Tổng Cục DL còn là Cục DL trực thuộc.

DLVN cần tập trung vào các thị trường nguồn, khách cao cấp, đột phá về chính sách visa thực sự thân thiện thông thoáng. Nhiều chuyên gia du lịch quốc tế nói với tôi VN có nhiều tiềm năng du lịch hơn cả trong CHÂU Á. VN cần định vị thương hiệu làm mới mình với bộ nhận diện thương hiệu mới, WOW Việt Nam chẳng hạn, wow nature, culture, food and people. Lấy di sản làm thương hiệu quốc gia, đổi mới sáng tạo từ di sản, tạo trải nghiệm mới.

Mở tung các rào cản, tư duy cũ, các vùng biển liên kết được với nhau như Hạ Long với Lan Hạ. Huế với Đà Nẵng…để khách quay trở lại với hạ tầng tốt hơn, thuận tiện hơn, đi lại dễ dàng hơn, vui hơn. Kinh tế ban đêm cần triển khai càng sớm càng tốt từ 6 tối tới 6h sáng mới là thời gian tiêu tiền nhiều nhất của du khách. 3,5 triệu khách mà tiêu bằng 5 triệu khách thì cần gì phải cố đón 5 triệu khách cho điểm đến quá tải, không có người làm du lịch.

DL VN nên định nghĩa lại, tư duy lại, ít mà chất, không nhất thiết phải cố sống cố chết với 5 triệu và thành tích năm này cao hơn năm trước. Hãy lấy khách du lịch làm trung tâm thỏa mãn họ, giầu cảm xúc, nhớ về VN, đi lại nhiều lần, vui vẻ, tiêu tới đồng USD cuối cùng, có lẽ đấy mới là du lịch. DL giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức.

MC: Cảm ơn Ông đã tham gia chương trình!

 

Thực hiện: Thanh Hà

Dư địa phát triển nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin ở Việt Nam còn lớn

“Doanh nhân Phạm Hà – Chủ tịch Lux Group: Dư địa phát triển nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin ở Việt Nam còn lớn”

Sau đại dịch Covid-19, tất cả các hoạt động kinh doanh gần như bắt tay lại từ đầu nên có thể xem là cơ hội để các doanh nghiệp, tập đoàn lớn bứt phá trong đầu tư; cũng là “mảnh đất màu mỡ” dành cho cả doanh nghiệp khởi nghiệp ở 3 lĩnh vực mà Việt Nam giàu tài nguyên và tiềm năng phát triển, mang lại sự cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực, đó là nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin.

Xuyên suốt 17 năm hình thành và phát triển, từ công ty lữ hành Lux Travel đến tập đoàn Lux Group, nhà sáng lập doanh nghiệp này, ông Phạm Hà – Chủ tịch tập đoàn, luôn quan niệm một trong những yếu tố mang lại thành công cho doanh nghiệp chính là nhờ vào nhân lực, con người. Nhân sự có tâm, có tài và có tầm sẽ tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, thái độ phục vụ… từ đó tạo nên giá trị riêng, đủ sức cạnh tranh trên thương trường kinh doanh.

Phóng viên: Ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay để tiếp cận lại nguồn khách thì Lux Group đã ở “đỉnh cao” khi công suất phòng du thuyền của mình luôn trong trạng thái được lấp đầy. Vậy đâu là nguyên nhân của sự thành công này, thưa ông?

CEO Phạm Hà:  Đại dịch Covid-19 phủ bóng đen lên ngành kinh tế xanh toàn cầu, không riêng Lux Group mà tất cả các doanh nghiệp hoạt động du lịch đều gặp nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có. Hoạt động kinh doanh du lịch đang “lên như diều gặp gió” thì buộc phải dừng lại, đứng khựng và ngủ đông. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế là rất lớn, điều này đã được minh chứng. Thuyền càng lớn thì càng bị tác động mạnh. Giai đoạn đó, tôi đã phải đưa ra vô số quyết sách, thay đổi kế hoạch liên tục theo tuần và theo ngày. Covid-19 cũng làm tôi thức tỉnh về những điều được, mất và điều gì là quan trọng nhất. Ngày hôm qua đã là quá khứ. Cần sống cho hôm nay và hy vọng cho ngày mai. Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, ngay cả việc co cụm lại cũng không giúp giữ được doanh nghiệp nên các nhà kinh doanh buộc phải thay đổi. Chúng tôi nhìn lại mình, cấu trúc lại, tạo những sản phẩm tốt hơn cho mùa tới, đào tạo thêm, nâng cao năng lực, kỹ năng, hiểu biết, đặc biệt là thái độ phục vụ khách của nhân viên.

Trước đại dịch chúng tôi khá thụ động. Có tới 99% khách hàng của Lux Group là khách quốc tế đến Việt Nam và chúng tôi ngụp lặn trong vùng an toàn đó khi doanh thu luôn tăng trưởng 30% mỗi năm, làm không hết việc. Dịch bệnh đến đã chặn đứng luồng khách quốc tế buộc chúng tôi phải thay đổi để trở nên linh hoạt hơn, đa năng hơn trong lĩnh vực hoạt động của mình. Chúng tôi nhận thấy một thị trường nội địa với 100 triệu dân, là những người mà chúng tôi hiểu rõ về văn hóa, sở thích du lịch nên việc phục vụ cũng thuận tiện hơn nhiều. Quan trọng, nhu cầu về sử dụng và trải nghiệm dịch vụ cao cấp, sang trọng và khác biệt của khách Việt Nam rất lớn. Chính vì vậy Lux Group tạo ra phòng nội địa và website www.luxurytravel.vn riêng tập trung vào phân khúc trung và cao cấp là du khách sang trọng Việt Nam.

Những trải nghiệm du thuyền như ở Emperor Cruises Nha Trang, Hạ Long hay du thuyền Heritage Bình Chuẩn Cat Ba Archipelago của chúng tôi đáp ứng yêu cầu về tìm tòi, mộng mơ, khám phá, thư giãn… hòa mình vào di sản văn hóa và thiên nhiên đã đáp ứng được xu hướng du lịch của khách sau dịch là trải nghiệm, mang lại cảm xúc. Cũng chính vì điều đó, dù dịch bệnh nhưng du thuyền Heritage Bình Chuẩn, một trong ba du thuyền của Tập đoàn được xem là tàu chạy nhiều chuyến nhất ở vịnh Bắc bộ với 25 chuyến/tháng, phục vụ hơn 7.000 lượt du khách.

Từ khi Covid-19 ập tới, chúng tôi nói chuyện nhiều hơn, cùng bàn thảo để tìm giải pháp. Nếu vẫn chưa tìm ra thì mời chuyên gia về “cùng chụm đầu” tìm cách. Không ai thông minh hơn tất cả chúng ta cộng lại. Lúc khó khăn mới thấy văn hoá doanh nghiệp được phát huy tác dụng ở sự đồng lòng cùng chèo lái công ty ở các cấp bậc, giá trị cốt lõi, tầm nhìn sứ mệnh và sự tin tưởng, giao tiếp nhau cùng vượt khó và dám làm, tự chuyển đổi để thích ứng trong tình hình mới. Đặc biệt, chúng tôi số hóa toàn bộ doanh nghiệp, các quy trình quy chuẩn được thiết lập. Các ý tưởng mới, sản phẩm mới, cách tư duy mới được đưa vào triển khai tạo ra kết quả. Có lẽ chính tư duy dám nghĩ, dám làm, chuyển đổi thích ứng nhanh đã mang lại thành công cho doanh nghiệp và chúng tôi tiếp tục đặt ra mục tiêu, năm 2025, du thuyền Heritage Cruises sẽ chạy dọc bờ biển Việt Nam, tạo sản phẩm mới cho du lịch.

Phóng viên: Như ông chia sẻ, rõ ràng một trong những yếu tố đã mang lại thành công cho doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua chính là nhờ vào nhân lực, con người. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?

CEO Phạm Hà:  Trước khi đến với du lịch, tôi đã từng trải qua rất nhiều công việc khác. Tôi nhận ra rằng, du lịch không chỉ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân mà còn lan tỏa được ra với rất nhiều người, cả đội ngũ 250 nhân viên. Chúng tôi lấy niềm vui của du khách, trải nghiệm và sự thỏa mãn của khách làm mục đích làm mục đích sau cùng trong công việc. Điều này cũng đã được thể hiện xuyên suốt 17 năm qua trong hành trình xây dựng và phát triển với tiêu chí 5P (Passion – Đam mê, Purpose – Mục đích, People – Con người, Planet – Hành tinh, Profit – Lợi nhuận) của doanh nghiệp khi lấy con người là yếu tố then chốt và quan trọng.

Như tôi đã nói, du lịch mang lại niềm vui và hạnh phúc nhưng để đạt được điều đó thì phải làm từ cái tâm, xuất phát từ sự yêu nghề và xem khách hàng là người thân. Tất cả mọi hoạt động từ tư vấn, bán hàng đến thái độ phục vụ… đều lấy khách hàng là trung tâm. Vì lẽ đó, chúng tôi xây dựng đội ngũ nhân sự là những người kể được câu chuyện di sản, trân quý giá trị văn hoá di sản, chuyển tải thông điệp chân thực của Lux Cruises đến khách hàng.

Tôi cũng xác định, làm lãnh đạo cũng là phục vụ. Tôi phục vụ niềm đam mê và hạnh phúc của mình, phục vụ đội ngũ nhân sự doanh nghiệp và phục vụ khách hàng để từ đó mang lại lợi nhuận cho công ty. Vì thế, tất cả chúng tôi đều đồng lòng trong việc đào tạo ra những thế hệ kinh doanh mới mang tinh thần như vậy.

Phóng viên:  Trải qua nhiều công việc ở các lĩnh vực khác nhau, đồng thời sau dịch, mọi thứ cũng gần như bắt đầu lại từ đầu, ông đánh giá thế nào về dư địa để khôi phục và phát triển?

CEO Phạm Hà:  Làm nghề du lịch giúp tôi được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người. Mỗi nơi có một vẻ đẹp, nền văn hóa khác nhau. Ra nước ngoài nhìn về Việt Nam, tôi nhận thấy 3 lĩnh vực đất nước ta giàu tài nguyên và tiềm năng phát triển cũng là điểm khác biệt so với các quốc gia trong khu vực. Đó là nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin.

Việt Nam cần chú trọng 3 lĩnh vực này và đầu tư nguồn lực với những công viên sáng tạo, những quỹ đầu tư mạo hiểm cùng chính sách hỗ trợ cho những doanh nghiệp khởi nghiệp ít rủi ro hơn, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó, tạo dựng một quốc gia khởi nghiệp với nền kinh tế tri thức và văn hóa sáng tạo.

Phóng viên:  Xin ông nói rõ hơn về dư địa phát triển của các lĩnh vực trên?

CEO Phạm Hà:  Trong thời 4.0, tài nguyên quốc gia là những gì sáng tạo ra, là tài nguyên vô giá về con người. Chúng ta cũng đã nói nhiều đến kinh tế sáng tạo, nền kinh tế sáng tạo. Với Việt Nam là một quốc gia xuất phát từ nước nông nghiệp, khoa học kỹ thuật đi sau các quốc gia tiên tiến. Vì thế, lần nữa khẳng định rằng, nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin sẽ là thế mạnh độc đáo của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam đuổi kịp các nước, tạm gọi là “đi tắt đón đầu” để tạo lợi thế cạnh tranh cho sự phát triển.

Về dư địa, với nông nghiệp, rõ ràng chúng ta là quốc gia có lợi thế cả ở đồng bằng và vùng trung du miền núi. Sản lượng lúa gạo xuất khẩu, kể cả các mặt hàng nông sản cũng tương đối cao. Du lịch cộng với nông nghiệp đã tạo thành sản phẩm du lịch canh nông hấp dẫn và độc đáo. Đây có thể xem là sản phẩm khác biệt so với các quốc gia; đồng thời đóng góp rất lớn cho sự phát triển bền vững khi vừa thúc đẩy phát triển nông nghiệp vừa thúc đẩy phát triển du lịch, tạo ra những trải nghiệm cho du khách.

Hiện nay, chúng ta cũng đã có hạ tầng về công nghệ thông tin phát triển khi mạng lưới 4G, 5G phủ khắp cả nước cùng với đội ngũ nhân sự, nguồn nhân lực có nền tảng công nghệ tốt. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ sư phần mềm về lĩnh vực công nghệ thông tin về lập trình, sáng lập ngoài việc thúc đẩy sự phát triển thì chúng ta cũng có thể xuất khẩu phần mềm hay tạo ra những sản phẩm sáng tạo. Người được đào tạo về công nghệ thông tin của Việt Nam rất tốt, nền tảng người dân sử dụng internet, hiểu biết về công nghệ rất cao so với các nước trong khu vực thì rõ ràng là những lợi thế mà các doanh nghiệp Việt cần nắm bắt và có những chiến lược phát triển về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Phóng viên:  Với du lịch, theo ông cần có chiến lược như thế nào?

CEO Phạm Hà:  Cần phải nói thẳng với nhau rằng, du lịch Việt Nam hiện nay đang thiếu một nhạc trưởng. Chúng ta thiếu tầm nhìn chiến lược lâu dài, phát triển manh mún, mạnh ai ấy làm và không bền vững.

Bộ Chính trị đã có Nghị quyết về phát triển du lịch, Chính phủ cũng đang thực hiện những giải pháp phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn. Vậy thì, cần nhanh chóng chuyển từ Nghị quyết sang hành động cụ thể. Quan trọng nhất là xác định du lịch là kinh tế, làm ra tiền, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tôi đã nhiều lần đề xuất tái thành lập Bộ Du lịch, trực thuộc Chính phủ, hoạt động độc lập theo mô hình Thái Lan nhưng không mấy lạc quan.

Tôi rất băn khoăn cho sự phục hồi của các doanh nghiệp du lịch nếu không có những chính sách thực sự hữu hiệu bởi nhân lực du lịch đã chảy máu chất xám và doanh nghiệp cũng cạn kiệt vốn.

Với thực tế hiện nay, xu thế du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc sức khỏe… với thị trường chính là khách nội địa vẫn chiếm ngôi trong vài năm nữa. Phải ít nhất chừng 4 – 5 năm nữa, thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mới có thể phục hồi như năm 2019. Vì thế, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những chính sách phù hợp cho cả thị trường nội địa và quốc tế, nếu không du lịch Việt Nam sẽ tụt về lượng khách so với các nước trong khu vực.

Hiện nay, có 4 vấn đề lớn nhất của du lịch Việt Nam cần nhìn thẳng và cần cụ thể hóa bằng hành động. Thứ nhất là cơ chế chính sách cho du lịch và vì du lịch; thứ hai là yếu tố con người, nhân lực; thứ ba là sản phẩm du lịch và cuối cùng là xúc tiến du lịch hiệu quả. Trong bốn vấn đề ấy, cần ưu tiên tập trung vào tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, kiến tạo cho doanh nghiệp làm những gì mà luật không cấm.

Phóng viên:  Ông có chia sẻ rằng, dư địa phát triển của 3 lĩnh vực trên cũng là mảnh đất màu mỡ dành cho cả doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo quan sát của ông, chính sách khởi nghiệp của Việt Nam hiện nay như thế nào?

CEO Phạm Hà:  Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ cho các start-up, những doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp. Tuy nhiên, đâu đó tôi vẫn chưa thấy có nhiều sức hấp dẫn cho giới trẻ hoặc đầu tư mạo hiểm bởi vì những lĩnh vực này còn rất mới, thậm chí chưa có quy định nên tính rủi ro cao. Do đó, chúng ta có thể học cách làm của Mỹ, như tạo ra sân chơi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong 5 năm đầu không tính thuế để khuyến khích nhiều người khởi nghiệp và có nhiều sáng tạo hơn khi khởi nghiệp.

Việt Nam cũng cần tạo ra những công viên sáng tạo, không gian sáng tạo để tuyển chọn, hiện thực hóa những ý tưởng, dự án hay mà không bị tính thuế trong thời gian đầu, cho đến khi bán được sản phẩm. Cùng với đó, cần có những quỹ đầu tư mạo hiểm của Nhà nước hỗ trợ phát triển những dự án có tiềm năng, bởi người Việt Nam rất sáng tạo và như tôi nói, dư địa phát triển ba lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin còn rất lớn.

Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp với những dự án mang hàm lượng chất xám cao và tính sáng tạo được đầu tư nhiều hơn, chúng ta sẽ tạo được nền kinh tế tri thức và văn hóa sáng tạo. Điều này không chỉ thu hút nhiều người khởi nghiệp hơn mà còn biến Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia khởi nghiệp.

Phóng viên:  Xin cảm ơn những chia sẻ của ông và chúc Lux Group ngày càng phát triển!

NGUYỄN NAM thực hiện

Cảm hứng mới, năng lượng mới

Tháng mới, cảm hứng mới, năng lượng mới cho sự hồi sinh của nghành du lịch trong đó có Lux Group, chúng tôi có cuộc trò chuyện với chủ tịch và CEO Lux Group về cuộc đời, sự nghiệm và cảm hứng sáng tạo của người được chọn tạo tuyệt tác kỳ quan như Heritage Bình Chuẩn, viết tiếp giấc mơ du thuyền, lắng nghe câu chuyện vị thuyền trưởng cùng đội ngũ này vượt bão Covid 19 suốt 2 năm qua và đón đoàn khách đầu tiên “ mừng rơi nước mắt”.

PV: Dù doanh thu của Lux Group (www.luxgroup.vn) trong năm 2020 chỉ bằng 10% so với mức trung bình 220 tỷ đồng của những năm trước. Ông có thể chia sẻ quá trình khắc phục khó khăn của Lux Group trong mùa dịch cũng như kế hoạch sắp tới, khi Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn du lịch.

CEO Phạm Hà: Đấy là thiệt hại doanh thu của riêng Luxury Travel và Lux Travel, một thành viên tí hon vĩ đại của Lux Group, chuyên đón khách quốc tế đến Việt Nam. Trong giai đoạn Covid 19 chúng tôi đã chuyển đổi sang phục vụ khách cao cấp Việt Nam với chất lượng Châu Âu. Cùng với lữ hành chúng tôi có hệ sinh thái  với 3 du thuyền sang trọng với hai thương hiệu Emperor Cruises và Heritage Cruises hoạt động tại Nha Trang (Khánh Hoà), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Lan Hạ (Hải Phòng). Chúng tôi có đội xe Lux Limousine vận chuyển du khách bằng xe cao cấp.

Nhờ có hệ sinh thái chúng tôi linh hoạt thích ứng và chuyển đổi sang khách nội địa, tối ưu hoá dòng tiền, tạo công ăn việc làm, giữ lửa cho nghề và giữ nhân sự. Khi không thay đổi được hướng gió thì tôi điều chỉnh cánh buồm. Phát huy văn hoá doanh nghiệp, lãnh đạo kiên tâm, kiên cường, kiên trì chèo lái Lux Group, mọi người cùng đoàn kết, nỗ lực để về bờ vì bão lớn quá. Chúng tôi động viên nhau, truyền lửa nội bộ, giữ liên lạc khách hàng, thuyết phục khách không huỷ tour mà gia hạn để đi du lịch Việt Nam ngay khi mở cửa.

Chúng tôi nghiên cứu sản phẩm mới, hành vi tiêu dùng của du khách theo từng thị trường làm mới sản phẩm. Định vị lại thương hiệu, làm mới lại website luxtraveldmc.com và số hoá toàn bộ và toàn diện doanh nghiệp, làm việc linh hoạt không nhất thiết phải đến Cty, nhân viên có thể làm việc từ bất kỳ đâu. Chính vì vậy mà chúng tôi phục hồi và có khách quốc tế ngay khi Việt Nam mở của du lịch trong tháng 3.

PV:  Hiện tại, Lux Group đã có nhiều khách Inbound hay chưa, hay vẫn tập trung đón khách Việt, thưa ông?

CEO Phạm Hà: Nhờ có sự chủ động và không bị đứt gẫy nên Lux Travel chúng tôi đã đón khách quốc tế, đoàn đầu tiên 10 khách từ Châu Âu, cụ thể là khách Đức ngày 26 tháng 3, tôi mừng phát khóc và cả đội ngũ thấy và tin vào hừng đông sau đêm dài.

Thương hiệu Luxury Travel tập trung vào mảng nội địa cao cấp và khách outbound tới những điểm đến mới lạ, hấp dẫn, sang trọng. Chúng tôi thấy thị trường 100 triệu dân Việt Nam, giới giầu và cận giầu ngày một tăng và có nhu cầu trải nghiệm có gu, giầu cảm xúc, đầy phong cách, nên đây là mảng Cty sẽ tập trung đầu tư mạnh để phát triển, như vậy cũng phát huy được hệ sinh thái du lịch, lữ hành, du thuyền, sự kiện Lux Mice, Lux Hotels and Resorts.

Chúng tôi sẽ phục hồi và cất cánh bằng đôi cánh với 2 thương hiệu. Mảng Lux Cruises (www.lux-cruises.com) chúng tôi cũng đã đón khác quốc tế và mùa hè rất sôi động, các ngày lễ như 30 tháng 4 và 1 tháng 5 đã kín chỗ trên cả 3 du thuyền.

Mùa hè năm nay chúng tôi tự tin là sẽ đông khách cả khách Việt Nam và quốc tế, đặt biệt khách đến từ Tây Âu, Úc và Singapore. Du khách hậu Covid quan tâm nhiều đến trải nghiệm du lịch xanh lối sống, mạnh thể chất, lành về tinh thần. Những trải nghiệm mới của Lux Group để du khách tìm tòi, khám phá, mơ ước, tận hưởng, thư giãn, hoà mình vào văn hoá và thiên nhiên.

PV:   Cuối năm 2019, ông đã cho ra mắt Du thuyền Heritage Cruises Bình Chuẩn tại Cát Bà (Hải Phòng), được thiết kế dựa trên con tàu Bình Chuẩn của doanh nhân Bạch Thái Bưởi từ thế kỷ 20. Vị doanh nhân họ Bạch này ảnh hưởng thế nào đến triết lý kinh doanh cũng như phong cách sống của ông?

CEO Phạm Hà: Cụ Bạch Thái Bưởi là nguồn cảm hứng cho bao doanh chủ Việt Nam trong đó có tôi. Sự hi hữu tôi sinh sau cụ 100 năm và hạ thuỷ tàu Bình Chuẩn đúng tròn 100 năm cũng tại vùng nước lịch sử Hải Phòng như người được chọn viết tiếp giấc mơ du thuyền Made-in-Vietnam cập bến năm châu dang dở của tiền nhân chúa sông Bắc Kỳ, vua tàu thủy Việt Nam.

Những bài học kinh doanh của cụ thành công bằng sự tử tế, chính đạo cuộc đời, tâm, tầm của lãnh đạo là phụng sự, người làm dịch vụ từ tâm chạm cảm xúc, phục vụ đồng bào, ý chí lớn, mơ ước lớn, tầm nhìn xa trông rộng của một doanh chủ, quý tộc Việt thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm.

Cụ Bạch Thái Bưởi để lại nhiều bài học hay về quản trị, nghệ thuật lãnh, dụng nhân như dụng mộc, trao quyền, xây dựng nhân hiệu và thương hiệu, cạnh tranh phi giá cả, tự hào dân tộc, chú trọng vào thị trường nội địa và trong Covid chúng tôi áp dụng thành công tạo ra phong trào “người Ta đi tàu Ta” và “người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.

Cụ Bạch Thái Bưởi là hiện thân của tinh thần dám khởi nghiệp, dám tận dụng thời cơ, dám trao quyền, dám tiếp thu tân thư, dám vận dụng tinh thần yêu nước, dám cạnh tranh đến cùng, dám sáng tạo, dám mở rộng thị trường, dám làm lại từ đầu. Để nói về những bài học, con người và cảm hứng của cụ Bạch Thái Bưởi phải nhiều sách mới hết, tôi gói gọn trong cuốn sách “Kinh doanh thời 1.0” với sự giúp đỡ của gia đình đặc biệt là chị Bạch Quế Hương cháu gái hương khói cho cụ và dòng họ.

PV:  Ông sở hữu bộ sưu tập tranh đậm đà bản sắc văn hóa, tinh thần Việt Nam; từng hợp tác với đạo diễn Trần Anh Hùng làm bộ phim “Mùa hè chiều thẳng đứng”, ông có thể chia sẻ về tình yêu dành cho nghệ thuật của mình, ngoài công việc kinh doanh?

CEO Phạm Hà: Cảm được bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào đều là ân huệ của cuộc đời. Tôi sưu tầm để thư giãn, mỹ cảm, hiểu về quá khứ, lịch sử, truyền thống văn hoá, tục Việt Nam. Qua tranh vẽ tôi cảm được nhiều điều tuyệt vời, luôn cảm hứng và nhiều năng lượng mới tích cực. Làm phim với Trần Anh Hùng và những bối cảnh đẹp như Vịnh Hạ Long, làng chài, cuộc sống biển cả làm tôi thêm yêu thích di sản thiên nhiên Việt Nam.

Tôi cũng thích nghệ thuật, tham gia làm bối cảnh phim, sưu tầm đồ cổ, tranh nghệ thuật, làm art dealer, môi giới bán tour săn tranh của các hoạ sĩ Đông Dương và đương đại cho khách nước ngoài thành ra cũng tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ, sưu tầm nhiều hoạ sĩ. Tôi đặc biệt thích thú tìm hiểu lịch sử mĩ thuật và lịch sử Việt Nam, tôi thích hoạ sĩ chiến sĩ Phạm Lực, người kể chuyện chiến tranh, di sản thiên nhiên văn hoá Việt Nam, con người và sự phát triển của đất nước bằng đường nét, hình khối, mầu sắc và thông điệp từng bức hoạ.

Tôi thích tính phủi, sự hài hước kiểu lính và tài năng hiếm có của của một hoạ sĩ một đời vì nghệ thuật nên sưu tầm nhiều tranh của ông, viết sách và giới thiệu 100 tác phẩm đủ các chất liệu từ giấy, sơn mài, lụa, sơn dầu trêm toan, bao tải… trên du thuyền Heritage Cruises Binh Chuan Cat Ba Archipelago. Tôi xây tàu thoả ước mơ thủa ấu thơ và cũng để treo tranh, kể chuyện văn hoá, di sản, con người Việt Nam trên không gian di sản văn hoá cảm hứng từ tàu Bình Chuẩn Bạch Thái Bưởi để đưa những lữ khách khám phá di sản thiên nhiên kỳ vĩ của Việt Nam.

Đưa đam mê sưu tầm, sở thích cá nhân thành sản phẩm du lịch trải nghiệm chân thực và độc đáo, tranh kể chuyện di sản và thưởng lãm tranh như những quý tộc giữa không gian đặc biệt như vịnh Lan Hạ, Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc, cái đó thế giới không có, chỉ Việt Nam mới có. Doanh chủ cũng có nét tương đồng với hoạ sĩ là tạo ra những thứ từ trong và hoàn toàn mới trong thế giới này, sự hồi sinh di sản tàu Bình Chuẩn một tuyệt tác độc bản giữa kỳ quan sau đúng 100 năm là một tác phẩm như mơ là như thế.

PV:  Ông là doanh nhân sinh năm 1975, trùng với sự kiện Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về sự kiện lịch sử này, sự kiện có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của ông, những người được sinh ra trong thời bình, không còn chiến tranh?

CEO Phạm Hà đứng bên cạnh tranh của Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi

CEO Phạm Hà: Tôi sinh ra 2 tháng khi đất nước hoà bình Bắc Nam xum họp một nhà. Tôi lớn lên trong cậu chuyện chiến trường của bố, về người lính “sẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ”, và mẹ tôi du kích quân bảo vệ quê hương tại quê nhà, tình cảm bố mẹ chiến trường và hậu phương. Đó sự quan tâm, yêu thương, lo lắng, tình cảm gia đình, hy vọng hòa bình và sự đoàn tụ. Đoàn tụ sau chiến tranh của bố mẹ tôi là hạnh phúc hơn rất nhiều người trong làng.

Gia đình tôi và ông trẻ di cư vào Sài Gòn năm 1954 sau hiệp định Geneve từ vĩ tuyến 17. Sau chiến tranh tôi có dịp vào thăm ông trẻ và gia đình trong Sài Gòn. Tôi cũng có dịp được đi tàu biển từ Hải Phòng và Sài Gòn trên tàu Thống Nhất giữa những năm 80 của thế kỷ trước, từ đấy tôi có giấc mơ lớn nhất của đời tôi là xây dựng đội tàu và chạy dọc bờ biển Việt Nam.

Chiến tranh là đau khổ. Tôi ghét chiến tranh và những nỗi buồn chiến tranh, những số phận trong và sau chiến tranh. Khi bắt gặp những bức tranh của hoạ sĩ Phạm Lực làn tôi thổn thức, những hình ảnh ký ức mà tôi đã nghe kể và hình dung. Nên tôi sưu tầm nhiều, có nhiều bức hơn cả tuổi đời của tôi còn lỗ chỗ bom đạn, những hoạ phẩm giấy và bao bố và những câu chuyện sau mỗi bức tranh. Một thời kỳ đau thương của dân tộc, nhưng hào hùng.

Tôi thiết nghĩ chúng ta không quyên quá khứ, trân trọng và bước tiếp một cách tự tin về phía trước, chúng ta đều là người Việt Nam, hoà hợp dân tộc, tập hợp sức mạnh, ý chí, con người Việt Nam trong và ngoài nước, cờ vàng, cờ đỏ hoà hợp đều là người Việt Nam và ngày 30 tháng 4 nên là ngày hoà giải, hoà hợp người Việt Nam chúng ta, cả nước đều vui, chúng ta máu đỏ da vàng, dân tộc chỉ có một và trường tồn.

-Trân trọng cảm ơn ông!

 

 

CEO Phạm Hà – Làm lãnh đạo cũng là phục vụ

April 1, 2022 By Tin Tức Comments Off

Ông Phạm Hà là người thành lập nên Lux Group với số vốn khiêm tốn 1.000 USD. Từ chính thực lực của mình và tinh thần lạc quan kèm với triết lý sâu sắc, ông đã biến Lux Group trở thành một tập đoàn lớn tập trung vào du lịch hạng sang với Luxury Travel cùng hai đơn vị du thuyền Emperor và Heritage. Destination Review đã có buổi trò chuyện với ông để lắng nghe những chia sẻ về suy nghĩ và những giá trị mà “vị thuyền trưởng” này mong muốn lan tỏa.

Đầu tiên, có thể nói cụ Bạch Thái Bưởi là một trong những người thuộc thế hệ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam và là người truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ doanh nhân sau này chứ không chỉ riêng mình tôi. Khi bắt tay vào dự án này, tôi có duyên được kết nối với gia đình của cụ, cụ thể là chị Bạch Quế Hương – chắt của cụ. Nhờ đó, tôi có thể tìm hiểu được thêm rất nhiều câu chuyện và bài học hay từ cụ, lấy cảm hứng từ cụ để tạo nên du thuyền Heritage Cruises Bình Chuẩn. Ngoài ra, từ những câu chuyện của cụ, tôi còn có thể viết được một quyển sách mang tên “Kinh Doanh Thời 1.0”.

Sau khi tìm hiểu về cụ, tôi nhận thấy cụ có rất nhiều bài học và có nhiều điểm giống với con đường kinh doanh của mình. Tôi đã được cụ truyền cảm hứng nhờ câu chuyện xây tàu của cụ, học được đạo đức kinh doanh, cách thức xây dựng kinh doanh dựa trên các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc và niềm tự hào của người Việt để cạnh tranh với nước ngoài, đặc biệt là tinh thần dám khởi nghiệp, dám tận dụng thời cơ, tận dụng tinh thần yêu nước để cạnh tranh, dám canh tân và sáng tạo để làm lại từ đầu.

Tôi và Lux Group chú trọng vào việc mang lại các trải nghiệm và cảm xúc cho khách hàng, mà các trải nghiệm tại mỗi nơi đều khác nhau nên phải tạo ra các sản phẩm khác nhau.

Thương hiệu Emperor được lấy cảm hứng từ vua Bảo Đại – người xây dựng các biệt điện dọc khắp Việt Nam, vì thế nên thương hiệu Emperor chú trọng vào các trải nghiệm mang tính “nhất dạ đế vương”, giúp khách có được cảm giác sang trọng bậc nhất với những dịch vụ toàn diện từ A đến Z. Ví dụ như Emperor Nha Trang có các hành trình cho 60 khách như Day Cruise (du ngoạn trên tàu trong ngày) với các hoạt động kèm theo như lặn, tắm biển và đi thăm làng chài, hay hành trình Sunset (du ngoạn ngắm hoàng hôn trên tàu) với các hoạt động ngắm hoàng hôn, thưởng thức bữa tối và tiệc cocktail trên du thuyền, hay Emperor Bái Tử Long ở Hạ Long cho phép du khách nghỉ lại 1-3 đêm trên tàu.

Đối với những du khách chấp nhận trả mức giá cao hơn để nhận được toàn bộ các dịch vụ trên tàu từ thưởng thức rượu, trải nghiệm ẩm thực và mátxa, v.v…, Emperor sẽ mang lại những trải nghiệm độc đáo dành riêng cho phân khúc top high-end (siêu cao cấp) này, phù hợp với du khách thích sự riêng tư và có những trải nghiệm riêng biệt được cá nhân hóa theo từng ý muốn của du khách.

Đối với Heritage, đây lại là một thương hiệu mang tính di sản nhằm thể hiện các giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật và con người Việt Nam lấy cảm hứng từ vị “vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi. Heritage có concept boutique và hướng đến phân khúc 4-5 sao – rộng hơn so với phân khúc top high-end của Emperor để nhiều khách có thể tiếp cận được. Heritage có 20 phòng và có thể phục vụ tối đa 60 khách. Chúng tôi cũng xây dựng Heritage Cruises Bình Chuẩn như một không gian để tưởng nhớ cụ Bạch Thái Bưởi, vì ngay cả từ “Bình Chuẩn” trong tên tàu cũng xuất phát từ một trong những con tàu cụ xây dựng thời trước. Trên tàu có một bức tượng đồng tạc cụ và 100 bức tranh để tưởng nhớ 100 năm ngày tàu Bình Chuẩn của cụ hạ thủy, ngoài ra chúng tôi còn sưu tầm và trưng bày các tấm bưu ảnh cổ về những con tàu thực của cụ. Với Heritage Cruises Bình Chuẩn, du khách có thể vừa tận hưởng một không gian di sản trên tàu, vừa có thể tận hưởng trải nghiệm “bồng bềnh” giữa một di sản thiên nhiên của Vịnh Cát Bà.

Việc chia thành nhiều sản phẩm giúp cho chúng tôi có thể đáp ứng được nhiều thị trường thuộc các phân khúc khác nhau. Ngoài ra, những du thuyền này đều thể hiện các giá trị khác nhau và mang lại các trải nghiệm khác nhau.

Để trả lời cho việc vì sao tôi chọn đưa các giá trị di sản và dân tộc vào du thuyền Heritage, đầu tiên có thể bắt đầu bằng việc tôi rất thích sưu tập tranh và đây là một sở thích cá nhân của tôi. Mỹ thuật Việt Nam đóng góp cho mỹ thuật thế giới hai loại tranh, đó là tranh sơn mài và tranh lụa – và đây cũng là loại tranh chủ đạo của họa sĩ Phạm Lực, vị họa sĩ tôi đang sưu tập. Ông còn có một dòng tranh rất đặc biệt: tranh trên bao tải để mô tả chiến tranh Việt Nam.

Từ sở thích này, tôi nhận ra rằng tranh ảnh và mỹ thuật cũng là một trong những tài sản rất lớn của quốc gia, chúng kể rất nhiều về văn hóa và lịch sử. Qua tranh, ta có thể hiểu được thêm về quá khứ – hiện tại, chiến tranh, di sản cũng như cuộc sống của con người Việt Nam. Vì thế, đây đều là những nguyên liệu hết sức tuyệt vời để giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước về nền mỹ thuật, lịch sử và văn hóa Việt Nam. Đó là lý do tôi chọn đưa các giá trị di sản như thế này lên du thuyền.

Ngoài tranh ảnh, trên tàu còn có những bộ trang phục của người Việt vào thập niên 30, từ trang phục của các vị vua chúa thời xưa cho đến áo dài truyền thống. Tất cả những điều trên khi được hội tụ trên du thuyền Heritage tạo ra một điểm chạm văn hóa “bồng bềnh” giữa biển khơi.

Du khách có rất nhiều thời gian trên tàu, vì thế họ có thể trải nghiệm và tìm hiểu được thêm nhiều câu chuyện đằng sau trải nghiệm mang đậm các giá trị dân tộc sâu sắc. Thay vì chọn xây dựng theo phong cách Tây phương hoành tráng như những tàu khác, Heritage chọn một câu chuyện có thật về con người, văn hóa và lịch sử để thể hiện những giá trị đậm chất Việt Nam về mỹ thuật, lịch sử, văn hóa, ẩm thực – một cách nối tiếp tinh thần dân tộc của cụ Bạch Thái Bưởi. Sau khi Heritage Cruises Bình Chuẩn được triển khai, rất nhiều du khách đã đánh giá mức độ hài lòng của mình trong khoảng 6-7 sao trên thang đo 7 sao của công ty. Đây là sự công nhận đáng tự hào cho một trong những sản phẩm do Lux Group tạo ra.

Về cơ bản, du lịch có thể nói đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi. Tôi đã từng làm rất nhiều nghề, nhưng từ khi chuyển sang làm du lịch, tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc. Tôi nhận ra du lịch là niềm đam mê lớn nhất của mình và nhờ cảm thấy hạnh phúc với những điều đang làm, tôi có thể lan tỏa điều đó ra toàn bộ Lux Group và đến các công ty thành viên. Mọi người đều lấy niềm vui của khách hàng, trải nghiệm và sự thỏa mãn của khách hàng làm mục đích sau cùng trong công việc. Điều này cũng được thể hiện trong tiêu chí 5P (Passion, Purpose, People, Planet, Profit) của Lux Group – luôn đặt con người và đam mê lên hàng đầu.

Theo tôi, trong ngành du lịch và dịch vụ, làm cho khách hàng của mình hạnh phúc thì bản thân mình cũng sẽ hạnh phúc – bởi vậy tôi gọi đây là một nghề hạnh phúc. Muốn hạnh phúc thì phải làm từ cái tâm của mình, làm từ trải nghiệm cá nhân của mình, hướng đến khách hàng, vì các trải nghiệm của khách hàng và đặt khách hàng lên trên hết. Chính vì lẽ đó, giá trị cốt lõi tôi định hướng cho tập đoàn luôn là “mang lại hạnh phúc” cho tất cả mọi người.

Nhờ xác định được khách hàng là người chủ lớn nhất của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể trả lương cho nhân viên và duy trì hoạt động, toàn bộ công ty mới hướng về khách hàng, làm vì khách hàng và nhờ đó dẫn đến sự thành công của Lux Group trong 15 năm qua. Sau chừng ấy năm thành lập, hoạt động và phát triển, “mang lại hạnh phúc” vẫn và sẽ luôn là giá trị cốt lõi của công ty.

Tôi quan niệm làm lãnh đạo cũng là phục vụ: phục vụ con người, đội ngũ của mình và phục vụ khách hàng để mang lại lợi nhuận cho công ty. Vì thế, toàn bộ chúng tôi cũng đều đồng lòng và chung tay trong việc tạo ra những thế hệ kinh doanh mới mang tinh thần như vậy. Với tôi, “mang lại hạnh phúc” ở đây đầu tiên là cho bản thân mình, cho nhân viên, cho khách hàng, cho cộng đồng xã hội và cuối cùng mới là cho lợi nhuận công ty.

Trước Covid, các công ty của Lux Group chủ yếu tập trung đón khách du lịch quốc tế – khách inbound đến Việt Nam. Covid ập đến đồng nghĩa với việc không còn nguồn khách quốc tế, vì thế công ty đã nhanh chóng chuyển sang khách nội địa, cụ thể là nhắm vào thị trường khách cao cấp nội địa. Chuyển đổi là một quyết định khó khăn, chúng tôi phải đào tạo cho nhân viên nhận thức lại đối tượng khách hàng để thấu hiểu họ. Từ nền tảng thấu hiểu được khách, chúng tôi mới có thể phục vụ họ tốt hơn. Chúng tôi mất khoảng một tháng để thực hiện những điều này sau khi đưa ra quyết định trước hai lựa chọn – đóng cửa hoặc thay đổi. Nhưng may mắn là tất cả mọi người đều đồng lòng với nhau trong quyết định thay đổi để phục vụ thị trường nội địa. Và một khi đã quyết định thì mọi người đều có ý thức học hỏi và đào tạo lẫn nhau, tổ chức những buổi briefing hằng ngày để tạo ra những sản phẩm mới dựa trên tệp khách hàng và thói quen tiêu dùng của họ.

Ngoài ra, các hoạt động của công ty đều được số hóa, giúp cho nhân viên nhiều bộ phận có thể làm việc ở mọi lúc mọi nơi và giúp chúng tôi dễ dàng quản lý. Nhờ chuyển đổi số, chúng tôi có lợi thế trong việc thu thập dữ liệu, phân tích được nhu cầu và xu thế của khách hàng. Từ đó, chúng tôi đưa ra những sản phẩm có khả năng đáp ứng với xu thế này để tiến gần hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đây có thể xem là điểm mạnh của doanh nghiệp khi chuyển đổi thành công về cả thái độ và kỹ năng của nhân viên trên toàn bộ hệ thống số hóa của công ty.

Từ thời điểm hết giãn cách xã hội ngày 30/4, chúng tôi quyết định triển khai ngay các bước chuyển đổi cho thị trường nội địa để đáp ứng nhu cầu du lịch bị kìm hãm của khách Việt. Vì thế, ngay khi vừa tung sản phẩm ra thị trường, du khách đón nhận rất nhiệt tình, giúp chúng tôi ghi nhận được những dấu hiệu thành công ngay khi tiến hành chuyển đổi. Cụ thể là trong tháng 5, chúng tôi tung ra 5.000 voucher và đã bán hết chỉ trong vòng 15 ngày đầu. Hơn nữa, Heritage Cruises Bình Chuẩn cũng là một trong những du thuyền chạy nhiều nhất trên Vịnh Bắc Bộ, hầu như hoạt động không ngừng nghỉ ngày nào kể từ ngày 30/4 cho đến hiện tại. Điều này cũng là tín hiệu giúp chúng tôi nhận ra đây sẽ là một hướng đi đúng và có thể phát triển trong tương lai để tạo ra dòng tiền giúp hệ thống chạy và vận hành.

Thật ra, nhờ có Covid, chúng tôi mới nhận ra được rằng thị trường nội địa Việt Nam có tiềm năng rất lớn với dân số gần 100 triệu dân ngày càng phát triển và sức tiêu thụ cũng ngày càng tăng. Trong năm 2020, du khách Việt Nam lần đầu biết đến du thuyền nhờ công ty thực hiện ưu đãi để du khách Việt Nam có thể tiếp cận. Điều này cũng tương đồng với phương châm của cụ Bạch Thái Bưởi thời xưa – người Việt Nam đi du lịch Việt Nam, hay người Việt Nam đi tàu Việt Nam. Giống khách nước ngoài, rất nhiều người Việt cũng mong muốn được đến khám phá biển đảo, các vùng vịnh đẹp nhất của Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Vịnh Cát Bà hay Vịnh Nha Trang và tham dự các hoạt động có trên du thuyền. Đó là lý do chúng tôi đã đổi hướng sang các khách hàng trung và cao cấp trong năm vừa qua và nhận được những thành công nhất định.

Qua đó, tôi quyết định sẽ tập trung hơn vào thị trường du lịch cao cấp của Việt Nam, lập nên một phòng thị trường nội địa và outbound để khai thác thị trường này từ nay trở về sau. Như vậy, Lux Group sẽ vừa giữ lại thị trường kinh doanh ban đầu, vừa mở rộng ra những thị trường tiềm năng khác: phục vụ cả thị trường inbound (khách quốc tế đến Việt Nam) song song với domestic (khách Việt du lịch nội địa) lẫn outbound (khách Việt du lịch quốc tế). Tôi nghĩ đây sẽ là một hướng phát triển khá tốt nên sẽ đầu tư mạnh trong thời gian tới.

Về mở rộng sản phẩm, tôi và Lux Group dự định sẽ triển khai dự án trên Pù Luông. Pù Luông là một điểm đến tuyệt vời nằm giữa các ruộng bậc thang với hai mùa lúa chín, hai mùa nước đổ, có khả năng cao sẽ thu hút được cả du khách trong và ngoài nước. Tập đoàn dự định sẽ triển khai một khu nghỉ dưỡng tầm 35 phòng tại đây hướng đến mô hình wellness travel (du lịch chăm sóc sức khỏe toàn diện) dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa theo concept boutique.

Ngoài ra, về du thuyền, thương hiệu Emperor Cruise dự định sẽ có thêm một tàu 150 chỗ nữa vào Nha Trang trong năm 2021 và tiếp đến năm 2022 sẽ đưa thêm tàu ra Phú Quốc. Về Heritage, tiếp nối sự thành công của Heritage Cruises Bình Chuẩn, chúng tôi hiện đang tiến hành kiểm tra và phát triển thêm một con tàu nữa mang tên Bạch Thái Bưởi, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2022.

Mong muốn lớn nhất của tôi cũng như của công ty là chinh phục các con sông ở Vịnh Bắc Bộ và hiện thực hóa sứ mệnh lớn nhất của Heritage: chạy dọc bờ biển Việt Nam – như ngày xưa cụ Bạch Thái Bưởi đã từng chạy từ Hải Phòng vào đến Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang rồi vào Sài Gòn, sau đó sang Campuchia và các cảng khác trong khu vực châu Á. Đây sẽ là một trong những dự định và sứ mệnh sắp tới của thương hiệu Heritage.

Theo Destination Review