Việt Nam: Quốc gia ven biển cần chính sách phát triển du lịch biển đảo thành sản phẩm biểu trưng

November 17, 2022 By Blog Comments Off

Việt Nam: Quốc gia ven biển cần chính sách phát triển du lịch biển đảo thành sản phẩm biểu trưng

 Thời cơ, điều kiện, cơ hội + Hiện trạng Hiện trạng + Đề xuất hành động

 1. Thời cơ, điều kiện, cơ hội

Phát triển sản phẩm để phục hồi Du lịch. Ưu đãi du lịch của Việt Nam phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.

  • Sự thay đổi trong mong muốn của du khách bắt đầu trước Covid với ảnh hưởng ngày càng tăng từ các phương tiện truyền thông và nhận thức toàn cầu
  • Thay đổi nhu cầu và kỳ vọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch
  • Trong giai đoạn phục hồi – Việt Nam cạnh tranh với phần còn lại của thế giới
  • Những thay đổi về nhu cầu áp dụng ở nhiều cấp độ khác nhau cho tất cả các phân khúc – và cho cả thị trường phương Tây và châu Á và Thái Bình Dương.

Phát triển sản phẩm để phục hồi Du lịch

  • Tìm kiếm chất lượng trải nghiệm và tính xác thực.
  • Muốn kết nối con người
  • Du lịch có ý thức – tạo ảnh hưởng tích cực
  • Cảm nhận được sự an toàn – sạch sẽ và lành mạnh – không gian và không khí trong lành ở những đám đông
  • Các hoạt động thúc đẩy sức khỏe tinh thần và thể chất
  • 61% khách du lịch nói rằng đại dịch đã khiến họ muốn đi du lịch một cách bền vững hơn trong tương lai. (Booking.com), 2022

Xây dựng dựa trên những giá trị cốt lõi của Việt Nam

  • Thiên nhiên.
  • Văn hoá
  • Ẩm thực
  • Bờ biển
  • Con người

Cần củng cố và xây dựng trải nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế cho du khách trong các Khu bảo tồn (Trên cạn và Biển)

  • Xây dựng môi trường thể chế để phát triển du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn
  • Xác định thí điểm các khu bảo tồn để thực hiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tổng hợp và nhận đầu tư để trở thành mô hình thực hành tốt nhất
  • Hỗ trợ tất cả các khu bảo tồn trong đào tạo và nâng cao năng lực để phát triển và quản lý du lịch bền vững
  • Tiến hành các phương pháp tiếp cận dẫn đầu về lập kế hoạch kết nối thực tiễn tốt nhất để nâng cao trải nghiệm của du khách trong Khu bảo tồn và Tích hợp các Trải nghiệm kết nối hiện đại
  • Phát triển các hoạt động tiếp thị quốc gia và quốc tế có mục tiêu tập trung vào du lịch dựa vào thiên nhiên ở các khu vực được bảo vệ.

Du lịch bền vững như một phần của nền kinh tế xanh

  • Cải thiện quản lý khu vực ven biển được tích hợp là rất cần thiết
  • Tiến hành kiểm toán quốc gia về du lịch vùng ven biển hiện có và xác định các điểm đến để phát triển du lịch bền vững hơn
  • Khi được yêu cầu, hãy xây dựng luật mới để thực thi ICZM (Integrated Coastal Zone Management)
  • Hỗ trợ được cung cấp để thực thi và thực hiện các khuyến nghị của kế hoạch quản lý khu vực ven biển và phát triển du lịch tích hợp
  • Đảm bảo tất cả sự phát triển phù hợp với sức chứa.
  • Phát triển và thúc đẩy các cơ hội cho du lịch có tác động thấp của thuyền buồm và du thuyền nhỏ
  • Liên kết với khối tư nhân, các tổ chức hàng hải quốc gia và cộng đồng chèo thuyền để đánh giá và xác định tiềm năng phát triển và cách tiếp cận để tăng cường du lịch chèo thuyền dọc theo bờ biển
  • Xác định nhu cầu điểm đến để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, dịch vụ và an toàn, đồng thời cung cấp hỗ trợ cần thiết để đạt được những tiêu chuẩn đó.
  • Phát triển tuyến đường hoa tiêu đi thuyền ven biển và quảng bá ra các phương tiện truyền thông quốc tế
  • Tham gia với các cơ quan liên quan của các nước láng giềng để tạo ra một sản phẩm xuyên quốc gia sẽ tăng sức hấp dẫn cho các nhà khai thác du thuyền nhỏ quốc tế
  • Tận dụng đánh giá đã có để xác định các điểm đến nhỏ chính ở ven biển nơi đang có cơ sở hạ tầng có để hỗ trợ các hoạt động của tàu nhỏ.
  • Xác định nhu cầu điểm đến để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, dịch vụ và an toàn, đồng thời cung cấp hỗ trợ cần thiết để đạt được những tiêu chuẩn đó.

Thúc đẩy các môn thể thao biển có tác động thấp như một cơ chế để phát triển sinh kế bền vững

  • Kết hợp với kiểm toán ven biển, xác định các cộng đồng tiềm năng để thí điểm phát triển dự án dựa trên vị trí, nhu cầu của cộng đồng và kết hợp với tiềm năng thương mại của khu vực tư nhân
  • Tạo quan hệ đối tác tư nhân và NGO để phát triển thiết kế đường ống dự án nhằm tạo ra các sáng kiến sinh thái và thể thao biển nhạy cảm với môi trường
  • Xây dựng kế hoạch kinh doanh và các tiêu chuẩn hoạt động và an toàn có liên quan
  • Tiến hành đào tạo, nâng cao năng lực và đầu tư cần thiết để tạo ra các trung tâm thể thao biển
  • Vận hành trung tâm và cung cấp hỗ trợ cho cộng đồng để đảm bảo các tiêu chuẩn được đưa ra
  • Tiến hành tiếp thị và quảng bá chung giữa khu vực công và tư nhân. Du lịch được xem như là gắn liền với thị trường giáo dục.
  • Giai đoạn phục hồi hậu Covid và phát triển, du khách luôn tìm kiếm những sản phẩm du lịch trải nghiệm mới, thân thiện, gần gũi môi trường, con người trở về với thiên nhiên, nguyên thuỷ, thuận thiên, đây là điều kiện tốt để làm mới, thiết kế mới những trải nghiệm du lịch biển đảo mà địa phương có tiềm năng.
  • Các địa phương cạch tranh nhau để thu hút và phải hợp tác để đa dạng và khách lưu trú lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn như MICE, LEISURE cho những lữ khách chú trọng sức khoẻ tinh thần. Không có sản phẩm du lịch phù hợp chung cho cả khách quốc tế và Việt Nam, cần phân định rõ để phát triển bền vững điểm đến và phát triển trải nghiệm.
  • Du lịch giờ đây tất cả là điểm đến, trải nghiệm, ký ức. Nhu cầu luôn thay đổi và địa phương phải thích ức thay đổi đáp ứng chu cầu của du khách.

2. Hiện trạng

Du lịch Việt Nam được nhiều du khách biết đến với lợi thế du lịch biển đảo bởi chúng ta có đường bờ biển dài, đẹp trải dọc đất nước, có hàng ngàn đảo, quần đảo và những vùng vịnh kì vĩ, đẹp nhất thế giới như Hạ Long, Lan Hạ, Bái Tử Long, Lăng Cô, Nha Trang, Phú Quốc…Tuy nhiên, các hoạt động du lịch biển vẫn khá tự phát, manh mún, thiếu quy chuẩn an toàn, thiếu đồng bộ. Trang thiết bị cơ sở hạ tầng phục vụ khách và hàng hóa được sử dụng chung, quản lý cơ sở vật chất yếu kém nên chưa thực sự hấp dẫn du khách đi tours và khách tàu biển.

Từ thực tế kinh doanh nhiều vũng biển của Việt Nam, Lux Group chúng tôi nhận thấy, chúng ta chưa có những quy định chung, chú trọng việc phục vụ khách và hiểu sâu sắc hoạt động du lịch biển, địa phương, tự ý đưa ra những quy trình riêng làm khó doanh nghiệp. Cụ thể, Sở Du lịch Khánh Hòa yêu cầu Du thuyền Hoàng Đế (Emperor Cruises) xin giấy phép Kinh doanh Lữ hành Quốc tế cho hoạt động ăn tối và du ngoạn trên bờ biển Nha Trang? Khác gì bắc Vietnam Airlines có giấy phép lữ hành vì vận tải hành khách. Đà Nẵng có sông và có biển rất phù hợp phát triển lịch trình tour đường sông, đường biển nhưng dường như vẫn vướng đâu đó hoặc chính quyền không muốn có sản phẩm mới!!!

Về thể chế, chính sách, các khái niệm du lịch biển như: beach tourism, sea tourism, hay martitime tourism… và sản phẩm du lịch biển chủ đạo chưa bao giờ được đưa vào chiến lược sản phẩm du lịch quốc gia trong nhiều năm qua. Các sản phẩm dọc bờ biển Việt Nam cũng chưa được nghiên cứu, liên kết phát triển và khuyến khích tạo sản phẩm mới hay lớn hơn là ngành đóng tàu thuỷ và du thuyền thế giới tại Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có khả năng và thực tế Việt Nam đã đóng siêu du thuyền cho thế giới. Chúng tôi xin chủ trương đóng mới du thuyền tại Phú Quốc Quốc thì được đẩy qua Sở Tài Nguyên Môi Trường, còn tại Hải Phòng lại do sở Giao Thông Vận Tải, điều đó cho thấy không đồng nhất.

Du lịch biển không thể không nói đến phát triển bền vững, nếu thích ứng với biến đổi khí hậu, du lịch trách nhiệm, hạn chế rác thải đại dương, cấm quản các hoạt động du lịch biển như đi bộ, lặn biển Phú Quốc, Nha Trang… Du thuyền, hệ sinh thái bến cảng, bền thuyền, cần khuyến khích, tạo điều kiện, tổ chức các cuộc đua thuyền buồm quốc tế trong và ngoài nước. Các tours cho khách tàu biển cần thú vị hơn khi cho phép khách lên bờ, mua sắm, thư giãn, nghỉ ngơi. Khách của chúng tôi rất thích thú khi tàu Ponnant Le Perouse đỗ ngoài khơi Nha Trang và du ngoạn thưởng nhạc, ngắm hoàng hôn ăn tối chạy dọc bờ biển Trần Phú bằng tàu nhỏ Emperor Cruises.

Ở vịnh Hạ Long và Lan Hạ, du khách muốn trải nghiệm hai vịnh phải lên bờ rồi mới đi tiếp chứ không được thông vịnh mặc dù chúng ta nói nhiều 4.0 nhưng thực tế lại thực hiện theo 0.4, các tàu phải vào đi theo đúng lịch trình, dừng đỗ đúng chỗ. Không được đi khác tuyến.

Hạ tầng kém, quy định lỗi thời dẫn đến du khách khi đi từ Tuần Chuâu sang Gia Luận, lên bờ rồi mới lại đi tàu thăm quan Lan Hạ. Nhiều quy phạm chồng chéo lên nhau, như tàu cao tốc lúc yêu cầu thế này, lúc thế khác, lúc bắt buộc che kín, tránh dẫn đến tai nạn như Cù Lao Chàm. Quy trình thu gom rác và xử lý rác cũng rất cấp thiết.

Các công ty du lịch không biết giải thích với khách thế nào khi vịnh Hạ Long có gió nhẹ mà tàu du thuyền lớn tiêu chuẩn SB (cấp tàu chịu gió 6) phải dừng tàu và chỉ có tàu ngày mới được cấp phép. Một số ngày bão thì Hạ Long cấm, Hải Phòng không cấm, đấy là một số bất cập, chưa kể vé, rác thì mênh mông là rác. Ai cũng có quyền hỏi tàu nhưng không có đơn vị quản lý, biên phòng, công an hay cảng vụ nào chịu trách nhiệm…

Hiện để được cấp phép ngủ đêm, tàu phải có đủ 18 các loại giấy tờ và ngần ấy sự hành hạ doanh nghiệp các cấp.

Hạ Long và Lan Hạ cần thống nhất các tiêu chí mở rộng vùng di sản và thông vịnh, tăng nhiều trải nghiệm cho khách ở lâu hơn, chi tiêu tiền nhiều hơn, các hang động mở nhiều hơn, không cấm các bãi tắm nhỏ xinh với quy định không giống ai và càng không giống với bãi tắm lớn ven bờ.

Chính quyền địa phương nên mở rộng khái niệm sản phẩm du lịch biển (martime tourism), bao quát hơn hướng đến phát triển bền vững. Phát triển mạnh mẽ các cảng thuỷ nội địa, và quốc tế để thu thút khách tàu biển với hạ tầng tốt, điểm đến nghỉ biển nghiều hoạt động năng động, vui vẻ mới mẻ, nhiều cảm xúc thu hút khách đến nhiều lần thay vì một đi không trở lại, đó cũng là cách mà Thailand làm định vị điểm điến du lịch biển và du lịch biển cao cấp rất thành công. Việt Nam chúng ta cần hình thành tuyến du lịch ven biển Việt Nam nhằm tạo sản phẩm mới lạ cho du lịch.

3. Những việc cần làm (đề xuất giải pháp)

 Mỗi địa phương có biển cần có những sản phẩm du lịch biển đảo riêng đặc trưng như OCOP, nhiều trải nghiệm không chỉ bó hẹp ở bãi biển, càng đa dạng càng tốt, khách hàng có nhiều lựa chọn cho trải nghiệm mà du khách thích. Đầu mối lên là Sở DL, sở cũng nên có chuyên gia chuyên trách cho mảng sản phẩm, trong đó có phát triển sản phẩm trải nghiệm, tours biển đảo.

Các địa phương có biển phải có hạ tầng cảng thuỷ nội địa riêng cho hoạt động biển đảo địa phương, nội vùng, và liên vùng, du ngoạn trên biển phải an toàn, dễ dàng hơn, cấp phép đơn giản tours mới, tuyến mới, các hoạt động cấp phép cần một cửa thay vì 18 loại giấy tờ để hoạt động ngủ đêm.

Mỗi tỉnh có cơ quan đầu mối một cửa cho hoạt động cấp phép và tổ chức tours biển đảo mới. Đơn giản thủ tục và tổ chức tour biển đảo. (Hiện quá nhiều đơn vị cấp phép, chồng chéo, không ai chịu trách nhiệm).

Trong các hoạt động kinh tế ban đêm từ 6h tối tới 6h sáng là khoảng thời gian thu nhiều tiền của khách, nên cho phép tours đêm trên vịnh biển, sông hồ, ngoài khung giờ cố định.

Khách tàu biển sẽ được đón trực tiếp, dịch vụ VIP tại cầu cảng du lịch và có những tours thú vị khi lên bờ trải nghiệm. Hình thành các tours tuyến đặc trưng, cho khách tàu biển chạy dọc bờ biển Việt Nam.

 

 

Phạm Hà
Chủ tịch/CEO LUX GROUP
www.luxgroup.vn