Hàng không và Du lịch – đôi cánh để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam

April 22, 2023 By Tin Tức Comments Off

Hàng không và Du lịch – đôi cánh để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam

Du khách bay tới Việt Nam cần trở nên dễ dàng hơn và giá cả hợp lý hơn. Khách du lịch đến cần được “vui vẻ”, được “chiều chuộng”, tận hưởng nhiều sản phẩm du lịch đa dạng và sáng tạo, đầy cảm xúc, từng điểm chạm đều mang lại sự hài lòng và tạo nên lượng khách chất lượng hơn.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tại sao ngành du lịch Việt Nam lại khó cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Một trong các nguyên nhân đó là giá vé rất cao, do đó cần thiết lập mặt bằng giá mới. Ngoài ra, du lịch Việt Nam cần tập trung vào khách hàng và phát triển các sản phẩm trải nghiệm mới và sáng tạo, phù hợp với bản sắc dân tộc và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Việc đổi mới và sáng tạo là rất cần thiết để đáp ứng sở thích của khách quốc tế và Việt Nam. Cần có chiến lược phát triển du lịch, thương hiệu, hướng tới chất lượng hơn số lượng. Đặc biệt, cần quản lý điểm đến tốt để phát triển bền vững.

Giá vé máy bay cao, ít lựa chọn cản trở khách du lịch đến Việt Nam

Đầu năm 2023, Lux Travel DMC – một thành viên của Lux Group đã có một đoàn khách Ý 30 người đăng ký tham quan Việt Nam trong 16 ngày. Tuy nhiên, giá vé máy bay quá cao và không có đường bay thẳng từ Ý đã khiến khách hàng quyết định không đi. Một đoàn khách khác từ nước Anh cũng đã phải từ bỏ kế hoạch du lịch Việt Nam vì giá vé máy bay quá cao, thay vào đó, họ đã chọn Thái Lan do đường bay thuận tiện và giá vé tốt hơn. Tôi đã đi công tác tại hội chợ WTM London và ITB Berlin và nhận thấy giá vé cao đã cao gấp đôi so với thời điểm trước năm 2019.

Để phát triển ngành du lịch Việt Nam, việc phát triển hệ thống hàng không là rất quan trọng. Việc hợp tác giữa các đối tác trong ngành du lịch như hàng không, lữ hành, khách sạn và các cơ quan quản lý điểm đến sẽ thúc đẩy phục hồi và phát triển ngành du lịch. Việc định vị Việt Nam là một điểm đến du lịch bền vững, kinh doanh du lịch phải được tử tế và cung cấp trải nghiệm độc đáo là cần thiết.

Việt Nam có bốn điểm mạnh về tài nguyên du lịch khác biệt độc đáo so với các nước trong khu vực là văn hoá, thiên nhiên, con người và ẩm thực. Tuy nhiên, cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, xúc tiến, quản lý điểm đến và ứng dụng chuyển đổi số là những điểm yếu của Việt Nam hiện nay.

Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, cần cấp thiết tháo gỡ các điểm nghẽn và xúc tiến hiệu quả. Định vị Việt Nam là một điểm đến di sản văn hoá và thiên nhiên là cần thiết. Trong đó, di sản là khác biệt và bản sắc của Việt Nam. Việc định vị và cung cấp trải nghiệm độc đáo sẽ giúp du khách đến Việt Nam có trải nghiệm tốt hơn và muốn quay lại nhiều lần.

Thu hút khách du lịch cao cấp bằng sản phẩm và dịch vụ chất lượng

Lux Group đã từng tung chiến dịch WOW Vietnam dựa trên những thế mạnh của đất nước mình để thu hút khách cao cấp tới Việt Nam. Chiến dịch này đưa ra bảy lý do VIETNAM mời gọi du khách tới thăm gồm: V – Varied landscape (Phong cảnh đẹp), I – Indigenous culture (Văn hoá bản địa đặc sắc), E – Exotic beaches (Bãi biển đẹp), T – Timeless charm (Vẻ quyến rũ vô tận), N – Natural heritage sites (Các di sản thiên nhiên), A – Ancient cities (Các đô thị cổ), M – Memories to cherish forever (Trải nghiệm đáng nhớ).

Dưới góc độ nhà đầu tư kinh doanh du lịch, du thuyền, nhà hàng và khách sạn, tôi cho rằng Việt Nam cần phát huy 9 chữ S để trở thành cường quốc du lịch:

  • System (hệ thống): Hệ thống chính sách, bao gồm Bộ Du Lịch, đã gỡ bỏ các rào cản và thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, đóng góp hơn 10% vào GDP. Thị thực điện tử Việt Nam (E-visa) đã được áp dụng cho tất cả khách du lịch muốn đến thăm Việt Nam, miễn visa ít nhất 45 ngày và được phép nhập cảnh và xuất cảnh nhiều lần đối với các nước đã mở rộng miễn visa đối với các thị trường nguồn và tiềm năng như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Đông Âu, Ấn Độ. Khách du lịch có thể lấy visa ngay tại cửa khẩu quốc tế (visa on arrival) một cách dễ dàng và thuận tiện. Điều đặc biệt là tạo điều kiện cho những người nghỉ hưu từ 50 tuổi trở lên có thể dễ dàng đến Việt Nam để tiêu tiền, mua nhà ngôi nhà thứ hai (second home) nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và sống tại đây.
  • Sun, Sand, Sea, Sail (Biển xanh, cát trắng, nắng vàng và du thuyền): Việt Nam có rất nhiều tiềm năng cho du lịch biển với bờ biển dài hơn 3000km và hơn 4000 hòn đảo. Có tới 28 tỉnh thành có biển và 125 bãi biển đẹp được công nhận trên thế giới, như Nha Trang, Lăng Cô, Lan Hạ và kỳ quan vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, để phát triển du lịch biển đảo, chính sách cho kinh tế du lịch cần được thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tour biển đảo và tour trải nghiệm trên vịnh. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và quy chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết. Hạ tầng cảng biển và tài nguyên du lịch ven biển cũng cần được quy hoạch và khai thác hợp lý hơn. Tập đoàn Lux Cruises Group (Emperor Cruises và Heritage Cruises) đã và đang khai thác trên nhiều vịnh đẹp của Việt Nam và đang phát triển đội tàu, nhưng vẫn còn nhiều rào cản về cảng biển và quy định hàng hải.
  • Scenery (Cảnh quan): Tận hưởng khoảnh khắc đẹp tự nhiên bền vững, điểm đến không ô nhiễm, cung cấp trải nghiệm đáng nhớ, giúp du khách tận hưởng những cảm xúc phong phú và mang về những kỷ niệm đáng nhớ.
  • Smile (Nụ cười): Nụ cười toả nắng của tất cả người Việt Nam, từ cánh cửa hải quan đến những người lái xe xích lô, các nhân viên trong ngành du lịch cần có thái độ, kỹ năng và hiểu biết để đem đến sự hài lòng cho khách du lịch.

Ngoài ra, #SMILE (Cười). SMILE: S – Bền vững (Sustainability) với chiến lược phát triển xanh, thân thiện môi trường; M – Nguồn nhân lực (Manpower) với mục tiêu nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động du lịch lên tiêu chuẩn quốc tế; I – Kinh tế bao trùm (Inclusive Economy) bảo đảm các hoạt động du lịch và vì du lịch, tính tới du lịch; L – Bản địa hóa (Localisation) trong đó đưa nét độc đáo của mỗi cộng đồng làm điểm thu hút du lịch; E – Hệ sinh thái (Ecosystem) tận dụng hệ sinh thái du lịch và kết hợp du lịch và nông nghiệp.

  • Service (Dịch vụ): Thái độ + trình độ phục vụ + quy trình hiệu quả. Thái độ chiều khách của nhân viên du lịch rất quan trọng để gây ấn tượng đẹp với khách hàng và giúp họ quay lại nhiều lần. Điều này làm cho kinh tế du lịch tử tế, từ tâm và hiếu khách. Ngoài ra, quy trình phục vụ hiệu quả cũng rất quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ được cung cấp tốt nhất cho khách hàng.
  • Shopping (Mua sắm): Việt Nam cần phát triển nhiều trung tâm mua sắm chuyên dụng cho hàng hóa cao cấp, các thương hiệu có hoàn thuế. Nên sản xuất các sản phẩm bản địa cao cấp, thủ công mỹ nghệ, thời trang, nông sản cà phê, trà xuất khẩu tại chỗ để thu hút khách hàng. Khách hàng muốn mua sắm những sản phẩm cao cấp nhưng vẫn tiếp tục mua sắm mà không bị cạn túi tiền.
  • Sex (Tình dục): Khu vực đèn đỏ có giấy phép và được quản lý chặt chẽ, đảm bảo bảo vệ quyền lợi của người lao động. Đây cần trở thành một nghề hợp pháp, không bị cấm đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng, dù nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất hạn chế.
  • Social Innovations (Cải tiến xã hội): Luôn đổi mới sáng tạo, số hoá vị nhân sinh và trải nghiệm khách du lịch, phục vụ thống kê, hoạch định chuẩn chiến lược, chấm dứt ước lượng, ước chừng, khoảng….

Khai mở và nâng tầm di sản Việt là điểm nhấn về du lịch trải nghiệm di sản văn hoá và thiên nhiên, đặc trưng và khác biệt nhất của Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra giá trị mới, trải nghiệm đầy cảm xúc, bản sắc và tự hào dân tộc, thu hút du khách cao cấp trong và ngoài nước. Du lịch là để khám phá, học hỏi, tôn vinh, vui chơi và tận hưởng!

Mỗi điểm đến đều mang những bí mật, câu chuyện, kho báu về ẩm thực, thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật, di sản, lịch sử và con người của địa phương. Đó chính là điểm lôi cuốn du khách đến để khám phá, tận hưởng, thư giãn, hòa mình vào di sản văn hoá và thiên nhiên.

Khi đến Việt Nam, du khách không ngừng tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ và độc đáo, khám phá văn hóa địa phương và hòa cùng người dân để tận hưởng vẻ đẹp của đất nước và con người nơi đây. Chính văn hóa Việt Nam sẽ làm nên sự khác biệt trong hành trình du lịch trải nghiệm của mỗi du khách.

Di sản là sự khác biệt độc đáo có bản sắc của du lịch Việt Nam.

Cultural Tourism – Du Lịch Văn Hoá theo định nghĩa trên Wikipedia, là một hoạt động du lịch để du khách học hỏi, khám phá, trải nghiệm và tận hưởng những giá trị văn hóa hữu hình và vô hình của điểm đến du lịch.

Sự lôi cuốn và sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch của điểm đến là những hiện vật, sản phẩm trí tuệ, tinh thần và giá trị cảm xúc của một cộng đồng xã hội, bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử, di sản văn hóa, ẩm thực, văn chương, âm nhạc, sáng tạo công nghiệp và hành vi lối sống, hệ giá trị niềm tin và truyền thống văn hoá.

Du lịch di sản là một phần của du lịch văn hóa. Theo định nghĩa của Tổ chức Bảo tồn Di sản Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ, “Du lịch di sản văn hóa là du lịch để trải nghiệm điểm đến, hiện vật, các hoạt động thể hiện chân thực những câu chuyện và con người xưa và nay, nó bao gồm văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên”.

Di sản thiên nhiên – đường thủy, cảnh quan, rừng cây, đầm lầy, vùng cao, động vật hoang dã bản địa, côn trùng, thực vật, cây cối, chim và động vật. Di sản văn hoá hữu hình – các di tích lịch sử, tòa nhà, tượng đài, đèn biển, hiện vật trong viện bảo tàng và kho lưu trữ…

Di sản phi vật thể – phong tục tập quán, thể thao, âm nhạc, khiêu vũ, văn hóa dân gian, câu chuyện, hàng thủ công mỹ nghệ, kỹ năng và kiến thức bản địa.

Hiện cả nước có khoảng 40.000 di tích được kiểm kê. Trong đó, hiện có khoảng 10.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; trên 3.460 di tích cấp quốc gia; 107 di tích quốc gia đặc biệt, 164 bảo vật quốc gia.

Có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và 14 di sản được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO, Việt Nam có 7 Di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Ngoài ra, Việt Nam còn có 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Việt Nam cần định vị điểm đến là di sản hàng đầu Châu Á

Người Việt Nam sẽ trân quý giá trị di sản và khám phá 53 tỉnh thành đi hết đất nước khám phá. Du khách nước ngoài tìm tòi, mộng mơ, khám phá, thư giãn, trải nghiệm, tôn vinh con người Việt Nam, hoà mình vào văn hoá và thiên nhiên. Những di sản văn hoá và thiên nhiên cần phát huy giá trị di sản, nâng tầm, sáng tạo những trải nghiệm mới. Không những nâng cấp làm đẹp điểm đến để du khách đến thăm và nơi đáng sống cho người dân bản địa. Không ăn mày di sản mà sáng tạo di sản tạo nhiều trải nghiệm du lịch giầu cảm xúc và đáng nhớ cho lữ khách.

Tôi kiến nghị riêng cho Khánh Hoà, di sản biển đảo nghỉ dưỡng biển làm thương hiệu du lịch THIÊN ĐƯỜNG BIỂN ĐẢO hơn cả Phú Kẹt (Thái Lan) hay Bali (Indonesia), muốn vậy phải giữ sạch môi trường, biển đẹp, hài hoà kiến trúc và cảnh quan, ngừng tàn phá huỷ hoại di sản vật thể, bảo tồn và phát huy di sản biệt thự Bảo Đại, không xây dựng trên đảo hòn Một và bảo tồn san hô và hệ sinh thái dưới nước xung quanh hòn Mun.

Việt Nam cần xây dựng hệ thống cảng biển du lịch cho tàu quốc tế đến, sao cho các tàu siêu lớn (mega ship) vào cảng được không phải tăng bo như hiện nay và các tàu mang cờ Việt Nam chạy vùng cận duyên, nối Đà Nẵng – Nha Trang, Sài Gòn – Nha Trang bằng thuỷ lộ, kết nối nội thuỷ các vịnh Vân Phong với Nha Trang bằng đường thuỷ một cách dễ dàng, hút khách ở lâu hơn, đa trải nghiệm, chi tiêu tiền nhiều hơn.

Khẩn trương đưa kinh tế ban đêm vào hoạt động với nhiều trải nghiệm, khách có cái tiêu tiền hầu bao du khách mở nhiều hơn từ 6h tối tới 6h sáng, du thuyền chạy ban đêm không giới hạn giờ phải về bến. Cho phép ngủ đêm trên vịnh Nha Trang và Vân Phong bà cả 2 vịnh một hải trình, đa dạng hoá sản phẩm trải nghiệm và không tập trung vào một nguồn khách. Cần rút ra bài học về quản lý điểm đến, có ý kiến vai trò hiệp hội du lịch và các DMO tại Nha Trang hoạt động rất tốt. Mở ra những thị trường mới, Úc là thị trường mới cho DL Khánh Hoà nếu có bay thẳng, các nước nói Tiếng Nga ngoài Ucraine và Nga. Hàng không mở lối trước kết nối nhà nước, nhà hàng, nhà xe, nhà cung cấp, nhà tàu du lịch khi phát triển thị trường mới, fam trip, pres trip và bán ngay được sản phẩm và đảm bảo được sản phẩm bán chuỗi liên kết vốn là điểm yếu của DL Việt Nam!.

Hiện nay khách du lịch có xu hướng tìm điểm đến mới cho thị trường mới, mùa du lịch mới ngoài mùa cao điểm để du lịch quanh năm, khách quen tìm sản phẩm mới, du lịch theo chủ đề mà Nha Trang Khánh Hoà nhiều lợi thế như Golf, Mice, wellness chăm sóc sức khoẻ toàn diện, du lịch thể thao, mạo hiểm, phim trường, cruise và yacht du thuyền, du lịch sang trọng luxury hút khách cao cấp.

Vĩ thanh

Việt Nam cần thực hiện cạnh tranh bằng chiến lược kết nối hàng không tốt, gỡ các rào cản, đưa ra nhiều trải nghiệm du lịch đa dạng cho du khách về thân, tâm và trí tuệ, đảm bảo có nguồn lao động có chất lượng cao và được đào tạo tốt, có thái độ, kỹ năng và hiểu biết tốt về ngành du lịch. Để làm mới ngành du lịch, Việt Nam cần có chiến lược thương hiệu quốc gia, thay đổi logo và bộ nhận diện mới, xác định điểm mạnh của ngành du lịch và đưa ra chính sách visa đột phá, có tư duy mới về kinh tế du lịch, kết nối hàng không và lữ hành có chính sách phục hồi ngắn, trung và dài hạn.

Để đạt được mục tiêu đón 8 triệu khách mới vào năm 2023 và biến Việt Nam thành quốc gia du lịch hàng đầu Châu Á vào năm 2030, cần thành lập một ban chuyên trách chịu trách nhiệm và được chỉ đạo trực tiếp bởi Thủ tướng để gỡ bỏ những khó khăn trong ngành du lịch, khách sạn và hàng không, đưa ra quyết sách nhanh chóng để phát triển ngành kinh tế này. Đồng thời, cần có ban điều hành và chịu trách nhiệm mới để thay đổi cục diện và đạt được mục tiêu nói trên.

Phạm Hà
Chủ tịch kiêm CEO
Lux Group
Email: [email protected]
0912303096

Văn hóa là nguồn lực đầu vào cho phát triển kinh tế

Sự khác biệt, độc đáo ở văn hóa, con người, cảnh quan thiên nhiên và ẩm thực là tài nguyên, thế mạnh cho du lịch Việt Nam phát triển một cách bền vững. Với nhiều doanh nghiệp du lịch, đây cũng chính là nguồn lực để họ khai thác, tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, đóng góp cho sự phục hồi của du lịch và kinh tế đất nước.

Nhân dịp đầu năm mới 2022, ông Phạm Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm CEO Tập đoàn Lux Group chuyên đầu tư, kiến tạo, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ du lịch siêu sang tại Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Là doanh nghiệp lữ hành có thế mạnh đón du khách quốc tế đến Việt Nam và đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, sứ mệnh quảng bá văn hóa Việt Nam của Lux Group được ông triển khai ra sao?

Lux Group tự hào về văn hóa, di sản, lịch sử của Việt Nam và chúng tôi coi đó là sứ mệnh của người làm du lịch cho khách quốc tế đến và người Việt Nam đi du lịch. Đồng thời, chúng tôi dùng “sức mạnh mềm” văn hóa làm nguồn lực đầu vào cho phát triển kinh tế.

Chúng tôi có một hệ sinh thái bao gồm vận chuyển, lữ hành, du thuyền với hai thương hiệu Emperor Cruises và Heritage Cruises hoạt động tại những vùng vịnh biển đẹp như vịnh Nha Trang, Hạ Long, Bái Tử Long, Lan Hạ. Sắp tới, chúng tôi đưa thương hiệu Emperor Cruises Legend Phú Quốc vào kinh doanh tại Phú Quốc. Lấy cảm hứng từ bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng, chúng tôi xây dựng khu nghỉ núi Secret Hideaways Pù Luông, Thanh Hóa. Tất cả những thương hiệu này đều giầu cảm xúc, những câu chuyện văn hóa và lịch sử Việt Nam để giới thiệu cho du khách quốc tế.

Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa của đất nước, theo ông ngành du lịch có vai trò như thế nào trong việc quảng bá, xuất khẩu văn hóa?

Tôi đi nhiều nơi trên thế giới thì thấy rằng Việt Nam chúng ta có nhiều lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên 4.0. Ba lĩnh vực chúng ta có thể đi tắt đón đầu và phát triển nhanh chóng vì nhiều tiềm năng và có sự khác biệt độc đáo là du lịch, nông nghiệp và công nghệ thông tin. Du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua và khẳng định là một ngành kinh tế, đóng góp khoảng 10% GDP và tạo ra hơn 2 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, góp phần xuất khẩu tại chỗ, quảng bá văn hóa di sản, con người đất nước Việt Nam.

So với các nước Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia, Việt Nam khác biệt, độc đáo ở văn hóa, con người, cảnh quan thiên nhiên và ẩm thực. Đây là tài nguyên và thế mạnh rất lớn để phát triển du lịch Việt Nam một cách bền vững. Với thế mạnh này, Việt Nam cần cụ thể hóa việc coi du lịch là một ngành kinh tế thực sự, phát huy giá trị tài nguyên du lịch, định vị lại thương hiệu du lịch quốc gia như du lịch di sản hay du lịch biển.

Đồng thời, tập trung vào sự thỏa mãn của du khách; tăng chất hơn là lượng, từng bước tháo gỡ những nút thắt như thể chế chính sách, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tạo nhiều trải nghiệm du lịch mới lạ, hấp dẫn cho du khách đến dễ dàng hơn để họ đến vui hơn và tiêu tiền nhiều hơn và xúc tiến du lịch sao cho hiệu quả hơn.

Là một doanh nhân rất yêu văn hóa, ông có đam mê sưu tầm tranh, viết sách, bình thơ…. Điều này đã giúp gì cho ông trong việc chèo lái doanh nghiệp trong những thời điểm đầy sóng gió?

Tôi làm trong nghề hạnh phúc. Sứ mệnh cá nhân của tôi là mang lại hạnh phúc (deliveringhappiness) cho cá nhân, gia đình, đồng nghiệp, tổ chức và cộng đồng bằng “5P”, trong tiếng Anh là Passion, Purpose, People, Planet và Prosperity (làm vì đam mê, có mục tiêu rõ ràng, làm vì con người, hành tinh tốt đẹp hơn, xanh hơn, đẹp hơn và vì sự thịnh vượng mỗi cá nhân, của doanh nghiệp và cộng đồng).

Cuộc đời là hàm tổng của các lựa chọn, tôi chọn du lịch và đó là nghề hạnh phúc, tôi mang lại hạnh phúc, chạm vào cảm xúc với những sản phẩm trải nghiệm mình làm ra. Tôi cũng hơi nghệ sĩ trong một doanh nhân nên đâu đấy cũng là những tác phẩm du thuyền nhưng mỗi chiếc là một độc bản giữa thiên nhiên, một câu chuyện hay phản ánh câu chuyện của cuộc đời tôi, giấc mơ thủa nhỏ thành hiện thực.

Tôi diễm phúc cảm được nghệ thuật, biết yêu cái đẹp và sáng tạo ra những tạo tác từ yêu thương và đưa những yếu tố văn hóa và nghệ thuật dân tộc, những câu chuyện lịch sử vào sản phẩm du lịch trải nghiệm. Đó cũng là sự khác biệt độc đáo mà tôi tâm huyết đặt vào mỗi dự án tôi làm.

Được biết, ông rất ngưỡng mộ tinh thần kinh doanh của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, vậy trong giai đoạn đầy thách thức hiện nay, tinh thần này đang tiếp lửa như thế nào cho ông?

Cụ Bạch Thái Bưởi là một nhà tư sản dân tộc tiêu biểu kinh doanh thành công và sự ngưỡng mộ của nhiều người Việt, để lại nhiều bài học đáng học hỏi cho nhiều thế hệ doanh nhân. Có thể nói cụ Bạch Thái Bưởi (1874-1932) là một trong những doanh nhân thế hệ đầu tiên của Việt Nam mà tôi gọi là “kinh doanh thời 1.0”, cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Cụ là hiện thân của tinh thần dám khởi nghiệp, dám tận dụng thời cơ, dám trao quền, dám tiếp thu tân thư, dám vận dụng tinh thần yêu nước, dám cạnh tranh đến cùng, dám sáng tạo, dám mở rộng thị trường, dám làm lại từ đầu. Tư tưởng xuyên suốt trong văn hóa kinh doanh là dân quốc phú cường giành lại độc lập.

Thành công như cụ xưa nay hiếm, đặc biệt lại là kinh doanh thành công trong nghịch cảnh, muôn vàn khó khăn, đất nước bị người Pháp nắm quyền và người Hoa nhiều tiền kinh doanh chèn ép. Từ thực tế đó càng thấy tài lãnh đạo của cụ với những phẩm chất truyền cảm hứng. Cụ Bạch Thái Bưởi kinh doanh đa lĩnh vực, nhiều công ty, chi nhánh, hoạt động nhiều nơi, theo mô hình mà ngày nay người ta gọi là một tập đoàn kinh tế. Đặc biệt, ngay từ thời 1.0 đó, cụ Bạch Thái Bưởi đã có những phẩm chất lãnh đạo tuyệt vời. Trong đó, tôi đã học được 10 phẩm chất của cụ. Lãnh đạo là nghệ thuật gây ảnh hưởng. Lãnh đạo là phụng sự, tập trung, đam mê, trao quyền, tự tin, chính trực, sắc bén, quyết đoán, luôn tiếp thu cái mới, sáng tạo.

Cụ Bạch Thái Bưởi thành công còn vì đã thực hiện nghiêm túc 10 tôn chỉ trên thương trường, như thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng nội hoá. Những giá trị và bài học kinh doanh còn nguyên giá trị để soi rọi và vận dụng cho cuộc cách mạng 4.0 hiện nay để quản trị doanh nghiệp hiệu quả và kinh doanh thành công trên thương trường.

Một trong những ân huệ của cuộc đời tôi là được kết nối với gia đình cụ Bạch Thái Bưởi, được nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của cụ, đặc biệt là những bài học kinh doanh thành công, thuật lãnh đạo và những phẩm chất của một người lãnh đạo xuất chúng.

Văn hóa được coi là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nhất là trong bối cảnh không ngừng biến động. Ông đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho Lux Group như thế nào?

Trước tiên phải hiểu là văn hóa doanh nghiệp là niềm tin vào tổ chức, tư duy và thái độ của nhân viên về công việc họ đang làm, người mà họ đang phục vụ và với chính ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh của Lux Group là phụng sự, và thành công bằng sự tử tế. Lãnh đạo yêu quý, hiểu và giúp đỡ cấp dưới và nhân viên phục vụ khách hàng từ tâm với mong muốn họ sẽ hài lòng.

Lux Group luôn xây dựng tinh thần khởi nghiệp ngay cả khi đã lớn. Chúng tôi luôn đi tiên phong như kinh doanh du thuyền đầu tiên tại vịnh Nha Trang, vịnh Bái Tử Long và sắp tới là thành phố đảo Phú Quốc. Lux Group đi vào thị trường ngách, tìm lối nhỏ vào nhà sang và chúng tôi xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ ngày đầu thành lập, định hướng rõ ràng tầm nhìn, giá trị cốt lõi.

Trong một thế giới đầy biến động, ông chia sẻ gì về trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nhân đối với phát triển du lịch bền vững?

Bền vững là phải nhắm tới chất hơn lượng. Chúng ta không nhất thiết đặt mục tiêu số lượng khách năm sau phải cao hơn năm trước mà hãy thoả mãn họ, coi họ là trung tâm xem khách thích gì, muốn gì, không thích gì để cải thiện ngay. Với số hoá các hoạt động thì việc này không khó và cần sớm triển khai và Tổng cục Du lịch là đơn vị đóng vai trò dẫn dắt, chủ động, hiệu quả trong các hoạt động tạo sản phẩm du lịch và xúc tiến.

Từ góc độ doanh nghiệp, chúng tôi xác định, du lịch bền vững và có trách nhiệm cần dựa vào 6 trụ cột chính là: Bảo vệ nguồn môi trường sinh thái tự nhiên, trách nhiệm văn hoá xã hội, tạo việc làm tốt cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế, khách hàng thoả mãn, doanh nghiệp có lợi nhuận. Theo đó, chúng tôi định nghĩa du lịch bền vững là phải bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, cùng nhau tạo ra nơi đẹp hơn cho người dân sinh sống và tạo ra nơi đẹp hơn để du khách tới thăm quan trải nghiệm; bảo đảm văn hoá xã hội, gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, văn hoá, phong tục tập quán địa phương.

Cùng với nội lực của doanh nhân Việt, nhà nước cần có quyết sách nào để ngành du lịch hồi phục, phát triển trong năm 2022 và giai đoạn tới?

Hậu Covid- 19, cơ hội cho các doanh nghiệp lớn nhỏ là như nhau, tầm quốc gia cũng vậy. Đối với du lịch Việt Nam, chúng ta nên lấy mỏ vàng văn hoá, di sản làm trung tâm, định vị du lịch di sản là thương hiệu du lịch quốc gia. Để Việt Nam thành quốc gia về du lịch trong khu vực, chúng ta cần phải có chính sách cho du lịch và vì du lịch; visa, hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm đặc trưng, mạnh, xúc tiến hiệu quả. Không thực hiện được xúc tiến hiệu quả thì thuê chuyên gia, định vị lại thương hiệu và nhận diện du lịch quốc gia.

Mặt khác, nên coi Covid-19 là dịp tốt để nhìn nhận lại quản lý du lịch theo hướng phục vụ để 100% khách đến rồi yêu Việt Nam, muốn quay lại nhiều lần, thay vì một đi không trở lại như trước kia. Với tiềm năng du lịch biển đảo, ẩm thực, văn hoá, thiên nhiên và con người, du lịch Việt Nam sẽ đứng đầu Đông Nam Á và châu Á nếu khơi thông cơ chế, chính sách triển kinh tế du lịch, chất lượng nguồn nhân lực; có nhiều sản phẩm du lịch trải nghiệm với hàm lượng chất xám và phải định vị được thương hiệu du lịch quốc gia, xúc tiến hiệu quả trong và ngoài nước.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh

Heritage Cruises tells story of Vietnam’s “King of Ships”

The Heritage Cruises Binh Chuan was also built to commemorate Bach Thai Buoi, who has been known as the “King of Ships” in Vietnam.

Inspired by the spirit and the ambition of Bach Thai Buoi, who was famous for his patriotism and business successes in the early 20th century, Pham Ha built up his brand Heritage Cruises. Bach Thai Buoi was born into a poor family, but became the fourth richest Vietnamese in the early 20th century and was always respected by the people. He was a patriot and placed great emphasis on social transformation. In the “trade war” of the early 20th century, he defeated the French and Chinese capitalists, creating a nationalist movement whereby “Vietnamese people consumed Vietnamese goods and travelled by Vietnamese transport companies.”

Although Bach Thai Buoi’s parents were poor, they sent him to school to learn both Quoc Ngu, the Vietnamese language script, and French. Every day, Bach Thai Buoi collected firewood from the banks of Nhue River, sold it, and earned money to start his business. Bach Thai Buoi was always interested in machinery, so in 1894 he went to work in a workshop to learn how to organise and manage production. Shortly after that, he went to France to participate in an exhibition in Bordeaux. On returning to Vietnam, a new opportunity presented itself when the Indochina Railroad Company needed a large amount of wood for the construction of the Paul Doumer Bridge. In the following years, he had earned much money and accumulated extensive experience in the business.

Bach Thai Buoi realised that the waterways between Nam Dinh, Hanoi, and Ben Thuy were always crowded, and, if developed, could bring greater benefit to the region. In 1909, the Marty-D’Abbadie Company had just finished its contract with the French state for these waterways, and Bach Thai Buoi seized the opportunity and immediately hired three of their ships. He gave them the Vietnamese names Phi Long (Dragon), Phi Phuong (Phoenix), and Fai Tsi Long (Bai Tu Long). He faced serious competition from the Chinese merchant ships. The French had been unable to take them on, but Bach Thai Buoi did so and started to run the Hai Phong route as well, expanding again within just two years.

Bach Thai Buoi had overcome fierce competition, and his contemporaries hailed him as the “Lord of the Tonkin Rivers.” However, his dream was to sail across the ocean. His next milestone was when he designed and built the largest ship in Vietnam at that time. On September 7, 1919, Bach Thai Buoi launched the Binh Chuan ship, which sailed from Hai Phong to Saigon and created new markets and new businesses. With his abundant wealth, he quickly captured the market. It seemed that nothing could stop him, and he started to make plans to expand his business even further, but unfortunately, he passed away in 1932 in Hai Phong at the age of 57. He was buried in Uong Bi coal mine area in Quang Yen (Quang Ninh province).

Besides the head office in Nam Dinh, he opened a branch in Ben Thuy in June 1914 and another in Hanoi in August, which can still be seen in front of the Clock Pillar near the old Paul Doumer Bridge (now Tran Quang Khai Street). Bach Thai Buoi’s ships dominated the waterways sailing between Hanoi, Hai Phong, Nam Dinh, Tuyen Quang, and Cho Bo. In 1916, Bach Thai Buoi officially established his business on the banks of the Tam Bac River in Hai Phong, the Bach Thai Buoi Ocean and River Transportation Company. As the years passed, the company opened more branches, and his fleet expanded from the original three to thirty ships. The passenger vessels’ capacity varied dramatically, carrying between 55 and 1,200 people.

My admiration for Bach Thai Buoi encouraged me, and Heritage Cruises was born. We endeavour to apply his ethical practices and values to bring the heritage of our nation to our guests,” said Pham Ha, CEO of Heritage Cruises. Heritage Cruises’ travellers will follow in Bach Thai Buoi’s footsteps to re-discover the Red River and its delta. This is the first step towards realising Ha’s dream of introducing cruises along the coast, bringing the beauty of the country to travellers. “The encouragement and enthusiastic support of Bach Que Huong, the great-granddaughter of our beloved Bach Thai Buoi, has made us very proud and given us even greater belief in the success of this cruising project in Hai Phong”, Pham Ha shares. (Photo: VietnamPlus) with dozens of paintings by Pham Luc, who has been called the “Vietnamese Picasso”. Pham Ha, CEO of Heritage Cruises, said he realised that paintings and art in general can be the great assets of the country as they reflect national culture and history. “Through paintings, we can understand more about the past and the present, the war, the heritage as well as the life of the Vietnamese people. They are all great features to introduce both Vietnamese and foreign visitors to our art, history and culture and that is why I choose to include these heritage values on my cruises.”

Pham Ha said visitors have a lot of time in their voyage, so they can experience and also learn more about the stories with ethnic values behind those very experiences. Instead of choosing to build the majestic Western-style ships, Heritage Cruises Binh Chuan chooses a true story to explore and express Vietnamese values of art, history, culture, cuisine. This can be considered a continuation of patriotism from Bach Thai Buoi. Since Heritage Cruises Binh Chuan was deployed, many customers have rated their satisfaction level of 6-7 stars on 7-star scale, which marks a remarkable recognition for a product created by Lux Group.

“This is the first time Pham Ha has developed this unique idea and I feel very excited when my paintings are displayed on the heritage space of ‘King of ships’ Bach Thai Buoi.” Pham Luc said. “Heritage Cruises Binh Chuan is specifically designed to give visitors the opportunity to enjoy art in a natural heritage setting.” Pham Luc (born on March 14, 1943) is a Hue-born artist living and working in Hanoi. He is considered as an artist with distinctive style signified by humble and free-spirited imageries, a dark yet warm palette, and diverse mediums. Apart from visual component of his artworks, the beauty of Pham Luc’s paintings lies in the content – romantic emotions, desire for peace and freedom parallel with reminiscence of war.

Around 100 of Pham Luc’s paintings, many from the 1965-75 period, are exhibited on Heritage Cruises. Based on a shared passion, Heritage Cruises connects closely with the artist and this is reflected in the overall style, décor, cuisine, wine, music, art and service on board. All these things represent Vietnam. The country is rich in terms of its history, culture, nature, heritage, and cuisine. These all combine to create once-in-a-life-time memories for our guests in the natural wonder of Ha Long Bay, itself a masterpiece. Pham Ha said he has great love for artworks and collecting paintings has been his hobby. Vietnamese fine art contributes to the world art with lacquer paintings and silk paintings, which are also the main types of Pham Luc’s paintings.

Inspired by the spirit and the ambition of Vietnamese entrepreneur Bach Thai Buoi, who was very famous for his patriotism and business success in the early 20th century, Pham Ha built up his brand Heritage Cruises. This cruise is rich in cultural values and boasts a library with books on Vietnamese culture. On the shelves is also a copy of “Entrepreneurship in Age 1.0”, which tells of the great Vietnamese businessman Bach Thai Buoi. The stories were collected by his family members. Along its corridors, cruise passengers can also admire old paintings, photos, statues, and outfits, all of which are representative of Vietnamese culture. Art lovers on board can visit the first-ever floating gallery in the Gulf of Tonkin, with dozens of paintings by Pham Luc, who has been called the “Vietnamese Picasso”.

Pham Ha was born and grew up in a rural area in the Red River Delta. Although Pham Ha has become a CEO, he still considers himself a nostalgic person who preserves old values. He said “My admiration for Bach Thai Buoi encouraged me, and Heritage Cruises was born. We make efforts to apply his ethical practices and values to bring the heritage of our nation to our guests,” said Pham Ha, CEO of Heritage Cruises. Heritage Cruises’ travellers will follow in Bach Thai Buoi’s footsteps to rediscover the Red River and its delta. This is the first step towards realising Ha’s dream of introducing cruises along the coast, bringing the beauty of the country to travellers.

“The encouragement and enthusiastic support of Bach Que Huong, the great-granddaughter of our beloved Bach Thai Buoi, has made us very proud and given us even greater belief in the success of this cruising project in Haiphong”, Pham Ha said. “Huong shares a lot of untold stories, which will help Pham Ha’s team in the compilation of a book they plan to publish about him. She is also helping us to create a library rich in memories as well as a floating exhibition about the life and work of Bach Thai Buoi. At his grave, we promised to apply his successful ethical business practices to Heritage Cruises: kindness, righteousness, uprightness, wisdom, and faithfulness.”

Guided art tours can be arranged as well as occasional auctions. Concierge services are a specialty on the vessel, with a one-to-one staff-to-guest ratio ensuring every need is attended to. Onboard are 40 crew members, including a cruise director and experiences manager. Apart from daily limousine transfers between Hanoi and Cat Ba Archipelago upon request, the Heritage Cruises team can also arrange for private charter airplanes, helicopters or seaplanes. “Our cruises operate from Got Harbour in Hai Phong for the day cruise, with scheduled one- or two-night programs such as the Heritage Discover and Heritage Explorer. In addition, three- to four-night Heritage Expeditions to the former trading seaport of Van Don and private charters for leisure and professionals are available upon request,” said Pham Ha.

In general, it can be said that tourism and travel has changed my whole life. I have worked in various fields but since I worked in tourism, I am truly happy. I realize that travel is my biggest passion and as I am happy with what I am doing, I can spread it to the entire Lux Group and to the member companies as well. All our teams see customer experience and satisfaction as their ultimate goal in work,” according to Pham Ha. “Passion is also highlighted in Lux Group’s 5P guiding principles, which are Passion, Purpose, People, Planet and Profit. In my opinion, in the tourism and service industry, making customers happy can lead to self-happiness, so I call this a happy career. If you want to be happy, you must do it from the bottom of your heart, make it the way you wish to experience, towards the customer and put the customer’s needs first. Therefore, the core value I orient to my team is always “delivering happiness”.

As incomes have continually increased around Vietnam over recent years, cruises have become more familiar among many Vietnamese travellers. But not many know that cruises were first introduced in Vietnam in the early 20th century. Inspired by the spirit and the ambition of Vietnamese entrepreneur Bach Thai Buoi, who was very famous for his patriotism and business success in the early 20th century, Pham Ha builds up his brand Heritage Cruises. This cruise is rich in cultural values and boasts a library with books on Vietnamese culture. Besides contemplating the cultural values found inside the cruise, passengers can also opt for one or more of a range of leisure activities, including kayaking around Lan Ha Bay and soaking up the stunning sunset while sipping on a cocktail.

Source: Vietnam +