Hàng không và Du lịch – đôi cánh để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam

April 22, 2023 By Tin Tức Comments Off

Hàng không và Du lịch – đôi cánh để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam

Du khách bay tới Việt Nam cần trở nên dễ dàng hơn và giá cả hợp lý hơn. Khách du lịch đến cần được “vui vẻ”, được “chiều chuộng”, tận hưởng nhiều sản phẩm du lịch đa dạng và sáng tạo, đầy cảm xúc, từng điểm chạm đều mang lại sự hài lòng và tạo nên lượng khách chất lượng hơn.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tại sao ngành du lịch Việt Nam lại khó cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Một trong các nguyên nhân đó là giá vé rất cao, do đó cần thiết lập mặt bằng giá mới. Ngoài ra, du lịch Việt Nam cần tập trung vào khách hàng và phát triển các sản phẩm trải nghiệm mới và sáng tạo, phù hợp với bản sắc dân tộc và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Việc đổi mới và sáng tạo là rất cần thiết để đáp ứng sở thích của khách quốc tế và Việt Nam. Cần có chiến lược phát triển du lịch, thương hiệu, hướng tới chất lượng hơn số lượng. Đặc biệt, cần quản lý điểm đến tốt để phát triển bền vững.

Giá vé máy bay cao, ít lựa chọn cản trở khách du lịch đến Việt Nam

Đầu năm 2023, Lux Travel DMC – một thành viên của Lux Group đã có một đoàn khách Ý 30 người đăng ký tham quan Việt Nam trong 16 ngày. Tuy nhiên, giá vé máy bay quá cao và không có đường bay thẳng từ Ý đã khiến khách hàng quyết định không đi. Một đoàn khách khác từ nước Anh cũng đã phải từ bỏ kế hoạch du lịch Việt Nam vì giá vé máy bay quá cao, thay vào đó, họ đã chọn Thái Lan do đường bay thuận tiện và giá vé tốt hơn. Tôi đã đi công tác tại hội chợ WTM London và ITB Berlin và nhận thấy giá vé cao đã cao gấp đôi so với thời điểm trước năm 2019.

Để phát triển ngành du lịch Việt Nam, việc phát triển hệ thống hàng không là rất quan trọng. Việc hợp tác giữa các đối tác trong ngành du lịch như hàng không, lữ hành, khách sạn và các cơ quan quản lý điểm đến sẽ thúc đẩy phục hồi và phát triển ngành du lịch. Việc định vị Việt Nam là một điểm đến du lịch bền vững, kinh doanh du lịch phải được tử tế và cung cấp trải nghiệm độc đáo là cần thiết.

Việt Nam có bốn điểm mạnh về tài nguyên du lịch khác biệt độc đáo so với các nước trong khu vực là văn hoá, thiên nhiên, con người và ẩm thực. Tuy nhiên, cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, xúc tiến, quản lý điểm đến và ứng dụng chuyển đổi số là những điểm yếu của Việt Nam hiện nay.

Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, cần cấp thiết tháo gỡ các điểm nghẽn và xúc tiến hiệu quả. Định vị Việt Nam là một điểm đến di sản văn hoá và thiên nhiên là cần thiết. Trong đó, di sản là khác biệt và bản sắc của Việt Nam. Việc định vị và cung cấp trải nghiệm độc đáo sẽ giúp du khách đến Việt Nam có trải nghiệm tốt hơn và muốn quay lại nhiều lần.

Thu hút khách du lịch cao cấp bằng sản phẩm và dịch vụ chất lượng

Lux Group đã từng tung chiến dịch WOW Vietnam dựa trên những thế mạnh của đất nước mình để thu hút khách cao cấp tới Việt Nam. Chiến dịch này đưa ra bảy lý do VIETNAM mời gọi du khách tới thăm gồm: V – Varied landscape (Phong cảnh đẹp), I – Indigenous culture (Văn hoá bản địa đặc sắc), E – Exotic beaches (Bãi biển đẹp), T – Timeless charm (Vẻ quyến rũ vô tận), N – Natural heritage sites (Các di sản thiên nhiên), A – Ancient cities (Các đô thị cổ), M – Memories to cherish forever (Trải nghiệm đáng nhớ).

Dưới góc độ nhà đầu tư kinh doanh du lịch, du thuyền, nhà hàng và khách sạn, tôi cho rằng Việt Nam cần phát huy 9 chữ S để trở thành cường quốc du lịch:

  • System (hệ thống): Hệ thống chính sách, bao gồm Bộ Du Lịch, đã gỡ bỏ các rào cản và thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, đóng góp hơn 10% vào GDP. Thị thực điện tử Việt Nam (E-visa) đã được áp dụng cho tất cả khách du lịch muốn đến thăm Việt Nam, miễn visa ít nhất 45 ngày và được phép nhập cảnh và xuất cảnh nhiều lần đối với các nước đã mở rộng miễn visa đối với các thị trường nguồn và tiềm năng như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Đông Âu, Ấn Độ. Khách du lịch có thể lấy visa ngay tại cửa khẩu quốc tế (visa on arrival) một cách dễ dàng và thuận tiện. Điều đặc biệt là tạo điều kiện cho những người nghỉ hưu từ 50 tuổi trở lên có thể dễ dàng đến Việt Nam để tiêu tiền, mua nhà ngôi nhà thứ hai (second home) nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và sống tại đây.
  • Sun, Sand, Sea, Sail (Biển xanh, cát trắng, nắng vàng và du thuyền): Việt Nam có rất nhiều tiềm năng cho du lịch biển với bờ biển dài hơn 3000km và hơn 4000 hòn đảo. Có tới 28 tỉnh thành có biển và 125 bãi biển đẹp được công nhận trên thế giới, như Nha Trang, Lăng Cô, Lan Hạ và kỳ quan vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, để phát triển du lịch biển đảo, chính sách cho kinh tế du lịch cần được thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tour biển đảo và tour trải nghiệm trên vịnh. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và quy chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết. Hạ tầng cảng biển và tài nguyên du lịch ven biển cũng cần được quy hoạch và khai thác hợp lý hơn. Tập đoàn Lux Cruises Group (Emperor Cruises và Heritage Cruises) đã và đang khai thác trên nhiều vịnh đẹp của Việt Nam và đang phát triển đội tàu, nhưng vẫn còn nhiều rào cản về cảng biển và quy định hàng hải.
  • Scenery (Cảnh quan): Tận hưởng khoảnh khắc đẹp tự nhiên bền vững, điểm đến không ô nhiễm, cung cấp trải nghiệm đáng nhớ, giúp du khách tận hưởng những cảm xúc phong phú và mang về những kỷ niệm đáng nhớ.
  • Smile (Nụ cười): Nụ cười toả nắng của tất cả người Việt Nam, từ cánh cửa hải quan đến những người lái xe xích lô, các nhân viên trong ngành du lịch cần có thái độ, kỹ năng và hiểu biết để đem đến sự hài lòng cho khách du lịch.

Ngoài ra, #SMILE (Cười). SMILE: S – Bền vững (Sustainability) với chiến lược phát triển xanh, thân thiện môi trường; M – Nguồn nhân lực (Manpower) với mục tiêu nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động du lịch lên tiêu chuẩn quốc tế; I – Kinh tế bao trùm (Inclusive Economy) bảo đảm các hoạt động du lịch và vì du lịch, tính tới du lịch; L – Bản địa hóa (Localisation) trong đó đưa nét độc đáo của mỗi cộng đồng làm điểm thu hút du lịch; E – Hệ sinh thái (Ecosystem) tận dụng hệ sinh thái du lịch và kết hợp du lịch và nông nghiệp.

  • Service (Dịch vụ): Thái độ + trình độ phục vụ + quy trình hiệu quả. Thái độ chiều khách của nhân viên du lịch rất quan trọng để gây ấn tượng đẹp với khách hàng và giúp họ quay lại nhiều lần. Điều này làm cho kinh tế du lịch tử tế, từ tâm và hiếu khách. Ngoài ra, quy trình phục vụ hiệu quả cũng rất quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ được cung cấp tốt nhất cho khách hàng.
  • Shopping (Mua sắm): Việt Nam cần phát triển nhiều trung tâm mua sắm chuyên dụng cho hàng hóa cao cấp, các thương hiệu có hoàn thuế. Nên sản xuất các sản phẩm bản địa cao cấp, thủ công mỹ nghệ, thời trang, nông sản cà phê, trà xuất khẩu tại chỗ để thu hút khách hàng. Khách hàng muốn mua sắm những sản phẩm cao cấp nhưng vẫn tiếp tục mua sắm mà không bị cạn túi tiền.
  • Sex (Tình dục): Khu vực đèn đỏ có giấy phép và được quản lý chặt chẽ, đảm bảo bảo vệ quyền lợi của người lao động. Đây cần trở thành một nghề hợp pháp, không bị cấm đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng, dù nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất hạn chế.
  • Social Innovations (Cải tiến xã hội): Luôn đổi mới sáng tạo, số hoá vị nhân sinh và trải nghiệm khách du lịch, phục vụ thống kê, hoạch định chuẩn chiến lược, chấm dứt ước lượng, ước chừng, khoảng….

Khai mở và nâng tầm di sản Việt là điểm nhấn về du lịch trải nghiệm di sản văn hoá và thiên nhiên, đặc trưng và khác biệt nhất của Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra giá trị mới, trải nghiệm đầy cảm xúc, bản sắc và tự hào dân tộc, thu hút du khách cao cấp trong và ngoài nước. Du lịch là để khám phá, học hỏi, tôn vinh, vui chơi và tận hưởng!

Mỗi điểm đến đều mang những bí mật, câu chuyện, kho báu về ẩm thực, thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật, di sản, lịch sử và con người của địa phương. Đó chính là điểm lôi cuốn du khách đến để khám phá, tận hưởng, thư giãn, hòa mình vào di sản văn hoá và thiên nhiên.

Khi đến Việt Nam, du khách không ngừng tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ và độc đáo, khám phá văn hóa địa phương và hòa cùng người dân để tận hưởng vẻ đẹp của đất nước và con người nơi đây. Chính văn hóa Việt Nam sẽ làm nên sự khác biệt trong hành trình du lịch trải nghiệm của mỗi du khách.

Di sản là sự khác biệt độc đáo có bản sắc của du lịch Việt Nam.

Cultural Tourism – Du Lịch Văn Hoá theo định nghĩa trên Wikipedia, là một hoạt động du lịch để du khách học hỏi, khám phá, trải nghiệm và tận hưởng những giá trị văn hóa hữu hình và vô hình của điểm đến du lịch.

Sự lôi cuốn và sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch của điểm đến là những hiện vật, sản phẩm trí tuệ, tinh thần và giá trị cảm xúc của một cộng đồng xã hội, bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử, di sản văn hóa, ẩm thực, văn chương, âm nhạc, sáng tạo công nghiệp và hành vi lối sống, hệ giá trị niềm tin và truyền thống văn hoá.

Du lịch di sản là một phần của du lịch văn hóa. Theo định nghĩa của Tổ chức Bảo tồn Di sản Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ, “Du lịch di sản văn hóa là du lịch để trải nghiệm điểm đến, hiện vật, các hoạt động thể hiện chân thực những câu chuyện và con người xưa và nay, nó bao gồm văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên”.

Di sản thiên nhiên – đường thủy, cảnh quan, rừng cây, đầm lầy, vùng cao, động vật hoang dã bản địa, côn trùng, thực vật, cây cối, chim và động vật. Di sản văn hoá hữu hình – các di tích lịch sử, tòa nhà, tượng đài, đèn biển, hiện vật trong viện bảo tàng và kho lưu trữ…

Di sản phi vật thể – phong tục tập quán, thể thao, âm nhạc, khiêu vũ, văn hóa dân gian, câu chuyện, hàng thủ công mỹ nghệ, kỹ năng và kiến thức bản địa.

Hiện cả nước có khoảng 40.000 di tích được kiểm kê. Trong đó, hiện có khoảng 10.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; trên 3.460 di tích cấp quốc gia; 107 di tích quốc gia đặc biệt, 164 bảo vật quốc gia.

Có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và 14 di sản được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO, Việt Nam có 7 Di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Ngoài ra, Việt Nam còn có 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Việt Nam cần định vị điểm đến là di sản hàng đầu Châu Á

Người Việt Nam sẽ trân quý giá trị di sản và khám phá 53 tỉnh thành đi hết đất nước khám phá. Du khách nước ngoài tìm tòi, mộng mơ, khám phá, thư giãn, trải nghiệm, tôn vinh con người Việt Nam, hoà mình vào văn hoá và thiên nhiên. Những di sản văn hoá và thiên nhiên cần phát huy giá trị di sản, nâng tầm, sáng tạo những trải nghiệm mới. Không những nâng cấp làm đẹp điểm đến để du khách đến thăm và nơi đáng sống cho người dân bản địa. Không ăn mày di sản mà sáng tạo di sản tạo nhiều trải nghiệm du lịch giầu cảm xúc và đáng nhớ cho lữ khách.

Tôi kiến nghị riêng cho Khánh Hoà, di sản biển đảo nghỉ dưỡng biển làm thương hiệu du lịch THIÊN ĐƯỜNG BIỂN ĐẢO hơn cả Phú Kẹt (Thái Lan) hay Bali (Indonesia), muốn vậy phải giữ sạch môi trường, biển đẹp, hài hoà kiến trúc và cảnh quan, ngừng tàn phá huỷ hoại di sản vật thể, bảo tồn và phát huy di sản biệt thự Bảo Đại, không xây dựng trên đảo hòn Một và bảo tồn san hô và hệ sinh thái dưới nước xung quanh hòn Mun.

Việt Nam cần xây dựng hệ thống cảng biển du lịch cho tàu quốc tế đến, sao cho các tàu siêu lớn (mega ship) vào cảng được không phải tăng bo như hiện nay và các tàu mang cờ Việt Nam chạy vùng cận duyên, nối Đà Nẵng – Nha Trang, Sài Gòn – Nha Trang bằng thuỷ lộ, kết nối nội thuỷ các vịnh Vân Phong với Nha Trang bằng đường thuỷ một cách dễ dàng, hút khách ở lâu hơn, đa trải nghiệm, chi tiêu tiền nhiều hơn.

Khẩn trương đưa kinh tế ban đêm vào hoạt động với nhiều trải nghiệm, khách có cái tiêu tiền hầu bao du khách mở nhiều hơn từ 6h tối tới 6h sáng, du thuyền chạy ban đêm không giới hạn giờ phải về bến. Cho phép ngủ đêm trên vịnh Nha Trang và Vân Phong bà cả 2 vịnh một hải trình, đa dạng hoá sản phẩm trải nghiệm và không tập trung vào một nguồn khách. Cần rút ra bài học về quản lý điểm đến, có ý kiến vai trò hiệp hội du lịch và các DMO tại Nha Trang hoạt động rất tốt. Mở ra những thị trường mới, Úc là thị trường mới cho DL Khánh Hoà nếu có bay thẳng, các nước nói Tiếng Nga ngoài Ucraine và Nga. Hàng không mở lối trước kết nối nhà nước, nhà hàng, nhà xe, nhà cung cấp, nhà tàu du lịch khi phát triển thị trường mới, fam trip, pres trip và bán ngay được sản phẩm và đảm bảo được sản phẩm bán chuỗi liên kết vốn là điểm yếu của DL Việt Nam!.

Hiện nay khách du lịch có xu hướng tìm điểm đến mới cho thị trường mới, mùa du lịch mới ngoài mùa cao điểm để du lịch quanh năm, khách quen tìm sản phẩm mới, du lịch theo chủ đề mà Nha Trang Khánh Hoà nhiều lợi thế như Golf, Mice, wellness chăm sóc sức khoẻ toàn diện, du lịch thể thao, mạo hiểm, phim trường, cruise và yacht du thuyền, du lịch sang trọng luxury hút khách cao cấp.

Vĩ thanh

Việt Nam cần thực hiện cạnh tranh bằng chiến lược kết nối hàng không tốt, gỡ các rào cản, đưa ra nhiều trải nghiệm du lịch đa dạng cho du khách về thân, tâm và trí tuệ, đảm bảo có nguồn lao động có chất lượng cao và được đào tạo tốt, có thái độ, kỹ năng và hiểu biết tốt về ngành du lịch. Để làm mới ngành du lịch, Việt Nam cần có chiến lược thương hiệu quốc gia, thay đổi logo và bộ nhận diện mới, xác định điểm mạnh của ngành du lịch và đưa ra chính sách visa đột phá, có tư duy mới về kinh tế du lịch, kết nối hàng không và lữ hành có chính sách phục hồi ngắn, trung và dài hạn.

Để đạt được mục tiêu đón 8 triệu khách mới vào năm 2023 và biến Việt Nam thành quốc gia du lịch hàng đầu Châu Á vào năm 2030, cần thành lập một ban chuyên trách chịu trách nhiệm và được chỉ đạo trực tiếp bởi Thủ tướng để gỡ bỏ những khó khăn trong ngành du lịch, khách sạn và hàng không, đưa ra quyết sách nhanh chóng để phát triển ngành kinh tế này. Đồng thời, cần có ban điều hành và chịu trách nhiệm mới để thay đổi cục diện và đạt được mục tiêu nói trên.

Phạm Hà
Chủ tịch kiêm CEO
Lux Group
Email: [email protected]
0912303096